NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Phong
trào dân chủ Việt Nam bước sang năm 2018 trong không khí nặng nề bởi bức tranh
nhân quyền của năm 2017 đậm thêm màu hắc ám.
Việc nhà cầm quyền tăng cường đán áp, bắt bớ là chưa từng có so với nhiều năm
qua. Những người hoạt động trong phong trào xã hội dân sự vẫn còn nguyên cảm
giác vừa bức xúc, vừa ngạc nhiên khi chỉ trong một ngày 30/7, gần như cùng một lúc
trên toàn quốc đã tiến hành bắt 4 cựu tù nhân lương tâm ở 3 tỉnh thành: Hà Nội,
Sài Gòn và Thanh Hóa.
Tới
thời điểm ấy, một thống kê cho thấy chỉ trong 7 tháng đầu năm đã có 16 người bị
bắt, 2 người bị truy nã và 1 người bị trục xuất.
Tuy
nhiên, con số tiếp tục tăng lên trong những tháng cuối năm. Ngày 4/8, Nguyễn
Trung Trực bị bắt. Tiếp theo, 1/9 là Nguyễn Văn Túc, 27/9 là Nguyễn Viết Dũng
và ngày 17/10 là Trần Thị Xuân.
Như
vậy, trong năm 2017 đã có ít nhất 23 người hoạt động dân chủ nhân quyền bị bắt,
bị trục xuất hoặc bị truy nã.
Đấy
mới chỉ là những người hoạt động mà nhiều người đã biết đến. Vào những ngày
chuẩn bị sang năm mới, khi nhà cầm quyền liên tiếp đem 3 vụ án ra xử chỉ trong
vòng 1 tuần, người ta mới biết đến một số lượng còn đông hơn và bị cáo buộc với
các tội danh khác nhau.
Ngày
21 tháng 12 năm 2017 Tòa án An Giang tuyên phạt 5 người tổng cộng 19 năm tù
giam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Hành vi cụ thể của nhóm này là
treo cờ Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày
27/12, Bình Định tuyên phạt 9 người tổng cộng 83 năm tù với cáo buộc hoạt động
lật đổ hoặc tuyên truyền chống chính quyền. Hành vi cụ thể của nhóm này là rải
truyền đơn. Cùng ngày, Tp HCM xử 16 người tổng cộng 129 năm tù với cáo buộc
“Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” . Theo cáo buộc, hành vi của nhóm
này là đốt kho để xe vi phạm của công an Tp Biên Hòa và đặt bom xăng ở sân bay
Tân Sơn Nhất.
Như
vậy, số tù nhân chính trị trong năm 2017 đã bị hoặc sẽ bị kết án, truy nã, trục
xuất lên tới ít nhất 53 người (vì thống kê có thể chưa đầy đủ). Trong đó, gây
ấn bức xúc rất mạnh làm xôn xao công luận trong nước và quốc tế là hai bản án
nặng nề chụp lên cuộc đời hai người phụ nữ đơn thân đang phải nuôi con nhỏ là
Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Tuy
nhiên, vụ lớn nhất được công luận quan tâm rộng rãi là vụ án Nguyễn Văn Đài.
Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà bị bắt ngày 16/12/2015 và không thấy đưa ra xét
xử gì bất chấp những qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đột nhiên tới tháng
7 năm 2017, vụ án mở rộng và chuyển tội danh từ tuyên truyền chống nhà nước
sang hoạt động lật đổ, trước sau có 8 người bị bắt. Trừ Lê Thu Hà, còn lại đều
là cựu tù nhân lương tâm.
Ngày
29/12, cô Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Nguyễn Văn Đài đưa ra một thông tin rất
đáng chú ý. Thứ nhất là Luật sư Đài gửi thư ra cho biết là vụ án đã kết thúc
điều tra ngày 12/12. Thông tin tiếp theo rất bất ngờ, vô lý và gây bức xúc cao
độ cho gia đình đó là cơ quan điều tra ngang nhiên chỉ định luật sư cho Nguyễn
Văn Đài. Chỉ dấu cho việc này là ngay sau khi cô Khánh nhận được thư chồng thì
có một người gọi điện thoại cho cô tự xưng là luật sư được chỉ định để bào chữa
cho Nguyễn Văn Đài vì lý do Đài… không có luật sư mặc dù trước đó Vũ Minh Khánh
đã làm thủ tục mời 3 luật sư.
Vụ
án Nguyễn Văn Đài là một vụ án lớn nhằm xóa sổ Hội anh em dân chủ.
Điều
25 Hiến pháp ghi rõ “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.
Khoản
2, điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã
tham gia xác nhận “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do
tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh
vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức
nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự
lựa chọn của họ.
Hành
vi của những tù nhân lương tâm hoạt động ôn hòa, bất bạo động từng bị bắt và bị
kết án đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Việc truy tố họ bởi các điều
khoản hoạt động lật đổ hay tuyên truyền chống nhà nước đều là gán ghép tội cho
họ, nhằm tước đi quyền con người hay quyền công dân của họ một cách tùy tiện.
*
Bức
tranh nhân quyền của Việt Nam không chỉ đơn thuần là con số những người bị bắt,
bị kết án tù mà còn thể hiện ở những mặt khác của đời sống xã hội mà ở đó,
người dân bị tước đi từng phần quyền con người. Nhiều người bỗng nhiên bị quản
chế một phần mặc dù không có bản án nào được tuyên. Trong năm 2017, nhiều người
hoạt động xã hội dân sự tiếp tục bị hạn chế quyền con người như bị canh giữ tại
nhà. Buổi sáng đi ra khỏi cửa thấy nhiều kẻ mặc thường phục, quen mặt có, lạ có
lầm lì, bịt khẩu trang kín mặt đẩy khổ chủ trở lại hay giật họ ra khỏi xe taxi
mà không có một lời giải thích. Có người an ninh vào tận nhà lập biên bản bắt
cam kết không được đi tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc. Nhiều người bị đánh
ở ngoài đường hay bắt vào trong đồn công an để đánh. Gần đây nhất là tại phiên
tòa phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga. Những người ủng hộ bị cáo
trong các phiên tòa này bị lôi vào đồn công an đánh với tất cả lòng căm hờn dân
chủ và nhân quyền. Họ bị cướp tài sản từ điện thoại, tiền bạc cho tới ổ bánh mì
chưa kịp ăn. Hành vi của họ chỉ là đứng trật tự ở góc phố ngoài phiên tòa.
Ở
một góc độ khác về nhân quyền, nhà cầm quyền VN đã thành công trong việc đàn áp
biểu tình. Nếu như trong năm 2011 nổ ra 11 cuộc biểu tình ở Hà Nội và nhiều
cuộc biểu tình ở các tỉnh thành khác rồi giảm dần ở những năm sau đó thì đến
năm 2017, không một cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào nổ ra mặc dù phía kẻ
thù tiếp tục có hành động leo thang, gây căng thẳng ở Biển Đông. Chỉ còn vài
buổi tưởng niệm tử liệt sĩ chống Trung Quốc trong không khí căng thẳng và nhiều
người tiếp tục bị canh chặn. Hầu hết những gương mặt biểu tình năm 2011 đã biến
mất. Không phải vì kẻ thù đã từ bỏ dã tâm xâm lược, không phải vì kẻ thù “đáng
yêu” hơn mà là nỗi sợ hãi. Tuy nhiên vẫn nổ ra những cuộc biểu tình của người
dân Miền Trung đòi Formosa bồi thường thiệt hại.
Tình
hình nhân quyền ở VN còn thể hiện ở những cuộc cướp bóc đất đai của nông dân để
bán với giá gấp vài trăm lần so với giá được gọi là ‘bồi thường”. Cơ quan điều
tra, công tố và tòa án đã cấu kết với nhau bắt bỏ tù nhiều người. Các cơ quan
tiếp dân tiếp nhận đơn khiếu kiện của dân với thái độ chây ỳ và để những vụ
khiếu kiện kéo dài hết năm này đến năm khác, hết chục năm này đến chục năm
khác.
Việc
đàn áp tôn giáo, chia rẽ lương giáo đang đi tới mức nguy hiểm phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc. Việc thành lập Hội cờ đỏ, kéo nhau về Giáo xứ Song Ngọc khủng
bố thách thức đe dọa giáo dân cuối tháng 10 là một ví dụ.
Nhân
quyền ở VN còn có thể nhìn thấy ở không khí sợ hãi bao trùm xã hội. Người dân
không dám thể hiện sự yêu ghét của mình. Có chăng, điều này chỉ được bày tỏ
trong phạm vi một gia đình hay một quán nước với điều kiện không có bóng mật vụ
nào lảng vảng thậm chí cần cảnh giác với cả một dân phòng hay một người nào đó
của chính quyền. Lái xe bị trấn lột tiền BOT một cách vô lý gần đây lại thêm
nỗi ám ảnh lo sợ đám thanh niên tỉnh lẻ nào đó ra quốc lộ múa hung khí xin
tiền.
Ngoài
ra, nhiều tệ nạn xã hội khác đã trở thành những căn bệnh trầm kha cũng góp phần
tước đi quyền con người. Người dân vẫn là phận con sâu cái kiến mà không biết
kêu ai. Vì vậy, vài nét phác thảo trong bài viết chỉ là bức tranh chưa đầy đủ
về quyền con người ở Việt Nam.
*
Chiến
dịch chống tham nhũng của đảng CSVN đang được đẩy lên mức cao nhất trong lịch
sử của họ. Tuy nhiên, nhiều người quan tâm theo dõi như là để thỏa mãn kịch
tính chứ không phải là hy vọng những điều tốt đẹp. Chống tham nhũng cần phải đi
kèm với cải thiện nhân quyền mới có thể đem lại hiệu quả tương tác. Còn một mặt
chống tham nhũng nhưng mặt khác lại đàn áp nhân quyền làm cho người dân coi
chống tham nhũng là việc riêng của đảng.
NTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét