Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Nhà báo viết bậy, không phải ông trời sai mà "DÂN SAI" !; Lũ chồng lũ, miền Trung nơm nớp lo 600 hồ chứa “no” nước

Thủy điện xả lũ không sai, vậy ông trời sai sao?

>> Ai là kẻ chủ mưu và việc cố ý lộ tin đổi tiền nhằm mục đích gì?
>> Tới lượt Thủ tướng Pháp Manuel Valls từ chức
>> Phó Vụ trưởng 26 tuổi được bổ nhiệm… nhưng Vụ trưởng không biết
>> Phần Lan cân nhắc tặng mỗi công dân 870 USD/tháng
>> 4 bí mật về cảnh nóng nghẹt hở mà các đạo diễn nổi tiếng tiết lộ


HIẾU LÂN

LĐO - Bà con miền Trung đang khốn khó chịu đựng trong nước ngập tràn. Thủy điện xả lũ lại được chỉ tên điểm mặt như một nguyên nhân chính khiến từ Quảng Nam vào đến Khánh Hòa rất nhiều nơi chìm trong nước. Người ta cứ bảo rằng thủy điện không xả lũ còn nguy gấp bội, nhưng…

Tôi mới đọc được một vài bài viết chê bai rằng người kêu trời thủy điện xả lũ chẳng biết gì vì xả bao nhiêu, như thế nào, vào mấy giờ…, những nhà chuyên môn đã tính cả rồi. Nếu cứ để đấy vỡ đập, cả hạ du sẽ trôi ra biển! Và còn rất nhiều lý do ABCD nữa để khẳng định như định đóng cột, thủy điện xả lũ chẳng có gì sai, mưa to gió lớn nước nhiều thì cứ phải cắn răng mà chịu thôi.


Trước đây, Hố Hô và nhiều thủy điện khác cũng đã “ca” bài này mặc cho nhà trôi, trâu bò chết, tài sản theo nước và thiệt hại không đếm xuể. Khoan bàn về họ phán đúng hay sai bởi đến ngay cả những người am hiểu tranh cãi cũng còn dài. Tôi muốn nói đến nỗi khổ và cả bực tức của hàng triệu đồng bào miền Trung hiện thời.

Có lẽ từ rất lâu Nha Trang và Tuy Hòa mới ngập lụt nặng nề đến thế. Nhìn những hình ảnh đồng nghiệp gửi về từ nơi mà người dân thường nghĩ nước lụt nếu có cũng chỉ xâm xấp ngoại thành. Nhưng rồi cả dải miền Trung, sau áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài không chỉ 12 thủy điện dồn dập xả lũ mà có thể còn hơn nữa đã nhấn chìm nhiều làng mạc. Dù biện minh thế nào thì nếu xả lũ có kế hoạch, có tổng chỉ huy điều phối và tính toán, thông báo tốt hơn, tôi tin miền Trung không lụt nặng nề như thế.

Đừng có lặp mãi điệp khúc thủy điện phải xả lũ hàng chục năm nay như thế. Tôi không phản đối thủy điện làm thế nhưng tôi không thể hiểu cứ mưa to là phải vậy, điều muôn năm cũ nhưng vẫn tái diễn năm này sang năm khác. Đau lòng hơn khi năm sau lại gây thiệt hại hơn năm trước. Không thể bỏ thủy điện được thì hãy tìm cho dân con đường sống tốt hơn. Hoặc di dời dân hoặc xóa bỏ và đừng vung tay ký cho thủy điện mọc lên dày đặc như thế chứ?

Tại sao cứ bảo thủy điện nhiều nhìn chung lợi hơn, dân sống khấm khá hơn mà lũ chồng lũ, khổ chồng khổ như vậy? Người dân không cần những con số hoa mắt hay những con số nghe ù tai, cũng chẳng thiết những lý giải biện hộ cho đời sống khốn khổ mỗi khi lũ về. Họ chỉ mong không đỡ hơn thì cũng đừng chạy lũ vật vã vất vả hơn cho những năm sau nữa.

Thủy điện bảo họ không sai, cơ quan quản lý kêu đúng quy trình và dân chúng thì cắn răng chịu đựng! Vậy thì phải có ai sai trong câu chuyện đáng buồn này chứ? Chẳng lẽ lại là ông trời? Tôi không tin chẳng còn cách nào và cứ lo mà chuẩn bị cho những trận lũ cuồng phong tiếp theo. Tôi cũng không nghĩ ai nói mặc người nấy, hết lũ lụt rồi lại thôi.

Tôi tin phải có nơi, có chỗ, có người đứng ra giải quyết hợp tình hợp lý, ổn thỏa và bớt gây thiệt hại nặng nề cho các bên. Nếu không được thế thì có lẽ tại ông trời thật, các bạn ạ!


Lũ chồng lũ, miền Trung nơm nớp lo 600 hồ chứa “no” nước
14:10 ngày 17 tháng 12 năm 2016
TPO - Theo cơ quan dự báo khí tượng, từ nay đến hết năm 2016, miền Trung khả năng sẽ có một đợt mưa lớn nữa, liên tiếp lũ chồng lũ, đe dọa nghiêm trọng hơn 600 hồ chứa no nước thời gian qua.
Lũ chồng lũ, miền Trung nơm nớp lo 600 hồ chứa “no” nướcNhiều hồ đập ở miền Trung đã no nước do lũ chồng lũ trong thời gian qua

Sáng 17/12, tại hội nghị trực tuyến ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ miền Trung, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, khả năng miền Trung lại có mưa lớn, gây đợt lũ mới khoảng ngày 25-28/12 tới.
Theo ông Cường, từ cuối tháng 11 đến nay, các tỉnh miền Trung liên tục có mưa lũ lớn. Từ ngày 11/12 đến nay, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên vùng Tây Nam biển Đông, kết hợp với không khí lạnh tăng cường nên từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và Gia Lai có mưa rất lớn, lượng mưa trung bình 400-800 mm
Ông Cường cho biết, mưa nhiều đã gây lũ lụt nghiêm trọng tại các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hòa, đặc biệt là ở Bình Định. Thậm chí, lần đầu tiên (từ ngày 15/12) cơ quan dự báo Việt Nam phải dùng khai niệm “lũ đặc biệt lớn” để nói về lũ ở miền Trung.
Theo đó, trên các sông ở Thừa Thiên –Huế đều trong tình trạng báo động 2-3; từ Quảng Nam đến Ninh Thuận và Gia Lai lũ trên báo động 3 từ  0,3-1,5m. Trong khi đó, trên sông Vệ (Quảng Ngãi), sông Kôn (Bình Định) đã xuất hiện “lũ đặc biệt lớn”, xấp xỉ mức đỉnh lũ năm 2013.
Theo ông Cường, từ ngày 17/12, mưa lớn ở các tỉnh miền Trung giảm nhanh. Lượng mưa trong ngày và đêm 17/12 ở các tỉnh Quảng Nam-Phú Yên phổ biến 40-80mm (cường suất mưa 20-30mm/6 giờ).
Tuy nhiên, theo cơ quan dự báo khí tượng, từ ngày 18-20/12, mưa lớn có xu hướng tăng trở lại từ Quảng Nam-Ninh Thuận, lượng mưa phổ biến 100-150mm, riêng Bình Định-Khánh Hòa 200-250mm.
Theo nhận định, lũ ở Thừa Thiên –Huế,  Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận có khả năng chấm dứt trong 1-2 ngày tới, nhưng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi lũ sẽ kéo dài thêm 2-3 ngày, riêng các sông ở Bình Định lũ rút chậm hơn.
Giám đốc cơ quan dự báo khí tượng cũng cho biết, từ nay đến hết năm 2016, khả năng có một vùng áp thấp sẽ di chuyển từ phía nam Philippines vào biển Đông (khoảng 22-23/12 tới).
Sau đó vài ngày, vùng áp thấp này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Trung và Nam Trung bộ. “Từ ngày 25-28/12 tới, có khả năng xuất hiện mưa, lũ ở Quảng Trị-Khánh Hòa”- ông Cường nhận định.
Với dự báo trên, Bộ trưởng NN&PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, với 4-5 đợt lũ liên tục vừa qua, miền Trung lại gánh cảnh lũ chồng lũ, khả năng tiêu úng rất chậm, đặc biệt khu vực Bình Định.
“Nhiều hồ đập ở miền Trung suốt 8 tháng đầu năm cạn kiệt, nhưng 2-3 tháng lại đây căng sức chứa, bão hòa nước. Vì thế, hơn 600 hồ phải hết sức lưu ý, chỉ cần sơ suất nhỏ, hậu quả sẽ khôn lường”- ông Cường nói.
Đang lo ngại, gần 30 hồ chứa ở khu vực Bình Định, có biểu hiện nước thấp qua thân đập, nên phải hết sức lưu ý. Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ có hội nghị với 9 tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng do mưa lũ vừa qua, bàn cách khôi phục sản xuất về nông, lâm, thủy sản.
Theo Bộ trưởng Cường, những hình thái dị thường, hoạt động thiên tai ven biển vẫn phức tạp. Về lâu dài, sẽ đề xuất Chính phủ cần có đề án tổng thể có giải pháp dài hơi ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu ở các tỉnh miền Trung, nếu không sẽ khó đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững. 

Phạm Anh

Không có nhận xét nào: