Phạm Viết Đào.
Đây là thông tin mà người viết được một người bạn kể cho nghe
trong thời gian “ tu nghiệp 258”?
Người bạn ở cùng phòng
cho biết thông tin này kể rằng: trước đó, khi đang ở ngoài xã hội, anh có điều
kiện giao lưu với người nhà hình như con ông Trần Độ nên biết được thông tin
này?
Nếu quả thật tướng Trần
Độ bị quân đội Sài Gòn bắt giai đoạn 1973-1974 thì quả là một thông tin quan
trọng nhưng tại sao lại ít người biết?
Để kiểm chứng lại thông tin
này, xin đưa lại tiểu sử của Tướng Trần Độ do WikiPedia đưa:
“ Tiểu sử[
Ông
tên thật là Tạ Ngọc Phách, sinh trưởng trong một gia đình công chức
ở xã Tây Giang huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình. Bố ông là thư ký ở toà thông sứ tại Hà Nội,
thường gọi là "quan phán".
Năm 1939, ông tham gia làm báo Người Mới cùng với Nguyễn Thường
Khanh, tức Trần Mai Ninh ở Hà Nội. Trong cuộc ruồng
bố năm đó, ông bị Pháp bắt giữ nhưng không có chứng cứ để buộc tội nên ông lại
được thả.
Năm 1946, ở tuổi 23, ông làm
Chính ủy Mặt trận Hà Nội khi Toàn quốc kháng chiến. Năm 1948 ông được phong
hàm đại tá. Sau đó ông tham gia làm báo Vệ quốc quân (sau này là báo Quân đội
Nhân dân) trực thuộc Cục Chính trị, từ số 21 trở đi ông là Chủ nhiệm báo.
Năm 1950, ông làm chính ủy
Trung đoàn Sông Lô mà Lê Trọng Tấn làm Trung đoàn trưởng, rồi
làm Chính ủy Đại đoàn 312. Năm 32 tuổi (1955), Trần Độ là Chính ủy
Quân khu 3 (Quân khu Tả ngạn) và đến năm 1958 được phong hàmThiếu tướng.
Còn đây
là tiểu sử của Tướng Trần Độ được NXB Hội Nhà văn biên soạn 2012:
“Năm 1965 - 1975
Tháng 3/1965, ông vào B2, tại đây ông là Ủy viên
BCH Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân uỷ Miền, Phó Chính uỷ Bộ Chỉ huy Quân giải
phóng miền Nam kiêm Chủ nhiệm Chính trị (đến tháng 12/1966), Chính uỷ chiến
dịch Đồng Xoài (05/1965). Tham gia chuẩn bị và chỉ huy Xuân Mậu Thân (1968).
Tháng 8 – 10/1969 ra Hà Nội dự Hội nghị. Trực tiếp tham gia chỉ đạo chiến dịch
ở Cam pu chia (02/1970), chiến dịch Nguyễn Huệ (4/1971). Được cử làm uỷ viên
BCH Trung ương (10/1973). Thời gian ở chiến trường miền Nam, ông viết nhiều bài
bình luận quân sự, tổng kết kinh nghiệm công tác chính trị với các bút danh
Trần Quốc Vinh, Chín Vinh, Cửu Long.
Tháng 3/1974, ông được thăng quân hàm Trung tướng.
Tháng 6/1974, ông ra Hà Nội họp Hội nghị quân sự cao cấp toàn quốc, rồi được
giao làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị phụ trách công tác tổng kết chiến
tranh, đồng thời là Phó Ban miền Nam của Trung ương Đảng (đến tháng 9/1975).