Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

KHỐN KHỔ ĐẤT NƯỚC TÔI...SẮP CẠN NGUỒN THU; Dự kiến đánh thuế tài sản nhà trên 700 triệu đồng, ngân sách thu thêm 1,5 tỷ USD; Sở hữu nhà trên 700 triệu đồng phải nộp Thuế Tài sản; Ôtô trên 1,5 tỷ đồng có thể phải đóng thuế tài sản

4 giờ· 
Trần Hoàng
Khốn khổ, 30 năm qua đã bán hết Dầu hỏa, các giếng dầu nay đã cạn, than đá nay đã hết, rừng đã chặt hết cây lấy gỗ bán, đã xuất khẩu hơn 1 triệu người đi lao động ở nước ngoài để thu ngoại tệ…
Đã bán hơn 497 triệu tấn dầu khí (1987-2017).
Việt kiều đã gởi về hơn 129 tỷ đô la (1991-2017).
Tính tới cuối năm 2016, đã vay mượn hơn 431 tỷ đô la. Trong đó, WB đã viện trợ và cho vay 22,5 tỷ đô la; ADB đã viện trợ và cho vay 16 tỷ đô la (1993-2016); Nhật cho vay 27 tỷ đô la; Hàn Quốc 12 tỷ đô la; Đức, Ý, Hà Lan, Hồng kong, Đài Loan, Mã Lai, các nước Bắc Âu… Quỹ bảo hiểm XH của công nhân viên…
Với một lượng tiền khổng lồ như thế mà đảng và Nhà Nước với 5 đời thủ tướng vẫn không biết cách lập kế hoạch cho kinh tế VN phát triển, nhưng lại đòi chỉ đạo.
Cộng sản VN đã từng coi đánh bài là một trong 3 tệ nạn xã hội. Nhưng nay chỉ còn biết dựa vào 3 sòng bạc để phát triển.
Chủ nghĩa Mác- Lênin ở đâu mà không lấy ra để vận dụng.
Kinh tế XHCN nhất định thắng. Kinh tế Tư bản bóc lột nhất định thua…  :).
______
Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt 1945, để tái thiết Châu Âu, Mỹ đã lập ra kế hoạch Marshall viện trợ 12 tỷ đô la; và viện trợ cho Nhật 4 tỷ đô la.
30 năm sau, Tây Âu và Nhật đã phát triển vượt bực. Các ngành công nghiệp về ô-tô hồi phục và phát triển không thua kém Mỹ; công nghệ bán dẫn như truyền hình màu, radio cassette, và vệ tinh tương đương với Mỹ hoặc tốt hơn.
Còn các ông CSVN: thì ngành công nghiệp nhẹ vẫn không làm nổi đinh ốc có chất lượng cho điện thoại thông minh của Samsung.


Sở hữu nhà trên 700 triệu đồng phải nộp Thuế Tài sản

Thay vì đánh thuế với ngôi nhà thứ hai, Bộ Tài chính chọn phương án tính thuế với mọi căn nhà, đất. 




Các phương án đề xuất đối với việc đánh thuế bất động sản trong dự án Luật thuế tài sản được ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính chia sẻ tại buổi họp báo chiều 13/4. Theo đó, thay vì đánh thuế với nhà thứ hai như một số ý kiến nêu trước đó, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng với mọi chủ sở hữu nhà, gồm căn hộ chung cư, đất ở, đất xây nhà chung cư, đất kinh doanh..., có giá trị từ 700 triệu đồng, thuế suất là 0,4% (cho phần giá trị vượt 700 triệu đồng). Ví dụ căn nhà có giá trị 1,7 tỷ đồng, chủ sở hữu sẽ phải nộp 4 triệu đồng thuế tài sản cho phần 1 tỷ đồng vượt ngưỡng đó.
Với nhà căn hộ chung cư, giá để tính thuế theo Luật này là giá tính theo diện tích ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất hoặc trên quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc hợp đồng giao đất.
Trong khi đó, với đất sẽ có 2 phương án xác định giá để tính thuế. Phương án một  theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh công bố tại thời điểm tính thuế. Với phương án này, Bộ Tài chính cho rằng khá đơn giản và khả thi. Tuy nhiên, nhược điểm là mỗi m2 giá đất tính thuế chưa theo sát biến động thị trường.
Phương án 2 là tính theo giá một m2 đất trên thị trường tại thời điểm tính thuế. Tuy nhiên, cách tính này có nhược điểm theo Bộ Tài chính là chưa phù hợp với Việt Nam do chưa có hệ thống định giá tài sản đáp ứng yêu cầu. Với phân tích trên, cơ quan này cho rằng nên thực hiện phương án một.
Thuế suất theo Luật Thuế Tài sản được Bộ Tài chính đề xuất là 0,4% giá trị căn nhà. Ảnh: Bá Đô.
Thuế suất theo Luật Thuế Tài sản được Bộ Tài chính đề xuất là 0,4% giá trị căn nhà. Ảnh:Nhật Quang.
Về thuế suất, cơ quan soạn thảo ban đầu cũng đưa ra hai phương án là 0,3% và 0,4% giá trị (phần vượt 700 triệu đồng). Theo tính toán, nếu tính thuế suất 0,3%, từ nhà có giá trị 700 triệu trở lên, ngân sách thu về 23.300 tỷ đồng. Còn nếu tính thuế suất 0,4%, ngân sách thu về 31.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn chọn phương án áp dụng thuế suất 0,4% để "phù hợp với quy định mức thuế suất thuế tài sản của các nước, khai thác tốt nguồn thu từ thuế tài sản, đảm bảo là nguồn thu ổn định, thực hiện mục tiêu cơ cấu lại thu ngân sách".
Dù ở phương án nào, Bộ Tài chính đều đề xuất đối với đất sử dụng không đúng mục đích sẽ áp dụng mức thuế suất 1% để hạn chế tình trạng đầu cơ, tránh lãng phí. Đất lấn chiếm có thể chịu thuế 2%.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng thừa nhận nhược điểm của các phương án này là tác động mạnh đến người dân, đặc biệt là những người dù có quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, nhà ở giá trị lớn nhưng không có thu nhập để đóng thuế. Để giải quyết điều này, cơ quan đề xuất cho biết có đưa một điều vào dự thảo Luật, trong đó quy đinh cho phép chậm nộp tiền thuế đến khi chuyển nhượng. 
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, vài ngày tới mới gửi xin ý kiến các bộ, ngành, UBND các địa phương và đăng tải rộng rãi trên website về các nội dung đề xuất trong Luật thuế tài sản. Sau đó, dựa trên ý kiến tiếp thu, cơ quan này mới xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và đưa vào chương trình xây dựng luật.
Tại cuộc họp báo, Bộ Tài chính cũng cho biết lý do không đề xuất đánh thuế tài sản đối với căn nhà thứ 2 trở đi vì có một số nhược điểm. 
Thứ nhất, cách làm này không đảm bảo công bằng bởi có trường hợp người chỉ có một căn nhà diện tích lớn hoặc giá trị lớn thì không bị đánh thuế, trong khi người có 2 căn nhà mỗi nhà 50m2 lại bị ảnh hưởng. Hơn nữa, đánh thuế với căn nhà thứ hai sẽ khó khăn trong triển khai thu thuế, chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc đánh thuế căn nhà thứ hai trở đi, chỉ được áp dụng tại một vài nước trên thế giới (như Singapore, Nhật, Anh, Pháp), nơi có thị trường bất động sản minh bạch, có hệ thống quản lý nhà, đất chặt chẽ. Thực tế tại Việt Nam các giao dịch mua bán bất động sản chủ yếu thực hiện trên hệ thống văn bản, giấy tờ, việc áp dụng công nghệ thông tin vẫn còn rất hạn chế, do đó, việc xác định sở hữu nhà thứ 2 trở đi của tổ chức, cá nhân là phức tạp. 
Nếu đánh thuế với ngôi nhà thứ 2, Bộ Tài chính cho biết sẽ tác động đến thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư...
Nguyễn Hà


Dự kiến đánh thuế tài sản nhà trên 700 triệu đồng, ngân sách thu thêm 1,5 tỷ USD

Dân trí Bộ Tài chính xây dựng phương án thuế suất thuế tài sản đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế theo 2 phương án là lấy ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng hoặc lấy ngưỡng không chịu thuế là 1 tỷ đồng.
 >> Giá nhà cao gấp 25 lần, TPHCM đề nghị chưa thu thuế tài sản
 >> Chủ tịch Quốc hội lo đánh thuế tài sản tạo cú sốc cho bất động sản
 >> Đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm: Nên sớm áp dụng Luật Thuế tài sản



Bộ Tài chính đã tiến dần đến dự luật đánh thuế tài sản (Ảnh minh họa)
Bộ Tài chính đã tiến dần đến dự luật đánh thuế tài sản (Ảnh minh họa)
Tại buổi họp báo chuyên đề về Dự án Luật thuế tài sản diễn ra chiều nay (13/4), Bộ Tài chính đã trình bày một số nội dung về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản. Theo đó, Bộ này dự kiến đề xuất một số phương án đánh thuế đối với việc sở hữu nhà, đất.
Phân tích về các phương án tính thuế, Bộ Tài chính cho biết, về xác định ngưỡng không chịu thuế đối với nhà có 2 cách là xác định ngưỡng không chịu thuế theo giá trị hoặc xác định ngưỡng không chịu thuế theo diện tích.
Trong đó, việc áp dụng ngưỡng không chịu thuế theo diện tích có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, thuận lợi trong việc xác định số thuế phải nộp; ổn định, không thay đổi theo thời giá. Tuy nhiên, việc xác định ngưỡng không chịu thuế theo diện tích có nhược điểm là điều tiết cả đối với người sử dụng nhà có giá trị không lớn, nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố, nhà tại nông thôn có diện tích vượt ngưỡng không chịu thuế nhưng giá trị thấp; trong khi đó lại không điều tiết đối với nhà giá trị lớn nhưng diện tích nằm trong ngưỡng không chịu thuế.
Ví dụ: theo số liệu về nhà ở năm 2011 tại Đề án Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế theo diện tích là 100m2 thì sẽ có khoảng gần 1,9 triệu căn bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ (trong đó có hơn 1,1 triệu căn ở nông thôn) vẫn phải chịu thuế.
Bộ Tài chính cho rằng, việc áp dụng ngưỡng không chịu thuế theo giá trị nhằm đảm bảo mục tiêu của thuế tài sản, không điều tiết đối với nhà có giá trị dưới ngưỡng không chịu thuế, điều tiết cao đối với nhà có giá trị lớn, đảm bảo công bằng xã hội (chỉ tính thuế đối với nhà có giá trị vượt ngưỡng không chịu thuế). Việc áp dụng ngưỡng không chịu thuế theo giá trị sẽ phân biệt được các loại nhà khác nhau.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị lấy ngưỡng không chịu thuế theo giá trị để đánh thuế tài sản đối với nhà. Cụ thể, Bộ Tài chính xây dựng phương án thuế suất thuế tài sản đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế theo 2 phương án là lấy ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng hoặc lấy ngưỡng không chịu thuế là 1 tỷ đồng.
Còn về các phương án thuế suất, Bộ Tài chính cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế nêu trên thì mức thuế suất thuế tài sản thấp nhất là 0,2%. Tuy nhiên, đa số các nước áp dụng mức thuế suất thuế tài sản cao, trong đó có một số nước trong khu vực như Indonesia 0,5%; Philippines 1% và 2%. 2 phương án thuế suất thuế tài sản được tính đến là áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,3% hoặc 0,4%.
Bộ Tài chính cho biết, với thuế suất 0,3%, dự kiến số thu thuế tài sản là khoảng 22.700 tỷ đồng nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng hoặc khoảng 23.300 nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng. Còn đối với phương án thuế suất 0,4%, số thu thuế tài sản khoảng 30.300 tỷ đồng nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng hoặc khoảng 31.000 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng.
Với tất cả các phương án trên, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo phương án thuế suất 0,4% và áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng.
Ngoài ra, trong quá trình thảo luận xây dựng dự án Luật, có ý kiến đề nghị chỉ đánh thuế tài sản đối với căn nhà thứ 2 trở đi. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính phương án này không đảm bảo công bằng và khó khăn trong triển khai thực hiện thu thuế, chưa phù hợp với điều kiện triển khai thực tế tại Việt Nam cũng như có thể làm giảm mức hấp dẫn của thị trường bất động sản Từ phân tích trên, đề nghị không thực hiện phương. Do đó, Bộ này đề xuất không đánh thuế đối với ngôi nhà thứ 2 trở đi.
Theo quy định của Luật nhà ở và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị” ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012 của Bộ Xây dựng thì nhà và công trình xây dựng trên đất (tài sản gắn liền với đất) được phân chia theo mục đích sử dụng nhà và công trình. Theo đó, nhà ở, gồm: Nhà chung cư; Nhà ở riêng lẻ (biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập). Ngoài ra, còn có nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư
Phương Dung

Ôtô trên 1,5 tỷ đồng có thể phải đóng thuế tài sản


Việc đánh thuế tàu bay, du thuyền, ôtô giá trên 1,5 tỷ đồng được Bộ Tài chính đề cập trong đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản.
Bộ Tài chính vừa kiến nghị với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội để đưa dự án Luật thuế tài sản vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Thông tin cụ thể về phạm vi, đối tượng chịu ảnh hưởng của Luật thuế này vừa được ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế chia sẻ với báo chí chiều 13/4.
Trong đó, Bộ Tài chính đang cân nhắc và lấy ý kiến việc đánh thuế tài sản với tàu bay, ôtô và du thuyền. Cụ thể, các tài sản này nếu có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên (trừ loại sử dụng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, hành khách) có thể chịu mức thuế 0,3% hoặc 0,4%. Đối với tài sản mới, giá tính thuế là giá trị tại thời điểm tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định.
Oto tren 1,5 ty dong co the phai dong thue tai san hinh anh 1
Tàu bay, ôtô và du thuyền có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên (trừ loại sử dụng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, hành khách) có thể chịu mức thuế 0,3% hoặc 0,4%.
Đối với tàu bay, du thuyền, ôtô đã qua sử dụng, giá tính thuế được xác định bằng giá trị tài sản với tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản mới, nhân với tỷ lệ % chất lượng còn lại của tài sản do UBND cấp tỉnh ban hành theo thời gian sử dụng tại thời điểm tính thuế.
Lý giải thêm, ông Thi cho biết, vì số thu này liên quan đến nguồn thu của địa phương để đầu tư hạ tầng. Do đó, trong trường hợp cần áp dụng mức thuế suất cao hơn, HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh tăng nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung. Theo ông, quy định này nhằm tạo tính chủ động của chính quyền địa phương để quy định mức thuế suất thuế tài sản cho phù hợp.

Theo đại diện Bộ Tài chính, kinh nghiệm quốc tế cho thấy hiện có 3 nước đánh thuế tài sản đối với động sản gồm máy móc thiết bị, phương tiện, trong đó có ôtô, tàu bay, du thuyền là Hàn Quốc, Kazakhstan, Bolivia.
Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, hiện 100% tàu bay, du thuyền đăng ký ở Việt Nam thuộc sở hữu của tổ chức. Không có chiếc nào đăng ký thuộc sở hữu tư nhân.
Do đó, trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Tài chính vẫn nêu cả phương án không đánh thuế với nhóm tài sản này để lấy ý kiến.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, các nội dung đề xuất trong Luật thuế tài sản hiện cơ quan này chưa gửi xin ý kiến các bộ, ngành, UBND các địa phương và đăng tải rộng rãi trên website. Việc xin ý kiến các cơ quan này sẽ tiến hành sau vài ngày nữa. Sau đó, dựa trên ý kiến tiếp thu, cơ quan này mới xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và đưa vào chương trình xây dựng luật.

Không có nhận xét nào: