Đức Bảo Phạm đang ở cùng với Phạm Đức Bảo.
13 giờ ·
THẾ NÀY THÌ GIẢI THÍCH THẾ NÀO ĐÂY?
Hôm nay 28/2/2018 Trung Quốc làm lễ khởi động vận chuyển tiền mặt nhân dân tệ qua biên giới Việt - Trung. Vậy là tiền Trung Quốc (tức ngoại tệ) được lưu hành chính thức song song với tiền Việt tại Việt Nam? (USD và các ngoại tệ mạnh khác bị cấm). Thế này thì giải thích thế nào đây?
Liêm Tô Văn Đông Hưng: khởi động nghiệp vụ vận chuyển, cung cấp tiền mặt
hai chiều qua biên giới
Cập nhật:
Ngày 12/10, một xe ô tô vận chuyển 5 tỷ đồng (Việt Nam đồng) từ Móng Cái vào cửa khẩu Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc, đánh dấu chính thức khởi động nghiệp vụ vận chuyển cung cấp tiền mặt hai chiều qua biên giới điểm đối điểm của ngân hàng hai nước Việt - Trung, đây cũng là một bước tiến quan trọng trong cải cách tài chính biên giới Quảng Tây.
Được sự phê chuẩn của Cục quản lý ngoại hối quốc gia, Tổng Cục hải quan quốc gia Trung Quốc và sự đồng ý của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp tại thành phố Đông Hưng đã chính thức được phép triển khai nghiệp vụ vận chuyển, cung cấp tiền mặt (Nhân dân tệ/Việt Nam đồng) hai chiều qua biên giới điểm đối điểm. Gói 5 tỷ đồng là gói tiền mặt đầu tiên thực hiện triển khai nghiệp vụ này của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp Quảng Tây.
Nghiệp vụ vận chuyển, cung cấp tiền mặt (Nhân dân tệ/Việt Nam đồng) hai chiều qua biên giới chính thức khởi động đã xóa bỏ tình trạng vận chuyển tiền mặt tiền Việt Nam đồng “bỏ gần lấy xa” vòng qua Quảng Đông, Hồng Kông về Quảng Tây, giúp người dân hai nước Trung - Việt chỉ cần “bước ra cửa” là có thể đổi được ngoại tệ Nhân dân tệ/Việt Nam đồng, góp phần quan trọng vào công tác cải cách tài chính vùng biên Quảng Tây.
Việc triển khai nghiệp vụ này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu thương mại, vừa đáp ứng nhu cầu đổi tiền Việt Nam đồng của khách du lịch Trung Quốc khi tham quan, du lịch sang Việt Nam, đồng thời khuyến khích nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính, tiền tệ (được phép) triển khai nghiệp vụ đổi Nhân dân tệ và Việt Nam đồng, đưa việc vận chuyển, cung cấp tiền mặt hai chiều trở nên thường xuyên, liên tục.
Hoàng Hưng Trung/ Nhật báo Quảng Tây
http://baoquangninh.com.vn/.../dong-hung-khoi.../index.htm
Cập nhật:
Ngày 12/10, một xe ô tô vận chuyển 5 tỷ đồng (Việt Nam đồng) từ Móng Cái vào cửa khẩu Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc, đánh dấu chính thức khởi động nghiệp vụ vận chuyển cung cấp tiền mặt hai chiều qua biên giới điểm đối điểm của ngân hàng hai nước Việt - Trung, đây cũng là một bước tiến quan trọng trong cải cách tài chính biên giới Quảng Tây.
Được sự phê chuẩn của Cục quản lý ngoại hối quốc gia, Tổng Cục hải quan quốc gia Trung Quốc và sự đồng ý của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp tại thành phố Đông Hưng đã chính thức được phép triển khai nghiệp vụ vận chuyển, cung cấp tiền mặt (Nhân dân tệ/Việt Nam đồng) hai chiều qua biên giới điểm đối điểm. Gói 5 tỷ đồng là gói tiền mặt đầu tiên thực hiện triển khai nghiệp vụ này của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp Quảng Tây.
Nghiệp vụ vận chuyển, cung cấp tiền mặt (Nhân dân tệ/Việt Nam đồng) hai chiều qua biên giới chính thức khởi động đã xóa bỏ tình trạng vận chuyển tiền mặt tiền Việt Nam đồng “bỏ gần lấy xa” vòng qua Quảng Đông, Hồng Kông về Quảng Tây, giúp người dân hai nước Trung - Việt chỉ cần “bước ra cửa” là có thể đổi được ngoại tệ Nhân dân tệ/Việt Nam đồng, góp phần quan trọng vào công tác cải cách tài chính vùng biên Quảng Tây.
Việc triển khai nghiệp vụ này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu thương mại, vừa đáp ứng nhu cầu đổi tiền Việt Nam đồng của khách du lịch Trung Quốc khi tham quan, du lịch sang Việt Nam, đồng thời khuyến khích nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính, tiền tệ (được phép) triển khai nghiệp vụ đổi Nhân dân tệ và Việt Nam đồng, đưa việc vận chuyển, cung cấp tiền mặt hai chiều trở nên thường xuyên, liên tục.
Hoàng Hưng Trung/ Nhật báo Quảng Tây
http://baoquangninh.com.vn/.../dong-hung-khoi.../index.htm
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM ------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 11/VBHN-NHNN
|
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THANH TOÁN TRONG MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG
HÓA VÀ DỊCH VỤ TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI VÀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC
Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 6 năm 2004 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi
hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam
và Trung Quốc, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2004, được sửa đổi, bổ
sung bởi:
Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính
lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa
thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2011.
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Hiệp định về
mua bán hàng hóa ở vùng biên giới ký ngày 19/10/1998 giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;
Căn cứ Hiệp định thanh
toán và hợp tác ký ngày 16 tháng 10 năm 2003 giữa
Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc;
Căn cứ vào Quyết định
số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước có chung biên giới;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 290/VPCP-KTTH ngày 16/01/2003 của Văn Phòng Chính
phủ về việc thu tiền của nước có chung biên giới;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế
thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và
khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc".
Điều 2.2 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày
đăng công báo. Thông tư số 06/TT-NH8 ngày 18/3/1994 của Ngân hàng Nhà nước
hướng dẫn Hiệp định thanh toán và Hợp tác Việt - Trung ngày 26/5/1993 giữa Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại
hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc)
các Ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
XÁC
THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT.
THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC Đặng Thanh Bình |
QUY CHẾ
THANH TOÁN TRONG MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG
HÓA VÀ DỊCH VỤ TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI VÀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VIỆT NAM - TRUNG
QUỐC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này điều
chỉnh các hoạt động sau:
a) Thanh toán trong
mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới giữa thương nhân Việt Nam
và thương nhân Trung Quốc theo quy định tại Hiệp định về mua bán hàng hóa ở
vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là thanh toán xuất nhập khẩu
qua biên giới Việt - Trung);
b) Thanh toán trong
bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thu Nhân dân tệ (CNY) tiền mặt của các doanh
nghiệp Việt Nam tại Khu vực biên giới và Khu Kinh tế cửa khẩu thuộc các tỉnh
biên giới giáp Trung Quốc;
c) Mở, sử dụng tài
khoản CNY của thương nhân Việt Nam và mở, sử dụng tài khoản đồng Việt Nam (VND)
của thương nhân Trung Quốc tại Ngân hàng được phép của Việt Nam ở khu vực biên
giới;
d) Thành lập và hoạt động
của bàn đại lý đổi CNY.
2. Thanh toán trong
mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và thanh toán trong mua bán
hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được
thực hiện bằng VND và CNY theo các phương thức do hai bên mua bán thỏa thuận
phù hợp với quy định về quản lý tiền của nước có chung biên giới. Việc mang VND
và CNY qua cửa khẩu biên giới phải tuân theo quy định hiện hành về mang ngoại
tệ tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh.
3. Thanh toán trong
xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân
Trung Quốc không thuộc đối tượng nêu tại điểm a khoản 1 Điều này được áp dụng
các hình thức thanh toán qua Ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo
thông lệ quốc tế hoặc theo các hình thức khác được Ngân hàng Nhà nước cho phép
và không chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Quy chế này áp dụng
đối với các đối tượng sau:
1. Thương nhân Việt
Nam, gồm:
a) Các doanh nghiệp
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Các hộ kinh doanh
được phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung theo quy định của pháp
luật.
2. Các Ngân hàng
thương mại Việt Nam;
3. Thương nhân Trung
Quốc (bao gồm tổ chức và cá nhân) có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch
vụ tại khu vực biên giới và Khu kinh tế cửa khẩu với thương nhân Việt Nam.
Điều 3. Mở và sử dụng tài khoản
1. Thương nhân Việt
Nam có hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung hoặc được Ngân hàng
Nhà nước cấp giấy phép bán hàng và cung ứng dịch vụ thu CNY tiền mặt được mở
tài khoản CNY tại các Ngân hàng được phép của Việt Nam có thực hiện thanh toán
xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung bằng VND và CNY theo các quy định
sau:
a) Hồ sơ, thủ tục mở
tài khoản thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng nơi mở tài khoản phù hợp với
quy định hiện hành;
b) Tài khoản CNY được
sử dụng như sau: Phần thu:
- Thu từ xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ;
- Thu nộp CNY tiền mặt
từ bán hàng và cung ứng dịch vụ thu CNY theo quy định tại Điều 10 Quy chế này;
- Thu từ mua CNY tại
các ngân hàng được phép;
- Các khoản thu khác
được pháp luật cho phép. Phần chi:
- Chi thanh toán nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ;
- Chi bán CNY cho Ngân
hàng hoặc bàn đổi CNY;
- Rút tiền mặt để chi
lương, thưởng, phụ cấp cho người nước ngoài làm việc cho tổ chức hoặc chi cho
cá nhân được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài và chi cho các mục đích được
pháp luật cho phép.
2. Thương nhân Trung
Quốc có hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung được mở tài khoản
VND tại các Ngân hàng được phép của Việt Nam có thực hiện thanh toán xuất nhập
khẩu qua biên giới Việt - Trung bằng VND và CNY. Việc mở và sử dụng tài khoản
VND của thương nhân Trung Quốc thực hiện theo các quy định sau:
a) Hồ sơ, thủ tục mở
tài khoản thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng nơi mở tài khoản phù hợp với
quy định hiện hành;
b) Tài khoản VND được
sử dụng như sau: Phần thu:
- Thu từ bán hàng hóa
và dịch vụ;
- Thu từ bán CNY hoặc
ngoại tệ tự do chuyển đổi cho Ngân hàng;
- Các khoản thu khác
được pháp luật Việt Nam cho phép. Phần chi:
- Chi thanh toán hàng
hóa và dịch vụ;
- Chi mua CNY để
chuyển về nước;
- Chi rút tiền mặt để
chi tiêu tại Việt Nam.
3. Thương nhân Việt
Nam mở tài khoản CNY, tài khoản ngoại tệ tự do chuyển đổi tại các Ngân hàng
thương mại của Trung Quốc phải phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại
hối. Nghiêm cấm thương nhân Việt Nam mở tài khoản tại các Ngân hàng thương mại
của Trung Quốc khi chưa được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Điều 4. Các hình thức thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung
1. Ngân hàng Nhà nước
khuyến khích thương nhân hai nước thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua biên
giới Việt - Trung qua ngân hàng theo các hình thức sau:
a) Thanh toán thông
qua các Ngân hàng được phép của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, theo thông
lệ quốc tế (bao gồm các Ngân hàng đặt trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh có biên
giới giáp Trung Quốc);
b) Thanh toán bằng
ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND thông qua tài khoản của thương nhân Trung
Quốc mở tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam phù hợp với các quy định tại
Điều 3 Quy chế này;
c) Thanh toán bằng VND
và CNY thông qua các Ngân hàng được phép có thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu
qua biên giới Việt - Trung bằng VND và CNY;
d) Thanh toán theo
phương thức hàng đổi hàng (phần chênh lệch được thanh toán qua ngân hàng).
2. Việc thanh toán
bằng tiền mặt (ngoại tệ tự do chuyển đổi, CNY hoặc VND) thực hiện theo hướng
dẫn riêng của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Đồng tiền thanh toán
Đồng tiền thanh toán
trong xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung là ngoại tệ tự do chuyển đổi
hoặc VND hoặc CNY. Thương nhân hai nước được lựa chọn đồng tiền thanh toán phù
hợp với các quy định trong Quy chế này và các quy định khác của pháp luật.
Chương II
THANH TOÁN TRONG XUẤT NHẬP KHẨU QUA BIÊN
GIỚI VIỆT - TRUNG
Điều 6. Thanh toán
bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua Ngân hàng theo thông lệ quốc tế
Khi sử dụng ngoại tệ
tự do chuyển đổi làm đồng tiền thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu qua
biên giới Việt - Trung, thương nhân Việt Nam và thương nhân Trung Quốc được lựa
chọn các Ngân hàng có trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh biên giới thực hiện thanh
toán theo thông lệ quốc tế phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của mỗi
nước.
Điều 7.
Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND thông qua tài khoản củathương nhân Trung Quốc mở tại các Ngân hàng ở Việt Nam
Thương nhân Trung Quốc
có tài khoản ngoại tệ tự do chuyển đổi và tài khoản VND tại các Ngân hàng được
phép ở Việt Nam theo quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp
luật được sử dụng các tài khoản này để thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới
Việt - Trung.
Điều 8.
Thanh toán bằng VND và CNY qua Ngân hàng được phép của hai
nước
tại Khu vực biên giới
1. Việc sử dụng VND và
CNY trong thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung được thực hiện
theo các quy định sau đây:
a) Ngân hàng được phép
của Việt Nam tại tỉnh biên giới được thỏa thuận với Ngân hàng của Trung Quốc về
việc mở tài khoản VND hoặc tài khoản CNY cho nhau để phục vụ thanh toán cho
thương nhân hai nước;
b) Ngân hàng được phép
của hai bên được thỏa thuận về công nghệ và phương thức thanh toán, phương thức
quản lý tài khoản, số dư tối đa trên tài khoản không trái với quy định pháp
luật của mỗi nước. Trường hợp số dư trên tài khoản vượt quá số dư tối đa thì
các Ngân hàng của hai bên có thể thỏa thuận chuyển đổi thành ngoại tệ tự do
chuyển đổi hoặc tiền của mỗi bên để chuyển về nước;
c) Tỷ giá giữa VND và
CNY do Tổng Giám đốc, Giám đốc các Ngân hàng được phép (hoặc người được ủy
quyền hợp pháp) quyết định;
d) Các Ngân hàng được
phép của Việt Nam có thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt -
Trung bằng VND và CNY được xuất, nhập khẩu CNY và VND tiền mặt để phục vụ hoạt
động kinh doanh, không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước nhưng phải làm thủ tục
khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất, nhập khẩu tiền mặt.
2. Việc kiểm tra hồ sơ
chứng từ thanh toán theo thỏa thuận giữa Ngân hàng hai bên phù hợp với quy định
hiện hành về quản lý ngoại hối. Đối với trường hợp thanh toán xuất nhập khẩu
qua biên giới không ký kết hợp đồng mua bán, thương nhân phải xuất trình tờ
khai hải quan và các giấy tờ liên quan chứng minh hàng hóa đã được thực xuất,
thực nhập.
Điều 9. Thanh toán theo
phương thức hàng đổi hàng
Thương nhân Việt Nam
xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung được thỏa thuận thanh toán dưới hình
thức hàng đổi hàng theo các quy định sau:
1. Hàng hóa mua bán,
trao đổi phải phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật mỗi nước về quản
lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đồng tiền sử dụng
để thanh toán chênh lệnh trong giao dịch hàng đổi hàng là ngoại tệ tự do chuyển
đổi hoặc VND hoặc CNY.
3. Phần chênh lệnh
trong giao dịch hàng đổi hàng được thanh toán theo các phương thức nêu trên.
Chứng từ thanh toán phần chênh lệch áp dụng như đối với thanh toán xuất khẩu,
nhập khẩu, phù hợp với từng hình thức thanh toán.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ BÁN HÀNG THU CNY VÀ THÀNH LẬP
BÀN ĐẠI LÝ ĐỔI CNY
Điều 10. Bán hàng và cung ứng dịch vụ thu CNY tiền mặt
1. Doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực bán hàng miễn thuế hoặc cung ứng dịch vụ dành riêng cho
người nước ngoài tại Khu vực biên giới và Khu kinh tế cửa khẩu (bao gồm cả các
doanh nghiệp trên địa bàn khác mở cửa hàng miễn thuế hoặc cung ứng dịch vụ dành
riêng cho người nước ngoài trong các khu vực trên) được Ngân hàng Nhà nước xem
xét cấp giấy phép thu CNY tiền mặt.
2.3 Hồ
sơ, thủ tục cấp giấy phép thu CNY tiền mặt:
a) Các doanh nghiệp
nêu tại Khoản 1 Điều này có nhu cầu thu Nhân dân tệ tiền mặt lập 01 bộ hồ sơ
gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để được cấp giấy phép
thu Nhân dân tệ tiền mặt. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin cấp giấy
phép thu Nhân dân tệ tiền mặt (theo mẫu tại Phụ lục 01 văn bản này);
- Văn bản của cơ quan
có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp bán hàng miễn thuế hoặc kinh doanh dịch vụ
cho người nước ngoài.
b) Trong thời hạn 10
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh, thành phố sẽ xem xét và cấp giấy phép thu Nhân dân tệ tiền mặt cho doanh
nghiệp theo mẫu Phụ lục 2. Trong trường hợp từ chối cấp phép, Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản giải thích lý do.
3. Các doanh nghiệp
được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thu CNY tiền mặt từ bán hàng và làm dịch
vụ phải nộp số CNY thu được vào tài khoản mở tại Ngân hàng trong vòng 7 (bảy)
ngày làm việc kể từ ngày thu CNY tiền mặt (trừ số CNY được để lại tồn quỹ). Mức
tồn quỹ CNY tiền mặt để sử dụng hàng ngày do doanh nghiệp và ngân hàng quản lý
tài khoản thỏa thuận.
Điều 11.
Thành lập bàn đại lý đổi CNY
1. Các doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn, nhà
hàng, siêu thị, giao thông vận tải, vàng bạc, đá quý và các doanh nghiệp thường
xuyên có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người nước ngoài hoạt động
tại khu vực biên giới hoặc khu kinh tế cửa khẩu được thành lập bàn đại lý đổi
CNY cho các Ngân hàng được phép của Việt Nam hoạt động tại khu vực biên giới
hoặc khu kinh tế cửa khẩu.
2. Điều kiện thành lập
bàn đại lý đổi CNY, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép đổi CNY, cấp giấy phép bổ sung
và các vấn đề liên quan đến mua CNY, tỷ giá đổi CNY, xử lý khi phát hiện tiền
giả… thực hiện theo các quy định tại Quy chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ ban
hành kèm theo Quyết định số1216/2003/QĐ-NHNN ngày 09/10/2003 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước.
Bàn đại lý đổi CNY chỉ
thực hiện mua CNY, không thực hiện bán lại cho khách hàng. Mức tồn quỹ CNY tại
bàn đại lý đổi CNY và thời hạn bán lại CNY cho ngân hàng ủy nhiệm đại lý thực
hiện theo thỏa thuận giữa Bàn đại lý đổi CNY và Ngân hàng ủy nhiệm.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Tổ chức thực
hiện
Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh biên giới quán triệt nội dung quy chế này, xin ý kiến chỉ đạo của
cấp Ủy và chính quyền địa phương, tổ chức và triển khai thực hiện thông tin
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến hướng dẫn các doanh
nghiệp trên địa bàn; chủ động phối hợp cùng các cơ quan hữu quan như thương
mại, tài chính, hải quan, công an, biên phòng... tổ chức triển khai tốt việc
thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung và các nội dung khác quy
định tại Quy chế này.
Tổng Giám đốc (Giám
đốc) các Ngân hàng được phép chỉ đạo các Chi nhánh của Ngân hàng mình tại các
tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc chủ động liên hệ với các Ngân hàng thương
mại phía Trung Quốc để thỏa thuận đặt quan hệ đại lý thanh toán bằng ngoại tệ tự
do chuyển đổi, VND, CNY theo Quy chế này, đáp ứng nhu cầu thanh toán trong xuất
nhập khẩu qua biên giới giữa các thương nhân hai nước.
Điều 13.
Chế độ thông tin báo cáo
1. Hàng quý, chậm nhất
vào ngày 10 tháng đầu quý sau, các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp
giấy phép thu CNY tiền mặt phải gửi báo cáo về tình hình thu và sử dụng CNY
tiền mặt trong quý cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại hối) và
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh biên giới trên địa bàn nơi doanh nghiệp thu
CNY tiền mặt (theo mẫu tại Phụ lục 3).
2. Hàng quý, chậm nhất
vào ngày 10 tháng đầu quý sau, các doanh nghiệp có Bàn đại lý đổi CNY có trách
nhiệm báo cáo tình hình mua CNY cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh (thành
phố) trên địa bàn (theo mẫu tại Phụ lục 4).
3. Hàng quý, chậm nhất
vào ngày 10 tháng đầu quý sau, các Ngân hàng hoặc chi nhánh Ngân hàng thực hiện
thanh toán với Trung Quốc theo Quy chế này tổng hợp tình hình thanh toán theo
các quy định trong Quy chế, báo cáo về Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh (thành
phố) trên địa bàn (theo mẫu tại Phụ lục 5).
4. Hàng quý, chậm nhất
vào ngày 10 tháng đầu quý sau, các Ngân hàng có hoạt động xuất, nhập khẩu CNY
và VND qua cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc phải gửi báo cáo về tình hình xuất,
nhập khẩu CNY và VND cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) (theo mẫu
tại Phụ lục 6).
5. Hàng quý, chậm nhất
vào ngày 15 tháng đầu quý sau, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh (thành phố)
tổng hợp tình hình thanh toán theo các quy định trong Quy chế này, báo cáo về
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) (Theo mẫu tại Phụ lục 7).
6. Hàng quý, chậm nhất
vào ngày 15 tháng đầu quý sau, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh (thành phố)
tổng hợp tình hình cấp giấy phép thành lập bàn đại lý đổi CNY, tình hình mua
CNY trên địa bàn, báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý Ngoại
hối) (theo mẫu tại Phụ lục 8).
7. Trong quá trình
thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh vướng mắc cần báo cáo ngay bằng văn bản
cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 14. Kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh (thành phố) phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức kiểm tra,
quản lý và giám sát đối với các Ngân hàng được phép và tổ chức, cá nhân trên
địa bàn trong việc thực hiện các quy định tại Quy chế này.
2. Tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
TÊN DOANH NGHIỆP
------- |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: …………………
|
………..,
ngày… tháng… năm………
|
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP THU NHÂN DÂN TỆ TIỀN
MẶT
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh tỉnh/thành phố….
Tên doanh
nghiệp:................................................................................................
Tên giao dịch đối
ngoại:.......................................................................................
Trụ sở chính
tại:....................................................................................................
Điện
thoại:...................
Fax:.................................................................................
Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh (hoặc Giấy phép đầu tư) số:
Cơ quan
cấp:.......................... ngày cấp:
…...........................................................
Địa điểm kinh doanh
thu Nhân dân tệ tiền mặt:...................................................
Điện
thoại:..................... Fax:...............................................................................
Đề nghị Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh/ thành phố xem xét và cho phép thu Nhân dân tệ tiền mặt tại
địa điểm nêu trên từ hoạt động......................................
Chúng tôi xin cam kết:
- Sử dụng Nhân dân tệ
thu được vào các mục đích được pháp luật nhà nước Việt Nam cho phép và tự cân
đối phần tiền này để nhập khẩu hàng hóa, thanh toán dịch vụ cho nước ngoài hay
bán cho ngân hàng được phép để lấy đồng Việt Nam theo đúng các quy định hiện
hành về quản lý ngoại hối có liên quan.
- Không yêu cầu thực
hiện chuyển đổi số Nhân dân tệ tiền mặt thu được sang ngoại tệ tự do chuyển
đổi, không bán số Nhân dân tệ đó để mua ngoại tệ chuyển đổi trên thị trường tự
do để nộp vào ngân hàng.
THỦ TRƯỞNG DOANH
NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét