Cho đến nay cá chết vẫn còn trôi dạt vào bờ (nguồn tin từ Thừa Thiên Huế, đang chờ kiểm chứng), điều đó có nghĩa là nước biển vẫn còn chứa chất độc. Cũng cho đến giờ phút này chính quyền Việt Nam vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây độc. Chỉ biết cá chết do độc, song độc gì, ở đâu vẫn chưa xác định, mặc dù đã chỉ đạo và hành động quyết liệt.
Cá chết, chim ăn cá chim chết, vậy đấy phải là loại độc cực mạnh. Nhưng bất chấp sự khuyến cáo của những nhà khoa học, để trấn an lòng dân, xoa dịu dư luận lãnh đạo một số địa phương nơi có cá chết đã xuống tắm biển và ăn cá. Những hành động đó cũng có yếu tố tích cực, nhưng thiết nghĩ khi nguyên nhân cá chết chưa tìm ra, biển còn độc không? Chưa trả lời được thì đó là hành động nguy hiểm - điếc không sợ súng. Lẽ ra trước một thảm họa như vậy, việc cần làm là cần tìm ra nguyên nhân, nguồn độc và đồng thời nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất độc có trong nước biển tới sức khỏe con người dựa trên những phân tích khoa học. Người dân cần được biết điều gì đang sảy ra để họ tự bảo vệ mình.
Lãnh đạo Đà nẵng làm gương tắm biển |
Không biết dựa vào cơ sở nào Viện kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh thực phẩm Quốc gia đưa ra kết luận, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, cyanide trong nước biển ở Hà Tỉnh điều nằm trong ngưỡng cho phép. Tổng cục môi trường (Bộ Tài Nguyên Môi Trường) công bố kết quả rằng nước biển tại 4 tỉnh Miền trung điều đạt chuẩn?
Nếu nước biển ven bờ từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng, độc đến độ tắm một lần mà chết ngay thì không ai dám tắm, ăn cá bị ngộ độc chết liền không ai dám ăn. Vấn đề ở đây là nếu người dân tiếp xúc với nước biển thường xuyên và ăn cá lâu dài thì sao? Cá bị nhiêm độc ở mức độ nhỏ nó sẽ không chết, nhưng con người ăn cá đâu phải một con, mà ăn thường xuyên, độc sẽ ngấm dần vào cơ thể, tích tụ vài năm sau phát bệnh chết, khi đó ai chịu trách nhiệm?
Việc này, nó giống như là người ta dùng chất độc trộn vào thức ăn chăn nuôi. Gia súc, gia cầm ăn nó vẫn sống, người ăn cũng không lăn ra chết ngay mà ngấm dần và tích tụ trong cơ thể mỗi ngày một ít, lâu ngày gây bệnh ung thư.
Ai dám chắc ngư dân không đánh các vùng biển nhiễm độc, hay vùng ven... Chắc mọi người vẫn còn nhớ việc người dân gom cá chết bán cho thương lái chở vào Nha Trang làm nước mắm, tuy cơ quan chức năng bắt được vài vụ, nhưng có ai bảo đảm rằng không có vụ nào chót lọt. Sẽ có bao nhiêu các chết sẽ được chế biến thành nước mắm? Rồi đây biết trong bữa cơm gia đình nào ăn phải chai nước mắm có chứa kim loại nặng làm từ cá chết ở miền Trung?
Việc giúp ngư dân tiêu thụ cá được đánh bắt ở những ngư trường sạch là điều nên làm, nhưng cái quan trọng hơn là vấn đề nguyên nhân gây độc, nguồn độc, và tác động của nó đến môi trường sống.
Còn việc gắn ten kiểm định lên cá để đi tiêu thụ làm tôi lại nhớ tới bài báo "Chuyện động trời ở làng rau sạch lớn nhất Hà Nội" (Vietnam.net 07/3/2014). Đấy cũng kiểm định, cũng gắn mác rau sạch nhưng toàn dùng thuốc BVTV cực độc để phun. Mỗi ngày có hàng tấn rau được xuất bán, người dân vẫn ăn rau chứa độc, không thấy ai chịu trách nhiệm.
Có mấy ai còn nhớ vụ công ty Nicotex Thành Thái chôn thuốc BVTV ở Thanh Hóa. Người dân kiến nghị, chính quyền cử nhiều đoàn về kiểm tra và kết luận "có ảnh hưởng nhưng không nghiêm trọng". Cả một vùng, nguồn nước nhiễm độc nặng, có hàng trăm người chết vì ung thư và nhiều người vẫn đang nằm chờ chết, nhiều trường hợp thai nhi biến dạng. Phản ánh, kiến nghị không được người dân chiếm công ty, cơ quan chức năng vào cuộc xác định Nicotex Thành Thái chôn chất độc, nhưng không khởi tố, cũng không có đền bù, chỉ xử phạt hành chính. Trăm mạng người chết oan uổng. Đâu có ai chịu trách nhiệm?.
Cho nên, qua những sự việc như vậy người dân không còn tin vào lời nói của mấy vị lãnh đạo. Kệ, muốn nói gì thì nói, muốn diễn gì thì diễn...
Chúng ta điều biết rằng, do mới vận hành Formosa chỉ xả thải 1/4 công xuất thiết kế, nếu chính thức đi vào hoạt động với công xuất 45.000m3/ngày đêm thì hậu quả sẽ thế nào? Thật không dám tưởng tượng. Theo tôi nghĩ vấn đề không phải là ở Formosa, mà ở chúng ta. Đáng lẽ khi chấp nhận Formosa đầu tư chính phủ Việt Nam phải đánh giá những tác động đến môi trường từ việc xả thải trực tiếp ra biển. Và quản lý chặt vấn đề xả thải.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mạnh miệng tuyên bố "rà soát hết, kể cả Formosa", rồi chờ xem vụ này ông sẽ xử lý thế nào. Nên nhớ Chu Xuân Phàm đã nói: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…".
Lã Yên
(Dân luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét