Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Ông Đinh La Thăng khai xin Chính phủ dự án cho PVC; Ông Đinh La Thăng chỉ đạo: Làm sao thì làm, phải ứng tiền cho PVC; Ông Đinh La Thăng: Giao PVC làm tổng thầu là do sức ép; "Chủ tịch Thăng đang rất nóng giận nên cứ chuyển tiền trước rồi sẽ hoàn thiện"

Sáng nay, trả lời chậm, bình tĩnh, ông Thăng khai muốn đẩy nhanh tiến độ dự án nên xin Chính phủ cho PVC là tổng thầu.






Vào phòng xử án từ phòng cách ly, đứng trong bục khai báo, ông Thăng trình bày làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên của PVN từ tháng 2/2006 đến năm 2007 với nhiệm vụ chỉ đạo các thành viên phê duyệt đường lối chiến lược; thực hiện đường lối của Đảng, thực hiện các Nghị quyết quyết định của HĐQT; thay mặt Hội đồng thành viên ký...

Theo ông Thăng, Chính phủ đã triển khai, cho phép PVN đầu tư phát triển dịch vụ, cho chỉ định các đơn vị thành viên thực hiện các hạng mục của tập đoàn. PVN đã xây dựng các công ty con phát triển chuyên ngành, trong đó có PVC với mục tiêu phát triển thành công ty xây lắp mạnh của Tập đoàn. 
Việc chỉ định PVC là tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương trong chiến lược phát triển của PVN đến năm 2025 trở thành tập đoàn phát triển đa ngành. PVN muốn nâng phần doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu, ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, phát huy nguồn lực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế... 
Thẩm phán Trương Việt Toàn sau đó hỏi ông Thăng: "Tháng 6/2010, bị cáo ký Nghị quyết giao cho PVC thực hiện gói thầu. HĐTV có nghị quyết nào nữa phê duyệt việc này?". Ông Thăng chậm rãi trả lời: "Chủ trương tập đoàn là đồng ý cho PVC là tổng thầu. HĐTV có nghị quyết thành lập liên doanh tổng thầu".
Ông Thăng giải thích, Chính phủ chỉ đạo khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt định Thái Bình sớm nhưng ông thấy thực hiện liên doanh tổng thầu sẽ mất thời gian, còn tổng thầu sẽ thực hiện nhanh hơn. Ông Thai khai trong hoàn cảnh cấp bách đó "đã xin Chính phủ cho PVC là tổng thầu".
"Trước khi chỉ định thầu có kiểm tra năng lực tài chính của PVC không?", chủ tọa chất vấn. Ông Thăng nói: "Năm 2010, PVN đã bán bớt cổ phần của PVC, thu được gấp 2,5 lần. Về năng lực thầu, PVC đã tham gia nhiều dự án như Điện Cà Mau 1, 2, Thái Bình 1…". Khi tòa hỏi có nắm được năng lực tài chính của PVC thời điểm năm 2010 không, ông Thăng cho hay theo báo cáo thì PVC "đủ". 
Chuyển sang việc ký hợp đồng 33 bị cơ quan công tố xác định có sai phạm, ông Thăng chậm rãi khai không trực tiếp chỉ đạo ký. "Bởi lẽ, ngày 24/2, bị cáo mới phê duyệt thiết kế hiệu chính, nghĩa là lúc đó bị cáo nhận thức được hợp đồng 33 vẫn còn thiếu các thủ tục", ông Thăng giải thích.
Thẩm phán Toàn ngắt lời và hỏi: "Vậy thì sao chỉ sau 4 ngày đã khởi công xây dựng được?". Cám ơn câu hỏi, ông Thăng giải thích cùng một lúc triển khai nhiều dự án nên PVN luôn chỉ đạo các công ty thực hiện đồng bộ công việc, không đợi việc này xong mới làm việc kia. 
Sau câu trả lời này, chủ tọa thông báo dừng phiên xử để giải lao. Thẩm phán yêu cầu đưa ông Thăng về phòng cách ly.
PVC tài chính khó khăn vẫn được nhận thầu dự án tỷ đô
Trước đó, bị cáo Vũ Đức Thuận (cựu tổng giám đốc PVC) khai tình hình tài chính của PVC khi nhận dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 là rất khó khăn. Sau ít phút bị thẩm phấn, ông Thuận và bị cáo Phạm Tiến Đạt  bị đưa ra khỏi phòng xử án sang phòng cách ly. Âm thanh truyền ra từ phòng xử án tới phòng phóng viên theo dõi qua màn hình trong sáng nay bập bõm, khó nghe.
Là người tiếp theo bị thẩm phán Trương Việt Toàn thẩm vấn, bị cáo Trịnh Xuân Thanh khom người khi đứng, mặt áo khoác xanh như hôm qua song dáng vẻ có phần mệt mỏi. Nói chậm, bình tĩnh, ông trả lời thẳng câu hỏi. 
Tiếng ông Thanh qua loa phát ra nhỏ. Ông khai tình hình tài chính năm 2011 của PVC qua kiểm toán thì vẫn có lãi nhưng tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ. Mức vốn đầu tư cho các công ty con, thành viên khác vượt so với vốn điều lệ khoảng 2.500 tỷ đồng... PVC thuộc khối dịch vụ thi công xây lắp và là một trong năm mũi nhọn kinh doanh của PVN. PVC thời điểm này không đủ vốn, nợ vốn, vay vốn mất kiểm soát. 
Ông Thanh khai trong bối cảnh khó khăn đó đã rất mừng khi được PVN chỉ định thầu thực hiện gói thầu Nhiệt điện Thái Bình 2, dù biết năng lực còn chưa đủ. "Lãnh đạo Tập đoàn PVN, anh Thăng rất mong muốn dần dần nhà thầu trong nước có thể thay nhà thầu nước ngoài", bị cáo Thanh khai và cho hay trước đó PVC đã liên danh với Lilama xây dựng nhà máy điện đạm...
Trả lời chậm, ông Thanh cho hay để đẩy nhanh tiến độ Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nhanh, PVC đã thuê các chuyên gia nước ngoài. "Khi năng lực tài chính như vậy, lại thực hiện tái cơ cấu, theo bị cáo đó là thuận lợi hay khó khăn?", thẩm phán Toàn hỏi.
Bị cáo Thanh nói: "Khi PVN giao là có kế hoạch rõ ràng, thuận lợi nhiều hơn khó khăn. Thời điểm năm 2009-2010, một số đơn vị thành viên đang làm ăn thua lỗ do đầu tư bất động sản".
Khi thẩm phán yêu cầu trình bày về hợp đồng 33, ông Thanh nhận trách nhiệm về mình, dù không đầy đủ nhưng vẫn chỉ đạo ký. "Sao biết thiếu mà vẫn triển khai?", thẩm phán hỏi. Ông Thanh đáp: "Bị cáo có sai sót khi không đọc kỹ'.

Bảo Hà



(Pháp luật) - Sáng 9-1, HĐXX phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm đã tiếp tục phần xét hỏi đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh để làm rõ hành vi cố ý làm trái.
Ngày 9-1, tại TAND TP Hà Nội tiếp tục diễn ra phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Hội đồng Thành viên (HĐQT/HĐTV) Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng 20 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty PVC.

Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (dự án Thái Bình 2), bị cáo Thanh đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng; chỉ đạo việc sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số hơn 119 tỉ đồng.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trả lời câu hỏi của tòa - Ảnh: TTXVN
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trả lời câu hỏi của tòa – Ảnh: TTXVN
Ngoài ra, bị can Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh, nguyên Phó Tổng giám đốc PVC và Lương Văn Hòa, nguyên giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng-Quảng Trạch thuộc PVC lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỉ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng-Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỉ đồng. Bị can Thanh cũng phải chịu trách nhiệm cùng Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỉ đồng. Tại phiên tòa sáng 9-1, HĐXX thẩm vấn Trịnh Xuân Thanh trong thời gian làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty PVC về tình hình tài chính của PVC thời điểm năm 2009, Trịnh Xuân Thanh, cho biết theo báo cáo tài chính khi đó PVC có lãi nhưng tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ. Bị cáo Thanh cũng cho biết, đến năm 2011, mức vốn điều điều lệ của PVC khoảng 2.000 tỉ đồng, còn vốn đầu tư trên 3.000 tỉ đồng. Bị cáo lý giải nguyên nhân là vì PVN đang tái cấu trúc, trong đó có PVC là 1 trong 5 mũi nhọn của PVN thuộc khối dịch vụ, thực hiện các dịch vụ thi công, xây lắp.
Thực hiện chủ chương tái cơ cấu, PVN cũng chuyển thêm một số đơn vị về PVC. “Khi chuyển về PVC, các đơn vị trên không có vốn, chính vì vậy số tiền đó vượt lên”- Trịnh Xuân Thanh nói.
HĐXX: Bị cáo cho biết đã chỉ đạo ký hợp đồng 33 như thế nào? Trịnh Xuân Thanh trả lời: “Khi PVN chỉ định PVC thực hiện Dự án Thái Bình 2, PVC là đơn vị thi công nên rất mừng vì được chọn làm tổng thầu. PVC lúc đó cũng liên hệ với các nhà thầu nước ngoài. Bản thân bị cáo biết PVC lúc đó chưa đủ điều kiện nhưng thực tế lúc đó cả nước cũng chỉ có PVC và Lilama làm được. Lúc đó PVC cũng từng liên kết thực hiện dự án vượt tiến độ và rất thành công”.
HĐXX: Đầu tư vượt vốn điều lệ gần 1.000 tỉ đồng với năng lực lúc đó, bị cáo thấy gánh thực hiện dự án Thái Bình 2 với vai trò Tổng thầu thì như thế nào?
Bị cáo Thanh trả lời PVC mất cân đối là do thiếu vốn, kế hoạch năm 2012 tăng vốn điều lệ để bù đắp. Tại thời điểm đó, nếu đơn vị xây lắp nhận được một dự án thì rất tốt, tạo công ăn việc làm cho cán bộ, nâng cao năng lực, thêm đó, có dự án sẽ có lợi nhuận. Càng khó khăn, càng có công việc thì đó là điều mừng.
HĐXX: Thực hiện tái cơ cấu, PVN giao thêm một số dự án được chuyển về cho PVC thực hiện, trong khi điều kiện tài chính đang có vấn đề thì là yếu tố thuận lợi hay khó khăn? Bị cáo Thanh khai tại thời điểm đó, những dự án PVN giao cho PVC làm đều rất thuận lợi. Khi triển khai những dự án đó, các kế hoạch về tài chính đều rất rõ ràng, thậm chí nhận được tiền tạm ứng trước. Bị cáo và PVC hy vọng hoàn cảnh đó sẽ vượt qua được khó khăn.
(Theo Người Lao Động)

Ông Đinh La Thăng: Giao PVC làm tổng thầu là do sức ép

Dân trí Liên quan đến việc giao cho Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) làm tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 khi không đủ năng lực, ông Đinh La Thăng cho rằng lúc đó vì sức ép tiến độ của Chính phủ. Nếu không chỉ định PVC làm tổng thầu mà thuê doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ rất mất thời gian.
 >> Xét xử vụ ông Thăng: “Ai đời ra công văn yêu cầu chuyển tiền ngay trong ngày!”
 >> Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh được che ô rời tòa
 >> Cách ly ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh

“Anh Thăng muốn PVC trở thành doanh nghiệp tốt của tập đoàn”

Anh Thăng muốn PVC trở thành doanh nghiệp tốt của Tập đoàn PVN - bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói.
"Anh Thăng muốn PVC trở thành doanh nghiệp tốt của Tập đoàn PVN" - bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói.
8h sáng nay, 9/1, TAND TP Hà Nội bước vào phiên xử ngày thứ 2 vụ án xét xử ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng 21 thuộc cấp.
HĐXX kiểm tra sự có mặt của các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Bị cáo Đinh La Thăng cùng các đồng phạm bị cáo buộc với 2 tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.
Trong buổi sáng nay, HĐXX bước vào phần thẩm vấn. Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC là bị cáo mở đầu cho phần xét hỏi liên quan đến bản Hợp đồng số 33 mà cơ quan tố tụng đang cáo buộc làm trái quy định. Khi xét hỏi bị cáo Thuận, bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh được cách ly.

Trịnh Xuân Thanh - Vũ Đức Thuận mở đầu cho phần thẩm vấn của HĐXX sáng nay.
Trịnh Xuân Thanh - Vũ Đức Thuận mở đầu cho phần thẩm vấn của HĐXX sáng nay.
Đến lượt thẩm vấn bị cáo Trịnh Xuân Thanh, thì bị cáo Đinh La Thăng và Vũ Đức Thuận được cách ly. Theo bị cáo Thanh, tình hình tài chính của PVC năm 2011 đã được Kiểm toán của Nhà nước và các cơ quan Kiểm toán uy tín khác thông qua. Theo đó, Tổng công ty làm ăn có lãi nhưng lãi bao nhiêu thì bị cáo không nhớ nhưng lúc đó đã tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ.
Đến thời điểm 2011, mức vốn đầu tư các lĩnh vực khác vượt mức vốn mà PVC đã có. Là do, khi đó PVC thực hiện việc cơ cấu kinh tế của Chính phủ. Hơn nữa, tập đoàn PVN cũng mong muốn PVC sẽ là một trong 5 mũi nhọn của PVN.
Về việc PVC khi làm tổng thầu Nhà máy Nhiệt điệt Thái Bình 2, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho biết bản thân bị cáo biết PVC không đủ năng lực làm tổng thầu. "Nhưng lúc đó, anh Đinh La Thăng có đề xuất xin ý kiến của Chính phủ cho PVC làm tổng thầu là bởi anh Thăng mong muốn PVC sẽ nỗ lực trở thành một doanh nghiệp tốt của Tập đoàn PVN. Qua đó, anh Thăng cũng muốn PVC sẽ thể hiện vai trò của mình là doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực làm tổng thầu để không phải thuê tổng thầu nước ngoài" - Trịnh Xuân Thanh nói. Hơn nữa, nếu PVC làm tổng thầu thì sẽ giải quyết được việc làm cho cán bộ công nhân viên...
Khi Vũ Đức Thuận trả lời thẩm vấn của HĐXX thì Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra ngoài cách li.
Khi Vũ Đức Thuận trả lời thẩm vấn của HĐXX thì Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra ngoài cách li.
Giao PVC làm tổng thầu là xuất phát từ chủ trương phát triển của PVN
Truy tiếp việc PVC được giao làm tổng thầu, HĐXX thẩm vấn ông Đinh La Thăng. Theo bị cáo Đinh La Thăng, hội đồng thành viên đã làm việc, có các ban ngành giúp việc và đều báo cáo PVC có đủ năng lực. Căn cứ vào báo cáo của chủ đầu tư, của Tổng Giám đốc, nên bị cáo quyết định giao cho PVC làm tổng thầu theo đúng quy định.
Lý giải vì sao trong nghị quyết đã nêu PVC là tổng thầu liên doanh nhưng tại một công văn khác lại chuyển đổi thành chỉ có PVC được chỉ định thầu.

Theo bị cáo Đinh La Thăng, giao PVC làm tổng thầu là do sức ép
Theo bị cáo Đinh La Thăng, giao PVC làm tổng thầu là do sức ép
Bị cáo Đinh La Thăng nêu, thầu và liên doanh tổng thầu có những điểm khác nhau. Đối với liên doanh tổng thầu vẫn do PVC làm chủ nhưng phần của nước ngoài thì do nước ngoài làm. Căn cứ vào quá trình thực tế trước đó đã từng liên kết nhưng không đảm bảo nên bị cáo quyết định giao cho PVC làm tổng thầu.
Hội đồng xét xử đề nghị làm rõ việc khởi công nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 khi thiếu các thủ tục cần thiết theo quy định. Bị cáo Đinh La Thăng lý giải rằng, mỗi năm thực hiện hàng chục dự án, vì vậy để đảm bảo tiến độ, các đơn vị phải thực hiện đồng thời các công việc, không thể chờ xong việc này mới làm việc khác.
Theo ông Đinh La Thăng, trong Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, việc chỉ định PVC làm tổng thầu xuất phát từ chủ trương phát triển PVN đến năm 2025 trở thành tập đoàn mạnh, kinh doanh ngoài ngành.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về phát huy nội lực, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô…, Chính phủ cũng cho phép PVN chỉ định các đơn vị thành viên thực hiện các dự án của tập đoàn.
Vì vậy, PVN mở một số công ty con, trong đó có PVC để xây dựng thành một đơn vị xây lắp dầu khí mạnh của tập đoàn. Từ đó, PVN giao PVC làm tổng thầu dự án.
Tuấn Hợp


Ông Đinh La Thăng chỉ đạo: Làm sao thì làm, phải ứng tiền cho PVC

09/01/2018 09:01 GMT+7

TTO - Đối chất trước tòa, bị cáo Vũ Hồng Chương khai đã báo ông Đinh La Thăng rằng hợp đồng 33 sai quy định nhưng ông Thăng nói: "tôi không biết, các anh phải làm sao chuyển tiền tạm ứng cho PVC thực hiện dự án"

Ông Đinh La Thăng chỉ đạo: Làm sao thì làm, phải ứng tiền cho PVC - Ảnh 1.
Ông Đinh La Thăng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Ngày 9-1, phiên tòa xét xử vụ án tham ô, cố ý làm trái gây thiệt hại 119 tỉ đồng cho Tập đoàn dầu khí PVN tiếp tục với phần thẩm vấn hai bị cáo được quan tâm nhất trong vụ án là bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT PVN và Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Ông Đinh La Thăng: chỉ định thầu theo chủ trương Bộ Chính trị
Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng về việc chỉ định thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cho PVC, khi năng lực của doanh nghiệp này rất yếu kém.
Trả lời câu hỏi có nắm được năng lực tài chính và kinh nghiệm của PVC không mà lại chỉ định thầu cho đơn vị này, ông Đinh La Thăng khẳng định việc chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên của PVN là "do chủ trương của Bộ Chính trị"!

Nói rõ về việc này, ông Thăng khẳng định, trong kết luận của Bộ Chính trị về tiến độ phát triển của PVN, với mong muốn phát triển PVN thành tập đoàn kinh tế mạnh. 
Bởi vậy, việc triển khai nghị quyết của Bộ Chính trị là để phát triển kinh tế, Chính phủ cho phép PVN chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên.
Từ chủ trương này, tập đoàn phát triển xuống các công ty con trong đó có PVC để xây dựng thành 1 đơn vị xây lắp dầu khí mạnh. Sau đó có sự đồng ý của Chính phủ thì PVN cho PVC làm tổng thầu.
Chủ tọa hỏi ông Thăng về việc ký chủ trương cho PVC làm tổng thầu và liên doanh tổng thầu, ông Thăng khẳng định giao cho Tổng giám đốc PVC triển khai cho các thành viên của PVC, căn cứ vào tờ trình của PVC thì chủ tịch HĐTV PVN có quyết định.
Về việc bị cáo Thăng có những quyết định nào chỉ định thầu cho PVC, ông Thăng khẳng định khi PVC là tổng thầu nhưng có liên doanh với Lilama.
Video tạm dừng
Ông Đinh La Thăng trả lời thẩm vấn - Clip: THÂN HOÀNG
Chủ tọa hỏi căn cứ nào để giao PVC làm tổng thầu? Ông Thăng khẳng định việc chọn lựa đối tác nước ngoài là khó cho Việt Nam. Còn năng lực tài chính và kinh nghiệm thì ông Thăng khẳng định thời điểm đó PVC có đủ.
PVC đã thi công hàng trăm công trình rồi chứ không chỉ có công trình nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Về năng lực tài chính, ông Thăng cho rằng dựa vào các báo cáo của PVC và các bộ phận giúp việc của PVN báo cáo. Do đó, căn cứ vào năng lực và thực tiễn của PVC nên bị cáo đồng ý về nguyên tắc. "Năm 2010, PVN đã bán bớt cổ phần của PVC thu được tiền". Ông Thăng nói.
"Khi PVC ký hợp đồng 33 thì PVC đã có các đánh giá, hồ sơ chưa?" - chủ tọa hỏi ông Thăng.
Ông Thăng nói: "Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư và tổng thầu, vì việc ký kết hợp đồng đó bị cáo không chỉ đạo ký hợp đồng".
Video tạm dừng
Sai phạm của ông Đinh La Thăng theo cáo trạng truy tố - Thực hiện: TTO
"Về nguyên tắc, việc đồng ý chỉ định thầu trên cơ sở chất lượng, năng lực của đơn vị. Bị cáo cho rằng PVC đủ năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm thì có kiểm tra các báo cáo không?" - chủ tọa hỏi tiếp.
"HĐTV làm việc thì có bộ máy giúp việc của tập đoàn, căn cứ vào các tờ trình, báo cáo của chủ đầu tư thì đồng ý về mặt chủ trương nên giao cho tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo", ông Thăng trả lời.
Chủ tọa: "Tại sao theo nghị quyết của PVN nêu rõ PVC là tổng thầu liên doanh, nhưng công văn do bị cáo ký lại làm ngược lại rằng chỉ PVC làm tổng thầu?"
Bị cáo Đinh La Thăng: "Cảm ơn chủ tọa đã có câu hỏi này. Đối với tổng thầu và liên doanh tổng thầu có phạm vi khác nhau nhưng phần nước ngoài thực hiện là nước ngoài thiết kế.
Việc bị cáo ký liên doanh tổng thầu, là căn cứ vào một văn bản trước đó của HĐTV ban hành, sau đó bị cáo tiếp tục thực hiện".
Chủ tọa truy tiếp: "Căn cứ vào đâu ngày 1-3-2011 sẽ khởi công?". Ông Đinh La Thăng đáp: "Căn cứ vào báo cáo của chủ đầu tư và bị cáo đồng ý, khi PVPower cho rằng có đủ năng lực khởi công nên bị cáo đồng ý".
Chủ tọa: "Ngày 24-2-2011 bị cáo ký báo cáo hiệu chỉnh đầu tư, rõ ràng bị cáo nhận thức được rằng báo cáo chưa đầy đủ, vậy làm sao triển khai được?"
Ông Đinh La Thăng: "PVN đã triển khai hàng trăm công trình khắp nơi chứ không chỉ có Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Do đó, để đảm bảo chất lượng tiến độ, tập đoàn luôn chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện đồng thời nhiều việc".
Ông Đinh La Thăng chỉ đạo: Làm sao thì làm, phải ứng tiền cho PVC - Ảnh 4.
Các bị cáo tại phiên tòa
Ông Thăng khai gì khi chỉ đạo ứng tiền hợp đồng 33?
Liên quan đến số tiền hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỉ đã ứng cho PVC thực hiện dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng khẳng định đã chỉ đạo rõ số tiền này chỉ được sử dụng cho dự án không được dùng vào mục đích khác.
Khi tòa đặt vấn đề hợp đồng 33 chưa đủ điều kiện mà bị cáo đã cho tạm ứng 10% giá trị hợp đồng như vậy có đúng không? Ông Thăng trả lời: "Lúc đó bị cáo chưa biết gì về hợp đồng 33 cả".
Trước câu trả lời trên HĐXX gọi ông Ninh Văn Quỳnh lên cho đối chất. "Hôm qua bị cáo khai quá trình rà soát hợp đồng 33 thấy nhiều thủ tục thiếu sót, việc này bị cáo báo cáo lãnh đạo tập đoàn" -  chủ tọa hỏi bị cáo Quỳnh.
"Bị cáo chỉ báo cáo nội dung hợp đồng 33 với anh Thăng còn một số nội dung khiếm khuyết của hợp đồng thì báo cáo trực tiếp với ông Nguyễn Xuân Sơn" - ông Quỳnh khai.
Tòa tiếp tục cho gọi bị cáo Vũ Hồng Chương lên đối chất.
"Đã báo với anh Thăng hợp đồng 33 không đúng quy định"
Ông Chương khai tại cuộc họp ngày 31-3-2011, ông Đinh La Thăng chỉ đạo ban quản lý dự án rà soát lại nội dung hợp đồng 33 để ký lại hợp đồng điều chỉnh chủ thể. 
Đến cuộc họp ngày 1-6, ông Thăng yêu cầu hoàn thành sớm thiết kế tổng thể và sớm thực hiện việc tạm ứng 10% giá trị hợp đồng cho dự án.
Trái với lời khai của ông Thăng về việc "không biết đến hợp đồng 33", bị cáo Chương khẳng định đã báo cáo nội dung hợp đồng 33 không đúng quy định.
"Bị cáo được anh Thăng gọi lên phòng hỏi tại sao không làm văn bản chuyển tiền tạm ứng cho PVC. Bị cáo bảo anh xem lại hợp đồng 33 có không phù hợp quy định, không đúng với nghị định 48 của chính phủ, đề nghị Tập đoàn hướng dẫn ban quản lý thực hiện theo đúng quy định. 
Khi đó anh Thăng đã cho gọi anh Sơn, anh Khánh lên phòng. Khi anh Sơn lên hỏi tại sao không chuyển tiền. Bị cáo trả lời rằng mới ký hợp đồng chuyển đổi chủ thể, hợp đồng có 2 trang chưa có phòng ban ký nháy vào đó chưa đủ điều kiện", ông Chương khai.
Bị cáo Chương tiếp tục khai về chỉ đạo của ông Thăng: "Lúc đó anh Thăng vội đi đâu và nói tôi không biết, các anh phải làm sao chuyển tiền tạm ứng cho PVC thực hiện dự án".
HĐXX hỏi ông Thăng: "Bị cáo thấy thế nào về lời khai của bị cáo Chương?"
- "Bị cáo tôn trọng lời khai của bị cáo Chương" - ông Thăng nói.
"Bị cáo nóng vội dẫn đến vi phạm quy trình"
HĐXX hỏi lại ông Thăng về việc chỉ định PVC làm tổng thầu có đúng không, ông Thăng nói: đúng về chủ trương vì có quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2009 chứ không phải năm 2011 mới chỉ định.
"Quá trình điều tra, bị cáo nhận trách nhiệm là người đứng đầu đối với nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Hôm nay, bị cáo thấy việc do có lúc nóng vội dẫn đến vi phạm quy trình thủ tục nên bị cáo nhận trách nhiệm", ông Thăng khai nhận.
Tòa cho cách ly bị cáo Đinh La Thăng và xét hỏi các bị cáo khác.
Ông Đinh La Thăng chỉ đạo: Làm sao thì làm, phải ứng tiền cho PVC - Ảnh 5.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh sau khi kết thúc phiên tòa ngày 8-1 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Đang trên bờ phá sản, được chỉ định gói thầu ngàn tỉ
Trong khi đó, ngay đầu giờ sáng, tòa đã xét hỏi bị cáo Trịnh Xuân Thanh về việc thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và bị cáo Thăng đã thừa nhận khi được chỉ định thầu, PVC đang thua lỗ. 
Trịnh Xuân Thanh thừa nhận năng lực của PCV chưa đủ, nhưng Thanh "mừng vì có công trình thì có công việc cho anh em". 
Bị cáo Thanh khai với vai trò là chủ tịch HĐQT PVC: về tài chính năm 2011, tại thời điểm theo kiểm toán và các báo cáo kiểm toán của nhà nước thì PVC vào năm 2009 có lãi nhưng lúc ấy đã tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ. 
Khi chuyển về thì không có vốn mà không chuyển nợ, do đó số tiền đầu tư vượt lên PVC không đủ vốn. Về việc vay ngân hàng, vay vốn để góp vào đơn vị nhiều vậy nên đầu năm 2011 đã thông qua kế hoạch tăng vốn lên 4.500 tỉ. 
Về việc chỉ định thầu, Thanh khai vào thời điểm PVN chỉ định cho PVC thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thì bị cáo rất mừng, bị cáo có liên hệ với nhà thầu nước ngoài để đề xuất với PVN. 
Mặc dù bị cáo biết năng lực của PVC chưa đủ nhưng bị cáo rất mong muốn được thực hiện dự án này. 
Video tạm dừng
Sai phạm của Trịnh Xuân Thanh theo cáo trạng truy tố - Thực hiện: TTO
Trước đó, PVC đã liên doanh với một doanh nghiệp khác Lilama với số tiền hàng trăm triệu đôla. Sau đó PVN tiếp tục chỉ đạo PVC liên doanh với Lilama để thực hiện dự án nhiệt điện Thái Bình 2. 
"Bản thân bị cáo thấy rằng trong bối cảnh đó cũng muốn đẩy nhanh tiến độ, nên anh Thăng có đề nghị các cá nhân tổ chức đẩy nhanh tiến độ tư vấn để làm nhanh" - Thanh nói. 
Việc PVN chỉ định PVC thì lúc đó theo luật dù theo cách nào cũng vẫn là cách PVC thuê các chuyên gia nước ngoài. 
Thời điểm như vậy, một đơn vị xây lắp mà mà nhận được công trình thì mừng, vì đang khó khăn mà lại có việc để làm. Bản thân bị cáo dù biết PVC chưa đủ năng lực nhưng cũng muốn cố gắng để giải quyết công ăn việc làm cho nhân công.
Theo bản cáo trạng, từ tháng 12-2007 ông Đinh La Thăng đã đưa Trịnh Xuân Thanh từ Tổng công ty Sông Hồng về làm tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT của PVC, đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho PVC hoạt động.
Khi PVC lâm vào khó khăn, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu một số hạng mục tại dự án.
Từ việc ký kết các hợp đồng này, ông Thăng tiếp tục chỉ đạo PVN tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỉ đồng cho PVC. Sau đó, các bị cáo tại PVC đã làm khống hồ sơ để rút 1.115 tỉ đồng và sử dụng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỉ.
>> Phiên tòa vẫn đang tiếp tục

HOÀNG ĐIỆP - THÂN HOÀNG


"Chủ tịch Thăng đang rất nóng giận nên cứ chuyển tiền trước rồi sẽ hoàn thiện"

PV | 
"Chủ tịch Thăng đang rất nóng giận nên cứ chuyển tiền trước rồi sẽ hoàn thiện"
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh. Ảnh: Công lý

Ông Ninh Văn Quỳnh trả lời về lý do chuyển tiền cho ban quản dự án để chi tạm ứng 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng cho PVC.



"Những lần sau xuất tiền đều theo chỉ đạo của anh Nguyễn Xuân Sơn"
Chiều 8/1, mở đầu phần thẩm vấn vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), HĐXX không xét hỏi các bị cáo có vai trò chính trước.
Trong lúc này, hai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị áp giải rời phòng xử sang khu vực cách ly. Suốt buổi chiều làm việc, hai ông không được đưa trở lại.
Tại phòng xử, HĐXX hỏi các bị cáo còn lại về hành vi của hai ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh trong việc chỉ đạo ký hợp đồng EPC số 33 thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trái quy định; sai phạm trong việc PVN cho PVC tạm ứng hơn 6,6 triệu USD cùng 1.300 tỷ đồng dẫn đến số tiền này bị sử dụng sai mục đích, ghi nhận trên báo VnExpress.
Chủ tịch Thăng đang rất nóng giận nên cứ chuyển tiền trước rồi sẽ hoàn thiện - Ảnh 1.
Trong cuộc đối chất giữa ông Nguyễn Xuân Sơn (cựu phó tổng giám đốc PVN) với Ninh Văn Quỳnh (cựu kế toán trưởng kiêm trưởng ban tài chính kế toán PVN), ông Quỳnh thừa nhận, việc ký kết hợp đồng 33 là sai, nhưng giải thích căn cứ vào kế hoạch của ban quản lý dự án nên mới ký cấp tiền chứ không chỉ dựa vào hợp đồng 33.
Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Ninh Văn Quỳnh với vai trò Kế toán trưởng - Trưởng ban Tài chính Kế toán PVN biết Hợp đồng EPC số 33 được ký và thực hiện trái quy định nhưng vẫn đề xuất với ông Sơn trong việc chuyển tiền cho ban quản dự án để chi tạm ứng 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng cho PVC.
"Những lần sau xuất tiền đều theo chỉ đạo của anh Nguyễn Xuân Sơn", ông Quỳnh khẳng định. Theo ông Quỳnh, ông Sơn nói dù hợp đồng 33 còn nhiều thiếu sót "nhưng Chủ tịch Thăng đang rất nóng giận nên cứ chuyển tiền trước rồi sẽ hoàn thiện".
Vì vậy, ông Quỳnh duyệt tạm ứng cho nhà thầu hơn 7 triệu USD (tương đương 6% giá trị hợp đồng).
Trước nhiều câu hỏi dồn dập khác từ thẩm phán Toàn, ông Quỳnh khai mình chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ông Sơn chứ không có ai khác.
Ngay sau đó, thẩm phán Toàn gọi bị cáo Sơn lên đối chất, yêu cầu ông Sơn giải thích việc ông Quỳnh vừa khai đã báo cáo những sai sót của hợp đồng 33. Ông Sơn vẫn cho rằng chỉ biết hợp đồng đang hoàn thiện nên không biết sai sót, báo VNExpress ghi nhận tại phiên tòa.
"Khi tiền tạm ứng vừa về tài khoản thì ngân hàng đã siết nợ"
Trong phần xét hỏi đối với nhóm bị cáo tại PVC, HĐXX nêu nhiều câu hỏi liên quan đến việc sau khi tạm ứng tiền từ PVN đã sử dụng vào mục đích gì?
Bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Phó tổng giám đốc PVC), khai sử dụng khoản tiền tạm ứng để góp vốn vào các công ty hoặc trả nợ ngân hàng là trái mục đích, là sai. Theo bị cáo Thuận, những việc này đã được Trịnh Xuân Thanh thống nhất chủ trương.
Chủ tịch Thăng đang rất nóng giận nên cứ chuyển tiền trước rồi sẽ hoàn thiện - Ảnh 2.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN
Bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó tổng giám đốc PVC), thừa nhận trong khoản tiền 1.300 tỉ đồng và hơn 6 triệu USD tạm ứng đã sử dụng trái mục đích trên 1.000 tỉ đồng, còn số tiền sử dụng vào dự án Thái Bình 2 chỉ khoảng gần 200 tỉ đồng. 
Theo bị cáo, việc sử dụng trái mục đích nêu trên còn có nguyên nhân thời điểm đó tình hình tài chính PVC rất bi đát. "Nợ nần rất nhiều, khi tiền tạm ứng vừa về tài khoản thì ngân hàng đã siết nợ trên tài khoản rồi", bị cáo khai.
Cũng liên quan đến số tiền tạm ứng này, bị cáo Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng giám đốc PVC - người ký sử dụng sai 40 tỉ đồng, khai lúc nhận tiền tạm ứng, có rất nhiều người đến tập trung đòi nợ, nên có chỉ đạo là bị cáo làm, thông tin trên báo Thanh niên.
Video tạm dừng
Đoàn xe chở các bị cáo tới TAND TP Hà Nội sáng 9/1.

Không có nhận xét nào: