Dân trí “Trường hợp bán nhà công sản cho Vũ nhôm ở Đà nẵng, Nhà nước được gì?”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói và yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương sắp xếp lại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài sản quốc gia về công sản…
>> Vũ Nhôm tháo chạy khỏi đất vàng Sài Gòn, gom tiền trước khi bỏ trốn
Thủ tướng nói: “Chính sách thuế thay đổi quá nhanh, quá nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân", Ảnh minh họa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như trên tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính, ngân sách năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 do Bộ Tài chính tổ chức sáng 8/1.
Tại hội nghị, Thủ tướng cho biết năm nay tăng trưởng GDP đạt 6,81%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây, kể từ sau khủng hoảng. Con số này quy ra tuyệt đối là 5,1 triệu tỷ đồng.
“Nhờ kết quả này nên nợ công chỉ còn khoảng 63%, trong khi đó đầu năm gần kịch trần 64,5% so với mức an toàn 65%”, Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đưa ra nhìn nhận thẳng thắn vào các hạn chế cần khắc phục. Theo Thủ tướng, Bộ Tài chính không chỉ là Bộ quản lý tiền mặt mà là Bộ tài năng trong quản lý chính sách tài chính, công cụ tài chính thúc đẩy nền hành chính liêm chính, minh bạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chống tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt, tạo mọi điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
“Chính sách thuế thay đổi quá nhanh, quá nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Có doanh nghiệp cố tình vi phạm, song có doanh nghiệp bị oan sai do lỗi của cơ quan quản lý nhà nước”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách chưa theo kịp đời sống thực tiến, thiếu phản biện, lắng nghe và đánh giá tác động, nên cần phải thay đổi chính sách thuế nói riêng và tài chính nói chung.
“Phải có sự ổn định tương đối dài từ 5-10 năm, các cơ quan lưu ý”, Thủ tướng yêu cầu.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng chính sách thuế con tư duy có lợi cho cơ quan nhà nước chưa hướng tới bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế. Ngược lại, chính sách thuế luôn giải thích có lợi cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp có kêu oan cũng bị áp đặt sai phạm.
“Nên phải nghiêm túc xem lại vấn đề này. Quan điểm suy đoán vô tội, đây là yêu cầu cấp bách, ưu việt trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Việc sửa đổi pháp luật về thuế phải có điều khoản quy định rõ bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế”, Thủ tướng yêu cầu.
Việc quản lý tài sản công Thủ tướng cho biết vẫn còn nhiều quan ngại, còn thất thoát lãng phí lớn. Thậm chí còn để nhóm lợi ích đục khoét để hưởng lợi khổng lồ từ tài sản công.
“Tôi xin nêu một ví dụ lớn nhất là trường hợp bán nhà công sản cho Vũ Nhôm ở thành phố Đà Nẵng. Nhà nước được gì?”, Thủ tướng nói và yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng dữ liệu quốc gia về tài sản công của đất nước.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu cơ quan tài chính xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, đặc biệt là chặt đứt nhóm lợi ích thao túng tài sản công của quốc gia.
Thủ tướng khẳng định đây là vấn đề Bộ Tài chính, Cục Quản lý công sản và các địa phương phải xây dựng cơ chế chính sách, tính toán sát sao để sớm khắc phục.
Nguyễn Khánh
Bộ Tài chính cho biết, năm 2017 thu cân đối ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 1,2 tỷ đồng, vượt 71.000 tỷ đồng. Số vượt thu chủ yếu là từ vượt thu tiền sử dụng đất. Về nợ công năm 2017, ước tính đến hết năm 2017 khoảng 61,3% GDP; nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 45% GDP, đảm bảo trong phạm vi cho phép.
Thủ tướng cũng nêu thực tế chính sách thuế vẫn tư duy theo hướng có lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà chưa hướng đến quan điểm bảo vệ quyền lợi cho người nộp thuế. Do vậy, xuyên suốt các luật thuế thì quyền của cơ quan quản lý Nhà nước rất lớn như cấp mã số thuế, kiểm tra, thanh tra, phong tỏa tài khoản, đình chỉ sử dụng hóa đơn, xử lý hành vi vi phạm,…nhưng quyền của người nộp thuế lại rất ít. Chính sách thuế luôn được giải thích theo hướng có lợi cho cơ quan quản lý Nhà nước, còn doanh nghiệp và người dân có kêu oan cũng bị áp đặt là vi phạm.
Thủ tướng: “Chặt đứt nhóm lợi ích hưởng lợi trên tài sản công“
VOV.VN - Công tác quản lý tài sản công vẫn để thất thoát lãng phí lớn, thậm chí còn để các nhóm lợi ích “làm phép” để hưởng lợi khổng lồ trên tài sản công.
Sáng 8/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết hoạt động năm 2017, triển khai nhiệm vụ tài chính-ngân sách năm 2018.
Năm qua Bộ cũng đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến 946 thủ tục, đơn giản hóa 38 và bãi bỏ 4 thủ tục hành chính không còn phù hợp. Tính đến hết năm, hệ thống khai thuế qua mạng đã phủ rộng hơn với gần 624.000 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt gần 100% số doanh nghiệp kê khai. Số doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử đạt gần 98%. Và cùng với đó đã kết nối thông tin nộp thuế điện tử giữa các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc và ngân hàng thương mại.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên các kết quả tích cực của nền kinh tế năm 2017, đồng thời nhấn mạnh, ngành Tài chính đóng góp rất quan trọng vào kết quả đó. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, bất cập và nêu những định hướng quan trọng mà ngành tài chính cần thực hiện năm 2018 và thời gian tới.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu chính sách tài chính quốc gia cần chủ động để khắc phục sự khiếm khuyết của một nền kinh tế của Việt Nam bước đầu vào kinh tế thị trường. Bộ Tài chính không chỉ quản lý tiền bạc mà phải là Bộ tài năng trong quản lý.
Chính sách tài chính, công cụ tài chính phải được thực hiện để thúc đẩy sự phát triển, phát triển một nền hành chính liêm chính, minh bạch, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, chống tham nhũng, chống lãng phí. Đặc biệt là tạo mọi điều kiện, kích thích mạnh mẽ sản xuất kinh doanh phát triển. Do đó, ngành tài chính phải là kênh tham mưu quan trọng về chính sách về quản trị quốc gia.
Đánh giá chính sách tài chính, nhất là chính sách thuế, vừa qua thay đổi quá nhanh, quá nhiều, dẫn đến nhiều hệ lụy cho người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng nêu thực tế: “Nhiều doanh nghiệp bị bắt lỗi khi bị thanh tra, kiểm tra thuế, có doanh nghiệp lỗi nhiều, có doanh nghiệp lỗi ít. Rõ ràng có doanh nghiệp cố tình vi phạm, nhưng cũng có doanh nghiệp bị oan sai do chính sách thay đổi quá nhanh gây ra là lỗi từ phía cơ quan quản lý Nhà nước. Những thay đổi nhanh như thế chứng tỏ việc xây dựng chính sách chưa theo kịp đời sống kinh tế xã hội của đất nước, chưa đánh giá kỹ tác động, thiếu sâu sát thực tế đời sống, thiếu phản biện, thiếu lắng nghe, cần khắc phục vấn đề này trong chính sách nói chung, đặc biệt chính sách thuế”.
Do vậy, Thủ tướng yêu cầu chính sách thuế nói riêng và chính sách tài chính nói chung phải theo kịp sự thay đổi của đất nước, phải có sự ổn định tương đối dài từ 5 - 10 năm.
Từ thực tế này, Thủ tướng chỉ đạo ngành ngành thuế và hải quan: “Chúng ta có Bộ Luật tố tụng hình sự, có một quan điểm được thông qua đó là quan điểm suy đoán vô tội, cho nên tại sao trong luật thuế không có điều khoản bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế. Đây chính là yêu cầu cấp bách thể hiện tính ưu việt của cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi bức thiết của người dân và doanh nghiệp trong quá trình phát triển, đổi mới đất nước, nhất là phát triển các loại hình doanh nghiệp, một nền tảng quan trọng để phát triển doanh nghiệp đất nước. Chính vì vậy việc sửa đổi pháp luật về thuế tiếp theo phải có điều khoản quy định rõ bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế”.
Thủ tướng cũng nêu một thực tế hiện nay là định hướng cơ chế chính sách về thu ngân sách Nhà nước vẫn tư duy theo hướng coi trọng tăng thuế suất hơn là mở rộng cơ sở thuế. Do đó, Thủ tướng yêu cầu ngành thuế phải cập nhật sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đang xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, dịch vụ mới, như kinh tế liên kết toàn cầu, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử, dịch vụ điện tử trực tuyến, trò chơi điện tử, mà cụ thể là các loại hình Uber, Grab, du lịch trực tuyến, bán hàng qua mạng, google…
Thủ tướng nhấn mạnh, đây là những “mỏ vàng” để mở rộng cơ sở thuế, trong khi ngành tài chính chậm nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, lúng túng trong việc hoạch định chính sách để quản lý và khai thác các nguồn thu này.
Cùng với đó, do chính sách tài chính còn chậm, các quy định tài chính, nhất là thuế chưa theo kịp và tương thích với tiêu chuẩn OECD, Thủ tướng cho rằng các hoạt động chuyển nhượng gián tiếp ngoài Việt Nam giữa các tập đoàn của nước ngoài như chuyển nhượng vốn, chuyển cổ phần, chuyển giao tài sản vô hình, chuyển giao quyền khai thác dầu khí tại Việt Nam thường không thu được thuế, hoặc có thu cũng sẽ xảy ra tranh chấp quốc tế. Do vậy Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính rà soát lại các chính sách thuế hiện hành, so sánh đối chiếu với chuẩn mực OECD, của Liên Hợp Quốc để điều chỉnh kịp thời và tương thích.
Cho rằng “bài toán” cân đối ngân sách Nhà nước còn chưa khoa học, chưa vững chắc, Thủ tướng nêu thực tế là thu ngân sách quốc gia năm nào cũng vượt, nhưng những năm gần đây các địa phương thì đủng đỉnh vượt dự toán thu ngân sách sớm, còn ngân sách Trung ương thì phải “vắt giò lên cổ”, đến “phút thứ 90” mới có thể là nói là đảm bảo thu ngân sách Trung ương.
Tình trạng này lặp lại trong năm 2017 nên Thủ tướng chỉ đạo ngành Tài chính phải có giải pháp để ngân sách Trung ương là chủ đạo trong ngân sách Nhà nước.
Nêu lên những bất cập trong công tác quản lý tài sản công của ngành tài chính, Thủ tướng nhấn mạnh: “Công tác quản lý tài sản công vẫn đang có nhiều quan ngại, còn thất thoát lãng phí lớn, thậm chí còn để các nhóm lợi ích “làm phép” để hưởng lợi khổng lồ trên tài sản công. Ví dụ mới nhất là trường hợp bán nhà công sản cho Vũ “nhôm” diễn ra ở Thành phố Đà Nẵng. Do đó, Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng dữ liệu quốc gia về tài sản công của đất nước, xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, đặt biệt là chặt đứt nhóm lợi ích thao túng hưởng lợi trên tài sản công quốc gia”.
Dù đánh giá cao công tác cải cách hành chính năm qua, Thủ tướng cho rằng, một bộ phận cán bộ ngành Tài chính còn nhũng nhiễu, thờ ơ với sự sống còn của doanh nghiệp, chưa nghiên cứu tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân. Do đó Thủ tướng mong muốn các “trái tim” đầy nhiệt huyết trong ngành Tài chính có trách nhiệm với xã hội, đối với người dân và doanh nghiệp trong phát triển và dẹp bỏ ngay tình trạng này.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam phát động phong trào “Doanh nghiệp nói không với chi phí bôi trơn”, đồng thời yêu cầu ngành Tài chính đưa ra thông điệp: “Cán bộ ngành Tài chính nói không với phong bì, nói không với lợi ích từ doanh nghiệp”. Đi liền với đó là kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm, thậm chí đưa ra khỏi ngành những cán bộ công chức hư hỏng./.
Tại sao Vũ “nhôm” mua được nhiều nhà và đất công ở Đà Nẵng?
VOV.VN - Thời gian qua, dư luận đặt câu hỏi tại sao Vũ "nhôm" được mua nhiều đất công mà không phải người khác?
Phan Văn Anh Vũ - từ đại gia bất động sản ở Đà Nẵng đến lúc bị bắt
VOV.VN - Phan Văn Anh Vũ nổi tiếng ở Đà Nẵng bởi sở hữu nhiều khu đất đắc địa. Bị can Vũ bị điều tra về tội Cố ý làm lộ tài liệu bí mật của Nhà nước.
Tài sản công có nên đem cho thuê hay kinh doanh?
VOV.VN - Đây là điều mà một số đại biểu Quốc hội băn khoăn khi thảo luận về dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), ngày 29/5.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét