FB Tan Tran
Đối với tôi, cái mặt nạ của Đinh La Thăng đã chính thức rớt xuống vào trưa 1-5-2016, đó là lúc bắt đầu cuộc đàn áp những người biểu tình chống Formosa đầu tiên tại Sài Gòn.
Thời gian trước, Thăng luôn xuất hiện cùng với sự lăng-xê của các báo đài, cả lề báo và lề dân, như một cán bộ trẻ, năng nổ, gần dân, dám nghĩ dám làm.
Hồi làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, anh từng đi xét nghiệm nhựa đường bằng mũi, từng đu dây xuống thị sát tai nạn giao thông xe lật xuống vực, rồi anh trảm tướng tại trận, anh chửi sa sả nhà thầu Tàu (có người vạch ra anh chẳng “chống Tàu” đâu mà vì những gói thầu đó, nhiệm kì trước đã “ăn” mất rồi).
Rồi anh vào Bộ Chính trị, được phân trị nhậm thành Hồ thì càng ồn ào hơn, báo chí khua chiêng gõ mõ với những màn vớt bèo, thăm dân, công khai số điện thoại để dân góp ý, anh làm “cả bộ máy rần rần chuyển động theo”. Anh nổi tiếng đến nỗi có cả một “câu lạc bộ những người hâm mộ Bí thư Thăng”.
Tôi chẳng có thái độ gì vì tôi đã gặp nhiều và quá chán ghét những thằng ưa “diễn”. Mà anh đã từng là cán bộ đoàn nên cờ đèn kèn trống, diễn tuồng với anh là sở trường.
Trở lại cuộc biểu tình ngày 1-5-2016 kể trên, chính tôi cũng có mặt trong cuộc đó.
Khi đó, anh Thăng mới vào trị nhậm nên tôi coi đây là phép thử đối với anh, có thực sự ” chống Tàu”.
Khi đó, anh Thăng mới vào trị nhậm nên tôi coi đây là phép thử đối với anh, có thực sự ” chống Tàu”.
Lúc đầu, cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa từ cả hai phía. Đoàn người đi từ công viên 23-9 đến bùng binh Bến Thành, dừng lại diễn thuyết, ca hát rồi đi tiếp về hướng quận 3. Đi cạnh đoàn biểu tình là công an giao thông, họ nói là để bảo vệ an toàn giao thông thôi. Xen vào đó là những người mặc đồng phục màu xanh da trời (tôi cứ tưởng là của công ty bảo vệ nào đó, sau mới biết là an ninh) và màu xanh đậm (sau mới biết là “thanh niên xung phong”).
Đến gần trưa, bỗng những “thanh niên xung phong” vòng lại, bao vây chặt những người biểu tình, làm tất cả không tiến không lùi được, mặc cho xe loa vẫn ra rả “đồng bào hãy trở về nhà để bảo đảm cuộc sống bình thường của thành phố chúng ta”. Tôi đi phía đầu đoàn người nên là một trong số vài trăm người bị vây sau cùng, còn phía sau đã bị vây dần qua mỗi ngã tư, chẳng biết tự lúc nào. Tất cả bị vây bởi những ” thanh niên xung phong ” với khuôn mặt robot lầm lì, vô cảm.
Đến gần trưa, bỗng những “thanh niên xung phong” vòng lại, bao vây chặt những người biểu tình, làm tất cả không tiến không lùi được, mặc cho xe loa vẫn ra rả “đồng bào hãy trở về nhà để bảo đảm cuộc sống bình thường của thành phố chúng ta”. Tôi đi phía đầu đoàn người nên là một trong số vài trăm người bị vây sau cùng, còn phía sau đã bị vây dần qua mỗi ngã tư, chẳng biết tự lúc nào. Tất cả bị vây bởi những ” thanh niên xung phong ” với khuôn mặt robot lầm lì, vô cảm.
Khoảng 30 phút sau, một người mặc áo trắng mà tôi đã nhớ mặt từ chợ BT, ý chừng là sếp an ninh, nghe điện thoại xong liền hướng về đám ” thanh niên xung phong”, vẫy tay một phát. Lập tức, những con robot biến thành những con sói đói mồi, lao thẳng vào những người biểu tình tay không tấc sắt. Đầu tiên, Đinh Quang Tuyến và Huỳnh Thành Phát (tôi biết họ chứ họ không biết tôi) là hai người cầm loa “lĩnh xướng” bị vồ. Rồi sau đó, sau mỗi tiếng hô “thằng mũ vàng” hay “con áo xanh đó” là một người bị đàn sói đói lôi đi, mặc mọi người cố giằng lại. Ai đó hô “tất cả ngồi xuống, khoác chặt tay nhau”. Tất cả làm theo nhưng nhiều người vẫn không thoát được bởi sức mạnh vai u thịt bắp.
Tôi không kể tiếp đoạn sau cùng là tôi đã thoát khỏi vòng vây một cách thần kì như thế nào lúc cuộc khủng bố đang ác liệt, nên tôi cũng không biết những người còn lại ra sao, bao nhiêu người bị bắt. Tôi chỉ muốn nói rằng, cái mặt nạ của Thăng đã rớt xuống trước mặt tôi buổi trưa hôm ấy, khi những con sói – người lao vào đoàn biểu tình tay không tấc sắt. Nó còn được tô đậm hơn bằng những lần sau (8-5, 15-5) ác liệt đến nỗi không còn ai dám biểu tình nữa, rồi lần phá cuộc tưởng niệm các chiến sĩ Hoàng Sa, đặc biệt là cuộc phá chùa Liên Trì sau này…
Đụng đến mồ mả và nơi thờ phụng, Thăng không mất mạng là may. Tấm gương Nguyễn Bá Thanh, Nam Cường còn đó. Thăng phải trả giá, dù cho những kẻ bắt Thăng, xử Thăng hôm nay cũng chẳng ra gì, có khi còn tệ hơn Thăng. Vậy nên, ai thương Thăng thì thương, hay tiếc một phần tử “chống Tàu” thì tiếc, chứ tôi thì không.
Bạn có thể bảo đàn áp còn có lệnh của Bộ Công an chứ Thăng không toàn quyền. Cứ cho là thế đi, nhưng Sài Gòn là địa bàn mà Thăng có quyền to nhất, trách nhiệm lớn nhất, “đảng lãnh đạo toàn diện” mà.
Thế nhé, Thăng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét