Đến nay Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Hong Kong, Ma Cao) đã có 4.759 dự án đang đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn lên tới 56,7 tỷ USD.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) tính đến hết năm 2015, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Hong Kong, Ma Cao) có 4.759 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn lên tới 56,7 tỷ USD. Quy mô bình quân mỗi dự án của Trung Quốc chỉ đạt 12 triệu USD, trong khi mức bình quân của cả nước là 19 triệu USD.
Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào công nghiệp của Việt Nam.
|
Trong đó, riêng Đài Loan đã góp 2.478 dự án, tổng vốn đạt gần 31 tỷ USD còn Trung Quốc có 1.296 dự án, vốn đầu tư đạt gần 10,2 tỷ USD. Như vậy, về số dự án, Trung Quốc chỉ kém Hàn Quốc nhưng về tổng vốn đầu tư, Trung Quốc đã vượt trội, giữ vị trí dẫn đầu.
Các quốc gia, vùng lãnh thổ có mức đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam tính đến hết 2015
Quốc gia, vùng lãnh thổ | Dự án | Vốn đầu tư |
Trung Quốc:
-Đài Loan
-Hong Kong
-Ma Cao
|
4.759
2478
975
10
|
56,7 tỷ USD
31 tỷ USD
15,5 tỷ USD
57 triệu USD
|
Hàn Quốc | 4.970 | 45,2 tỷ USD |
Nhật Bản | 2.914 | 38,9 tỷ USD |
Singapore | 1.544 | 35,1 tỷ USD |
Các khoản đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó có nhiều dự án sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà. Tiếp theo là lĩnh vực xây dựng, bất động sản.
Các nhà đầu tư Trung Quốc phần lớn đầu tư theo hình thức trực tiếp (100% vốn) và các hợp đồng BOT, BT, BTO… Cho đến nay, Trung Quốc đã có mật độ dự án lớn, phủ khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Nhà đầu tư Trung Quốc thường chọn những nơi có vị trí chiến luợc, thuận lợi về hạ tầng giao thông, gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc và có nhiều người Hoa sinh sống.
Những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Trung Quốc là: TP HCM, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh...
Những năm gần đây, trong cơn khát nguồn năng lượng, nguyên liệu, Trung Quốc tăng cường đầu tư mạnh ra ngước ngoài. Các tập đoàn tư nhân của nước này đã tăng cường tìm kiếm các thị trường mới. Việt Nam là điểm đến đầy hấp dẫn với nhà đầu tư Trung Quốc do đã gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hàng loạt hiệp định khác.
Dựa trên những ưu đãi thuế và nhiều cơ chế khác mang lại từ hội nhập, các nhà đầu tư Trung Quốc rót mạnh vốn vào các ngành công nghiệp chế biến, dệt nhuộm… nhằm đón đầu xu thế. Giới đầu tư dự báo, vốn đầu tư từ Trung Quốc sẽ chảy mạnh sang Việt Nam trong thời gian tới khi nước này chưa phải là thành viên của TPP.
Một số dự án lớn của Trung Quốc vào Việt Nam:
- Dự án Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh hoạt động trong lĩnh vực luyện kim, sản xuất mua - bán xuất nhập khẩu gang thép, kinh doanh cảng, sản xuất sản phẩm từ xỉ lò, xi măng, sản phẩm ép. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 đạt 10,5 tỷ USD. Sau khi hoàn thành, đây là dự án gang thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
- Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1, vốn đầu tư 2 tỷ USD tại Bình Thuận.
- Dự án Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa gồm nhà máy se sợi, sợi nguyên liệu, nhà máy điện, nhà máy xử lý nước tại tỉnh Đồng Nai có vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.
- Dự án xây dựng các nhà máy sợi, dệt may của Tập đoàn Texhong tại các tỉnh thành phía Bắc có quy mô lên tới hơn 1 tỷ USD.
Ngoài ra, nhiều dự án lớn khác có quy mô hàng trăm triệu USD như: Dự án Lốp xe Việt Luân (400 triệu USD tại Tây Ninh); Dự án chế biến cao su Tân Cao Thâm và Dự án Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung (cùng có vốn 337,5 triệu USD tại Lào Cai)...
Không chỉ đầu tư FDI lớn, Trung Quốc còn là tổng thầu của nhiều dự án của Việt Nam và gây không ít tai tiếng như: Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 với vốn đầu tư trên 8.000 tỷ đồng, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, Dự án đường ống nước Sông Đà...
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét