Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

8 nỗi khổ lớn nhất của đời người;6 nguyên nhân khiến con người sống mệt mỏi, thống khổ; Một quả vải bằng 3 bó đuốc, ăn thế nào để không bị ‘bốc hỏa’?

18 mins trước 22 lượt xem

Ai cũng hiểu sinh, lão, bệnh, tử sẽ đến trọn một kiếp người. Làm thế nào để có thể thản đãng đón nhận, sống mà bình yên thuận theo quy luật nhân-quả? (Ảnh: Liễu Minh/ Đại Kỷ Nguyên)
Ai cũng hiểu sinh, lão, bệnh, tử sẽ đến trọn một kiếp người. Làm thế nào để có thể thản đãng đón nhận, sống mà bình yên thuận theo quy luật nhân-quả? (Ảnh: Liễu Minh/ Đại Kỷ Nguyên)

Đời người, niềm vui và nỗi buồn luôn luôn song hành tồn tại, ai cũng phải trải qua, không có ai là ngoại lệ. Vậy đâu là những nỗi khổ lớn của đời người?

1. Nỗi khổ thứ nhất của đời người: Sinh


Nhà Phật cho rằng thế giới thực tại là khổ. Chúng ta sinh sống trên thế gian, bản thân là khổ. Sống sống chết chết không biết lúc nào kết thúc? Thống khổ nguyên ở bản thân chúng ta. Cho nên, con người khi hạ sinh, lần đầu tiên cất tiếng chính là tiếng khóc.

2. Nỗi khổ thứ hai của đời người: Lão


Tuổi thanh xuân của mỗi người đều nhanh chóng trôi qua và biến mất, ẩn sâu vào những vết nhăn hằn trên cơ thể. Đồng thời tồn tại với sự sống là cái chết. Bản thể của mỗi người cũng đều trải qua quá trình sinh ra và chết đi. So với ngày hôm qua, ngày hôm sau ai cũng đều phải già đi cho dù chúng ta không nhìn rõ được sự lão hóa này bằng mắt thường. Người bình thường không cách nào có thể khống chế và làm thay đổi được quá trình này. Cho nên, mỗi khi nhìn lại, phát hiện ra mình đã già đi thì trong tâm sẽ phảng phất nỗi buồn.

Sen cũng có sinh, llão, bệnh, tử giống như đời người. Nên búp, nở thành bông, rụng cánh kết đài, rồi sinh hạt. (Ảnh: Sưu tầm)
Sen cũng có sinh, llão, bệnh, tử giống như đời người. Nên búp, nở thành bông, rụng cánh kết đài, rồi sinh hạt. (Ảnh: Sưu tầm)

3. Nỗi khổ thứ ba của đời người: Bệnh


Bên nhà Phật có câu rằng, trời không đo được gió và mây, người sớm tối có họa phúc, không thể dự liệu. Bệnh tật là nỗi khổ của đời người, ai ai cũng sẽ phải trải qua. Cho dù là ngày hôm nay khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhưng ngày mai cũng khó có thể biết trước được.

4. Nỗi khổ thứ tư của đời người: Tử


Phật gia cho rằng, chết là không đáng sợ như con người vẫn tưởng tượng. Bởi vì họ cho rằng, cái chết là khởi đầu của một sinh mạng mới. Luân hồi là để một sinh mệnh mới được ra đời. Nhưng sự lưu luyến, không muốn rời xa lúc con người chết đi chính là nỗi khổ.
5 Nỗi khổ thứ năm của đời người: Yêu thương phải chia lìa


Con người yêu thương nhau là truy cầu sự dung hợp. Yêu Thượng Đế là theo đuổi sự thống nhất hòa hợp về tinh thần. Nhưng tình yêu thương vốn cũng bao hàm sự thống khổ. Chính là bởi vì con người một khi yêu thương thì sẽ khó chấp nhận sự chia cách, chia ly. Cho nên, từ xa xưa người ta đã phải thốt lên rằng: “Hỏi thế gian tình là chi, mà khiến cho người ta phải thề nguyền sống chết?”

6. Nỗi khổ thứ sáu của đời người: Oán hận lâu dài


Con người ai cũng sống trong yêu thương, ân oán, nhưng lại không mấy ai hiểu được rằng, oán hận người bao nhiêu thì bản thân sẽ tổn thương bấy nhiêu. Càng yêu thương thì người ta càng oán hận, cho nên chính ham mê và tư dục là nguyên nhân của oán hận.

7. Nỗi khổ thứ bảy của đời người: Cầu mà không được


Bên Phật gia cho rằng, dục vọng của con người giống như một sợi dây cao su kéo căng. Một khi tìm không được điều mình đang truy cầu thì sẽ bật ngược trở lại bắn vào làm tổn thương mình, từ đó mà thống khổ. Càng truy cầu nhiều thì người ta càng thống khổ bởi vì những thứ con người truy cầu là vô cùng nhiều nhưng những thứ mà con người đạt được là phải dựa vào phúc báo của bản thân mới có được.
Một khi truy cầu không được, người ta dám làm nhiều việc xấu để đạt được và họ càng bị tổn thương, họ càng rơi vào thống khổ.

Cuộc sống vốn định ra cân bằng, con người luân hồi vì đức-nghiệp, nên đoạt được rồi cũng sẽ mất theo quan luật nhân-quả. Thuận theo an bài, chỉ làm điều tốt, không làm điều xấu, ấy mới là thuận theo quy luật vũ trụ. (Ảnh: Sưu tầm)
Cuộc sống vốn định ra cân bằng, con người luân hồi vì đức-nghiệp, nên đoạt được rồi cũng sẽ mất theo quy luật nhân-quả. Thuận theo an bài, chỉ làm điều tốt, không làm điều xấu, ấy mới là sống thuận theo quy luật vũ trụ. (Ảnh qua Shutterstock)

8. Nỗi khổ thứ tám của đời người: Bị mê lạc bởi những điều thấy được


Con người một khi nghe thấy, nhìn thấy, gặp phải, cảm nhận được đủ loại hình tượng, sự vật, con người trong cuộc sống liền khiến bản thân bị mê lạc mà lâm vào thống khổ. Người bình thường chúng ta thông thường dễ bị những biểu hiện bề ngoài mê hoặc cho nên bị hãm sâu vào trong đó mà không thoát ra được.
“Sinh, lão, bệnh, tử” là quy luật tự nhiên, mỗi người chúng ta đều phải trải qua cho nên chỉ có thể dùng tâm thái thản nhiên mà tiếp nhận. Lạc quan, không sợ sệt, sẽ khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều! Yêu thương ly biệt cũng là một việc sẽ xảy ra trong cuộc đời. Thân nhân chia lìa, bạn bè ly biệt đều là những chuyện khiến con người thống khổ nhưng là điều hiển nhiên trong cuộc sống, chi bằng hãy biến khoảng thời gian ở bên nhau trở nên xinh đẹp để sau này không phải tiếc nuối?
Cuộc sống của mỗi người đều khó có thể hoàn mỹ nhưng cũng không phải hoàn toàn là bi thảm. Có thể điều chỉnh tốt tâm thái của mình, vui vẻ sống, biết rõ điều gì nên tiếp nhận điều gì nên buông, mục đích cuộc đời mình theo đuổi, cuộc sống của bạn sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều!
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem thêm:

Con người sở dĩ không biết đủ chính là bởi vì họ truy cầu quá nhiều hư vinh


Người xưa thường nói: “Người biết đủ thường vui”, nhưng mấy ai đạt được cảnh giới này? Không phải con người đạt được quá ít mà là mong muốn của con người quá nhiều nên mới thường xuyên thấy chưa đủ. Trời đất rộng lớn có đủ những thứ kỳ lạ, có quá nhiều thứ hấp dẫn, mê đắm lòng người, chúng ta khó có thể không động tâm, khó có thể không ham muốn, khó có thể ngừng ảo tưởng.
Đứng trước những điều say mê hấp dẫn ấy, có bao nhiêu người bị cuốn đi? Có bao nhiêu người không bị lạc đường? Biết đủ mới có thể kìm hãm được dục vọng của bản thân, đứng vững trên đường đời!

Con người sở dĩ không hạnh phúc là bởi vì họ không có lòng thỏa mãn


Mỗi người có một cảm giác và yêu cầu hạnh phúc khác nhau. Một người dễ dàng cảm thấy thỏa mãn thì dễ dàng tìm kiếm được hạnh phúc. Người xưa từng có câu: “Hạnh phúc giống như một tòa kim tự tháp, có rất nhiều tầng, càng lên cao thì hạnh phúc càng ít, đạt được hạnh phúc lại càng khó. Càng là ở tầng dưới thì càng dễ đạt được hạnh phúc”.

Hạnh phúc không ở đâu xa. Hạnh phúc là một loại mong mỏi, một loại cảm nhận của tâm hồn. (Ảnh: Haichi8/Sưu tầm)
Hạnh phúc không ở đâu xa. Hạnh phúc là một loại mong mỏi, một loại cảm nhận của tâm hồn. (Ảnh: Haichi8/Sưu tầm)

Kỳ thực, hạnh phúc là một loại mong mỏi, một loại cảm nhận của tâm hồn. Chỉ cần chúng ta dụng tâm phát hiện, dụng tâm cảm thụ, thì sẽ phát hiện ra hạnh phúc đang ở ngay bên cạnh mình. Chẳng qua những hạnh phúc ấy đã bị chúng ta xem nhẹ mà thôi.

Con người sở dĩ mệt mỏi chính là bởi vì họ nghĩ quá nhiều


Thân thể mệt mỏi không đáng sợ bằng tâm linh mệt mỏi. Sống trong đời thường, ai ai cũng không tránh khỏi việc bị phiền muộn mệt mỏi do bản thân mình và liên lụy từ người khác gây ra. Tuy nhiên, có người sẽ chọn cách xem nhẹ, nhanh chóng quên đi để tận hưởng cuộc sống, nhưng có người lại chấp trước vào đó, suy nghĩ ngày này qua ngày khác khiến tâm mệt mỏi. Hãy suy nghĩ ít đi để sống thoái mái hơn.
Hiểu rõ nhất về bản thân vĩnh viễn chỉ có bản thân mình. Cuộc sống không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, vui vẻ cũng là sống qua một ngày, phiền muộn cũng là sống qua một ngày, vậy vì sao không để bản thân sống từng ngày vui vẻ?
Theo SecretchinaMai Trà biên dịch
Xem thêm:

Một quả vải bằng 3 bó đuốc, ăn thế nào để không bị ‘bốc hỏa’?


qua vai
Một quả vải bằng 3 bó đuốc. (Ảnh: Internet)



Vải vào mùa, ai cũng thèm thuồng nhưng vẫn e dè vì ăn nhiều sẽ sinh nóng trong, say vải, sinh bệnh… Quan niệm ‘nóng, nhiệt’ là từ Đông y, và cũng chính do các thầy thuốc Đông y sẽ hóa giải nó.
Kinh nghiệm dân gian thấy rằng ‘vải nóng’, nếu ăn nhiều sẽ sinh ra các bệnh viêm nhiệt như trẻ em ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ, táo.
Người dân Trung Quốc có câu ví “Một quả vải bằng 3 bó đuốc”. Còn giới y dược Đông phương nói, vải gây “bốc hỏa”, có thể dẫn đến “chứng bệnh lệ chi” (say vải) với các chứng hồi hộp, choáng váng, nhức đầu… thường xảy ra ở những người khỏe mạnh ăn quá nhiều vải một lúc. Có trường hợp co giật.
Sách “Bản thảo tụng tân” đã viết: Ăn vải quá nhiều sẽ bị phát sốt, phiền khát… sưng chân răng, chảy máu mũi… Người tạng nhiệt có bệnh nhiệt không nên ăn vải.
Do đó, rất nhiều người muốn ăn vải, thắc mắc nên ăn thế nào cho đỡ bị nhiệt miệng, nóng trong.
Ăn vải như thế nào?
Theo các thầy thuốc Đông y, nếu nhà có cây vải thì nên ăn vào lúc sáng sớm, khi sương sớm còn đọng lại trên cành vải, ăn vải lúc này thì tính hỏa được giảm triệt để. Lúc nào hỏa trong ngày chưa vượng, ăn vải là tốt nhất và cũng là ngon nhất. Nếu chọn được những quả hướng về phía Đông ăn lại càng tốt.
Nếu là ăn vải đi mua về, bạn có thể làm theo cách sau:
Lấy vải, bóc lớp vỏ ngoài nhưng giữ lại lớp màng trắng bên trong. Tiếp đó ngâm vải trong dung dịch nước muối khoảng 1 tiếng. Vải đã ngâm có thể ăn luôn hoặc trữ trong tủ mát để ăn dần. Nên ăn cả lớp vỏ trắng, như vậy tính hỏa sẽ bị hóa giải đi rất nhiều.

qua vai
Không nên ăn quá nhiều vải một lúc để tránh bị quá nóng. (Ảnh: Internet)

Nên ăn bao nhiêu?
Theo một số tài liệu, “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều một lúc để tránh bị quá nóng, không ăn quá 10 quả.
Với trẻ nhỏ, người bệnh tiểu đường hoặc người thường xuyên bị nhiệt thì lại càng phải lưu ý ăn hạn chế hơn nữa.
Minh Thành
Xem thêm:

Xem thêm:

Xem thêm:

Không có nhận xét nào: