Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Bố và con trai Trịnh Xuân Thanh xuất hiện tại tòa; Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị đưa vào phòng cách ly; Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra

08/01/2018  10:25 GMT+7

 - Bố và con trai của Trịnh Xuân Thanh xuất hiện tại phiên tòa xét xử vào sáng nay.
XEM CLIP: Các bị cáo được kiểm tra căn cước trước tòa

TAND TP Hà Nội hôm nay đưa bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo khác ra xét xử tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản”. Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Ở phần kiểm tra căn cước những người có quyền và nghĩa vụ liên quan, có ông Trịnh Xuân Giới (bố Trịnh Xuân Thanh) và Trịnh Hùng Cường (con trai Trịnh Xuân Thanh).
Trịnh Xuân Thanh có 4 con, trong đó có 2 con đẻ, 2 con nuôi. Con lớn sinh năm 1992, con nhỏ nhất sinh năm 2012. Tại tòa, Trịnh Xuân Thanh đồng ý để 5 luật sư bào chữa cho mình.
Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC) ký Hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng.
Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh,Vũ Đức Thuận,Xét xử Đinh La Thăng,Vụ án Đinh La Thăng,xử Đinh La Thăng,xét xử Trịnh Xuân Thanh
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh xuất hiện tại tòa sáng nay
Trịnh Xuân Thanh bị xác định là người quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh (Phó Tổng giám đốc PVC) và Lương Văn Hòa (nguyên Trưởng Ban ĐHDA Vũng Áng - Quảng Trạch) lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.
Với 13 tỷ đồng nêu trên, Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và phải chịu trách nhiệm cùng các bị cáo Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC) trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.
Hành vi của Trịnh Xuân Thanh bị xác định đã phạm vào các tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 3 điều 165 và khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự năm 1999.
Quá trình điều tra, Trịnh Xuân Thanh khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội, sau khi phạm tội bị can đã bỏ trốn gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra là những tình tiết mà VKSND Tối cáo cho rằng cần xem xét để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc.
Trong khi HĐXX làm việc, Trịnh Xuân Thanh ngồi nghiên cứu tập hồ sơ.
Luật sư yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng
Tại tòa, luật sư Đinh Anh Tuấn, người bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) cho biết, ông đã thu thập được thêm tài liệu, chứng cứ gỡ tội cho bị cáo Thực.
Luật sư Tuấn cho rằng, theo quy định, luật sư phải cung cấp tài liệu mới thu thập được cho tòa trước ngày xét xử. Nhưng vì đây là vụ án có tiến độ quá nhanh nên luật sư chưa kịp giao nộp cho thẩm phán. Tại phiên tòa này, luật sư mong được hướng dẫn để giao nộp chứng cứ ngay tại phiên tòa.
Ngoài ra, luật sư Tuấn cũng đề nghị HĐXX triệu tập thêm một người làm chứng đến tòa là ông Hồ Công Kỳ, nguyên chánh văn phòng PVN.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến, người bảo vệ cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh đề nghị: Đây là vụ án lớn phức tạp, có nhiều lời khai liên quan đến bị cáo, người làm chứng, có ảnh hưởng đến bị cáo nên luật sư đề nghị, khi hỏi đến người làm chứng có quyền lợi đối lập nhau, đề nghị HĐXX cho cách ly
Lời khai của các bị cáo liên quan đến các quyền lợi đối lập nhau, luật sư cũng đề nghị cách ly bị cáo khi thẩm vấn.
Ngoài ra, còn một số tài liệu, chứng cứ liên quan đến thân chủ của mình mà luật sư chưa được sao chụp, ông cũng đề nghị được HĐXX tạo điều kiện để được tiếp cận.
8h55 tòa kết thúc phần xét hỏi, đại diện VKS công bố bản cáo trạng.
Trịnh Xuân Thanh: 4 con, lương 470 triệu/năm

Trịnh Xuân Thanh: 4 con, lương 470 triệu/năm

Ít ai biết ông Trịnh Xuân Thanh từng là kĩ sư đô thị, có thời gian dài sang Đức, trở thành Phó giám đốc xí nghiệp sau 1 tháng về VN.
Gia đình Trịnh Xuân Thanh nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Gia đình Trịnh Xuân Thanh nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Hôm qua, mẹ đẻ của Trịnh Xuân Thanh đã đến Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
Trịnh Xuân Thanh cần tiền, cấp dưới vội 'phù phép'

Trịnh Xuân Thanh cần tiền, cấp dưới vội 'phù phép'

Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương và chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ, chứng từ, chiếm đoạt hơn 13 tỷ đồng của PVC.
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm

Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm tại TAND TP Hà Nội bắt đầu lúc 8h20 sáng nay. Gần 7h, đoàn xe chở bị cáo xuất hiện tại sân tòa.
Trịnh Xuân Thanh: Tôi về đầu thú để đối diện với sự thật

Trịnh Xuân Thanh: Tôi về đầu thú để đối diện với sự thật

Trả lời trên kênh VTV1, Trịnh Xuân Thanh cho biết quay về Việt Nam đầu thú để đối diện với sự thật.
T.Nhung - Clip: VTC1


Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị đưa vào phòng cách ly

Chiều 8/1, khi công tố viên đọc xong cáo trạng, bổ sung nội dung từng là đại biểu Quốc hội, bị cáo Đinh La Thăng bị đưa từ phòng xử án vào khu vực cách ly. 


Tòa cũng áp dụng việc cách ly trong quá trình thẩm vấn với bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Trước đó, cơ quan công tố đọc đính chính nội dung cáo trạng về việc bổ sung thông tin đình chỉ nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 14 với ông Thăng và đính chính chức danh đại biểu Quốc hội của bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên phó tổng giám đốc PVC).
Ông Đinh La Thăng tại căn phòng ở tòa án. Ảnh: Giang Huy
Ông Đinh La Thăng tại tòa án. Ảnh: Giang Huy
Bị cáo Vũ Đức Thuận (cựu tổng giám đốc PVC) bị tòa thẩm vấn đầu tiên. Theo cáo buộc của VKS, ông Thuận đã ký Hợp đồng EPC số 33 tại dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 để PVC được nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng trái quy định. Ông cũng là người tham gia việc quyết định sử dụng hơn 1.111 tỷ đồng trong số này để tạm ứng sai mục đích, gây thiệt hại cho nhà nước trên 119 tỷ đồng.
Là tổng giám đốc PVC, ông Thuận còn cùng ông Thanh chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Ông Thuận được hưởng 800 triệu đồng...
Như bị cáo Thanh, ông Thuận bị truy tố về hai tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản, theo khoản 3 Điều 165 và khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999. Quá trình điều tra, bị cáo được cơ quan điều tra đánh giá thành khẩn khai báo, từng có nhiều thành tích trong công tác.
Tại phiên tòa chiều nay, ông Thuận khai Hợp đồng EPC số 33 chưa đầy đủ vì chưa có hồ sơ đề xuất, chưa được duyệt phương án. "Vậy vì sao lại ký?", tòa chất vấn. Bị cáo trả lời: "Ký để tạo công ăn việc làm cho người lao động và Chủ tịch HĐQT cũng đã đồng ý; ngoài ra còn ký để có tiền trả nợ ngân hàng và các mục đích khác".
Ông Thuận còn thừa nhận PVC không đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để thực hiện dự án lớn như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, song lúc đó tình hình tài chính PVC khó khăn nên vẫn cứ nhận.
Thẩm phán Trương Việt Toàn liên tục đặt câu hỏi với ông Thuận. Ông Thuận khai sau ngày khởi công dự án đã giao cho Phó tổng giám đốc ký công văn đề nghị chủ đầu tư là PVPower tạm ứng. Nhưng do PVPower chưa xin được tạm ứng vốn điều lệ nên chuyển đổi hợp đồng, chuyển chủ đầu tư về cho PVN. Hợp đồng 4194 được ký lại dựa trên hợp đồng 33 nhưng cũng vẫn chưa đủ điều kiện.
“Chưa đủ điều kiện nhưng cứ ký để có tiền đã đúng không?”, thẩm phán hỏi và bị cáo Thuận nói đúng.
Bị cáo Vũ Đức Thuận.
Bị cáo Vũ Đức Thuận.
Theo lời khai của bị cáo Thuận, khi có tiền tạm ứng về, PVC rất khó khăn về tài chính nên lấy luôn tiền tạm ứng để trả gốc, lãi nợ ngân hàng... "Bị cáo nghĩ sao về việc sử dụng tiền sai mục đích?", thẩm phán tiếp tục hỏi. Ông Thuận vẫn giải thích do áp lực trả nợ tiền vay ngân hàng, khó khăn về tài chính ở thời điểm đó và "mọi việc đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Trịnh Xuân Thanh".
Chủ tọa chất vấn cựu tổng giám đốc PVC: "Đến nay bị cáo nhận thức gì về hành vi của mình?". Ông Thuận đáp: "Sau khi làm việc với các cơ quan tố tụng, bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là sai".
Sau ông Thuận, tòa thẩm vấn bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (cựu phó chủ tịch HĐQT PVC). Ông Quý phủ nhận mọi cáo buộc, nói "không biết, không được hỏi ý kiến" về những việc làm trái quy định tại PVC. 
Khi thẩm phán Toàn hỏi "có cần tòa công bố lại lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra không?", ông Quý vẫn khẳng định "không biết".
Thẩm phán ngay sau đó đọc lời khai tại cơ quan điều tra và ông Quý đã thay đổi câu trả lời trước đó, thừa nhận "có ký duyệt chi tiền cho phương án tái cấu trúc".
Với nhiều câu hỏi của tòa, ông Quý đều phủ nhận có liên quan trách nhiệm hoặc nói "không nhớ". Khi ông Quý nói không biết PVC lấy tiền ở đâu để đầu tư cho công ty con, thẩm phán truy vấn: "Thực tế, nếu có một khoản tiền khổng lồ như vậy thì có thể nào không biết nguồn tiền ở đâu mà vẫn chi tiêu không?”. Ông Quý không trả lời.
22 bị cáo hầu tòa và riêng ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị đưa vào phòng cách ly. Ảnh: TTXVN
22 bị cáo hầu tòa và riêng ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị đưa vào phòng cách ly. Ảnh: TTXVN
Cựu kế toán trưởng PVC: Các anh chỉ đạo chi sai thì bị cáo phải thực hiện
Tiếp phần trả lời của ông Quý, bị cáo Phạm Tiến Đạt (kế toán trưởng PVC năm 2012-2013) khai rằng nhận nhiệm vụ vào giữa năm 2011 nên không biết việc ký hợp đồng EPC số 33. Sau này tiếp nhận, bị cáo thấy còn nhiều nội dung sơ sài.
"PVC thời điểm này bị mất cân bằng tài chính nghiêm trọng các nguồn nợ không biết trông vào đâu. Vì không còn cách nào khác nên khi có nguồn tiền tạm ứng về, PVC gần như chi hết vào trả nợ ngân hàng. Còn các khoản đầu tư tài chính, không có nguồn vốn góp mà các anh chỉ đạo thì bị cáo vẫn phải thực hiện", bị cáo Đạt khai. 
Thẩm phán hỏi: "Ai chỉ đạo?", bị cáo Đạt nói: "theo Nghị quyết của HĐQT, anh Thanh là chủ tịch, anh Quý là phó…, còn lại bị cáo cũng không nhớ là ai nữa vì chức vụ thường xuyên thay đổi". 
Theo trí nhớ của cựu kế toán trưởng này, PVC dùng tiền tạm ứng để trả nợ ngân hàng gần 800 tỷ, góp vốn gần 200 tỷ, số còn lại khoảng 100 tỷ đồng hỗ trợ vốn tự động cho các công trình… "Lúc chi tiền sai cứ nghĩ chỉ tạm chi rồi lại bù sau nhưng bây giờ thì đã thấy sai", bị cáo Đạt nói.
Đồ họa: Tiến Thành
Đồ họa: Tiến Thành
Trả lời câu hỏi "tại sao biết hợp đồng 33 chưa đủ điều kiện mà vẫn ký tạm ứng?”, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (cựu phó tổng giám đốc PVN) khai thời điểm đó biết hợp đồng số 33 còn thiếu và sơ sài khi chỉ có 8 trang với 14 điều nhưng không nhận thức được là "không có khả năng thực hiện". Đến khi làm việc với cơ quan điều tra, ông Sơn mới ý thức được hợp đồng vi phạm pháp luật.
"Bị cáo cấp tiền mà biết hợp đồng không có điều khoản về tạm ứng, bị cáo có nghĩ gì không?", thẩm phán hỏi. Ông Sơn nói nhận được chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc chuyển tiền tạm ứng cho nhà thầu nên ký hai quyết định chuyển tiền thành bốn lần.
Khi ông Sơn việc chuyển tiền có sự chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT Đinh La Thăng, chủ tọa ngắt lời hỏi: "Bị cáo nhận thấy mệnh lệnh của bị cáo Đinh La Thăng có vấn đề?”. Ông Sơn nói tin mọi việc không có gì trục trặc dù ngày chuyển đầu tiên đã bị ông Thăng mắng. "Anh ấy có tính cách mạnh mẽ", ông Sơn nói.
Ngày mai, tòa tiếp tục ngày làm việc thứ hai.

00:00| 01:32

Bảo Hà

Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra

Nhóm PV | 
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra
Bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, trả lời Hội đồng xét xử tại phần kiểm tra căn cước. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Sáng nay 8/1, TAND TP Hà Nội chính thức mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.

Phiên tòa dự kiến kéo dài từ ngày 8 đến 21/1. Phiên xử có 3 kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa. Về phía những người tham gia tố tụng, có khoảng 40 luật sư tham gia phiên tòa. Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng mời 3 luật sư bào chữa. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh từ chỗ có 9 luật sư dự định bào chữa, hiện còn 5 người.
11h43: Hội đồng xét xử thông báo nghỉ trưa dù Viện KS chưa đọc xong cáo trạng và chiều nay sẽ làm việc từ 13h30 đến 18h.
Video tạm dừng
Các bị cáo được dẫn vào phòng chờ sau phiên xử sáng 8/1
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 3.
Các bị cáo được đưa vào phòng nghỉ. Ảnh: Gia Chính
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 4.
Các luật sư trao đổi sau khi phiên tòa nghỉ trưa. Ảnh: Hoàng Đan
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 5.
Ảnh: Hoàng Đan
11h20 phút: Đại diện VKS nêu rõ cáo trạng, đối với bị can Đinh La Thăng, trong quá trình thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị can Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV PVN) có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng trên 6,6 triệu USD và trên 1.300 tỷ đồng cho PVC, để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng trên 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào Dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 119.804.660.196 đồng.
Hành vi nêu trên của bị can Đinh La Thăng phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Quá trình điều tra, bị can thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu, bị can có nhiều thành tích trong quá trình công tác là tình tiết để xem xét khi quyết định các hình phạt.
Đại diện VKS cũng nêu rõ cáo trạng đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi chỉ đạo bị can Vũ Đức Thuận ký Hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng trên 6,6 triệu USD và trên 1.300 tỷ đồng. 
Quyết định sử dụng trên 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án NMNĐ Thái Bình 2 gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bị can Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút trên 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.
Hành vi của Trịnh Xuân Thanh phạm vào các tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" quy định tại Khoản 3 Điều 165 và khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Quá trình điều tra, bị can khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội, sau khi phạm tội bị can đã bỏ trốn gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra là những tình tiết cần xem xét để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc...
10h53: Bị cáo Đinh La Thăng và các bị cáo được đưa trở lại phòng xét xử, chuẩn bị tiếp tục phiên tòa.
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 7.
Ông Đinh La Thăng trong giờ nghỉ. Ảnh: Hoàn Như
Trước đó, khi thẩm phán thông báo tạm nghỉ phiên tòa vài phút thì màn hình tivi tại phòng báo chí cũng được tắt. 
10h30: Toà tạm nghỉ
9h50: Kết thúc phần thủ tục, chuyển sang phần xét hỏi. Tòa mời đại diện VKS công bố bản cáo trạng. Do thời gian đọc cáo trạng dài nên toà cho các bị cáo được phép ngồi.
9h40: Luật sư bào chữa cho các bị cáo nêu kiến nghị
LS Nguyễn Văn Chiến (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh) đã nêu 5 kiến nghị. Cụ thể, Vụ án phức tạp, có nhiều lời khai có ảnh hưởng đến các bị cáo, đề nghị căn cứ điều 304, khi hỏi những người làm chứng có quyền và nghĩa vụ đối lập nhau thì cho cách li.
Lời khai của các bị cáo có lời khai mâu thuẫn nhau, căn cứ điều 309 cho phép cách li.Đây là vụ án để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử rát nhanh, còn một số tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bị cáo và thân chủ chưa được sao chụp nghiên cứu thì được tạo điều kiện sao chụp.
Vụ án này được xét xử kéo dài nhiều ngày, liên quan đến nhiều tài liệu chứng cứ, số liệu, luật sư có yêu cầu được tiếp cận. Trong thời gian HĐXX nghỉ không làm việc, đề nghị được tiếp xúc, trao đổi với bị cáo, tiếp cận với hồ sơ khi cần thiết.
Xin cho biết kế hoạch xét hỏi đối với các bị cáo để chủ động sắp xếp.
Luật sư Đinh Anh Tuấn (bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực): Đã thu thập được một số chứng cứ gỡ tội cho bị cáo Thực. Theo quy định tại BLTTHS 2015, tôi phải cung cấp những chứng cứ này cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án. Nhưng do vụ án có tiến độ xét xử nhanh nên chưa kịp giao cho chủ tọa, đề nghị hướng dẫn cách giao nộp chứng cứ ngay tại phiên tòa.
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 9.
Luật sư Đinh Anh Tuấn
 "Tôi đề nghị HĐXX triệu tập thêm 1 người làm chứng đén tham dự phiên tòa giúp HĐXX làm rõ những chứng cứ mới thu thập được đó là ông Hồ Công Kỳ, nguyên Chánh VP PVN", ông Tuấn nói. 
9h35: Tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ của các bị cáo, nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người giám định. Phiên tòa đặc biệt có sự tham gia của đại diện điều tra viên vụ án.
Video tạm dừng
Hình ảnh tại phiên tòa sáng 8/1
9h24: Tòa mời các bị cáo đứng dậy và hỏi các bị cáo đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử chưa. Các bị cáo đều trả lời đã nhận được. Tiếp đó, tòa hỏi các bị cáo có đồng ý cho các luật sư đã mời trước đó bào chữa cho bị cáo không. Các bị cáo đều đồng ý.
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 11.
Các bị cáo tại tòa (Ảnh chụp qua màn hình)
9h10: Tòa mời ông Trịnh Xuân Giới, bố bị cáo Trịnh Xuân Thanh đứng dậy kiểm tra căn cước. Ông Giới mặc áo khoác trắng trả lời bình tĩnh câu hỏi. Một số người liên quan vụ án đã có đơn xin vắng mặt hoặc có giấy ủy quyền cho người khác đến dự phiên toà. 
Đại diện đại sứ quán một số nước và phóng viên báo chí theo dõi phiên tòa trong phòng báo chí.
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 12.
Ông Trịnh Xuân Giới - bố bị cáo Trịnh Xuân Thanh
Được thẩm phán mời đứng dậy kiểm tra căn cước, ông Đinh La Thăng có tinh thần, thái độ bình tĩnh. Ông Thăng trả lời bình tĩnh, rõ ràng các câu hỏi của thẩm phán đưa ra về căn cước.
Tại phiên tòa đã bố trí một phòng tác nghiệp riêng cho báo chí. Thông tin từ phía Tòa án cho biết, có khoảng 90 cơ quan báo chí đăng ký tham dự đưa tin phiên tòa. Mỗi báo được phát 1 thẻ để tác nghiệp. Trong sáng nay, tại phòng báo chí rất đông phóng viên đến đưa tin. 
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 13.
Ông Đinh La Thăng
Trước khi phóng viên vào đều được kiểm tra an ninh chặt chẽ. Phóng viên ngồi từ hàng ghế thứ 2 trong phòng còn hàng đầu được dành cho nhân viên đại sứ quán một số nước tới theo dõi phiên tòa.
8h30: Tòa vẫn đang tiến hành làm thủ tục. Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Ngọc Huân đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau đó, tòa tiến hành kiểm tra căn cước đối với các bị can Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các bị can, người có liên quan.
Video tạm dừng
Những hình ảnh đầu tiên về Trịnh Xuân Thanh
 8h05: Các phóng viên cơ quan báo chí được mời vào bên trong tòa để làm thủ tục. Trước đó các bị can Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm đã được dẫn giải từ tầng 2 khu vực chờ xét xử sang khu vực phòng xét xử.
7h45: Một số cán bộ ngoại giao của nước ngoài đeo thẻ khách dự phiên tòa cũng có mặt ở cổng chờ vào làm thủ tục.
7h20: Các luật sư đã được mời vào trong khu vực tòa để làm thủ tục. Bên ngoài cổng rất nhiều phóng viên các cơ quan báo chí đang chờ vào làm thủ tục.
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 15.
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Đinh La Thăng. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 16.
Bên ngoài rất nhiều phóng viên các cơ quan báo chí đang chờ vào làm thủ tục.
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 17.
Ông Trịnh Xuân Giới, bố bị can Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Như Hoàn
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 18.
Ông Phùng Đình Thực. Ảnh: Như Hoàn
 6h30: Đoàn xe đưa các bị cáo đã tới TAND Hà Nội ở Hai Bà Trưng.
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 19.
Đoàn xe chở các phạm nhân tới tòa
6h10: Khi trời còn tờ mờ sáng, đoàn xe chở các bị cáo rời khỏi trại giam T16 Bộ Công an.
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 20.
8 xe ô tô chở bị cáo tới tòa án (Ảnh: Gia Chính)
Video tạm dừng
Xe chở các bị cáo xuất phát từ trại giam T16 (Clip: Gia Chính)
Tóm tắt nội dung phiên tòa
Phiên tòa dự kiến kéo dài từ ngày 8 đến 21/1. Tại phiên tòa, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả", theo khoản 3, Điều 165 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) bị truy tố cùng lúc về 2 tội danh là "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản", theo Điều 278-BLHS.
Video tạm dừng
Điểm nhấn cuộc đời và sự nghiệp của ông Đinh La Thăng
Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam này còn có 20 bị cáo khác bị truy tố, xét xử về tội danh quy định tại Điều 165-BLHS. 
Riêng bị cáo Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng Giám đốc PVC cũng bị truy tố cùng lúc về 2 tội danh như Trịnh Xuân Thanh.
Hội đồng xét xử gồm 5 người là 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân. Chủ tọa là Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân.
Xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Cáo trạng cho rằng Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra - Ảnh 23.
Phiên xử có 3 kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
Về phía những người tham gia tố tụng, có khoảng 40 luật sư tham gia phiên tòa. Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng mời 3 luật sư bào chữa. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh từ chỗ có 9 luật sư dự định bào chữa, hiện còn 5 người.
Tham dự phiên tòa có 2 nguyên đơn dân sự là PVN và PVC. Tòa cũng triệu tập 6 giám định viên và 60 người tham gia tố tụng là những người làm chứng, có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Điểm mới ở phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm là hội trường xử án áp dụng mô hình mới, cụ thể, phòng xử sẽ không còn vành móng ngựa. Khi trả lời thẩm vấn, các bị cáo sẽ đứng vào vị trí bàn khai báo.

Không có nhận xét nào: