Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Trầm Bê gầy rộc, Phạm Công Danh bị choáng tại tòa; Trầm Bê tiều tuỵ trước toà; “đại gia điếu cày” Thanh Thản trông vào “số phận”

Được đưa đến tòa từ sớm, ông Trầm Bê trông khá tiều tụy cầm theo túi nylon thuốc, còn ông Danh phải nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ y tế.


Ông Phạm Công Danh. Ảnh: Quỳnh Nguyễn.
Ông Phạm Công Danh. Ảnh: Quỳnh Trần.
Hơn 7h ngày 8/1, trong chiếc áo sơ mi tối màu, ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) trông già đi nhiều, tóc bạc trắng khi được đưa đến TAND TP HCM.

Có mặt cùng lúc, ông Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank) gầy rộc, vẻ tiều tụy, tay cầm túi nylon thuốc tây. Trên đường bị dẫn giải vào phòng xét xử, ông cười khá tươi khi thấy người thân bước lại gần.
Trước đó, luật sư của ông Bê cho biết ông bị bệnh tiểu đường, sức khỏe giảm sút so với thời điểm bị bắt hơn 4 tháng trước. Ông thường chóng mặt khi đứng lâu nên sẽ xin tòa cho phép được ngồi trong quá trình xét xử.
Ngoài ông Danh và Trầm Bê còn có 44 bị cáo bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999), khung hình phạt 10-20 năm tù. Họ bị cáo buộc gây thất thoát cho VNCB hơn 6.000 tỷ đồng (giai đoạn hai của vụ án) trong tổng số thiệt hại hơn 15.000 tỷ.
An ninh phiên tòa được siết chặt bằng nhiều lớp cảnh sát tư pháp quanh phòng xử. Luật sư, người liên quan... đều bị kiểm tra giấy tờ khi vào trong.

00:00| 01:42
Phiên toà được áp dụng thông tư mới của TAND Tối cao về phòng xử án (có hiệu lực từ ngày 1/1), do đó không có vành móng ngựa. Các bị cáo được bố trí ghế ngồi trong quá trình thẩm vấn. Thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM) làm chủ tọa.
Có 70 luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Khoảng 200 người, đơn vị được tòa triệu tập phục vụ công tác xét xử.
Trong đó có một số đại gia và lãnh đạo các ngân hàng như: ông Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Trần Ngọc Bích (con gái ông Thanh), bà Hứa Thị Phấn (nguyên Cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín), ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV), bà Vũ Bạch Yến (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CBBank)…
9h, Là người đầu tiên được gọi lên thẩm vấn về lý lịch, giọng ông Phạm Công Danh chợt nghẹn lại khi tòa nhắc đến vợ và hai con gái sinh đôi của bị cáo. Một lúc sau ông Danh có biểu hiện mệt, được tòa cho phép vào phòng lưu phạm để đội ngũ y tế chăm sóc.
10h, giọng khàn, vẻ yếu ớt, ông Trầm Bê chống hai tay lên bàn khi trả lời thẩm vấn. Ông cho biết sinh ra ở Trà Vinh, dân tộc Hoa, trình độ học vấn 6/12.
11h, phiên tòa kết thúc phần thẩm vấn lý lịch của 46 bị cáo; chuyển sang kiểm tra danh sách gần 200 đơn vị, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.
Trong 7 ngân hàng được triệu tập vắng mặt 2 ngân hàng. Mỗi đơn vị còn lại có 2-7 người đại diện theo ủy quyền.
Chiều nay, 14h, tòa tiếp tục phiên xử.
Ông Trầm Bê cười với người thân. Ảnh: Quỳnh Trần.
Ông Trầm Bê. Ảnh: Quỳnh Trần.
Theo cáo buộc của VKSND Tối cao, sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín – TrustBank (9/2012), ông Danh nắm quyền kiểm soát chi phối ngân hàng này, sau đó đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng - VNCB. Do bị Ngân hàng nhà nước đặt trong tình trạng kiểm soát nên mọi giao dịch của VNCB từ 5 tỷ đồng trở lên phải có ý kiến của Tổ giám sát.
Cần tiền chi chăm sóc khách hàng, trả nợ mua cổ phần TrustBank (của nhóm cổ đông Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn đại diện) và sử dụng cá nhân, ông Danh đã lợi dụng nắm quyền chi phối với vai trò Chủ tịch HĐQT VNCB chỉ đạo dàn lãnh đạo cấp dưới của nhà băng và Tập đoàn Thiên Thanh lập hồ sơ vay vốn khống, rút hàng nghìn tỷ đồng của nhà băng gửi sang ba ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV.
Để hợp thức hóa việc rút tiền, ông dùng 29 lượt công ty do mình thành lập hoặc mượn pháp nhân để vay các ngân hàng, sau đó dùng tiền của VNCB để bảo lãnh và trả nợ cho các công ty, này gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.000 tỷ đồng.
Trong đó, ông Bê cùng cấp dưới Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank) được xác định là đã giúp sức cho ông Danh rút trái phép hơn 1.800 tỷ đồng của VNCB.
Tương tự, ông Danh thực hiện các hợp đồng vay khống với TPBank vay 1.666 tỷ đồng, gây thiệt hại cho VNCB 1.700 tỷ đồng.
Ông cũng sử dụng 12 pháp nhân công ty do mình thành lập vay 4.700 tỷ đồng của BIDV. Sau khi tất toán, các hợp đồng này gây thiệt hại cho VNCB 2.550 tỷ đồng.
Các bị cáo trước phiên xử. Ảnh: Quốc Đoan.
Các bị cáo trước phiên xử. Ảnh: Quốc Đoan.
Phiên xử dự kiến kéo dài đến ngày 7/2.
Trước đó, trong giai đoạn điều tra ban đầu về những sai phạm tại VNCB, ông Danh bị TAND Cấp cao tại TP HCM giữ nguyên mức án 30 năm tù về các tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ông và đồng phạm bị buộc phải nộp lại 9.000 tỷ đồng thiệt hại cho VNCB.
Hải Duyên

Trầm Bê tiều tuỵ trước toà; “đại gia điếu cày” Thanh Thản trông vào “số phận”

Dân trí Sáng 8/1, xuất hiện trước toà để xét xử về tội “cố ý làm trái…gây hậu quả nghiêm trọng”, các ông Phạm Công Danh và Trầm Bê có sức khoẻ yếu, gầy rộc và mệt mỏi. Trong khi đó, ông Lê Thanh Thản, trong lần hiếm hoi trước báo giới, cũng cho biết đã muốn nghỉ ngơi sau khi hoàn tất dự án Thanh Hà và “chỉ biết lấy số phận an ủi” trước khả năng bị khởi tố.
 >> "Đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản: "Giờ tôi thấy nản rồi"
 >> Vũ “nhôm” tẩu tán tài sản trước khi “mất tích”; ông Trầm Bê lộ tài sản “khủng”


Các bị cáo Phạm Công Danh và Trầm Bê xuất hiện bước vào phiên xét xử (ảnh: Vietnamnet)
Các bị cáo Phạm Công Danh và Trầm Bê xuất hiện bước vào phiên xét xử (ảnh: Vietnamnet)
Phạm Công Danh, Trầm Bê sức khỏe yếu trong phiên xét xử
Sáng nay (8/1), báo chí đồng loạt đưa tin vụ xét xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Thương Tín - Sacombank) và 44 người khác về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong chiếc áo sơ mi tối màu, Phạm Công Danh được dẫn tới tòa những bước chân chậm rãi nặng nề, mái tóc bạc trắng, người gầy gò hơn nhiều so với phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vào đầu năm 2017.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Danh cho rằng bệnh tim, cao huyết áp của ông Danh đang có chuyển biến xấu hơn so với phiên tòa lần trước. Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Danh than sức khỏe yếu trí nhớ kém. Do biểu hiện mệt, nên ông Danh đã được tòa cho phép vào phòng lưu tạm để đội ngũ y tế chăm sóc.
Trong khi đó, sức khỏe ông Trầm Bê được cho biết có phần yếu hơn so với thời điểm trước khi bị bắt giam. Khi được gặp gia đình và thời tiết Sài Gòn ấm, tinh thần ông ổn định, khá thoải mái trước phiên xét xử diễn ra vào ngày 8/1.
Theo luật sư, ông Bê có tiền sử bệnh tiểu đường, dễ chóng mặt khi đứng lâu. Để đảm bảo sức khỏe cho thân chủ, các luật sư đã gửi bệnh án cho TAND TPHCM, đề nghị để ông Bê được ngồi trong quá trình xét xử.
Trước tòa hôm nay, theo tường thuật của báo chí, ông Bê xuất hiện với dáng vẻ gầy rộc, tiều tuỵ, trên tay cầm túi nylon thuốc tây.
Mường Thanh nộp hơn 1.000 tỷ đồng hậu thanh tra
Chia sẻ trong một cuộc gặp báo chí gần đây, ông Lê Thanh Thản – Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh cho biết, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có một số thiếu sót vi phạm, vừa qua đã và đang khắc phục những vấn đề tồn tại sau thanh tra, kiểm tra.
Riêng về kinh tế, cho đến sát ngày 27 Tết năm ngoái, thực hiện các kết luận thanh tra, Tập đoàn Mường Thanh đã nộp hơn 1.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền phạt vi phạm (kể cả tiền sử dụng đất đối với các diện tích xây vượt tầng).
Ông Thản khẳng định: Tôi chỉ làm kinh doanh thuần túy, không cố ý vi phạm, quá trình sản xuất kinh doanh chưa được “ưu ái” gì.
Tập đoàn Mường Thanh có thời kỳ mỗi tháng tiếp khoảng 40 đoàn thanh tra, kiểm tra. Mỗi đoàn có những yêu cầu khác nhau và đều căn cứ trên cơ sơ luật pháp quy định.
Ông Lê Thanh Thản - Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh (ảnh: Dân Việt)
Ông Lê Thanh Thản - Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh (ảnh: Dân Việt)
Và khi được hỏi nếu cơ quan chức năng quyết khởi tố, ông Thản nói với nhà báo: “Chúng tôi đã chấp hành, thực hiện đầy đủ. Quyết định thế nào là quyền của các cơ quan chức năng. Tôi chỉ biết lấy số phận an ủi thôi. Tôi là người sống thật, không thể giả dối được. Tính cách người Nghệ thế. Nhưng có lẽ điều này cũng gây nhiều phiền toái, thiệt thòi cho tôi”.
Sau khi chia sẻ “bí quyết” kéo giá thành xuống thấp để cung nguồn nhà giá rẻ cho thị trường, vị “đại gia điếu cày” cũng cho biết, sau khi làm xong dự án Thanh Hà, ông sẽ nghỉ.
Doanh nhân lão làng này cũng nhận xét, trên (Chính phủ - PV) thoáng nhưng dưới “thủ tục” rất phức tạp. Chủ trương của Chính phủ rất tốt, nhưng cái vướng lại nằm ở luật “bất thành văn”, ở một số cán bộ trực tiếp khi làm việc với doanh nghiệp.
“Thủ tướng Chính phủ sốt sắng hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng những cán bộ mà tôi đang tiếp xúc hàng ngày lại không cho tôi thấy được điều đó. Mỗi lần có việc là “nản” bởi thủ tục, thôi thì đủ thứ “nhiêu khê” phức tạp!” – ông Thản trải lòng.
Sacombank đã xử lý hơn 19.000 tỷ đồng nợ xấu
Theo thông tin được ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cung cấp, tính đến hết năm 2017 ngân hàng này đã xử lý được 19.000 tỷ đồng nợ xấu.
Để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng, Sacombank đã phải áp dụng nhiều biện pháp: Bao gồm, thanh lý tài sản nhận cấn trừ nợ gần 2.800 tỷ đồng; bán nợ theo giá thị trường 2.600 tỷ đồng; tự xử lý, thu hồi nợ xấu và các khoản phải thu được hơn 14.200 tỷ đồng.
Riêng việc tổ chức bán đấu giá công khai ba tài sản là quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Đức Hòa III Long An với giá khởi điểm hơn 9.000 tỷ đồng vào giữa tháng 12/2017 vừa qua cũng đã đóng góp tỷ lệ không nhỏ cho kết quả xử lý nợ xấu của Sacombank.
Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đầu năm 2017 là 6,68% tổng dư nợ, hiện đã giảm xuống còn 4,28% và dự kiến sẽ giảm về 3% trong năm 2018.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu STB của Sacombank hiện đang giao dịch mạnh với việc tăng trần lên 14.550 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh đầu phiên chiều đã gần 34 triệu đơn vị, lệnh mua chồng chất với dư mua trần gần 1,3 triệu cổ phiếu; không hề có dư bán.
Bích Diệp (tổng hợp)

Không có nhận xét nào: