Toàn cảnh đá Gạc Ma, từ khoảng cách 5km /// Ảnh: Mai Thanh Hải



Toàn cảnh đá Gạc Ma, từ khoảng cách 5kmẢNH: MAI THANH HẢI




Bãi đá Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ ngày 14.3.1988 cho đến nay. Hiện Trung Quốc đã rầm rộ xây dựng, biến Gạc Ma thành điểm đồn trú đa mục đích.
Đá Gạc Ma là rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), nằm cách đảo Cô Lin của Việt Nam khoảng 7km về phía đông nam và bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ ngày 14.3.1988, sau khi bắn cháy, chìm 3 tàu vận tải quân sự và giết hại 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam.
Ngay sau khi chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc xây dựng điểm đồn trú gồm 3 kết cấu hình bát giác nằm trên cọc gỗ.
Đến đầu năm 1989, Trung Quốc đã hoàn thiện lô cốt xi măng cao 2 tầng và củng cố dần thành nhà bê tông 4 tầng với tường chắn sóng, tháp canh, các thiết bị thông tin liên lạc.
Từ năm 2014, phía Trung Quốc tập trung tàu thuyền, phương tiện cơ giới hiện đại nạo vét san hô, chuyên chở vật liệu từ bờ, hút nghiền đá san hô thành cát, phun lên làm nền để xây công trình, đường sá, bến tàu, sân bay nhỏ và các hạng mục kiên cố khác tại Gạc Ma. 
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 1
Tòa nhà trung tâm sơn màu trắng với các khẩu hiệu kẻ vẽ chữ đỏ
Đến giữa năm 2015, phía Trung Quốc đã  hoàn tất các hạng mục xây dựng cơ bản, như: tòa nhà trung tâm (Sở Chỉ huy) cao 7 tầng có đường dẫn cho xe cơ giới lên thẳng tầng 2, phía trên tầng 7 có thêm đài quan sát cao 3 tầng; các cột ra đa tầm xa, đài kiểm soát không lưu và các tòa nhà chức năng 2-3 tầng. 
Đặc biệt, cuối tháng 5.2015, phía Trung Quốc khởi công xây dựng hải đăng đa năng cao 50m, đường kính 4,5m và chỉ đầu tháng 10.2015 đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 2
Từ tầng 1 đến tầng 4 của tòa nhà được xây kín với đường chạy xe dẫn từ dưới lên, hòng giấu mọi hoạt động diễn ra bên trong
Trong chuyến công tác tại quần đào Trường Sa cuối tháng 5, đầu tháng 6.2016, PV Báo Thanh Niên đã có dịp tiếp cận sát đá Gạc Ma và ghi nhận các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép tại đây.
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 3
Ngọn hải đăng đa năng cao 50m, đường kính 4,5m sừng sững trước nhà trung tâm
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 4
Hệ thống điện gió cung cấp một phần năng lượng và một số xe cẩu, xe công trình vẫn đang thực hiện các công đoạn xây dựng công trình ngầm, nổi trên bãi đá
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 5
Cộng ăng ten thu phát sóng bao phủ cả khu vực cụm đảo Sinh Tồn
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 6
Các tổ hợp pháo hạm, pháo phòng không mọc lên ở các vị trí
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 7
4 tổ hợp ra đa tầm xa làm nhiệm vụ quan sát và dẫn đường cho máy bay
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 8
Khối lượng cát chuẩn bị cho việc xây dựng tiếp theo, được tập trung ở khu vực phía bắc bãi đá
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 9
Pháo hạm đặt trên nóc nhà làm việc của binh lính
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 10
Tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 545 của Trung Quốc hung hăng tấn công các tàu thuyền không phải của Trung Quốc tiếp cận bãi đá
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 11
Hai tàu hộ vệ tên lửa và hải giám của Trung Quốc tại bãi đá Gạc Ma
Áp sát Gạc Ma, 'mục sở thị' công trình Trung Quốc xây trái phép  - ảnh 12
Gạc Ma buổi chiều, ngọn hải đăng và đèn điện bật sáng trưng, nhìn xa như thành phố nổi



Mai Thanh Hải
(thực hiện


(Quốc tế) - Trung Quốc ngang nhiên lên kế hoạch xây dựng một “căn cứ ngầm” khổng lồ trong lòng Biển Đông.

Bloomberg hôm nay (8/6) đưa tin, Trung Quốc đang có kế hoạch thiết kế và xây dựng trái phép một trung tâm nghiên cứu ngầm trong lòng Biển Đông nhằm khai thác khoáng sản, hơn nữa có thể để phục vụ mục đích quân sự trong vùng biển tranh chấp này.
Theo bài diễn thuyết của Bộ Khoa học Trung Quốc, “trạm không gian” đại dương này dự tính nằm ở độ sâu 3.000 mét so với mực nước biển. Dự án được đề cập đến trong Kế hoạch kinh tế 5 năm hiện nay của Trung Quốc công bố vào tháng 3/2016 và xếp ở vị trí thứ 2 trong danh sách 100 công trình khoa học, công nghệ ưu tiên hàng đầu.
Trung Quốc lại lên kế hoạch xây dựng trái phép tại Biển Đông.
Trung Quốc lại lên kế hoạch xây dựng trái phép tại Biển Đông.
Giới chức Trung Quốc đã thông qua và quyết định đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án này.
Cho đến nay, có rất ít thông tin chi tiết, bao gồm cả thời gian, bản thiết kế hay dự toán chi phí, thậm chí cả địa điểm sẽ triển khai căn cứ ngầm của Bắc Kinh.
Bryan Clark, thành viên cao cấp tại Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược Washington nhận định với Bloomberg rằng: “Chưa từng có cơ sở nào đặt mục tiêu ở độ sâu như vậy, nhưng không có nghĩa là không thể. Nhiều tàu ngầm có người lái đã hoạt động ở độ sâu này gần 50 năm qua”.
Hồi tháng trước, tại Hội nghị Khoa học quốc gia, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết: “Biển sâu luôn là một kho báu quý giá chưa được khám phá và phát triển hết mức. Để có thể sở hữu những báu vật này, chúng ta phải kiểm soát công nghệ trong việc đưa tàu ngầm xuống đáy biển, khám phá cũng như phát triển các vùng biển sâu”.
Trong khi Trung Quốc ngày càng tỏ rõ sự thèm khát với nguồn tài nguyên thiên nhiên lẫn các yếu tố khác tại Biển Đông, dự án mới được trình bày gần đây cho thấy “căn cứ ngầm” này có khả năng được sử dụng cho mục đích quân sự. Bắc Kinh cũng đã từng đề xuất mạng lưới cảm biến có tên gọi “Dự án Vạn lí trường thành dưới nước” nhằm phát hiện tàu ngầm Hoa Kỳ và Nga.
Phát biểu về dự án này, ông Xu Liping – nhà nghiên cứu cấp cao về vấn đề Đông Nam Á tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết: “Phát triển tiềm năng đại dương là một chiến lược quan trọng đối với chính phủ Trung Quốc, song “trạm không gian đại dương” không có ý đồ chống lại bất cứ quốc gia nào trong khu vực.
Dự án này của Trung Quốc sẽ được sử dụng chủ yếu trong vấn đề dân sự, nhưng vẫn không thể loại trừ rằng khả năng thực hiện một số chức năng quân sự của nó”.
Theo Bloomberg, kế hoạch sẽ được tiến hành trong vòng một thập kỷ và là động thực thúc đẩy Trung Quốc trở thành siêu cường công nghệ toàn cầu vào năm 2030. Đơn vị sẽ thi hành dự án này là Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc. Dự kiến, khi đưa vào hoạt động, “căn cứ ngầm” có khả năng chửa hàng chục thuyền viên làm việc dưới nước trong vòng 1 tháng.
(Theo Báo Giao Thông)