Phạm Viết Đào.
Theo Hiệp định sơ bộ ký giữa Chính phủ Hồ Chí Minh và Chính phủ Pháp 6/3/1946, Quân Pháp ở Sài Gòn sẽ ra bắc thay thế đội quân đói khát Tưởng Giới Thạch; đội quân ô hợp này nhân danh đồng minh kéo vào miền bắc nước ta mà nhân dân ta hồi đó gọi là Tàu ô, Tàu phù ( vì phù nề do đói muối )...
Đã nhiều sách vở nói về sự phiền toái, phức tạp do đội quân Lư Hán gây ra cho nhân dân và Chính phủ non trẻ Hồ Chí Minh; ngoài chuyện sách nhiễu, bắt cóc tống tiền, tổ chức ám sát, đội quân Lư Hán còn bảo kê cho lực lượng Quốc dân đảng nổi lên thành một lực lượng chính trị tranh giành quyền, ghế trong Chính phủ Hồ Chí Minh...Quốc hội năm 1946 đã phải chia 70 ghế cho Quốc dân Đảng...
Để thoát khỏi cái cảnh một cổ hai ba tròng, tập trung vào một kẻ thù, trong sạch nội bộ, Chính phủ Hồ Chí Minh đã thương lượng và thỏa hiệp với Pháp để quân Pháp ra miền bắc thay thế quân Tưởng Giới Thạch...Thực ra đây cũng là hành động cực chẳng đã, “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừ” mà thôi; một cuộc mặc cả chính trị trong thế đường cùng của Chính phủ Hồ Chí Minh và cũng không có cách nào khác hơn...
Vì ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 nên trên báo của Đảng Cộng sản lúc đó ( đã rút vào hoạt động bí mật ) đã đăng một bài ám chỉ coi đây là hành động thỏa hiệp vô nguyên tắc, hành động bán nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “ ôm chân “ hay nói cách khác là bán Việt Nam cho Pháp...
Cụ Hồ đã phải đứng ra điều trần, rơm rớm nước mắt mà thanh minh: Hồ Chí Minh này không phải là kẻ bán nước...Sau này có nguồn tin xác minh: người viết bài báo chỉ trích Cụ Hồ ký Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, coi đây là hành động ôm chân Pháp chính là ông Trường Chinh, lúc Đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam...
Thực ra để đổi được việc quân đội Pháp thay thể đội quân Lư Hán ở miền Bắc, phía Pháp cũng đã có những mặc cả, đi đêm với Tưởng Giới Thạch; một trong những nhượng bộ quan trọng mà phía Pháp đã nhượng cho Tưởng Giới Thạch, đó là việc bàn giao việc khai thác đoạn đường sắt Hà Nội-Côn Minh trước thời hạn cho chính quyền Tưởng Giới Thạch...Đây là đoạn đường sắt do Pháp đầu tư theo hình thức mà ngày nay gọi là BOT khá tốn kém; vì đoạn đường sắt này xây dựng tại vùng núi cheo leo hiểm trở của Trung Quốc, ai đã đi tàu trên tuyến đường sắt này mới thầy sự vĩ đại của công nghệ Pháp trong việc xây đựng đường sắt xuyên núi...Tuy hạn bàn giao cho chính quyền Trung Quốc chưa đến, nhưng Chính phủ Pháp đã nhượng lại quyền lợi này cho chính quyền Tưởng Giới Thạch; sau này chính quyền Trung Quốc của ông Mao được thừa hưởng quyền lợi khai thác tuyến đường sắt này mà không phải chia chác cho Chính phủ Pháp nhớ vào cuộc đổi chác 6/3/1946 này...Đây là tuyến đường sắt người Pháp làm ra để chuyên chở khoáng sản từ vùng Vân Nam, một vùng giàu khoáng sản của Trung Quốc chở về Pháp qua cảng Hải Phòng...
Về phía Pháp đã vậy, còn về phía Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa của ông Hồ Chí Minh thì cũng không phải cứ chỉ đặt bút ký là xua đuổi được đội quân Lư Hán vế nước được ngay. Để đuổi được quân Lư Hán sớm về nước, Cụ Hồ, cụ Huỳnh Thúc Khánh đã đành phải nghĩ đến kế hối lộ, đấm mõm Lư Hán để cho y chịu đưa quân về nước...
Như mọi người đều biết, sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Chính phủ Hồ Chí Minh đã tổ chức Tuần lễ Vàng để quyên góp vàng trong dân ủng hộ Chính phủ, số liệu vàng đóng góp cụ thể bao nhiêu chủ blog chưa nắm được con số chính xác, nhưng nghe nói cũng khá nhiều; một phần quan trọng trong số vàng quyên góp được Cụ Hồ, Cụ Huỳnh Thúc Kháng bàn nhau đem hối lộ cho Lư Hán...
Một vài nhân chứng biết rõ chuyện này cung cấp thông tin cho biết: người đứng ra quản lý vàng và cân số vàng này đem đi hối lội cho Lư Hán là ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính, một người tin cẩn của Cụ Hồ...
Đích thân cụ Hồ và cụ Huỳnh đứng ra nhận và kiểm, cân số vàng trong đêm để hôm sau đem hối lộ Lư Hán; Cụ Hồ và Cụ Huỳnh đích thân mang số vàng này đi đưa cho Lư Hán; hồi đó nghe nói Lư Hán ở một ngôi nhà ở Cửa Nam...
Sở dĩ Cụ Hồ rủ Cụ Huỳnh tham gia với mình việc bí mật đưa hối lộ cho Lư Hán là do Cụ Hồ muốn dựa vào uy tín rất cao của cụ Huỳnh; Cụ biết nếu sau này chuyện hối lộ này lộ ra, có Cụ Huỳnh chứng kiến, đích thân cụ Huỳnh xách vàng đi thì không một ai nghi ngờ Cụ Hồ có xơ múi gì chuyện vàng này...
Theo như một vài nhân chứng kể về vụ Cụ Hồ đi đưa hối lộ này thì: khi hai Cụ đến nhà Lư Hán, Lư Hán bỏ mặc cho 2 cụ ở hàng lang không chịu tiếp hơn tiếng đồng hồ. Cụ Huỳnh điên lắm, kêu với Cụ Hồ: Thế này thì nhục quá Cụ ạ, về thôi...Cụ Huỳnh cáu đến mức dậm chân xuống sàn nhà làm vỡ cả gạch...Nhưng Cụ Hồ đã bĩnh tình khuyên Cụ Huỳnh: Xin Cụ vì thương nước, thương dân mà chịu sự nhục này...
Mãi sau Lư Hán mới chịu xuống; khi Lư Hán xuống, Cụ Hồ đã quắc mắt nhìn thẳng vào mặt Lư Hán và nói như quát rằng: Các ngài yêu cầu chúng tôi cung cấp gạo, thưa các ngài Chính phủ chúng tôi đang đói, bản thân tôi tuần cũng phải nhịn ăn một bữa...
Nói xong câu này Cụ Hồ dừng một chốc để dò xem thái độ của Lư Hán; Thấy Lư Hán có vẻ khó chịu, lúc đó Cụ Hồ mới nói: Gạo chúng tôi không có, nhưng...cụ hạ giọng: chúng tôi có vàng...
Phải nói Cụ Hồ cũng là người đưa hối lộ cự phách đúng lúc, đúng thời điểm và biết cách; Nếu không biết cách đưa thì kẻ đưa hối lộ, một hành vi hèn hạ vừa bị mất của lại bị kẻ nhận khinh; khi người ta đã khinh thì sẽ lấn, bắt nạt tiếp...Nhưng Cụ Hồ rất tinh quái, vì khi nghe Cụ Hồ nói: Chúng tôi có vàng...thì mặt Lư Hán dãn ra; Thế là việc đưa hối lộ là việc hèn nhưng mà vẫn giữ được giá cho người đưa hối lộ...
Điều quan trọng là khi đã đưa cho Lư Hán và y đồng ý nhận vàng rồi thì: Chính phủ Hồ Chí Minh đã cắt toàn bộ lương thực thực phẩm không tiếp tế cho quân đội của y...Khi đã không còn thức ăn thì quân của Lư Hán chỉ còn cách cuốn gói mà về Trung Quốc...
Chuyện Cụ Hồ đi đưa hối lộ vàng cho Lư Hán nghe nói sau đó ông Trường Chinh có cự nự lại; Ông Trường Chinh không dám phản đối chuyện hối lộ để cho Lư Hán rút quân về mà cho rằng: một chuyện lớn như thế này mà Tổng Bí thư Đảng không được bàn, không được biết...
Khi ông Trường Chinh với tư cách là Tổng Bí thư đưa ra thắc mắc này, Cụ Huỳnh đã mắng át đi: Các anh chỉ biết một mà không biết hai; Xin hỏi nếu cho các anh biết thì liệu Lư Hán nó có dám nhận số vàng này không ? Nó không nhận, nó cứ ở lại ỳ ra thì không những vàng mà có khi cả tính mạng của anh, của tôi có còn không ? Cụ Huỳnh nói đến mức đó ông Trường Chinh mới chịu thôi...
Qua câu chuyện này để thấy ngay từ khi mới thành lập nước, giữa Đảng và Chính phủ đã có những chuyện hục hặc quyền anh, quyền tôi...Nên nhớ, thời điểm năm 1946, do uy tín của Cụ Hồ lớn nên mọi vấn đề tập trung trong tay Cụ và Cụ quyết hết; Ngay cái Hiến pháp năm 1946 do Cụ Hồ chỉ đạo soạn thảo cũng đã theo tinh thần mọi quyền lực nằm trong tay Chủ tịch nước còn Thủ tướng chỉ là người thừa hành, giúp việc giống như Chánh Văn Phòng... .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét