Chung sống như vợ chồng với người khác sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm.
Can-cu-xac-dinh-mua-ban-dam
2-7-g-h1
Luật Hôn nhân & Gia đình chỉ công nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Trong Bộ luật Hình sự có điều 147 quy định rõ về việc này – tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Theo đó, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.
Việc “chung sống như vợ chồng” trong điều luật trên được chứng minh bằng việc hai người có con chung; được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng; có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ trái pháp luật đó.
Chồng chị chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Gây hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn; vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát…
– Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Như vậy để xác định chồng chị có vi phạm chế độ một vợ, một chồng hay không cần xem xét xem anh có kết hôn hoặc chung sống với cô gái đó như đã nêu ở trên không? Việc chung sống đó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hay chưa? Hoặc đã bị xử phạt hành chính hay chưa? Nếu chồng chị chưa có một trong các hành vi như trên thì chưa đủ cơ sở để quy kết về tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Vì thông tin nêu không rõ công an phường làm việc như thế nào? Đã lập biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm của chồng chị hay chưa? Do vậy, trong trường hợp này chị nên gửi đơn đến cơ quan nơi chồng chị công tác hoặc cơ quan nơi người phụ nữ kia làm việc để yêu cầu can thiệp. Nếu hai người đó vẫn không chấm dứt quan hệ bất chính và có đủ căn cứ như quy định tại Bộ luật hình sự quy định, chị có thể gửi đơn lên cơ quan công an yêu cầu xử lý.
nhanghi1428824451789
Bắt đầu từ năm 2016 khi đi nhà nghỉ với ngưới yêu bị C.an bắt có thể đi tù…

Vợ kiểm soát tiền chồng: Phạt 1 triệu

Vợ kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của chồng (hoặc ngược lại) nhằm tạo cho người đó sự phụ thuộc về tài chính, có thể bị phạt 1 triệu đồng.
Bộ Công an đang lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Nghị định “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình”.
Nhiều quy định xử phạt trong lĩnh vực trật tự xã hội, tệ nạn xã hội được bỏ đi hoặc sửa đổi. Riêng các quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, cơ bản vẫn giữ nguyên so với Nghị định 110 có từ năm 2009.

Theo quy định, một số trường hợp có thể bị xử phạt gồm: Sẽ phạt đến 1 triệu đồng nếu vợ có hành vi kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của chồng (hoặc ngược lại) hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho người đó cũng như thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính.
Nếu con cái bất hiếu, bỏ mặc, không chăm sóc cha mẹ già yếu, hoặc thành viên gia đình là người tàn tật, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ, có thể bị xử phạt đến 2 triệu đồng. 
Con đe dọa tự gây thương tích hoặc tự gây thương tích cho mình để đòi hỏi cha mẹ, thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu của mình (hoặc ngược lại), sẽ bị phạt 100.000 đến 300.000 đồng.
Ép buộc con cái, thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống, sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng.
Các hành vi cũng có thể bị phạt 2 triệu đồng gồm: Đối xử tồi tệ với vợ/chồng, con cái, thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, cũng sẽ bị xử phạt cùng mức tiền trên; Cha/mẹ cưỡng ép con lột bỏ quần áo trước mặt người khác hoặc nơi công cộng.
Ép buộc con cái, thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống, sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng (Ảnh: Thế Yên)
Chồng có hành vi lăng mạ, chửi bới, chì chiết vợ hay con cái, thành viên gia đình hoặc ngược lại, sẽ phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng.
Một số hành vi sẽ bị phạt 100.000 đồng đến 300.000 đồng gồm: Không cho cha mẹ, con cái, vợ/chồng đọc sách, báo, nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình hoặc tiếp cận với thông tin đại chúng hàng ngày.
Các hành vi bị phạt mức tiền tương tự là: Chồng/cha không cho vợ/con tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh. Cha mẹ cưỡng ép hay cản trở con cái kết hôn, ly hôn bằng cách uy hiếp tinh thần. Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Có thể phạt 1 triệu đồng nếu: Chồng ép buộc vợ, con, thành viên gia đình (hoặc ngược lại) ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét. Ép buộc vợ/chồng của người có hành vi bạo lực sống chung một nhà hoặc ngủ chung phòng với người tình của người có hành vi bạo lực.
Người biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, cũng có thể bị phạt 300.000 đồng.
Quy định xử phạt và mức phạt đối với các hành vi nói trên đã có từ năm 2009 đến nay. Tuy nhiên thực tế trước đến nay, hầu hết các hành vi này vẫn chưa bị cơ quan có thẩm quyền xử lý bao giờ.
Thư Lê/Theo Khám Phá