A/ Nhóm dữ liệu SU 30:
– A1: Đây là máy bay hiện đại nhất của Việt, mới mua năm 2015.
– A2: Máy bay này cuả trung đoàn không quân 927 đóng quân ở sân bay Thọ Xuân.
– A3: Tầm tác chiến của máy bay này là 3000km, đóng quân ở Thọ Xương có vĩ độ ngang với Hải Nam trung đoàn này không có chức năng tham chiến Hoàng Trường Sa mà nhằm tấn công phủ đầu các căn cứ Trung+ ở Hải Nam.
– A4: Phi công máy bay là chuyên nghiệp, có nhiều giờ bay và là lực lượng tinh nhuệ của Việt.
– A5: Máy bay bị mất liên lạc tại đảo Hòn mắt, nơi cách bờ biển chỉ 20km. Cách sân bay Thọ Xuân 100km về phía Nam.
– A6: Máy bay mất liên lạc bất ngờ không thông báo kịp tình hình về đài chỉ huy, độ cao máy bay khi xảy ra sự cố thấp nên dầu hai phi công kinh nghiệm nhưng không bung dù được.
B/ Nhóm dữ liệu máy bay VN168 ngày 7/6 hạ cánh khẩn cấp ở Lào
– B1: Cất cánh từ Đà Nẳng bay tới Hà Nội.
– B2: Hạ cánh khẩn cấp tại Viêng Chăn Lào.
– B3: Để khách vẫn ở trên máy bay xác định là sẽ nhanh bay lại.
– B4: Thông báo xử lý kỹ thuật và cho khách xuống máy bay.
– B5: Sau 2h đồng hồ xử lý xong, mời khách lên bay về.
– B6: Một nữa khách không về, sáng hôm sau máy bay khác đón.
C/ Nhóm dữ liệu liên quan Trung+.
– C1: Trung+ có 100 chiếc SU 30 các loại.
– C2: Từ năm 2006 Nga đã liên kết với Trung+ để phát triển Rada cho dòng SU30 này, có tên mã là Zhuk-MSF
– C3: Từ 2006 trở đi Trung+ chỉ mua máy bay Nga nhưng bỏ lại các thết bị điện tử lại mà dùng của họ.
– C4: Ngày 19/3 tàu chiến của Indo bắt một tàu cá Trung+, sau đó một tàu Hải cảnh Trung+ lao vào giành tàu cá. Khi một tàu chiến Trung+ tới thì chiến hạm của Indo mất liên lạc với chỉ huy trên bờ. Sau một hồi giằng co mà không liên lạc được với chỉ huy, tàu Indo chỉ bắt 8 ngư dân và thả tàu cá lại cho Trung+
D Tổng hợp dữ liệu:
– D1: Từ A5: cho thấy các tướng lãnh Việt đã xác định tránh chạm trán với Trung+ nên lập đường bay tập luyện hướng về phía Nam và chỉ ven bờ. Kết hợp thêm A6 cho tấy khả năng máy bay bị Trung+ bắn hạ là rất thấp.
– D2: từ A1, A4, A6; cho thấy máy bay rất khó bị trục trặc kỹ thuật hay là lỗi người phi công.
– D3: từ B2 cho thấy khi máy bay VN168 phát hiện bị sự cố nó nằm trong vòng tròn màu nâu có tâm là sân bay Viêng Chăn. Nguyên tắc vị trí đó phải gần Viêng Chăn hơn sân bay Vinh, Đồng Hới.
– D4: Từ B1, B2 và C3 cho thấy thay vì đường bay màu đỏ, VN168 bay theo đường màu xanh.
– D5: Từ C4 và B3 cho thấy phần cong của đường xanh là giai đoạn VN168 mất liên lạc đài chỉ huy và hệ thống GPS của máy bay bị nhận tín hiệu GPS giả, đánh lừa thay vì bay về Hà Nội thì hướng qua Lào. Khi liên lạc được thì nó đã gần Viêng Chăn hơn Vinh, Đồng Hới. Nên phải hạ cánh ở Lào và họ hy vọng lỗi đã qua chỉ hạ xuống kiểm tra lại sơ nên không cho khách xuống.
– D6: Từ B5 cho thấy việc sửa chữa mất 2 tiếng tại sân Lào nơi không có kỹ thuật chuyên môn mà chỉ từ phi hành đoàn. Thì đây không phải là sự cố Cơ Điện, mà chỉ là chuyện phần mềm, và công việc sửa chữa chỉ là Reset hay Khôi phục cài đặt gốc.
– D7: Từ B6 cho thấy, cò một số hành khách nhận được điện thoại từ người nhà biết chuyện chưa tìm được nguyên nhân nên họ không chịu bay về, dẫn tới 102 người ở lại.
– D8: Từ C1, C2, C3, C4 cho thấy Trung+ đạt những thành tựu rốt lớn về điện tử và họ rất rành phần điện tử của SU30
– D9: Từ D5 đường cong màu xanh và A5 vị trí Hòn Mắt, cho thấy vị trí của hai chiếc bị sự cố và nạn là ở ven Biển Hà Tỉnh, nơi có Formosa.
– D10: Từ A6 và D2 cho thấy khả năng Su 30 bị tác động điện tử làm mất khả năng định vị và mất lái nên đâm xuống biển bất ngờ.
E Từ đó tạm kết luận:
– E1: Từ D1, D2 và D10 cho thấy khả năng SU 30 bị bắn, bị sự cố kỹ thuật, bị lỗi người lái là rất thấp.
– E2: Từ D3 tới D9 cho thấy khả năng SU 30 bị Trung+ áp chế điện tử nên mất lái và cao độ thấp quá nên phi công không trở tay kịp.
Việc áp chế điện tử này không thể từ chiến hạm Trung+ vì không thể vào sát bờ biển Việt như thế được, tàu cá thì rất nhỏ quá để chứa thiết bị này, mà chỉ có thể từ Formosa hay từ các tàu vận tải trá hình trong cảng đó.
Cám ơn bạn Nguyễn Việt Dũng đã hỏi tôi sự liên hệ hai vụ máy bay để tôi mới có hướng phân tích này !
Nguyễn Tấn Thành
Dân trí Vào khuya 17/6, trên các trang cá nhân và mạng xã hội truyền tay nhau với tốc độ “chóng mặt” bài thơ không có tiêu đề của một tác giả 18 tuổi ở Thái Bình. Bài thơ là lời khẩn thiết của một con người, xin mẹ biển hãy trả lại “các anh” trong vụ rơi máy bay quân sự Su-30MK2 và máy bay CASA-212 ở vùng biển đông.
Điều ít biết về bài thơ “Xin mẹ biển trả lại các anh” được lan truyền chóng mặt
Dân trí Vào khuya 17/6, trên các trang cá nhân và mạng xã hội truyền tay nhau với tốc độ “chóng mặt” bài thơ không có tiêu đề của một tác giả 18 tuổi ở Thái Bình. Bài thơ là lời khẩn thiết của một con người, xin mẹ biển hãy trả lại “các anh” trong vụ rơi máy bay quân sự Su-30MK2 và máy bay CASA-212 ở vùng biển đông.
>> Bài thơ nghẹn ngào thay lời con gái Đại tá Trần Quang Khải của cô gái 18 tuổi
>> Trào nước mắt bài thơ “Lời nhắn từ biển sâu”
Bài thơ được làm theo thể tự do và có nhịp thơ rất nhanh. Nhịp thơ tựa hồ như nhịp của trái tim đang trong cơn ngóng chờ, khắc khoải, âu lo… Trong tột cùng của nỗi âu lo ấy, tác giả thốt nên bao lời khẩn thiết mong mẹ biển hãy: “Trả lại Việt Nam những con người nguyên vẹn... Vẹn cả nụ cười, cả ý chí, niềm tin...”.
Bài thơ ra đời đúng lúc cả dân tộc đang nén mình trong nỗi đau chưa thể gọi tên. Vì thế, lời của tác giả cũng chính là “lời chung” của triệu triệu trái tim Việt Nam đang hướng về biển đông nơi có những người chiến sĩ vừa gặp nạn. Và do đó mà bài thơ nhanh chóng lan truyền như một lời “thỉnh cầu thống thiết” và một niềm hy vọng lớn lao. Đã có không biết bao nhiều người thốt nên những lời đầy xúc động từ tận tâm can để cảm ơn tác giả đã nói hộ lòng mình. Đã có không ít lời “có cánh” để ngợi ca những lời thơ xúc động và chia sẻ nỗi đồng cảm của mình trước những điều tác giả vừa nói ra.
Tác giả Vũ Phương Trang. Ảnh: VPT.
Có một điều thật bất ngờ, tác giả của bài thơ này là Vũ Phương Trang (Nam Cao, Kiến Xương, Thái Bình), một cô gái mới 18 tuổi, đang học năm nhất Đại học Sư phạm Hà Nội.
Vũ Phương Trang cho biết, vào trưa 17/6, sau khi nghe bản tin thời sự thông báo vẫn chưa tìm được phi công Trần Quang Khải và 9 thành viên máy bay CASA-212 số hiệu 8389, chị thấy đau xót
“Tôi viết bài thơ này bằng tất cả tấm lòng và sự chân thành của mình. Đây là những dòng thơ tôi bộc phát ra trong cơn cao trào của cảm xúc. Thời điểm đó, tôi theo dõi bản tin thời sự trên VTV thường và ngóng trông mãi mà vẫn không thấy thông tin tìm được các chiến sĩ trong vụ máy bay rơi. Xem báo liên tục cũng không có thông tin gì mới. Hi vọng ngày càng mong manh bởi thời gian đang trôi đi mà cơ hội các chiến sĩ trở lại đang “mờ mịt”. Biển động, công cuộc tìm kiếm khó khăn. Rồi tôi lại nghe tiếng máy bay quần thảo trên bầu trời, nghĩ thương trào nước mắt. Tôi cảm nhận thấy nỗi đau quá lớn và trong lúc cảm súc rối bời, tôi không biết phải làm sao nên viết thành thơ.
Lời thơ là tiếng lòng của tôi nên không trau chuốt, không mỹ từ. Tôi chỉ viết ra tất cả trong vòng 15 phút”, Vũ Phương Trang chia sẻ.
Nữ sinh 18 tuổi này cho rằng, vì quá thương xót các chiến sĩ nên cô chỉ biết “khẩn thiết” mong muốn biển nhân từ, đừng tung sóng dữ, thời tiết đừng quá nhẫn tâm.. để các lực lượng chức năng sớm đưa các phi công trở về bình an.
“Khí tài quan trọng, máy bay rơi rồi có thể mua lại được nhưng xương máu con người, nhất là những người con ưu tú ấy… lấy gì để bù đắp được thương đau. Tiếng cầu xin mẹ biển, tôi biết mẹ biển chẳng nghe thấy đâu nhưng đó là tiếng lòng của tôi trong cơn cao trào cảm xúc. Tôi không người lại được nhiều người đồng cảm đến vậy. Đến giờ phút này, tôi vẫn hi vọng là 9 chiến sĩ trong vụ rơi máy bay CASA-212 số hiệu 8389 sẽ trở về dù là 0.00001%”, tác giả chia sẻ.
Vũ Phương Trang cho biết thêm, ngay từ nhỏ cô đã yêu quân đội, chị ước một ngày được khoác lên mình bộ quân phục cũng như luôn tự hào và ngưỡng mộ về người lính.
Những bức ảnh cư dân mạng tự thiết kể đều "kêu" các chiến sĩ trở về. Ảnh: FB.
“Bạn trai tôi đang là học viên phi công nên có lẽ cũng dành nhiều tình cảm cho không quân hơn một chút”, Vũ Phương Trang tâm sự.
Vũ Phương Trang đồng thời cũng là tác giả của bài thơ thay lời cô con gái bé bỏng của Đại tá Trần Quang Khải trò chuyện với người cha quá cô gây xúc động gần đây. Cô chia sẻ rằng: “Bài thơ em “nhập vai” bé gái 3 tuổi, con gái của Đại tá Trần Quang Khải, tôi viết cũng vì cảm xúc quá đong đầy. Tôi xót thương vô hạn những con người đã dành cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ vùng trời của đất nước. Tôi đã đặt mình vào địa vị của bé gái để viết nên những lời thơ ấy.
Chú Khải đã hi sinh hạnh nhưng xót thương nhất vẫn là nỗi đau của người ở lại, đặc biệt là đứa trẻ. Em còn quá non dại để biết bố không thể trở về được nữa, có lẽ em chỉ nghĩ bố ngủ say thôi”, Vũ Phương Trang nói thêm.
Chúng tôi xin trích đăng lại nguyên văn bài thơ của tác giả Vũ Phương Trang:
“Mẹ Biển ơi chúng con cạn lệ rồi!
Xin trả lại những người anh ưu tú
Chúng con sai gì.... khiến mẹ buồn, giận dữ...
Cho con xin... xin mẹ Biển nhân từ...
Đã bao người thức trắng mấy đêm mưa...
Ngày nắng gắt kiềm tìm người anh cả...
Đất nước con đã ngàn năm vất vả
Có gì sai... Con xin mẹ nhẹ nhàng...
Con xin mẹ an ủi sóng đừng tràn
Giông đừng tới, bão mưa đừng lớn
Chỉ một chút êm đềm biển gợn
Giúp các anh con cập bến đất liền...
Một nỗi đau chưa định nghĩa được tên...
Mẹ nỡ lòng khiến con đau lần nữa...
Hai phi cơ... Mười bông hoa đang nở...
Mẹ đừng đùa... Mẹ giấu các anh đâu?
Mẹ biết không... mắt bọng đỏ đêm thâu...
Đau triệu triệu trái tim đang nức nở...
Của mẹ già ngóng con... chẳng thốt lời nào nữa...
Của vợ hiền gào khóc giữa canh khuya...
Mẹ biết không... cháu nhỏ quá thơ ngây...
Chưa biết bố hôm nay đi lâu thế...
Vẫn hồn nhiên ôm mẹ cười rồi kể:
"Bố của con đang bay giữ bầu trời!"
Mẹ biển ơi... Con quỳ lạy xin người!
Hãy một lần nghe tiếng con ước nguyện...
Trả lại Việt Nam những con người nguyên vẹn...
Vẹn cả nụ cười, cả ý chí, niềm tin...
Mẹ Biển ơi... xin mẹ chớ lặng im,
Đau xót lắm... Tiếng lòng ai hiểu được
Mẹ nhắc anh con: "Mau về nhanh giữ Nước...
Giữ bầu trời... Giữ màu áo thiên thanh!
Cả Tổ quốc đang ngóng đợi các anh!
Về đi thôi!... Bình an... Gia đình, đồng đội gọi!".
Hà Tùng Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét