Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

HOÃN PHIÊN TÒA 16/12/2016 PHẠM VIẾT ĐÀO KHỞI KIỆN...DO GĐ SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH XÃ HỘI HN KHÔNG RA TRÌNH DIỆN ( Trốn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 19/12/2016
                  

Blog Phạm Viết Đào:

Ngày 16/12/2016, theo GIẤY BÁO của thẩm phán Hoàng Chí Nguyện-Tòa Hành chính Hà Nội, mình đã có mặt tại 43 Hai Bà Trưng HN để dự phiên sơ thẩm.
Mính đã đến đúng giờ tại phòng xử án nhưng Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội đã không có mặt ( trốn)...
Theo yêu cầu của Tòa, mình tường trình bổ sung thêm vào đơn một số cơ sở pháp lý...
Dự kiến, sau 30 ngày, nếu phiên tòa không được mở theo luật định, mình sẽ gửi Đơn khiếu nại tới Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, yêu cầu chính quyền HN xem xét, có ý kiến để Đơn khởi kiện của mình được xét xử công minh...
Xin đưa lên mạng bản khai bổ sung theo yêu cầu của Tòa án Hành chính Hà Nội.

BẢN TỰ KHAI BỐ SUNG

(Kèm theo ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Quyết định số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội ký giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội… )

Kính gửi: Toà Hành chính-Toà án nhân dân thành phố Hà Nội

Tôi là Phạm Viết Đào

Cơ quan bị kiện: Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội
Địa chỉ: 75, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Khởi kiện Quyết định giải quyết khiếu nại số 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội vì..
Ngày 16/12/2016 tôi đã đến 43 Hai Bà Trưng, trụ sở làm việc của Tòa theo GIẤY BÁO của Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện…
Tại buổi làm việc này, theo yêu cầu của cán bộ của Tòa án, tôi viết tường trình bổ sung thêm những cơ sở pháp lý mà tôi khởi kiện:

Nhóm cơ sở pháp lý 1:

-Hiến pháp 2013 tại Điều 32  quy định:
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác…
-Điều 7 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003:
Điều 7. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân
Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.
Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật.

-Điều 9 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003:
Điều 9. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Nhóm cơ sở pháp lý 2:

“Quyết định số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội ký giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội” là dựa vào “khoản 11, mục 6 của Thông tư 19/2008/TT- LĐTBXH”; một văn bản hướng dẫn pháp luật trái pháp luật của Bộ Lao động Thương binh Xã hội 
“Thông tư 19” vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và Nghị định 152/2006/NĐ-CP ở các điều sau đây:
-Vi phạm Điều 62 của Luật Bảo hiểm và Điều 33 của Nghị định 52 vì các điều khoản này chỉ quy định “ tạm dừng” chi trả lương hưu cho người phải chịu án phạt tù; Điều 62 và Điều 33 không quy định: Người chịu án phạt từ phải bị cắt lương hưu
Nguyên văn của hướng dẫn thực hiện của mục 11, khoản 6 của Thông tư 19:
“ Thời điểm tiếp tục thực hiện lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người được tiếp tục thực hiện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù chấp hành xong hình phạt tù hoặc tháng người được toà án tuyên bố là mất tích trở về (theo ngày tháng ghi trong quyết định) hoặc tháng người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp (theo ngày tháng nhập cảnh).”
Thông tư 19 còn vi phạm, hướng dẫn trái với Điều 15 và Điều 20 của Luật Bảo hiểm 2006”.
Điều 15 và Điều 20 của Luật Bảo hiểm Xã hội 2006 đã quy định quyền của người đóng báo hiểm được hưởng lương hưu đầy đủ, kịp thời và Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội: thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn;”
Trích 2 điều 15 và 20:
“Điều 15. Quyền của người lao động
Người lao động có các quyền sau đây:
1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội
Tổ chức bảo hiểm xã hội có các trách nhiệm sau đây:
1. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội;
2. Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
3. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

Điều 16 của ”Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008” quy định nguyên tắc và nội dung của việc ban hành Thông tư:
“ Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;
3. Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao
Tại Điều 3 của “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” quy định về “Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.”
Như vậy Thông tư 19 do Bộ Lao động-Thương binh Xã hội về nguyên tắc được ban hành để hướng dẫn áp dụng Luật Bảo hiểm nhưng đã hướng dẫn sai, trái, ngược với Luật Bảo hiểm ở “khoản 11, mục 6”...

Nhóm cơ sở pháp lý 3:

Điều 1 của Luật Bảo hiểm Xã hội 2006  phần ” Phạm vi điều chỉnh” quy định như sau:
“1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh. “
Qua Điều 1 cho thấy Luật bảo hiểm Xã hội 2006 không liên quan, liên đới hay liên thông với Luật Hình sự và Luật Thi hành án Hình sự. Do không có sự liên thông nên cơ quan bảo hiểm xã hội không có thẩm quyền, không được phép sử dụng biện pháp hình sự cưỡng chế, tống đạt, cắt trừ lương hưu của người được hưởng lương hưu bị kết án phạt tù...
Bản án phúc thẩm số 305/2014/HSPT ngày 9/6/2014 của Tòa án nhân dân tối cao-Tòa phúc thẩm Hà Nội đã quyết định:” Áp dụng khoản 2 Điều 258; điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46, Điều 47 Bộ Luật Hình sự, xử phạt: bị cáo Phạm Viết Đào 15 ( mười lăm tháng)  tù về tội “ Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thời hạn tù tính từ ngày 13/6/2013.”
Bản án không hề có điều nào buộc, xử phạt cắt lương hưu của tôi là Phạm Viết Đào.
Do đó, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội ban hành Quyết định số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội” là trái pháp luật, là xâm phạm thô bạo quyền lợi hợp pháp của công dân Phạm Viết Đào.

Người kê khai:


Phạm Viết Đào.

Không có nhận xét nào: