Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Tướng Nguyễn Thanh Hóa và tội phạm công nghệ cao

Mnh Quân
9 giờ · Hà Ni· 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Cho nên, dù ai nói bảo vụ này, vụ kia là "oánh" nhau, thế này thế nọ, nhưng với những vụ án có thể đánh tới cấp tướng công an, bắt cả con rể một cựu Bí thư thành ủy, Ủy viên BCT thế này, và dự kiến có thể cấp cấp cao hơn nữa, là điều rất đáng ghi nhận cho những nỗ lực để loại bỏ những kẻ tội phạm ngay trong bô máy cấp cao của ngành công an.

Tôi có một bà chị tính tình rất hiền hành. Đầu năm 2017, khi đang ở cơ quan, có một cuộc điện thoại gọi tới cho bà ấy, xưng là một trung tá công an đang điều tra một vụ buôn lậu và nói rõ các thông tin về số chứng minh thư và một số thông tin cá nhân của bà chị tôi và nói rằng "chị có liên quan đến đường dây buôn lậu này".

Bà chị tôi khi đó cực kỳ hoảng sợ dù tuyệt nhiên không có làm gì khác ngoài công việc cơ quan và "trung tá công an" bên kia gần như bắt làm gì, cũng u u mê mê làm theo cứ như thể bị bỏ bùa mê qua mạng. "Trung tá" yêu cầu chuyển 200 triệu để tạm thời chưa khởi tố và giúp chị tôi thoát khỏi vụ án giời ơi mà bà ấy không hề liên quan.
Ngay sau khi chuyển khoản xong số tiền trên, bà chị bỗng tự nhiên như tỉnh ngủ, chột dạ, gọi lại thì điện thoại "trung tá" đã ò ì é, không sao liên lạc được. Biết là bị lừa, sau đó, chị tôi cũng liên lạc cả Công an HN, cả Cục Cảnh sát phòng chống Tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) trình báo, nhưng khoản tiền trên vĩnh viễn không bao giờ tìm thấy.
Dĩ nhiên bà chị tôi đau khổ 1 thời gian dài vì số tiền bị lừa mất không chỉ là tiền của bà ấy mà của cả người thân khác đang gửi để mua một số món đồ.
Nên hôm nay, biết tin ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng C50 bị khởi tố và bắt giam (thực ra thông tin đồn đoán có từ lâu và những thông tin bắt Dương- con rể cựu Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị và một số người khác, anh em báo chí quan tâm cũng biết từ rất nhiều tháng trước rồi), tôi hiểu, khi những người có nhiệm vụ đi đấu tranh chống tội phạm mà họ chính lại là tội phạm, là kẻ bảo kê cho đường dây tội phạm công nghệ như đường dây đánh bạc đó, thì những người dân thường, làm sao trông mong vào khả năng bắt tội phạm, đánh án của họ?
Đã có những thông tin ban đầu cho biết, đường dây đánh bạc này hoạt động trên qui mô rất lớn: 34 tỉnh, thành phố và doanh thu cực lớn. Con số hàng ngàn tỷ đồng báo chí đăng hôm nay có lẽ chưa hoàn toàn chính xác. Một con số được rò rỉ: Khoảng 2000 tỷ đồng/tháng là doanh thu của đường dây này và lợi nhuận từ đó, một phần được tự động chảy vào tài khoản của cựu tướng công an Nguyễn Thanh Hóa (hoặc là tk người khác đứng tên nhưng tiền là tiền chia cho ông Hóa) hàng tỷ đồng/tháng.
Với mức thu nhập chỉ bảo kê một đường dây lớn như vậy thì cựu Cục trưởng C50 đời nào thèm quan tâm đến những lời kêu cứu của hàng trăm và có thể hàng ngàn người dân khi bị tội phạm công nghệ lừa đảo như vụ bà chị tôi nói ở trên bởi việc đi phát hiện rồi cho qua, bảo kê cho những dạng tội phạm đó, đủ họ sống sướng rồi, sao phải nhọc lòng đi bắt mất thằng tội phạm cò con?
Tội phạm công nghệ ngày càng phức tạp. Tại Nhật và một số nước, thậm chí tội phạm còn có thể sử dụng công nghệ, bắt chước y chang giọng nói của một người để gọi cho người thân của họ nhờ chuyển tiền. Với cơ quan là Cục phòng chống tôi phạm, như ông Nguyễn Thanh Hóa, không lo tìm giải pháp phòng chống hữu hiệu với các dạng tội phạm công nghệ mới mà lại đi bảo kê cho chúng thì người dân (đã đóng thuế nuôi họ) trông đợi nỗi gì?


-> Bởi một khi tướng công an lại chính là tội phạm thì đám kẻ cướp ngoài xã hôi còn gì phải e dè gì nữa, chúng sẽ lừa lọc, cướp bóc, phá sạch ...bởi những kẻ được giao nhiệm vụ bắt chúng, lại đang đi cướp bóc, tham gia vào việc lừa lọc, cướp bóc ở mức độ cao hơn, tàn hại hơn.


Không có nhận xét nào: