Ông Hun Sen thách EU về việc doạ cắt giảm viện trợ cho Campuchia, ca ngợi Trung Quốc không bao giờ đe dọa hay đặt điều kiện để viện trợ và đầu tưREUTERS
Thủ tướng Campuchia thách thức sự trừng phạt từ EU, nói rằng bất kỳ việc cắt giảm viện trợ nào từ khối này sẽ chỉ ảnh hưởng đến lao động nước ngoài làm việc trong các tổ chức phi chính phủ mà thôi.
“Đừng đe dọa tôi vì tôi sẽ không sợ", Thủ tướng Hun Sen nói trong một buổi lễ tốt nghiệp ở thủ đô Phnom Penh, theo Reuters ngày 13.6.
Liên minh châu Âu trước đó kêu gọi Thủ tướng Hun Sen ngưng trấn áp phe đối lập (đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia - CNRP) thông qua việc "sách nhiễu tư pháp" và Liên Hiệp Quốc cũng đã kêu gọi đối thoại giữa đảng cầm quyền và phe đối lập nhằm giải quyết căng thẳng ở quốc gia này trước cuộc tổng tuyển cử vào năm 2018.
Nghị viện châu Âu cho biết trong một nghị quyết tuần trước rằng khoản viện trợ 461 triệu USD cho Campuchia nên được xem xét dựa trên mức độ cải thiện nhân quyền ở Campuchia; đồng thời kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ các cáo buộc chống lại lãnh đạo đối lập Sam Rainsy, người đang sống lưu vong kể từ cuối năm ngoái nhằm tránh bị bắt.
Cùng lúc đó, ông Hun Sen ca ngợi Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia và các nhà tài trợ rằng họ không bao giờ đe dọa hay đặt điều kiện để viện trợ và đầu tư như EU.
Chính phủ của ông Hun Sen phủ nhận cáo buộc của EU rằng Phnom Penh trấn áp phe đối lập hoặc các nhà hoạt động xã hội ủng hộ phe đối lập. Giới lãnh đạo Campuchia nói rằng những người mà Phnom Penh trừng phạt nên tuân thủ pháp luật như mọi công dân khác.
Ông Hun Sen thách EU cắt viện trợ với Campuchia, ca ngợi Trung Quốc - ảnh 2
Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lậpREUTERS
Nghị quyết của EU cũng kêu gọi thả ngay lập tức 5 nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam giữ vì có liên quan đến một vụ bê bối tình dục mà người phó của ông Rainsy, tức ông Kem Sokha đang phải đối mặt. Ông Sokha đang lẩn trốn ở Campuchia trước sự truy tìm của cảnh sát để bắt ông vì từ chối lệnh triệu tập của tòa làm nhân chứng trong vụ án trên.
Cũng trong ngày 13.6, một tòa án ở Campuchia đã kết án 3 người ủng hộ của CNRP 7 năm tù vì làm loạn trong một cuộc biểu tình chống chính phủ và biến thành bạo loạn vào năm 2014.
Minh Quang
Campuchia sẽ không ủng hộ phán quyết của tòa trong vụ Philippines-TQ

Campuchia sẽ không ủng hộ phán quyết của tòa trong vụ Philippines-TQ

Đức Huy | 
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: Cambodia Daily

Thủ tướng Hun Sen khẳng định quan điểm nói trên trong bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp của một trường đại học Campuchia hôm nay (20/6), AFP đưa tin.

"Đây không phải vấn đề về luật pháp, mà tất cả chỉ xoay quanh chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất cứ phán quyết nào của tòa án, bởi đây chỉ là một màn kịch chính trị do tòa và một số nước khác dựng lên" - ông Hun Sen phát biểu.
Thủ tướng Campuchia cho rằng, các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp trên Biển Đông nên đàm phán cùng nhau, và các quốc gia cũng như tổ chức bên ngoài không nên can thiệp.
"ASEAN không thể phân chia lãnh thổ cho bên nào được. Các nước bên ngoài khu vực cũng không nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông" - Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh.
Ông Hun Sen cho biết, một số đại diện các nước thành viên ASEAN đã đề cập đến việc khối này cần có một tuyên bố chung ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục 7-UNCLOS, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Tuy nhiên, Thủ tướng Campuchia thẳng thừng tuyên bố Phnom Penh sẽ "không tham gia vào bất kì tuyên bố chung nào, mà chúng tôi sẽ có tuyên bố riêng".
Trước thông tin từ một số hãng thông tấn như AP, Bloomberg, hay Kyodo News cho rằng Lào, Campuchia và Myanmar là lý do khiến tuyên bố chung thể hiện sự quan ngại của ASEAN trong vấn đề Biển Đông bị "rút lại" vào phút chót, ông Hun Sen tỏ ra hết sức tức giận.
"Không thể chấp nhận được. Hết sức bất công với Campuchia. Một số nước đang lợi dụng Campuchia để chống lại Trung Quốc" - ông Hun Sen phát biểu.
theo Trí Thức Trẻ

Nga giúp Trung Quốc đủ lực lập ADIZ trên Biển Đông?

(Bình luận quân sự) - Nga đang tích cực giúp đỡ Trung Quốc chế tạo máy bay vận tải hạng nặng, giúp nước này xây dựng lực lượng không quân tầm xa mạnh mẽ.

Chuyên gia quân sự Nga Vashily Kashin hôm 15 tháng 6 cho biết, rất có khả năng quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế cho quân đội nước này nhiều máy bay vận tải quân sự chiến lược hạng nặng thế hệ mới Y-20 ngay trong năm nay.
Tuy nhiên, tốc độ cung ứng loại máy bay vận tải hạng nặng này cho quân đội Trung Quốc sẽ được quyết định bởi năng lực độc lập chế tạo máy bay của ngành công nghiệp hàng không nước này.
Ông Kashin cho rằng, tuy Trung Quốc đã sản xuất và đưa vào biên chế Y-20 nhưng nước này vẫn bắt buộc phải mua máy bay Il-76 của Nga. Vấn đề này xuất phát từ sự bất cập giữa nhu cầu của lực lượng không quân và năng lực tự chủ sản xuất của Trung Quốc.
Nhu cầu vận tải của Không quân Trung Quốc đang ngày một tăng cao
Chuyên gia quân sự Kashin cho biết, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể sẽ phải cần tới ít nhất 100 chiếc máy bay vận tải hạng nặng Y-20 để bảo đảm tính cơ động trên toàn cầu, bảo đảm sơ tán an toàn công dân nước này khi thế giới có biến và hoàn thành các nhiệm vụ bảo đảm an ninh khác.
Theo phân tích của chuyên gia quân sự Trung Quốc, không quân nước này còn phải có thêm 50 đến 60 chiếc máy bay khác bao gồm máy bay tiếp dầu, máy bay trinh sát tầm xa, máy bay trinh sát điện tử và máy bay tác chiến điện tử mới đủ khả năng bảo đảm cho các hoạt động.
Nga giup Trung Quoc du luc lap ADIZ tren Bien Dong?
Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một lực lượng không quân tầm xa
Hiện nay, các Tập đoàn chế tạo hàng không của Trung Quốc chuẩn bị cùng lúc sản xuất 3 loại máy bay cỡ lớn hoàn toàn mới, bao gồm máy bay vận tải khách C919, máy bay vận tải hạng nặng Y-20 và thủy phi cơ “Giao Long”.
Ngoài ra, không quân nước này vẫn có nhu cầu lớn về bổ sung thêm máy bay vận tải hạng trung Y-8 và Y-9 và máy bay ném bom tầm xa H-6K.
Tuy nhiên, nhu cầu quá lớn của lực lượng không quân đã vấp phải một khó khăn rất lớn, do năng lực sản xuất máy bay cỡ lớn của các Tập đoàn chế tạo máy bay nước này còn hạn chế, các dây chuyền đang đứng trước tình trạng quá tải.
Năng lực tự chủ sản xuất máy bay vận tải hạng nặng hạn chế
Vào năm 1981, Trung Quốc mới bắt đầu sản xuất hàng loạt loại máy bay vận tải tầm trung Y-8, trải qua gần 20 năm (tính đến năm 2010), không quân nước này mới sở hữu 169 chiếc.
Nhìn chung thì tiềm lực công nghiệp chế tạo máy bay vận tải hạng nặng của Trung Quốc còn hạn chế, tốc độ sản xuất ở mấy năm đầu là khá thấp, bình quân mỗi năm các nhà máy của nước này chỉ sản xuất được 5 đến 6 chiếc máy bay Y-8.
Đến giai đoạn hiện nay, các Tập đoàn chế tạo hàng không Trung Quốc mới có khả năng sản xuất với số lượng lớn loại máy bay vận tải hạng trung, mà hiện nay nhiệm vụ cấp bách của họ là phải tăng cường năng lực sản xuất máy bay vận tải hạng nặng.
Nga giup Trung Quoc du luc lap ADIZ tren Bien Dong?
Máy bay vận tải hạng nặng thế hệ mới của Trung Quốc là J-20
Tuy nhiên, để làm được điều đó thì cần phải nhanh chóng tăng số lượng công nhân, nhưng rất có thể sẽ làm cho chất lượng đào tạo nhân lực giảm, dẫn đến chất lượng sản phẩm đầu ra bị giảm sút. Do đó, trong thời gian tới, tốc độ sản xuất các máy bay mới của Trung Quốc sẽ không thể nhanh được.
Có thể ở những năm đầu, mỗi năm Trung Quốc chỉ sản xuất được 2 đến 4 chiếc. Có nghĩa là muốn nhanh chóng đưa vào sản xuất và sở hữu với số lượng lớn các máy bay vận tải hạng nặng, Trung Quốc không thể không nhập khẩu máy bay vận tải IL76 của Nga.
Chuyên gia Nga: Trung Quốc sẽ phải nhờ Nga
Năng lực sản xuất công nghiệp quân sự của Trung Quốc chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng máy bay vận tải hạng nặng cần trang bị cho quân đội nước này, trong khi nước này đang ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.
Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ công dân của họ ở hải ngoại, qui mô hoạt động sơ tán công dân tại các khu vực xảy ra xung đột ngày càng mở rộng. Bắc Kinh đã đề xuất xây dựng căn cứ quân sự thứ nhất tại Djibouti thuộc châu Phi và sau đó có thể là các căn cứ quân sự ở các nước khác.