Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Mỹ và đồng minh dội hơn 100 tên lửa vào Syria; Syria bắn hạ hầu hết tên lửa của Mỹ và đồng minh;; Đại sứ Nga cảnh báo Mỹ: “Một lần nữa chúng tôi bị đe dọa”; Nga cảnh báo liên quân sẽ gánh "hậu quả" vì tấn công Syria

Syria bắn hạ hầu hết tên lửa của Mỹ và đồng minh

Dân trí Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp đã phóng hơn 100 tên lửa nhằm vào các mục tiêu khác nhau ở Syria và hệ thống phòng không của Syria đã bắn hạ hầu hết các tên lửa này.
 >> Báo Nga: Syria bắn hạ 20 tên lửa của Mỹ - Anh - Pháp
 >> Hình ảnh nghi vấn đầu tiên về cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Syria
 >> Mỹ và đồng minh dội hơn 100 tên lửa vào Syria

Video tạm dừng
Hệ thống phòng không của Syria đánh chặn các tên lửa của Mỹ và đồng minh

Các tên lửa của Mỹ và đồng minh nhằm vào 3 mục tiêu ở Syria. (Ảnh: RT)
Các tên lửa của Mỹ và đồng minh nhằm vào 3 mục tiêu ở Syria. (Ảnh: RT)
Bộ Quốc phòng Nga hôm nay cho biết, Mỹ cùng với Anh và Pháp rạng sáng 14/4 đã phóng tổng cộng 100 tên lửa hành trình và không đối đất vào các mục tiêu khác nhau ở Syria.
Cũng theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga, hệ thống phòng không của Syria đã bắn hạ hầu hết tên lửa của Mỹ và đồng minh. "Hệ thống phòng không Syria đã tiến hành một cuộc đáp trả đất đối không", thông cáo cho biết.

Các tổ hợp phòng không mà Syria sử dụng do Liên Xô sản xuất cách đây hơn 30 năm. "Các thiết bị phòng không được Syria sử dụng là hệ thống S-125, S-200 và Buk, Kvadrat để đối phó vụ tấn công tên lửa", thông cáo cho biết.
Quân đội Nga khẳng định các hệ thống phòng không của Nga không được dùng để đáp trả cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh nhằm vào Syria. "Không tên lửa nào của Mỹ và đồng minh đi vào khu vực phòng không của Nga - khu vực bảo vệ căn cứ không quân Hmeimim và căn cứ hải quân Tartus", thông cáo cho biết.
Trong một diễn biến liên quan, hãng thông tấn SANA dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Syria khẳng định, cuộc tấn công của phương Tây không thể tác động đến quyết tâm của quân đội Syria nhằm chống lại phiến quân và khôi phục quyền kiểm soát toàn bộ đất nước.
Theo truyền thông Syria, đợt tấn công diễn ra khoảng từ 4h-5h10 sáng ngày 14/4 theo giờ địa phương với 110 tên lửa nhằm vào 3 mục tiêu ở Damascus và Homs của Syria. Hãng thông tấn SANA của Syria, quân đội nước này đã kích hoạt hệ thống phòng không trong đó có Pantsir-S1 ở khu vực Damascus để đánh chặn các tên lửa.
Trước đó, phát biểu với báo giới, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford cho biết, Mỹ không rõ các hệ thống phòng không của Nga có tham gia ứng phó các cuộc không kích vào Syria hay không. "Tôi không nhận thấy bất cứ động thái nào của Nga", ông Dunford nói. Quan chức này cho biết thêm, Washington đã tính toán tỉ mỉ các mục tiêu tấn công ở Syria để tránh “động chạm” tới lực lượng của Nga ở đây.
Nga hiện triển khai hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và S-400 để bảo vệ bầu trời Syria. Đây là những hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách từ 250-400km và có khả năng tấn công đồng thời nhiều mục tiêu cùng lúc. Để hỗ trợ cho S-300 và S-400, Nga còn thiết lập các hệ thống phòng thủ tên lửa Pantsir-S1 có thể bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách từ 10-15km.
Năm ngoái, giới chuyên gia cũng cho rằng, Nga đã chọn cách thông báo cho phía Syria sơ tán lực lượng khỏi căn cứ Shayrat trước khi căn cứ này bị tấn công bởi 59 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, thay vì triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa S-300 hay S-400.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 13/4 theo giờ địa phương đã phát lệnh tấn công vào các mục tiêu nghi ngờ có liên quan đến vũ khí hóa học của Syria. Đợt không kích này được cho là nhằm vào 3 mục tiêu và có sự tham gia của lực lượng Anh và Pháp.
Giới chức Mỹ cảnh báo, Mỹ và các đồng minh sẽ còn thực hiện chiến dịch không kích cho đến khi Syria ngừng sử dụng vũ khí hóa học.
Minh Phương
Theo RT, Sputnik

Mỹ và đồng minh dội hơn 100 tên lửa vào Syria

Video tạm dừng

Dân trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác nhận, trong đợt không kích vào sáng sớm ngày 14/4, Mỹ và các đồng minh đã sử dụng số tên lửa nhiều gấp đôi vụ tấn công Syria tháng 4 năm ngoái.
 >> Báo Nga: Syria bắn hạ 20 tên lửa của Mỹ - Anh - Pháp
 >> Hình ảnh nghi vấn đầu tiên về cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Syria
 >> Tương quan sức mạnh giữa các nước trong cuộc xung đột tại Syria

Tóm tắt:
Tối ngày 13/4 giờ Mỹ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố tại Nhà Trắng rằng ông đã ra lệnh tấn công vào Syria.
Mỹ phối hợp chiến dịch tấn công cùng Anh và Pháp.
Sáng sớm ngày 14/4 giờ Syria, Mỹ và 2 đồng minh bắt đầu nã tên lửa vào Syria.
Ba mục tiêu bị tấn công được cho là các cơ sở vũ khí hoá học tại Damascus và Homs.
Mỹ và các đồng minh nói vụ tấn công nhằm đáp trả cáo buộc Syria tấn công bằng vũ khí hóa học tại Douma hồi tuần trước.
Video tạm dừng
Tổng thống Trump phát lệnh tấn công Syria

Hình ảnh được cho là tên lửa bay trên bầu trời Syria ngày 14/4 (Ảnh: AP)
Hình ảnh được cho là tên lửa bay trên bầu trời Syria ngày 14/4 (Ảnh: AP)
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi kiềm chế
Liên quan tới các cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu vào Syria, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã lên tiếng kêu gọi các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc "kiềm chế trong những tình hình nguy hiểm này".
"Tôi kêu gọi các thành viên Hội đồng Bảo an kiềm chế, đoàn kết và thể hiện trách nhiệm", ông Antonio nói.
Hơn 100 tên lửa của Mỹ và đồng minh nã vào Syria
Theo xác nhận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis, trong lần không kích này, Mỹ và đồng minh sử dụng số tên lửa gấp đôi năm ngoái khi tấn công căn cứ Shayrat của Syria. Nghĩa là, Mỹ và các đồng minh đã dùng hơn 100 tên lửa để tấn công 3 mục tiêu ở Syria trong vòng khoảng 70 phút từ 4h đến 5h10 sáng 14/4 theo giờ Syria.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, khoảng 100 tên lửa hành trình và không đối đất đã tấn công vào Syria. Sputnik dẫn tin truyền thông địa phương Syria cho biết, quân đội Syria đã đánh chặn thành công 20 tên lửa.
Hiện chưa rõ con số thương vong, thiệt hại sau vụ tấn công.
Video tạm dừng
Hệ thống phòng không của Syria đánh chặn các tên lửa của Mỹ và đồng minh
Khoảnh khắc Tổng thống Pháp hạ lệnh tấn công Syria
Điện Elysee hôm nay đã công bố bức ảnh cho thấy khoảnh khắc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ra lệnh tham gia không kích Syria. Tổng thống Macron được nhìn thấy chủ trì một cuộc họp với các quan chức cấp cao của chính phủ. Ông Macron cáo buộc chính quyền Syria đứng sau vụ tấn công hóa học ở Douma hồi tuần trước và rằng "Syria đã vượt quá giới hạn đỏ mà Pháp vạch ra hồi tháng 5/2017".

Tổng thống Pháp ra lệnh tấn công Syria tối 13/4. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Pháp ra lệnh tấn công Syria tối 13/4. (Ảnh: AFP)
Nga cảnh báo phương Tây phải gánh "hậu quả"
Không lâu sau khi Mỹ và các đồng minh tiến hành không kích Syria, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo trên tài khoản Facebook rằng phương Tây sẽ phải gánh "hậu quả" và Mỹ, Anh, Pháp phải chịu trách nhiệm cho việc này.

Cảnh báo của Đại sứ Nga tại Mỹ (Ảnh: Twitter)
Cảnh báo của Đại sứ Nga tại Mỹ (Ảnh: Twitter)
Bộ Ngoại giao Nga cũng lên tiếng chỉ trích cuộc tấn công của Mỹ và các đồng minh cho rằng, thủ đô Damascus bị tấn công trong lúc Syria đang có cơ hội hướng tới một tương lai hòa bình.
Cùng ngày, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Yuri Shvytkin đã kêu gọi Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc họp khẩn để lên án chiến dịch quân sự của Mỹ cùng Anh và Pháp tại Syria.
Mỹ sử dụng lượng vũ khí gấp đôi năm ngoái để tấn công Syria
Khi được hỏi về việc làm thế nào để Mỹ có thể đảm bảo chắc chắn rằng cuộc tấn công lần này sẽ góp phần ngăn chặn việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học trở lại, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho biết “không gì là chắc chắn”.
Tuy nhiên, theo ông Mattis, Mỹ đã sử dụng gấp đôi số vũ khí mà quân đội nước này từng triển khai trong cuộc không kích nhằm vào căn cứ không quân Syria hồi năm ngoái. CNN dẫn lời hai quan chức quân đội Mỹ cho biết, trong lần không kích này, Mỹ đã sử dụng ít nhất một tàu chiến ở Hồng Hải. Các máy bay ném bom B-1 cũng được sử dụng cho đợt tấn công.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (Ảnh: Getty)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (Ảnh: Getty)
“Rõ ràng chính quyền (Tổng thống) Assad đã không nhận được thông điệp vào năm ngoái. Lần này các đồng minh của chúng tôi và chúng tôi tấn công mạnh hơn. Chúng tôi đã cùng nhau gửi một thông điệp rõ ràng tới Assad và các tướng lĩnh của ông ấy rằng họ không nên tiếp tục gây ra một vụ tấn công hóa học nào thêm nữa”, Bộ trưởng Mattis nhấn mạnh.
Ông nói, hiện chưa có báo cáo về thương vong trong đợt tấn công này.
Mỹ tránh "động chạm" các lực lượng của Nga
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford cho biết, Mỹ "xác định tỉ mỉ" từng mục tiêu để hạn chế tối đa nguy cơ liên quan đến lực lượng của Nga. Ông cho biết, đường dây nóng nhằm giảm căng thẳng giữa Nga và Mỹ cũng đã được sử dụng trước khi tiến hành đợt không kích để đảm bảo an toàn trên không.
Đợt không kích đầu tiên kết thúc
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford cho biết với báo giới rằng: "Đợt không kích đầu tiên này đã kết thúc, đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở đây để nói với quý vị".
Tuy nhiên, Tổng thống Trump và giới quốc phòng Mỹ trước đó đã nêu rõ đây không phải là đợt không kích duy nhất, Mỹ và các đồng minh sẽ duy trì chiến dịch không kích đáp trả này cho đến khi Syria ngừng sử dụng vũ khí hóa học.
3 mục tiêu tấn công

Bản đồ vị trí các mục tiêu tấn công của liên minh Mỹ - Anh - Pháp (Đồ họa: BBC)
Bản đồ vị trí các mục tiêu tấn công của liên minh Mỹ - Anh - Pháp (Đồ họa: BBC)
CNN dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, chiến dịch không kích bắt đầu lúc 9h tối ngày 13/4 theo giờ địa phương và nhằm vào 3 mục tiêu ở Syria gồm: trung tâm nghiên cứu khoa học ở Damascus, kho vũ khí hóa học ở Homs, kho chứa nguyên liệu vũ khí hóa học gần kho vũ khí hóa học ở Homs.
Đài truyền hình Syria cho biết, hệ thống phòng không của quân đội nước này đã đánh chặn thành công các tên lửa nhằm vào mục tiêu ở Homs do vậy không có bất cứ thiệt hại nào tại đây.
4 máy bay chiến đấu Anh tham gia tấn công
Bộ Quốc phòng Anh cho biết, 4 máy bay chiến đấu Tornados của Không quân Hoàng gia Anh xuất kích từ đảo Síp đã phóng các tên lửa Storm Shadow nhằm vào một căn cứ tên lửa cũ ở Syria gần thị trấn Homs, nơi quân đội Syria bị cho là dùng để lưu trữ nguyên liệu sản xuất vũ khí hóa học.
Syria bắn hạ 20 tên lửa
Video tạm dừng
Video nghi tên lửa Syria bắn Tomahawk Mỹ
Đài truyền hình quốc gia Syria cho biết, đợt tấn công của Mỹ và các đồng minh đã nhằm vào trung tâm nghiên cứu khoa học ở Barzeh. Hệ thống phòng không của Syria cũng đã bắn hạ được 20 tên lửa ở Al Kiswah, ngoại ô Damascus.
Thông tin trên mạng xã hội Twitter cho biết, Syria đã sử dụng hệ thống phòng không Pantsir S1 cho hoạt động đánh chặn này.
6 tiếng nổ lớn

Những vệt sáng trên bầu trời Damascus (Ảnh: AP)
Những vệt sáng trên bầu trời Damascus (Ảnh: AP)
Đài truyền hình quốc gia của Syria cho biết, những vụ nổ này là kết quả của các đợt không kích vào Damascus và các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, hiện phía Syria chưa thông tin về những mục tiêu bị tấn công.
Reuters dẫn lời một nhân chứng cho biết đã nghe thấy ít nhất 6 tiếng nổ lớn ở khu vực Damascus. Nhân chứng thứ hai cho biết, một trong những mục tiêu bị tấn công là quận Barzah ở Damascus. Barzah là nơi đặt trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của Syria.
CNN dẫn lời giới chức quốc phòng Mỹ cho biết, cả máy bay và tàu chiến Mỹ đều tham gia trong chiến dịch tấn công này.
Quân đội Syria được cho là đã kích hoạt hệ thống phòng không để đối phó.
Sputnik dẫn thông tin đăng tải trên các mạng xã hội cho biết, hệ thống phòng không Syria đã được kích hoạt sau khi những tiếng nổ lớn vang lên ở khu vực gần thủ đô Damascus. Hiện chưa rõ nguồn gốc của những vụ nổ này.

Hình ảnh đầu tiên về một vụ nổ lớn tại Syria (Ảnh: Twitter)
Hình ảnh đầu tiên về một vụ nổ lớn tại Syria (Ảnh: Twitter)
Anh, Pháp phối hợp tấn công

(Từ trái sang phải) Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Ảnh: Getty)
(Từ trái sang phải) Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Ảnh: Getty)
Tổng thống Donald Trump cho biết, Anh và Pháp sẽ phối hợp với Mỹ trong chiến dịch quân sự này.
Không lâu sau tuyên bố của ông Trump, Thủ tướng Anh Theresa May cũng ra thông cáo xác nhận đã cho phép quân đội Anh tiến hành các cuộc tấn công phối hợp nhằm phá hủy năng lực vũ khí hóa học của Syria.
Thủ tướng May nhấn mạnh: "Đây không phải là hành động can thiệp vào một cuộc nội chiến. Không phải thay đổi chế độ. Đó là một cuộc tấn công có mục tiêu và có giới hạn, không làm gia tăng căng thẳng ở khu vực và bằng mọi giá ngăn chặn thiệt hại của người dân". Bà cũng cho biết thêm rằng, mặc dù cuộc tấn công nhằm vào Syria nhưng cũng nhằm mục đích gửi thông điệp tới bất cứ quốc gia nào sử dụng vũ khí hóa học.
"Đây là lần đầu tiên ở cương vị thủ tướng tôi phải đưa ra quyết định đưa quân đội tham chiến, đó là quyết định không hề dễ dàng", bà May cho hay.
Ông Trump ra lệnh tấn công Syria
Video tạm dừng
Ông Trump lệnh tấn công chính xác vào Syria
Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối ngày 13/4 tuyên bố, ông đã "bật đèn xanh" cho một đợt tấn công tên lửa chính xác nhằm vào cơ sở vũ khí hóa học của Syria.
"Cách đây không lâu, tôi đã ra lệnh cho quân đội Mỹ tiến hành các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu liên quan đến năng lực vũ khí hóa học của chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad",Reuters dẫn lời Tổng thống Trump.
Tổng thống Trump cho biết, mục đích của chiến dịch không kích Syria là "tạo sức răn đe cứng rắn đối với việc sản xuất, phổ biến và sử dụng vũ khí hóa học".
"Sự phối hợp của lực lượng Mỹ, Anh và Pháp nhằm đáp trả những tội ác này sẽ bao gồm tất cả các công cụ sức mạnh dân tộc của chúng tôi: quân sự, kinh tế, ngoại giao", ông Trump nói.
Tổng thống Mỹ cũng phát tín hiệu rằng, các cuộc không kích sẽ tiếp diễn nếu chính quyền Syria chưa ngừng sử dụng vũ khí hóa học. "Chúng tôi sẵn sàng duy trì việc đáp trả này cho tới khi Syria ngừng sử dụng các chất độc hóa học bị nghiêm cấm", ông nói.
Một quan chức cấp cao khác của Mỹ cũng xác nhận: "Những gì quý vị chứng kiến đêm nay chưa phải là những đáp trả cuối cùng của Mỹ. Chúng tôi đã lập kế hoạch linh hoạt cho phép các cuộc tấn công tiếp theo dựa trên kết quả của cuộc không kích tối nay".
Một quan chức khác cho biết, mối bận tâm lớn của Mỹ là hiện năng lực của Nga ở Syria cải thiện thế nào so với năm ngoái. Một số nguồn tin nói rằng, năng lực phòng không của Nga tại đây đã được cải thiện đáng kể.
Minh Phương
Tổng hợ


Thứ Bảy, 14/04/2018 - 10:23

Đại sứ Nga cảnh báo Mỹ: “Một lần nữa chúng tôi bị đe dọa”

Dân trí Đại sứ Nga tại Mỹ đã chính thức đưa ra cảnh báo với Mỹ về những hậu quả xảy ra sau cuộc tấn công nhằm vào Syria.
 >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: “Lần này chúng tôi mạnh tay hơn với Syria”
 >> Báo Nga: Syria bắn hạ 13 tên lửa của Mỹ - Anh - Pháp
 >> Ông Trump ra lệnh tấn công Syria, Anh - Pháp tham chiến


Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov (Ảnh: AFP)
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov (Ảnh: AFP)
Theo RT, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đã đưa ra thông cáo chính thức sau khi Tổng thống Donald Trump phát lệnh tấn công Syria vào tối qua 13/4.
“Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất đã thành hiện thực. Những lời cảnh báo của chúng tôi đã bị bỏ ngoài tai. Một kịch bản được lên kế hoạch từ trước đang được triển khai. Một lần nữa, chúng tôi đang bị đe dọa”, Đại sứ Antonov cho biết.
“Chúng tôi cảnh báo rằng những hành động như vậy sẽ không thể bỏ qua mà không có bất kỳ hậu quả nào. Tất cả trách nhiệm thuộc về Washington, London và Paris. Việc xúc phạm Tổng thống Nga là không thể chấp nhận được. Mỹ, quốc gia sở hữu kho vũ khí hóa học lớn nhất, không có quyền để đổ trách nhiệm cho nước khác”, ông Antonov nhấn mạnh.
Một quan chức khác của Nga là Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Alexander Sherin hôm nay cũng lên tiếng chỉ trích cuộc tấn công của Mỹ là hành động gây hấn, vi phạm mọi luật lệ quốc tế.
Liên quan tới cuộc tấn công của Mỹ, Anh và Pháp nhằm vào các cơ sở tại Syria sau khi cáo buộc chính quyền Damascus gây ra vụ tấn công hóa học khiến hàng chục người chết ở thị trấn Douma hôm 7/4, Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân của Mỹ, cho biết Mỹ đã “nhận diện cụ thể” các mục tiêu để giảm bớt nguy cơ đối với các lực lượng Nga tại Syria.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 13/4 đã phát lệnh tấn công vào các mục tiêu nghi ngờ có liên quan đến vũ khí hóa học của Syria. Đợt không kích này được cho là nhằm vào 3 mục tiêu và có sự tham gia của lực lượng Anh và Pháp.
Giới chức Mỹ cảnh báo, Mỹ và các đồng minh sẽ còn thực hiện chiến dịch không kích cho đến khi Syria ngừng sử dụng vũ khí hóa học.
Thành Đạt
Theo RT

Nga cảnh báo liên quân sẽ gánh "hậu quả" vì tấn công Syria


Đại sứ Nga tại Mỹ cảnh báo về các "hậu quả" ngay sau khi liên quân Mỹ - Anh - Pháp mở chiến dịch tấn công Syria. 
"Chúng tôi khuyến cáo, những hành động như vậy sẽ không được để yên và phải lĩnh các hậu quả. Mọi trách nhiệm thuộc về Washington, London và Paris", Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nhấn mạnh.
Syria,tình hình Syria,Nga,Mỹ,Anh,Pháp,Tổng thống Donlad Trump
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov. Ảnh: Politico
Theo ông Antonov, Nga cảm thấy bị đe dọa trước việc Mỹ quyết định không kích các mục tiêu ở Syria nhằm trả đũa cho vụ tấn công nghi dùng vũ khí hóa học ở Douma, Đông Ghouta ngày 7/4.
Trong khi ông Trump nhấn mạnh mục tiêu các hành động của Mỹ là nhằm "thiết lập một rào cản mạnh mẽ đối với việc sản xuất, phát tán và sử dụng vũ khí hóa học", ông Antonov đáp trả rằng, "Mỹ, nước đang sở hữu kho vũ khí hóa học lớn nhất thế giới, không có tư cách đạo đức để đổ lỗi cho những quốc gia khác".
Theo báo Russia Today, Bộ Ngoại giao Nga vừa ra tuyên bố lên án chiến dịch không kích Syria của liên quân.
"Damascus bị Mỹ, Anh và Pháp tấn công đúng vào lúc Syria đang quay trở lại cuộc sống hòa bình sau nhiều năm chống lại sự gây hấn của khủng bố", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Yuri Shvytkin cũng lên tiếng kêu gọi Đại Hội đồng Liên hợp quốc tổ chức một phiên họp khẩn để lên án chiến dịch quân sự của Mỹ cùng Anh và Pháp tại Syria.
Bất chấp các cảnh báo liên tiếp từ Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump đêm 13/4, theo giờ Mỹ (tức sáng 14/4, theo giờ Việt Nam) đã ra lệnh cho các lực lượng Mỹ phối hợp cùng liên quân Anh và Pháp tập kích các mục tiêu quân sự ở Syria.
Phát biểu trước báo giới sau đợt không kích, Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho biết, quân đội Nga đang hoạt động tại Syria đã không được thông báo trước về các mục tiêu tấn công.
Tuấn Anh

Không có nhận xét nào: