Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Bắc Kinh sợ hãi: Putin vui lòng bắt tay Trump, đã đến lúc TQ phải trả "món nợ" với Liên Xô; Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào?; Trump gặp Henry Kissinger chắc là bàn sách lược “ DÙNG CỘNG DIỆT CỘNG” ?



Hải Võ | 

Bắc Kinh sợ hãi: Putin vui lòng bắt tay Trump, đã đến lúc TQ phải trả "món nợ" với Liên Xô
(Ảnh minh họa: ABS-CBN News)

Việc nhà tài phiệt dầu khí Rex Tillerson được ông Trump đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ được truyền thông quốc tế phổ biến nhận định là "tin mừng" đối với nước Nga.

Ngoại trưởng Mỹ "nhiều duyên nợ" với Nga: Tín hiệu buồn cho Trung Quốc
Những mối quan hệ sâu sắc và bền chặt trong nhiều năm giữa tỉ phú gốc Texas với Nga đã khiến sự bổ nhiệm của Tổng thống đắc cử Donald Trump thành "tin tốt 100%" đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin - một chính trị gia đối lập ở Mỹ khẳng định.
Nhưng ở Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc đã "quay cuồng" trong gần 2 tuần qua bởi những động thái mang dấu hiệu đột phá trong chính sách đối ngoại của Trump với nước này, đặc biệt liên quan đến vấn đề Đài Loan và nguyên tắc "Một Trung Quốc".
Vụ bổ nhiệm Rex Tillerson đối với Trung Quốc càng không có gì đáng ăn mừng, thay vào đó là nỗi sợ dâng cao rằng chính quyền Trump thực sự sẽ tìm mọi cách lôi kéo Nga trở lại, như một phần của chiến lược cứng rắn nhằm cô lập Trung Quốc.
Giáo sư Đại học nhân dân Trung Quốc, ông Thời Ân Hoằng nói về Ngoại trưởng tương lai của Mỹ: "Ông ta là một chiến lược gia hết sức mạo hiểm". 
Điều này không phải là tín hiệu tốt lành khi chính Trump cũng đang thách thức chính sách về Đài Loan mà Mỹ-Trung đã thỏa thuận và cùng thực hiện suốt gần 4 thập kỷ qua.
"Nếu Putin và Trump trở thành bạn thân thì Trung Quốc chẳng thể làm gì được nữa. Nhưng Trung Quốc sẽ sẵn sàng đón nhận sự xa lánh ở một mức độ nào đó giữa Moscow và Bắc Kinh," ông Thời nói.
Bắc Kinh sợ hãi: Putin vui lòng bắt tay Trump, đã đến lúc TQ phải trả món nợ với Liên Xô - Ảnh 1.
Bổ nhiệm Rex Tillerson được đánh giá là động thái rõ rệt của Trump nhằm "xoay trục sang Nga". (Ảnh: Bloomberg)
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) hôm 14/12 viết, nỗi sợ ngày càng rõ rệt trong dư luận Trung Quốc là chính quyền Trump gần như chắc chắn sẽ thực thi chính sách cứng rắn với họ, đồng thời cố gắng làm rạn nứt quan hệ Nga-Trung. Tờ này nhanh chóng trấn an rằng suy nghĩ đó "thật nực cười".
John Delury, trợ lý giáo sư về ngành Trung Quốc học tại ĐH Yonsei, Hàn Quốc, đánh giá trong vòng tròn xoay quanh chính sách của Trump với Trung Quốc, việc đề cử Tillerson là một bằng chứng rõ ràng rằng Mỹ đang "xoay trục sang Nga".
Rex Tillerson, CEO của ExxonMobil, đã có ít nhất 5 chuyến công tác đến Trung Quốc kể từ năm 2008. Lần gần đây nhất là vào tháng 7/2016, khi đó ông đã gặp Wang Yilin, một đảng viên kỳ cựu của đảng Cộng sản Trung Quốc và là Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).
Nhưng từng đó chẳng là gì, bởi Tillerson là một người phản đối các biện pháp cấm vận của Mỹ áp đặt lên Nga, và mối liên hệ ông có với Moscow sâu sắc hơn quá nhiều so với Bắc Kinh.
Theo báo Guardian (Anh), nhà tài phiệt này được cho là có quan hệ cá nhân thân thiết với Igor Serchin, Chủ tịch tập đoàn dầu khí Rosneft. Như chuyên gia Mark Galeotti cua ĐH New York bình luận: "Putin tin tưởng ông ấy (Sechin) hơn bất kỳ ai."
Theo Delury, ngay cả trước khi Tillerson được bổ nhiệm, Bắc Kinh cũng không khó nhận thấy Trump đang gửi "tín hiệu nồng ấm đến Moscow", trái ngược với sự lạnh nhạt mà Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình nhận được.
"Trung Quốc nhận thức rất rõ về 'tiêu chuẩn kép' trong cách mà ông Trump xích lại gần Putin, trong khi cố gắng xa lánh Tập Cận Bình hết mức, nếu không muốn nói là một mối quan hệ gây hấn," Delury nói.
"Điều này cho thấy có động cơ địa chính trị đằng sau, và hiển nhiên không được nhìn nhận thông qua giá trị bề nổi. Bởi nếu Trump thích những người quyền lực, như người ta thường nói, thì đáng lý ông cũng phải thích Tập Cận Bình nhiều như Putin."
Bắc Kinh sợ hãi: Putin vui lòng bắt tay Trump, đã đến lúc TQ phải trả món nợ với Liên Xô - Ảnh 2.
Trung Quốc đã sẵn sàng đón nhận sự xa lánh của Nga? (Ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images)
Kịch bản Nixon-Mao Trạch Đông tái hiện?
Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 14/12 đưa ra phản ứng "chung chung" về việc Trump bổ nhiệm Tillerson. Người phát ngôn Cảnh Sảng nói Trung Quốc "sẵn sàng làm việc với Ngoại trưởng Mỹ, dù người đó là ai, để đưa quan hệ Mỹ-Trung phát triển".
Dù vậy, một số nhà quan sát cho rằng ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ được "báo động" về khả năng ông Trump chơi "lá bài Trung Quốc" theo cách ngược lại với Richard Nixon.
Hồi năm 1972, nhằm cô lập Liên Xô, Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger đã tới Trung Quốc để có màn "hàn gắn lịch sử" với lãnh tụ Mao Trạch Đông. Trong bối cảnh quan hệ Xô-Trung rạn nứt, sự kiện này là một đòn giáng mạnh lên vị thế của Moscow.
Do đó, không loại trừ khả năng trong tương lai ông Trump làm điều tương tự với Putin, và lần này "nạn nhân" là Bắc Kinh.
Jean-Pierre Cabestan, giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Baptist, Hồng Kông, tin rằng "đó chính là ý định của Trump".
Mối liên kết về chính trị và kinh tế giữa Bắc Kinh-Moscow đã "nở rộ" kể từ khi ông Tập lên nắm quyền năm 2013 và thúc đẩy chiến lược tô vẽ hình ảnh hai quốc gia như "bạn thân mãi mãi".
Hồi tháng 9 năm ngoái, ông Putin là khách mời danh giá nhất tại lễ diễu binh rầm rộ của Trung Quốc trên quảng trường Thiên An Môn, còn ông Tập cũng dự lễ duyệt binh Ngày chiến thắng của Nga trước đó 4 tháng.
Bất chấp Nga-Trung khẳng định "quan hệ hai nước chưa bao giờ tốt đẹp đến vậy", giáo sư Thời Ân Hoằng nhận xét nhà lãnh đạo Nga có thể bị hấp dẫn "bởi củ cà rốt mà Trump đung đưa trước mũi ông ấy".
Cải thiện quan hệ với Washington, nhiều khả năng là cả NATO và Liên minh châu Âu (EU), để tiến tới chấm dứt cấm vận kinh tế và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc là viễn cảnh rất ấn tượng. "Ông Putin sẽ hết sức vui lòng," học giả Trung Quốc nói.
John Delury không ngạc nhiên nếu Trump đến thăm Nga trước Trung Quốc: "Trump đang tìm kiếm đòn bẩy trước Trung Quốc và cố gắng nhằm vào họ. Ông đã khiến Bắc Kinh phải giãy nảy với Đài Loan, và tôi tin rằng ông có thể thử một chuyến đi tới Moscow."
Chuyên gia này thậm chí tính đến khả năng Trump kiềm chế Bắc Kinh bằng một động thái chưa từng có trong lịch sử như... gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bên lề một sự kiện nào đó tại Nga.
"Đó có thể là thế giới mới mà chúng ta đang bước vào," Delury mô tả. "Bắc Kinh sẽ không thích điều này. Đây là động thái sẽ đặt Bắc Kinh vào thế bí bởi họ muốn đối thoại... và họ cũng luôn nói rằng người Mỹ phải nói chuyện với Bình Nhưỡng.
Nhưng khi điều đó xảy ra ở Moscow, mà Trung Quốc chỉ hiện diện một cách mờ nhạt... thì chắc chắn họ sẽ hụt hẫng."
theo Trí Thức Trẻ


Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào?

Đức Huy | 
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào?

Trong những năm 70 của thế kỉ trước, dưới bàn tay của bộ đôi Nixon-Kissinger, chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc đã trải qua hai bước ngoặt lịch sử.



"Chúng ta sẽ tiếp tục giữ quan hệ gần gũi, thân thiện với Đài Loan, nhưng chúng ta cũng phải nhớ, và [chính quyền Đài Loan] cũng phải chuẩn bị tâm lý cho một thực tế rằng, Mỹ sẽ từng bước tiếp tục đi trên quỹ đạo bình thường hóa với cả bên còn lại - tức Trung Quốc đại lục. Đây là vấn đề thuộc phạm trù lợi ích quốc gia. Không phải vì chúng ta yêu quý gì [đại lục], mà vị trí chiến lược của họ [buộc ta phải làm vậy]".
Đó là những lời dặn dò trực tiếp qua điện thoại mà Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi tới Đại sứ Mỹ tại Đài Loan bấy giờ, ông Walter McConaughy, vào ngày 30/6/1971. Chỉ thị của "sếp" khi đó thực sự đã đặt McConaughy vào thế khó, buộc vị Đại sứ này phải tìm cách lựa lời nói với chính quyền Tưởng Giới Thạch về hướng đi mới của Washington.
Sở dĩ nói ông McConaughy gặp khó là bởi giống như đại bộ phận các nước phương Tây khác, khi đó Mỹ vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chưa thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Quốc dân đảng (KMT) cũng nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ Washington kể từ khi phải rút về Đài Loan sau thất bại trong nội chiến Trung Quốc năm 1949. 
Nhưng vì lợi ích quốc gia, mà cụ thể ở đây là tham vọng muốn bắt tay với Bắc Kinh để kiềm tỏa Liên Xô, Washington đã quyết định thực hiện hai nước đi mang tính bước ngoặt về ngoại giao:
- Nước đi thứ nhất mang tính bản lề, đó là chuyến thăm lịch sử của Nixon tới Bắc Kinh năm 1972, với kết quả là Thông cáo Thượng Hải được hai bên Trung-Mỹ đưa ra, trong đó ghi rõ:"Mỹ hiểu rằng người Trung Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan đều trung thành với quan điểm chỉ có một chính phủ Trung Quốc duy nhất, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Mỹ không phản đối quan điểm đó".
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 2.
Nixon và phu nhân trong chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc năm 1972. Ảnh: History.com
Chính sách "một Trung Quốc", đúng như tên gọi của nó, có nghĩa rằng chỉ tồn tại một chính phủ hợp pháp duy nhất quản lý Trung Quốc. Bắc Kinh và Đài Loan đều công nhận chính sách này, và cho rằng mình, chứ không phải bên còn lại, mới là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc.
Chính sách này buộc các nước trên thế giới nếu đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Bắc Kinh thì không được phép thiết lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Đài Loan, và ngược lại.
- Và nước đi thứ hai mang tính quyết định, là việc chính phủ của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tuyên bố chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Đài Loan, để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào ngày 1/1/1979, phù hợp với chính sách "một Trung Quốc" mà Mỹ vẫn tuân thủ cho tới hiện tại.
Nhưng để có được hai bước đi mang tính bước ngoặt như vậy, không thể không kể đến hàng loạt những sự kiện, những cuộc đối thoại bí mật vô cùng quan trọng diễn ra nơi hậu trường trong vài năm trước đó.
1969-1970: Mỹ đánh tiếng, Trung hưởng ứng, Đài bất bình
Ý tưởng xích lại gần Trung Quốc trên thực tế đã được Nixon hé lộ từ khi ông còn là ứng viên tranh cử Tổng thống. Năm 1967, trong một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Affairs, Nixon khẳng định: "Chúng ta không thể cứ mãi để Trung Quốc bên ngoài tập thể các quốc gia trên thế giới, cứ để Trung Quốc nuôi dưỡng tham vọng, nuôi dưỡng sự thù địch, và đe dọa các nước láng giềng".
Ngày 1/2/1969, chỉ hai tuần sau khi chính thức lên nắm quyền tại Nhà Trắng, Nixon lập tức tìm cách thiết lập các kênh liên lạc với phía Trung Quốc. Trong một bức điện gửi tới Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger, Nixon viết:
"Tôi cho rằng chúng ta cần tìm mọi cách để thể hiện rằng chính phủ Mỹ hiện tại đang 'cân nhắc mọi phương án nối lại quan hệ với người Trung Quốc'. Nhưng tất nhiên, điều này phải được thực hiện một cách bí mật và không được phép xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng trong bất kì hoàn cảnh nào". 
Tháng 7/1969, Nixon thăm Pakistan và họp mặt với người đồng cấp Yahya Khan. Sau cuộc gặp, một nhà ngoại giao Mỹ tại Pakistan đã chuyển lời tới Kissinger rằng phía Pakistan hiểu rằng Mỹ muốn tiếp cận Trung Quốc và nhờ Pakistan, vốn có quan hệ tốt với Bắc Kinh, "chuyển lời".  
Nhưng dù có muốn bắt tay với Trung Quốc thế nào đi nữa, thì Kissinger vẫn không muốn Mỹ phải thể hiện hình ảnh "xuống nước" một cách thái quá như vậy. Ông lập tức cử phụ tá Hal Saunders tới trao đổi với Đại sứ Pakistan tại Mỹ, Agha Hilaly, để làm rõ hai điểm.
Thứ nhất, Mỹ cho rằng việc chuyển lời không cần quá gấp gáp hay đòi hỏi nỗ lực đáng kể gì từ phía Pakistan. Việc cho Trung Quốc thấy quan điểm của Mỹ là quan trọng, nhưng không phải một điều gì đó cần phải thực hiện ngay lập tức.
Thứ hai, điều mà Tổng thống Nixon muốn là Tổng thống Yahya sẽ, vào một thời điểm thích hợp và tự nhiên, nêu quan điểm của Mỹ đối với Trung Quốc một cách rõ ràng, nhưng không cần phải nghiêm trọng hóa vấn đề.
Tháng 12/1969, trong một động thái khác nhằm thể hiện thiện chí, Nixon đã nghe theo lời khuyên của Ngoại trưởng William Rogers và quyết định nới lỏng các hàng rào giao thương với Trung Quốc, trong đó có việc mua bán các mặt hàng nông sản Mỹ.
Nỗ lực "đánh tiếng" trong suốt năm đầu của nhiệm kì Nixon đã thu về thành quả đầu tiên, khi vào tháng 2/1970, cấp dưới của Kissinger báo cáo rằng đại diện phía Trung Quốc, thông qua kênh liên lạc tại Warsaw, cho biết: "nếu Mỹ muốn cử một đại diện cấp Bộ trưởng hoặc đặc phái viên của Tổng thống tới Trung Quốc để thảo luận thêm về quan hệ Mỹ-Trung, thì Bắc Kinh sẵn sàng tiếp đón". 
Dù rất cố gắng giữ bí mật, song các động thái của Mỹ vẫn không qua nổi mắt chính quyền Đài Loan. Tháng 3/1970, Tưởng Giới Thạch đã đích thân viết thư gửi tới Nixon, trong đó thể hiện sự quan ngại trước cách tiếp cận mới của Mỹ với Bắc Kinh. Một tháng sau, con trai của Tưởng là Tưởng Kinh Quốc đã gặp trực tiếp Kissinger để bàn thêm về vấn đề này.
Một mặt, Nixon-Kissinger tìm cách xoa dịu Đài Loan, mặt khác, bộ đôi này vẫn tìm mọi phương án để thiết lập một kênh liên lạc với Bắc Kinh. 
1971: Ngoại giao bóng bàn, chuyến thăm "mở đường" của Kissinger, và tuyên bố lịch sử của Nixon
Tháng 4/1971, hơn 2 năm sau khi Nixon bắt đầu chiến dịch "đánh tiếng" muốn thiết lập quan hệ với Trung Quốc, Bắc Kinh lần đầu tiên công khai hưởng ứng ý tưởng của Washington, và thể hiện thiện chí của mình bằng một hình thức rất đặc biệt.
Trong lúc đang tham dự giải bóng bàn thế giới tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản, đội tuyển bóng bàn Mỹ đã bất ngờ nhận được lời mời tới Trung Quốc thi đấu giao hữu. Không ai khác, chính Mao Trạch Đông là người trực tiếp thông qua lời mời này, dù trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn làm theo thông lệ và từ chối không cấp thị thực cho các thành viên đội tuyển Mỹ. 
Ngày 10/4/1971, đội tuyển bóng bàn Mỹ gồm 15 người đã bước qua cây cầu từ Hong Kong sang đại lục, qua đó trở thành những người Mỹ đầu tiên đặt chân tới Trung Quốc kể từ năm 1949.  
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 4.
Đội tuyển bóng bàn Mỹ thăm Vạn Lý Trường Thành năm 1971. Ảnh: CNN
Đáp lại thiện chí của Bắc Kinh, trong lúc đội tuyển bóng bàn Mỹ vẫn đang ở Trung Quốc, Nixon tuyên bố sẽ nối lại việc cấp thị thực cho người Trung Quốc, đồng thời nới lỏng kiểm soát tiền tệ để Trung Quốc có thể dễ dàng sử dụng đồng USD hơn.
Sau sự kiện này, các phát ngôn của Nixon về Trung Quốc cũng cởi mở hơn hẳn. Nổi bật là trong cuộc họp báo ngày 29/4/1971, Nixon đã nói thẳng: "Tôi hi vọng và trông đợi được tới thăm Trung Quốc đại lục - nhưng tôi chưa biết là thăm trên danh nghĩa gì... Nước Mỹ đang hướng tới một mối quan hệ bình thường với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".
Phía Trung Quốc đến lúc này có thể nói đã thấy rõ "bài ngửa" của Mỹ. Tháng 5/1971, thông qua Pakistan, Chu Ân Lai nhắn với Nixon rằng chính phủ Bắc Kinh sẵn sàng chào đón một chuyến thăm chính thức của Nixon, hoặc một đặc phái viên của Nixon tới Trung Quốc để đẩy mạnh tiến trình thảo luận.
Sau vài tuần trao đổi qua lại, đôi bên thống nhất sẽ để Kissinger tới Bắc Kinh trong một chuyến thăm bí mật. Ngày 9/7/1971, để đánh lừa truyền thông, Kissinger trong khi đang thăm Pakistan đã vờ cáo ốm, rồi sau đó đáp chuyên cơ bay thẳng tới Bắc Kinh để hội đàm với Chu Ân Lai.
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 5.
Henry Kissinger (trái) trong cuộc gặp bí mật với Chu Ân Lai năm 1971. Ảnh: Britannica
Trong hai ngày hội đàm bí mật tại Bắc Kinh, Kissinger và Chu Ân Lai đã thảo luận về các vấn đề Đài Loan, Liên Xô, lên kế hoạch cho chuyến thăm của Nixon tới Bắc Kinh vào mùa xuân năm 1972, và soạn thảo một số chi tiết cho bản nháp của tuyên bố chung (sau này được biết đến với tên gọi Thông cáo Thượng Hải) giữa hai nước trong chuyến thăm sắp tới của Nixon.
Trở về từ Bắc Kinh, Kissinger báo với Nixon rằng Tổng thống Mỹ "đã có được đúng những gì mình muốn". "Chúng tôi đã đặt nền móng để ngài và Mao Trạch Đông đưa lịch sử bước sang trang mới" - Kissinger nói thêm.
Ngày 15/7/1971, trên sóng truyền hình quốc gia, Nixon công khai với người dân nước Mỹ cũng như toàn thế giới rằng ông đã cử Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger tới Trung Quốc, và kết quả của các cuộc họp mặt tại đây là thỏa thuận về một chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc vào mùa xuân năm 1972.
"Chuyến thăm này không có ý muốn gây hại tới lợi ích của bất kì quốc gia nào khác. Tôi làm điều này bởi tôi tin chắc rằng tất cả các nước trên thế giới sẽ hưởng lợi từ một mối quan hệ bớt căng thẳng và tốt đẹp hơn giữa Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" - Nixon phát biểu.  
Tuyên bố lịch sử của Nixon. Nguồn: AP
Vài giờ sau khi đưa ra tuyên bố trên truyền hình, Nixon nhận được một cuộc gọi từ Kissinger. Ở bên kia đầu dây, Kissinger báo cáo Tổng thống Mỹ về phản ứng của các bên đối với việc Nixon tuyên bố sẽ sớm thăm Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh phản ứng hết sức tiêu cực từ chính quyền Tưởng Giới Thạch.
Nixon đáp:
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 7.
Kính mời quý độc giả đón đọc Duyên nợ Mỹ-Trung-Đài và chính sách "một Trung Quốc" (phần II): Xoa dịu Đài Loan bằng 6 Đảm Bảo, Mỹ "đu dây" giữa hai bờ eo biển suốt 3 thập kỉ
theo Trí Thức Trẻ

 


Phúc Lộc Thọ.
Kết quả hình ảnh cho kissinger gặp trump

Thông tin báo chí đưa: Trong tuần qua sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu 8/11/2016, một trong những chính khách đầu tiên được ông Trump mời tới đại bản doanh của mình để tham vấn có cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Kissinger là cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời TT Mỹ Nixon và là một trong những kiến trúc sư của Bản hiệp định Hòa Bình Paris ký giữa Mỹ và Việt Nam năm 1973; Bản hiệp đình này đã chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào chiến trường Việt Nam dẫn tới sự sụp đổ chính phủ Việt Nam Cộng hòa năm 1975…
Để đi tới bản hiệp định này ký vào 27/1/1973 hai bên đã cò cử với nhau suốt 5 năm trong đó có những cuộc họp riêng nhiều lần giữa Kissinger và Lê Đức Thọ; Cả 2 ông này sau đó đã được trao giải hòa bình Nobel nhưng ông Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận…
Để đi đến việc ký kết Hiệp định Pari về Việt nam năm 1973: Mỹ cam kết đơn phương rút lực lượng quân đội ra khỏi miền nam Việt Nam; mất chỗ dựa này, quân đội Việt Nam cộng hòa đã bị đánh bại vào mùa xuân 1975…Nhiều chính khách Việt Nam cộng hòa vẫn tỏ căm hận Kissiger coi ông như là kẻ phản bội, bán đứng đồng minh…
Kissinger không chỉ là người bị coi là kẻ “đầu têu” trong việc hy sinh người “chiến hữu” chống cộng Việt Nam công hòa mà Kissinger còn được biết đến như là kẻ mở cánh cửa thông thương Trung-Mỹ; mở ra ký nguyên mới trong quan hệ Trung-Mỹ…
Chính sách “ chơi con bài Trung Quốc” nhằm trước tiên giải quyệt thế kẹt của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam một cuộc chiến do Mỹ không thể thắng chứ không phải Mỹ nhường Việt Cộng…
Bắt tay với Trung Quốc, chính sách của Mỹ dưới thời ngoại trưởng Kissinger còn nuôi dưỡng mục đích: kiềm chế và làm sụp đổ Liên bang Xô Viết…Chính sách này chững mực nào Mỹ đã thành công dưới thời TT Reagan…
Sự sụp đổ của Việt Nam cộng hòa phải chăng là do bởi sự phản bội của Kissinger ? Nhìn nhận như vậy là có phần cảm tính bởi: sau 1968 chính quyền của TT Nixon sau khi tung ra hàng loạt chiến lược, chiến thuật quân sự cùng với hơn nửa triệu quân với một bộ máy chiến tranh hùng hậu nhưng đã bất lực trong việc đè bẹp ý chí phản kháng của quân đội Việt Nam CS…
Đây là giai đoạn nhà nước CS Việt Nam đã kết hợp, hợp nhất tài giỏi và khá nhuẫn nhuyễn  giữa chủ nghĩa yêu nước của quảng đại nhân dân với giáo thuyết CS; Sự hợp nhất này khiến cho hàng triệu người dân Việt Nam quyết lao vào cuộc chiến sống mái với quân đội Mỹ được tuyên truyền là quân đội ngoại xâm tàn ác nhất thế giới.
Người dân CS Việt Nam được nhòi sọ: yêu nước thì phải theo CS đánh đuổi Mỹ…Cho đến nay sau mấy chục năm chủ thuyết CS hoành hành tại Việt Nam đã mở mắt cho nhiều người về sự sai lầm ngộ nhận, sự phó thác tình cảm yêu nước thiêng liêng của mình vào tay CS...
Còn người Mỹ, chưa hẳn đã thất bại hoàn toàn mà Mỹ chịu thua rút quân đội về nước là do bởi một phần do sức mạnh quật cường của người nông dân Việt bị CS lợi dụng; Mặt khác chính phủ Mỹ còn bị một sức ép, sức kháng cự quyết liệt của nhân dân Mỹ chán ghét chiến tranh…Người Mỹ không muốn con em mình phải chết tại một chiến trường xa xôi chẳng liên quan gì đến quyền lợi của nước Mỹ…
Những cuộc xuống đường được hàng triệu người tham gia; Những bộ phim của Oliver Stone đã cho thấy nội bộ nước Mỹ bị cắt xé đau đớn ra nhiều mảng như thế nào bởi cuộc chiến Việt Nam…
Kissinger là người tìm cách giúp Chính phủ Mỹ rút ra khỏi cái vũng lầy cuộc chiến Việt Nam, tìm cách từ mặt, không dây với cái đám CS hiếu chiến…Và lần này ông Trump mời Kissinger để không ngoài mục địch để tham vấn các đối sách thích hợp để ứng phó với 2 thằng CS cuối cùng của hành tinh này đang xưng hùng xưng bá ở Châu Á; Điều trớ trêu là cả 2 thằng CS này lại đang ứng xử với nhau như chó với mèo và đều muốn bắt tay với Mỹ, lợi dụng Mỹ để diệt nhau…
Trong thâm tâm, một nhà tài phiệt như Trump chắc chỉ muốn “chôn sống” cho khuất mắt cả 2 thằng CS thối tha này nhưng chắc là không làm nổi bằng súng đạn ví Mỹ đã từng làm và thất bại ?
Chắc Trump muốn tranh thủ kiến thức và kinh nghiệm của Kissinger vì ông biết không người Mỹ, không chính khách Mỹ nào hiểu 2 cái thằng CS này bằng Kissinger…
Nếu giai đoạn 1972, Mỹ “ chơi con bài Trung Quốc” để kiềm chế Việt Nam CS, giúp Mỹ thoát ra khỏi bãi lầy cuộc chiến Việt Nam và giúp Mỹ làm sụp đổ Liên bang Xô Viết và khối Đông Âu thì hiện nay Trump định tiêu diệt đám CS nặc nô bằng cách: bắt tay với Trung Cộng để diệt Việt Cộng hay ngược lại dùng Việt Cộng để kiềm chế làm uy sụp Trung Cộng như chính sách của Chính phủ Obama-Clinton?
Chưa rõ Trump sẽ áp dụng chiến lược nào phải chờ khi ông nhậm chức mới biết…Chắc ông Trump hiểu triết lý sống của người châu Á: Không thể bẻ đũa cả bó !
Việc Trump tuyên bố hủy TPP chưa thể đánh giá đầy đủ được chính sách đối ngoại và chính sách “diệt cộng” của Trump sẽ như thế nào; Chỉ biết rằng: Trong chính quyền Mỹ sắp tới, có rất nhiều các nhà tài phiệt và các tướng diều hâu do vậy họ không dễ gì chung giường chung chiếu với đám CS nặc nô…
Đối với người dân Việt Nam biết đâu việc Trump hủy TPP sẽ là cái điềm giống như chuyện “ Tái ông mất ngựa” trong truyện ngụ ngôn Trung Quốc…

P.L.T.

Không có nhận xét nào: