"Ngày 17/2, sau khi nghe Bộ trưởng Tư pháp trình bày tờ trình của Chính phủ xin rút dự án Luật biểu tình ra khỏi chương trình kỳ họp tới của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng việc Chính phủ xin lùi dự án Luật Biểu tình là thiếu nghiêm túc.
Ông Nguyễn Sinh Hùng bức xúc: “Tại sao cứ lùi đi lùi lại mãi, do làm không được hay không chịu làm? Chương trình là Quốc hội quyết định, Bộ Chính trị cũng đã quyết định đưa vào chương trình rồi, nhưng Chính phủ cứ xin lùi mãi”.
Trong thời gian cuối nhiệm kỳ này TT Dũng đã có việc làm không
được nhiều người ưa thích. Đó là ra lệnh chặn các cuộc biểu tình.
Những nhà dân chủ quốc nội và ở cả hải ngoại mang hơi hướng ủng
hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa được tặng thêm một món quà quá chua chát và
cay đắng: người từng phát ra thông điệp đầu năm 2014 “nắm chắc ngọn cờ dân chủ”
đã tận dụng chút thời gian còn lại của mình để “chặn” luật Biểu tình. Theo lệnh
của ông, giới chức bên chính phủ đã thẳng thừng khước từ yêu cầu của Chủ tịch
quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về việc phải trình món nợ gần một phần tư thế kỷ này
ra kỳ họp quốc hội tháng 3/2016.
Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc phiên họp chính phủ tháng
2/2016, Văn phòng chính phủ thông tin cho báo giới: “Ngay sau khi có ý kiến của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 17/2/2016), Văn phòng chính phủ đã báo cáo, Thủ
tướng đã có ý kiến đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa đưa nội dung cho ý
kiến đối với dự án luật này vào chương trình kỳ họp thứ 11 của Quốc hội với lý
do cơ quan chủ trì dự án luật chưa chuẩn bị kịp để trình Chính phủ xem xét tại
phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2016”.
Hầu như cùng ngày, trong một công văn mời các đại biểu về dự họp
kỳ họp quốc hội thứ 11, Tổng thư ký Quốc hội thông tin: Ủy ban Thường vụ Quốc
hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội cho phép chưa trình dự án Luật Biểu tình
tại kỳ họp này để có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn,
hoàn thiện việc chuẩn bị dự án.
Trước đó, ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch quốc hội - đã chỉ
trích việc Chính phủ xin lùi luật Biểu tình một lần nữa là “thiếu nghiêm túc”.
Ông Hùng cũng quyết định bên chính phủ vẫn phải trình ra quốc hội dự luật Biểu
tình tại kỳ họp quốc hội 11 vào tháng 3/2016.
Có thể hiểu ra sao về động thái của Thủ tướng Dũng khi quyết
định “chặn” luật Biểu tình, cho dù ông ta thừa hiểu đây là món nợ của chính thể
đối với nhân dân - đã kéo dài ít nhất một phần tư thế kỷ kể từ hiến pháp 1992?
Điều có vẻ quái lạ là chính Thủ tướng Dũng là nhân vật đã đề
xuất ban hành luật Biểu tình vào cuối năm 2011, tại nghị trường quốc hội. Khi
đó, nhiều người đã hy vọng vào ông Dũng như một nhân tố cải cách thể chế.
Nhưng bằng vào việc Chính phủ giao cho Bộ Công an phối hợp với một số bộ khác như Tư Pháp, Quốc phòng soạn thảo luật biểu tình, song cho tới nay đã gần 5 năm, các cơ quan của chính phủ vẫn nại ra nhiều lý do để trì hoãn việc trình luật Biểu tình, người ta thấy Thủ tướng Dũng vẫn hầu như im lặng. Hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy ông Dũng còn quan tâm đến luật Biểu tình trước khi đại hội 12 của đảng cầm quyền diễn ra.
Nhưng bằng vào việc Chính phủ giao cho Bộ Công an phối hợp với một số bộ khác như Tư Pháp, Quốc phòng soạn thảo luật biểu tình, song cho tới nay đã gần 5 năm, các cơ quan của chính phủ vẫn nại ra nhiều lý do để trì hoãn việc trình luật Biểu tình, người ta thấy Thủ tướng Dũng vẫn hầu như im lặng. Hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy ông Dũng còn quan tâm đến luật Biểu tình trước khi đại hội 12 của đảng cầm quyền diễn ra.
Trong thời gian qua, nhiều dư luận đã lên án những “thủ phạm”
trì hoãn trình luật Biểu tình là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Còn bây giờ,
thông tin mới nhất từ phía Văn phòng chính phủ đã xác định chính thủ tướng còn
tại vị Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật chỉ đạo làm chậm lại tiến trình thực thi
quyền biểu thị chính đáng của nhân dân, đi ngược tiến trình dân chủ hóa đất
nước.
Mà đã như vậy, làm sao có thể ca ngợi ông Nguyễn Tấn Dũng là
người “thoát Trung mạnh mẽ” - như một số báo đài nhà nước và bởi cả một số trí
thức hải ngoại?
Nguồn: Lê Dung /SBTN
Chính phủ lý giải về việc 'xin rút Luật Biểu tình'
Chính phủ đề nghị chưa trình dự án Luật Biểu tình ra Quốc hội do khi thảo luận còn nhiều ý kiến khác nhau về một số vấn đề quan trọng của dự án này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét