Zing 4 đăng lại 1 liên quan
Trong khi Việt Nam đang có đề xuất xây dựng 6 đập dọc sông Hồng trong một dự án tỷ đô, thì nhiều nước trên thế giới đang bỏ tiền tháo dỡ các đập để trả lại dòng chảy cho sông.
Việc dỡ bỏ các đập thủy điện trên sông đang là xu hướng ở nhiều nước trên thế giới, nhằm trả lại môi trường sống cho khu vực.
Hàng nghìn đập bị tháo dỡ
Từng tự hào là quốc gia sở hữu nhiều đập thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc, ngày nay chính quyền Mỹ đang phải trả giá vì những sai lầm của một kỷ nguyên xây đập ồ ạt bằng việc tháo dỡ hàng loạt các con đập xuống cấp, kém hiệu quả hoặc gây tác động nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái.
Dòng Elwha đang hồi sinh sau quyết định tháo dỡ đập thủy điện được xây dọc sông này. Ảnh National Geographics.
Tính đến nay, cả nước Mỹ đã tháo gỡ 1.300 đập trên sông. Chỉ tính riêng 2 thập kỷ qua đã có trên 500 đập ở Mỹ, đa phần là đập nhỏ, bị tháo dỡ. Đến năm 2020, gần 4.400 đập sẽ không còn hiệu quả và Hiệp hội Giới chức An toàn Đập ước tính sẽ phải mất 21 tỷ USD cho hoạt động bảo trì, sửa chữa.
Hai con đập Elwha và Glines Canyon trên sông Elwha được tuyên bố tháo dỡ trong một trong những dự án phục hồi hệ sinh thái tham vọng nhất của Mỹ. Bộ Nội vụ nước này đã được chính phủ trao quyền mua các con đập với giá 29,5 triệu USD để thực hiện dự án phục hồi sông Elwha – một trong những dòng sông dồi dào nguồn cá hồi ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương. Tổng chi phí dỡ bỏ 2 đập này lên tới 350 triệu USD.
Sông Elwha từng là kho tài nguyên giàu có của khu vực tây bắc nước Mỹ, nhưng những con đập ngăn dòng đã nhanh chóng phá hủy các hệ sinh thái tự nhiên của dòng sông... Các con đập đẩy những giống cá hồi bản địa, trong đó có cá hồi vua, cá hồi lưng gù và cá hồi chó, vào nguy cơ tuyệt chủng.
Ngay khi dòng chảy của sông Elwha trở nên thông thoáng hơn, những đàn cá hồi đã bắt đầu quay về đẻ trứng tại nơi cư trú của tổ tiên chúng cách đây hơn 1 thế kỷ, cây cỏ đã mọc đầy những vỉa đất cao hình thành sau khi hồ Mills và Aldwell xả hết nước...
Đập
Glen Canyon trên sông Klamath là dự án tháo dỡ đập mới nhất được thông qua, dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Xu hướng này không chỉ ở Mỹ. Từ đầu thế kỷ XI, nhiều dự án dỡ bỏ các đập thủy điện trên sông đã được triển khai trên khắp thế giới. Tại Pháp, tổ chức SOS Loire Vivante đã vận động thành công việc tháo dỡ 2 đập thủy điện ở thượng nguồn dòng Loire, để khôi phục môi trường sinh thái cho cá hồi Atlantic.
Pháp và Canada cũng hoàn thành một loạt các dự án khác, trong khi Nhật Bản cũng đã khởi động dự án dỡ bỏ đập thủy điện Arase trên sông Kuma vào năm 2012, dự kiến hoàn thành vào năm 2018.
Vì sao dỡ bỏ?
Trong hầu hết các trường hợp, việc dỡ bỏ các đập xuất phát từ những tác hại đáng kể mà các đập này gây ra với các dòng sông. Các đập làm cạn kiệt thủy sản, suy thoái hệ sinh thái và làm cắt giảm khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân trên sông.
Cụ thể, theo Hiệp hội sông ngòi Mỹ, các đập gây ra các tác hại chính với các sông như làm giảm mực nước, chặn hoặc làm chậm dòng chảy, thay đổi nhiệt độ nước và thời gian dòng chảy, thay đổi mực nước hồ chứa và giảm lượng oxy trong nước.
Đập lớn nhất thế giới cũng sẽ bị dỡ bỏ.
Dùng nước làm thủy điện, đập loại bỏ lượng nước cần thiết cho hệ sinh thái lành mạnh trong dòng. Điều này làm giảm lượng nước ở lưu vực phía dưới. Đập ngăn chặn dòng chảy của thực vật và các chất dinh dưỡng, làm cản trở sự di cư của cá và động vật hoang dã khác, và ngăn chặn con người sử dụng để giải trí.
Rất nhiều loài cá như cá hồi, phụ thuộc vào dòng chảy ổn định để di chuyển về khu vực hạ lưu và ngược dòng trở lại để đẻ trứng. Hồ chứa nước tù đọng làm mất phương hướng di cư của cá và làm tăng đáng kể thời gian di chuyển của chúng.
Bởi dòng chảy chậm lại, đa số các đập làm tăng nhiệt độ nước. Cá và các loài khác rất nhạy cảm với những bất thường nhiệt độ, khiến chúng bị tuyệt chủng.
Hoạt động tích trữ và xả nước khiến cho khu vực hạ lưu của sông đối mặt luân phiên giữa tình trạng không có nước hoặc ngập mạnh, gây xói mòn đất và thực vật, và lũ lụt.
Bởi dòng chảy chậm lại, đập cho phép phù sa tích tụ ở đáy sông và vùi lấp môi trường sống sinh sản cá. Phù sa bị mắc kẹt trên đập tích lũy kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác. Sỏi, gỗ và các mảnh vụn khác cũng bị mắc kẹt bởi các con đập, khiến chúng không di chuyển được về hạ lưu sông để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho khu vực này.
Nguyệt Thanh
Dân đập phá 'trạm xử lý nước thải gây ô nhiễm'
Chiều 1.6, tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo TP.Đà Nẵng với người dân P.Hòa Hiệp Bắc ngay trước cổng Trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp (KCN) Liên Chiểu, ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) khẳng định vụ người dân đập phá trạm xử lý nước thải là vì quá bức xúc với tình trạng ô nhiễm môi trường.
Ông Hưng cho biết vì quá bức xúc trước việc trạm xử lý nước thải gây mùi hôi thối, liên tiếp trong 2 đêm 30 và 31.5, một số người dân đã đập phá trạm, gây mất an ninh trật tự.
TIN LIÊN QUAN
Cảnh báo ô nhiễm môi trường tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế
Báo cáo của Bộ TN-MT tại Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 4, diễn ra sáng qua (30.9) ở Hà Nội, cho biết đến nay hành vi vi phạm có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường và sức khỏe của người dân đã dần được khắc phục.
Trước tình hình này, chính quyền địa phương đã thành lập tổ kiểm tra đồng thời chỉ đạo Công ty Thoát nước và xử lý nước thải TP.Đà Nẵng thực hiện các biện pháp để đảm bảo trạm xử lý không gây mùi hôi.
Tại buổi đối thoại, nhiều người dân đã bày tỏ bức xúc khi Trạm xử lý nước thải KCN Liên Chiểu thường xuyên xả thải xử lý không đảm bảo vào khoảng 23 giờ mỗi ngày.
Ông Lê Sử (64 tuổi) cho biết, người dân sau một ngày làm việc mệt mỏi, đêm đến chỉ mong có được giấc ngủ ngon thì lại phải gánh chịu cảnh “ngạt thở” vì mùi hôi thối bốc ra từ trạm xử lý nước thải.
Ông Lý Văn Tiến, một người dân địa phương, cho rằng UBND TP.Đà Nẵng cần di dời người dân đến nơi khác vì người dân đang gánh chịu cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
“Thế hệ chúng tôi còn sống không bao lâu nữa. Nhưng tội nhất là con cháu chúng tôi phải sống trong nỗi ám ảnh căn bệnh ung thư”, ông Tiến nói.
Chủ đầu tư nhận khuyết điểm
Ông Hồ Trương Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng (chủ đầu tư KCN Liên Chiểu) đã nhận khuyết điểm trước người dân.
Ông Hải cho biết, thời gian qua chủ đầu tư đã không sâu sát với Công ty TNHH Khoa học, công nghệ, môi trường Quốc Việt (đơn vị vận hành trạm) khiến môi trường ô nhiễm.
“Chúng tôi đã thôi hợp đồng với đơn vị vận hành trạm và hợp tác với Công ty Thoát nước và xử lý nước thải TP để xử lý. Về lâu dài, chúng tôi sẽ đầu tư nhà máy xử lý nước thải và sẽ hoàn thành vào quý 1.2017”, ông Hải nói.
Kết luận cuộc đối thoại, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo, Sở TN-MT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra hoạt động của trạm xử lý nước thải, qua đó, xác định nguyên nhân, đề xuất phương án xử lý, nâng cấp trạm; báo cáo UBND TP trước ngày 15.6.
Ông Tuấn lưu ý trong đoàn kiểm tra phải có sự tham gia của người dân để giám sát hoạt động của đoàn. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra phải tiếp cận tất cả nhà máy trong KCN để kiểm tra nguồn nước thải đầu ra.
TIN LIÊN QUAN
Tòa án thụ lý đơn của người dân kiện các doanh nghiệp xả thải
33 hộ dân hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) đã nộp đơn kiện 14 doanh nghiệp chế biến hải sản tại xã Tân Hải (H.Tân Thành) ra TAND TP.Vũng Tàu.
Ông Tuấn yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm và tiến hành xử phạt nghiêm đối với hành vi vi phạm của Công ty Sài Gòn - Đà Nẵng và Công ty Quốc Việt và các cá nhân liên quan để xảy ra sự cố tại trạm xử lý nước thải trong thời gian qua…
Đến 19 giờ cùng ngày (1.6), sau khi buổi đối thoại kết thúc, hàng chục người dân vẫn tụ tập phản đối vì cho rằng vụ việc xử lý vẫn chưa thỏa đáng. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn phải ra sức thuyết phục, vận động cùng với việc đưa ra các cam kết sẽ thực hiện đúng các kết luận thì người dân mới chịu ra về.
Hoàng Sơn
Nhưng chiến tranh đã xa, đã lùi về quá khứ mấy chục năm rồi…
Trẻ em đói và những công trình lãng phí trăm tỉ, nghìn tỉ
Có lẽ chưa hoặc không ai, không tổ chức nào trên đất nước này nghĩ đến chuyện làm thống kê hiện tại có bao nhiêu trẻ em bụng đói, nhịn ăn đến trường học…
với tổng vốn đầu tư hơn 111,6 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện cảng bị bỏ hoang phế, thành bãi đậu xe buýt, tập kết vật liệu xây dựng và làm điểm câu cá... - Ảnh: Gia Bách |
Có lẽ, lúc này nấm mồ nhỏ của bé Nhung ở Đức Bồng (Hà Tĩnh) cỏ đã bắt đầu xanh. Cô bé mới 10 tuổi, chỉ vì đói quá mà lả đi để rồi ngã xuống mương chết. Cái chết thật đau lòng của một mầm non đất nước tuy đã qua gần một tháng nay nhưng vẫn chưa làm dư luận xã hội thực sự nguôi ngoai.
Có quy trách nhiệm cho gia đình, cho chính quyền, cho các chính sách xã hội… hay cho bất kỳ “đối tượng” nào đi chăng nữa thì một sự thật hiển nhiên rằng bé Nhung đã chết vì đói, bé phải nhịn đói đến trường học.
Có lẽ chưa hoặc không ai, không tổ chức nào trên đất nước này nghĩ đến chuyện làm thống kê hiện tại có bao nhiêu trẻ em đã và đang bụng đói, nhịn ăn đến trường học.
Đói đến chết chỉ là một trong những biểu hiện của cái nghèo, nhưng nó ở mức độ cao nhất và khủng khiếp nhất vì “rơi” vào một đứa trẻ đang tuổi có quyền được ăn, được chơi, được cắp sách đến trường.
Và hình như trường hợp bé Nhung đâu phải là ngoại lệ, những đứa trẻ đói, nghèo vẫn hiện diện khắp mọi nơi trên đất nước này, báo chí đã phản ánh dày đặc trên khắp các phương tiện truyền thông. Ở nơi phố hội, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những đứa trẻ thất học, bỏ học lê la đầu đường xó chợ, mưu sinh bằng nghề đánh giày, bán vé số dạo, đẩy hàng, mót rau cải ngoài chợ… Ở nông thôn, miền núi, vùng cao vẫn còn nhiều trẻ nhỏ phải cùng cha mẹ bươn chải ngoài đồng ruộng, dãi dầu trên những bãi đãi vàng, hay lượm cá vụn trên bến cảng.
Theo báo cáo về thực trạng lao động trẻ em từ kết quả điều tra quốc gia năm 2012, Việt Nam có 1,75 triệu trẻ em (từ 5-17 tuổi) thuộc nhóm lao động trẻ em, chiếm 9,6% trẻ em trong cả nước.
Và không thiếu những trường nội trú vùng cao mà ở đó là những học sinh xanh xao vì ăn đói, mặc rách, chân đất mùa đông, băng sông lội suối đến trường, những bữa cơm thiếu thịt, thiếu cá.
Ngày xưa, đất nước chiến tranh loạn lạc, các cụ kể lại tuổi thơ mưu sinh của mình, chuyện “bữa đói, bữa no” là thường tình, và việc không có gì để ăn, nhịn ăn đến trường là điều không lạ.
|
Đất nước đang hội nhập, nhà nước khuyến khích mọi người dân làm giàu, nền kinh tế cạnh tranh khiến sự phân hóa giàu nghèo là một điều không tránh khỏi. Nhưng thực tế vẫn có lắm chuyện cảm thấy chạnh lòng. Giá như những đồng tiền thất thoát, lãng phí… trong các đại án tham nhũng, trong đầu tư công, trong những siêu dự án không khả thi… được bù đắp vào các chính sách xã hội, phúc lợi xã hội cho các em bớt nghèo, bớt khổ, cho các em được vui chơi, được tung tăng đến trường thì hay biết mấy.
Cảm thương cho những cái đói, cái nghèo của lứa mầm non, chủ nhân tương lai của đất nước lại không khỏi ngậm ngùi, uất ức khi đọc báo thấy nói nơi này khu làng văn hóa xây tiền tỉ bị bỏ hoang phế, nơi kia xây cất công trình văn hóa hoành tráng mấy trăm tỉ đồng chẳng biết rồi để làm gì; hay như xây nhà biểu diễn đa năng 90 tỉ đồng chỉ vài năm xuống cấp, không sử dụng được, đem bán còn 50 chục tỉ đồng… Rồi rải rác khắp nơi là những trung tâm thương mại, nhà văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện, xã xây rồi bỏ đó. Thật xót cho những đứa trẻ đói ăn trong khi người ta vẫn thản nhiên cầm tiền của dân của nước “ném qua cửa sổ”.
Nhớ lại những ngày hè oi bức mới đây, một anh bạn công chức vừa chuyển chỗ làm vào ngôi nhà hành chính cao nhất miền Trung, anh đưa hình lên facebook khoe nơi làm mới, một không gian thật đẹp và hoành tráng. Nhắn tin hỏi thăm chúc mừng, bạn hồ hởi hồi đáp:
- Sướng lắm! Ở trong đấy chỉ có một mùa…
Mình ngớ người vì câu trả lời, nhưng rồi cũng hiểu ra, ý anh ấy làm việc trong môi trường được bật “điều hòa” liên tục, liên tục... Vậy thì sướng là đúng rồi.
Hiện nay, các tỉnh thành trong cả nước đã và đang rục rịch “mốt” xây tòa nhà hành chính với mô típ đương nhiên là phải cao, to, hoành tráng và chi phí đầu tư lên đến con số nghìn tỉ mà bất cứ người dân nào nghe đến, nhìn thấy cũng phải “no”. Từ những địa phương “giàu”, khấm khá như Bình Dương, Đà Nẵng… đến những địa phương “nghèo” như Lai Châu… cũng đã tạo dựng cho mình tòa hành chính công khang trang hoành tráng.
Có thể, việc xây dựng đó được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là lấy từ tài sản công, từ việc đổi đất công lấy cơ sở hạng tầng, trong khi đó gánh năng nợ xấu, nợ công và bội chi ngân sách đang đè nặng lên thực trạng nền kinh tế cả nước hiện nay.
Đảng và Nhà nước luôn lấy dân làm gốc, luôn có nhiều chính sách chăm lo cho trẻ em, nhất là trẻ em nghèo. Nhưng tiếc thay, không ít quan chức trong bộ máy công quyền không có chữ “dân” trong đầu. Vì thế mới có chuyện gạo, tiền của chính phủ hỗ trợ học sinh các trường nội trú vùng cao đã về đến địa phương cả năm trời nhưng thầy trò vẫn đói vì chưa nhận được; hay chuyện dân nghèo vùng lũ lụt phải chịu đói trong khi gạo nhà nước trợ cấp vẫn “ngoan cố” nằm trong kho.
Đã đến lúc mọi sự phải khác đi!
Minh Phước (*)
(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người viết tự do đang sinh sống tại Đà Nẵng
>> ‘Bé gái chết đói’: Các tổ chức xã hội ở đâu?
>> Lãng phí cũng là tội
>> Lãng phí công trình cấp nước tiền tỉ
>>Lãng phí - tham nhũng: Thật ra là 'chịu đấm ăn xôi'
>> Lãng phí cũng là tội
>> Lãng phí công trình cấp nước tiền tỉ
>>Lãng phí - tham nhũng: Thật ra là 'chịu đấm ăn xôi'
Minh Phước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét