Tin chưa kiểm chứng: Mỹ và Trung quốc đã đụng độ trên Biển Đông
Hình minh họa |
Trung Quốc đã khơi mào cuộc đụng độ gần khu vực đảo Phú Lâm, bằng việc cử một toán chiến đấu cơ J. 10 rượt đuổi, đe dọa máy bay Mỹ đang bay tuần tra Biển Đông.
Chưa rõ nguyên nhân và diễn biến gì, nhưng nguồn tin khẳng định, Trung Quốc sau đó đã bắn hạ một máy bay trinh sát của Mỹ.
Cùng lúc, một tốp tàu chiến của Trung cộng cũng tiến về phía các tàu tuần tra của Mỹ đang làm nhiệm vụ gần đó. Pháo hạm và tên lửa từ hai phía đã nổ. Khu vực đảo Phú Lâm bị tấn công nặng nề. Đã có 02 chiến hạm bị bắn chìm & thương vong về người. Nhưng chưa xác định được chi tiết.
Nguồn tin này khẳng định, chiều tối nay theo giờ Mỹ, phía Quân đội sẽ có phát ngôn chính thức và cụ thể về cuộc đụng độ này.
Hết bản tin.
Cần thiết phải nhắc lại đây là tin chưa được kiểm chứng
(TTHN)
Hàn Quốc điều tàu quân sự truy đuổi tàu cá Trung Quốc
Dân trí Hàn Quốc và Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc (UNC) hôm nay 10/6 tuyên bố bắt đầu hợp tác điều tàu quân sự trấn áp các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng đệm quân sự, quanh cửa sông nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Xuồng tốc độ cao gắn cờ Hàn Quốc và Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc được triển khai trong chiến dịch trấn áp tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng đệm hôm 10/6 (Ảnh: Yonhap)
Lực lượng quân cảnh và hải cảnh Hàn Quốc, phối hợp cùng Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc (UNC) thực hiện chiến dịch tuần tra trải dài 60 km ở vùng đệm quân sự, được xác lập sau chiến tranh Triều Tiên 1950 -1953, quanh vùng cửa sông Hàn chảy ra biển Hoàng Hải.
Yonhap dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Seoul mới đây đã thành lập 24 đội quân cảnh, được trang bị 4 xuồng cao tốc, nhằm đối phó với số lượng tàu cá hoạt động trái phép ngày càng tăng của Trung Quốc tại vùng đệm này.
Theo thỏa thuận đình chiến giữa hai nước, không tàu nào của Hàn Quốc, Triều Tiên hay nước ngoài được phép hoạt động ở khu vực này, trừ những tàu đã đăng ký chính thức với ủy ban quân sự đình chiến của Hàn Quốc hoặc Triều Tiên. Ngoài ra, Seoul và Bình Nhưỡng mỗi bên được phép triển khai tối đa 4 tàu tuần tra và 24 nhân viên quân sự được trang bị súng ngắn, súng trường nhằm duy trì trật tự và bảo đảm việc thực thi cam kết của thỏa thuận đình chiến tại vùng đệm.
Theo đó, đội tàu tuần tra của Hàn Quốc đã chở theo lực lượng quân cảnh, hải cảnh, phiên dịch viên và các thành viên của UNC tới vùng đệm để trấn áp các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép. Các đội tàu tuần tra Hàn Quốc được phép sử dụng vũ lực chống trả các tàu cá Trung Quốc trong trường hợp các tàu này không tuân thủ theo mệnh lệnh cảnh báo ban đầu của đội tàu Hàn Quốc. Trong trường hợp xảy ra giao tranh giữa các tàu cá nước ngoài với đội tàu Triều Tiên, Hàn Quốc cũng sẽ triển khai tàu chiến và trực thăng cạnh đó tới hỗ trợ.
Đội quân cảnh, hải cảnh Hàn Quốc trong chiến dịch trấn áp tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng đệm hôm 10/6 (Ảnh: Yonhap)
Ngày 8/6, ủy ban quân sự đình chiến Hàn Quốc đã thông báo với Triều Tiên về kế hoạch triển khai đội tàu tuần tra tại vùng đệm. Đồng thời, để tránh xảy ra tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc, Seoul cũng thông báo cho Bắc Kinh về kế hoạch này.
Giới chức Hàn Quốc cho biết, bất chấp những nỗ lực ngoại giao của Seoul từ trước đó, các tàu cá Trung Quốc vẫn ngoan cố tới vùng đệm để đánh bắt trái phép. Và khi các biện pháp mềm mỏng tỏ ra không còn tác dụng, Hàn Quốc buộc phải đi đến quyết định phối hợp cùng UNC triển khai chiến dịch tuần tra để trấn áp tàu cá Trung Quốc tại đây.
Về phía UNC, cơ quan này cho biết đã cử Tướng Vincent K. Brooks cùng các thành viên của UNC, phối hợp với đội tàu Hàn Quốc thực hiện chiến dịch trấn áp tại vùng đệm sông Hàn vì điều này hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận đình chiến hai nước Hàn - Triều trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên Hàn Quốc phối hợp cùng lực lượng UNC triển khai chiến dịch xua đuổi các tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép tại vùng đệm trung lập.
Theo Yonhap, từ trước năm 2014, các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng đệm tương đối hiếm, chỉ có khoảng 2 đến 3 vụ xảy ra mỗi năm. Tuy nhiên con số này bắt đầu tăng vọt lên tới 120 vụ vào năm ngoái và chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm nay là 520 vụ.
Thành Đạt
Theo Yonhap
Mỹ sẽ hạ gục Trung Quốc dưới bất cứ hình thức chiến tranh nào
http://viettimes.vn/quoc-phong/my-se-ha-guc-trung-quoc-duoi-bat-cu-hinh-thuc-chien-tranh-nao-61023.html
VietTimes — Những cuộc tuần biển trên mặt nước và trên không phận Biển Đông đã vấp phải sự phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Gia tăng căng thẳng Mỹ – Trung có thể bùng phát thành cuộc chiến tranh (giới hạn khu vực, giới hạn thời gian, giới hạn vũ khí). PLA có những điểm yếu gì khiến Trung Quốc không thể thắng.
Trịnh Thái Bằng – /Thứ Sáu, ngày 10/6/2016 – 11:26
VietTimes — Những cuộc tuần biển trên mặt nước và trên không phận Biển Đông đã vấp phải sự phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Gia tăng căng thẳng Mỹ – Trung có thể bùng phát thành cuộc chiến tranh (giới hạn khu vực, giới hạn thời gian, giới hạn vũ khí). PLA có những điểm yếu gì khiến Trung Quốc không thể thắng.
Trịnh Thái Bằng – /Thứ Sáu, ngày 10/6/2016 – 11:26
Hãy không mổ xẻ từ ngữ gây hoang mang như cuộc chiến tranh Mỹ-Trung Quốc sẽ mở ra địa ngục trần gian. Có thể sẽ bắt đầu Thế chiến III. Hàng triệu hoặc hàng tỷ người sẽ bị thiêu đốt nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng trong một cuộc xung đột. Nền kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ – đó là những gì sẽ xảy ra khi các cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu chiến tranh.
Rất may là còn rất xa mới có thể xảy ra tình huống này. Tuy nhiên, mối đe dọa của một cuộc xung đột như vậy vẫn tồn tại do có rất nhiều những khác biệt trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Bỏ qua những nguy cơ đe dọa từ IS, Ukraina, Syria hoặc bất cứ điểm nóng nào. Mối quan hệ Mỹ – Trung dù vẫn bình yên hay căng thẳng vẫn là thách thức quan trọng nhất của thời đại. Trong giai đoạn này.
Thời gian gần đây, trên các trang truyền thông đại chúng đưa ra các bài viết so sánh tương quan lực lượng, khả năng hai bên trong một cuộc chiến tiềm năng và chứng minh rằng bằng cách nào đó Trung Quốc có thể gây thiệt hại lớn cho Mỹ và lực lượng đồng minh trong một cuộc chiến tranh giới hạn hẹp, ví dụ như ở biển Đông và biển Hoa Đông hoặc một cuộc xung đột phi hạt nhân.
Sau hơn hai mươi năm tăng trưởng kinh tế với các khoản đầu tư quy mô lớn, PLA không còn là một quân đội hạng ba, chỉ có thể tiến hành các đòn tấn công đơn giản mà đã trở thành bộ máy quân sự mạnh thứ hai thế giới. Trọng tâm của sức mạnh này là hệ thống vũ khí theo học thuyết chống xâm nhập / khu vực chống tiếp cận (A2 / AD), Trung Quốc dường như đang phát triển các phương tiện chiến tranh cần thiết để sẵn sàng cho một cuộc xung đột có thể với Mỹ. Phương châm của Bắc Kinh giai đoạn này: chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
Thực tế cần nghiên cứu những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt khi tiến hành một cuộc xung đột chống Mỹ – trên một quy mô rộng, từ thượng tầng kiến trúc xuống dưới, phân loại thực tế các cách tiếp cận.
Trong khi Bắc Kinh chắc chắn rằng PLA có được những phương tiện cần thiết trong một cuộc chiến tranh với Mỹ, những thách thức Trung Quốc phải đối mặt trong cuộc xung đột rất nhiều – phần lớn trong số đó khá cơ bản.
Trung Quốc sẽ phải tiến hành cuộc chiến tranh chống lại sức mạnh quân sự hàng đầu trên hành tinh – một số người cho rằng đây là cỗ máy chiến tranh nguy hiểm nhất mọi thời đại. Có những lý do cơ bản quan trọng và thuyết phục cho thấy Mỹ sẽ đánh bại Trung Quốc trong một cuộc chiến dưới bất cứ hình thức nào.
Lực lượng quân sự Trung Quốc có thực sự mạnh?
Lực lượng PLA thực sự mạnh, Bắc Kinh tiếp tục sản xuất hàng loạt các loại vũ khí công nghệ cao cho chiến tranh như sản xuất xúc xích. Trung Quốc những hệ thống tên lửa “sát thủ tàu sân bay” . PLA cũng bắt đầu đóng hàng không mẫu hạm, chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, phát triển nhiều loại tên lửa hành trình, đóng các tàu ngầm hạt nhân và diesel điện có độ ồn rất thấp, sản xuất máy bay không người lái, chế tạo tên lửa, ngư lôi, thủy lôi hiện đại vv .
Nếu cuộc chiến tranh với Mỹ bùng phát, Bắc Kinh có thể sử dụng tất cả những phương tiện chiến tranh? Câu trả lời đơn giản: tất nhiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ triển khai tất cả lực lượng quân sự và vũ khí trang bị công nghệ cao để hình thành sức mạnh tổng hợp ngăn chặn và đánh trả quân đội Mỹ.
Nhưng làm thế nào để có thể vận hành tất cả vũ khí trang thiết bị hiện đại trong tình huống một cuộc chiến tranh dữ dội và ác liệt công nghệ cao? PLA có thể đồng bộ hóa và mạng hóa lượng vũ khí trang bị hiện đại khổng lồ này?
Bắc Kinh đang phát triển một lực lượng quân sự đẳng cấp thế giới, nhưng những người lính PLA có thể khai thác sử dụng các loại vũ khí trang thiết bị hiện đại này thành thạo? Trung Quốc bằng cách nào có thể huấn luyện được lực lượng tốt nhất? Có thể có lực lượng quân đội tốt nhất thế giới, nhưng sẽ không thể nào sử dụng tốt sức mạnh này, nếu không có tư tưởng chiến lược tầm cỡ quốc tế.
Có thể đó là sự thực viển vông, nhưng không hẳn như vậy. Ian Easton trong bài viết Dự án năm 2049, đăng tải trên trang The Diplomat, nhận định về những khả năng có thể, bản chất và sứ mệnh của PLA, những điều chắc chắn không phải là những gì có ở nước Mỹ:
Tình trạng của "phần mềm" (huấn luyện quân sự và sẵn sàng chiến đấu) thực sự đáng kinh ngạc. Trong một cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu mùa hè năm 2012, một đơn vị chiến lược của PLA, quá căng thẳng khu phải thực hiện nhiệm vụ xử lý các đầu đạn hạt nhân trong một khu hầm ngầm, phải dành thời gian cho chiếu phim và hát karaoke trong tình huống mô phỏng chiến tranh hạt nhân kéo dài 15 ngày đêm để giảm áp lực.Tthực tế là đến ngày thứ chín của cuộc diễn tập, một "đoàn văn công quân đội" được đưa vào căn cứ bí mật để làm cho những người lính đỡ căng thẳng…
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh nỗ lực tuyên truyền trên quy mô lớn nhằm thuyết phục thế giới, PLA là một lực lượng quân sự đáng được tôn trọng, nhưng quốc tế thường quên Trung Quốc thậm chí không có một quân đội chuyên nghiệp.
PLA, không giống như các lực lượng vũ trang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và những quốc gia khác trong khu vực, theo chuẩn mực chung không phải là một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp.
Đây là một "đội quân cách mạng Trung Quốc", lực lượng vũ trang của nền chuyên chính lãnh đạo đất nước mà trong đó, sự lãnh đạo chỉ huy thực hiện thông qua ý chí chính trị.
Tương tự như vậy, tất cả các quyết định quan trọng trong quân đội Trung Quốc được thực hiện bởi ý chí chính trị cầm quyền, không phải của những tư duy chiến lược chiến dịch trên mặt trận địa chính trị. Điều này rất thích hợp với một đội quân địa phương, chiến đấu trên lãnh thổ đất nước mình, nhưng không phù hợp với một tư duy thống trị hoặc áp đặt quyền lực lên một vùng lãnh thổ quốc tế nào đó.
Với một lực lượng thiếu chuyên nghiệp, bằng cách nào PLA có thể phản ứng chớp nhoáng với tình huống (Một điều kiện rất cần thiết để đưa ra quyết định nhanh chóng khi các quả bom bắt đầu rơi, tên lửa bắt đầu cất cánh) trong một cuộc chiến tranh với Mỹ? Đây thực sự là một thách thức đối với Trung Quốc.
Có thể, cuộc diễn tập năm 2012 chỉ là một trường hợp riêng lẻ, nhưng cơ cấu tổ chức của PLA như một công cụ của nền chuyên chính là một thực tế khách quan rất quan trọng. Bản chất vấn đề này đóng vai trò quyết định thành bại trong cuộc chiến với một một cỗ máy quân sự khổng lồ và đáng sợ nhất hành tinh.
Bắc Kinh có thể lãnh đạo PLA chiến đấu trong mô hình liên quân?
Không có cách nào tốt hơn để tổ chức một lực lượng vũ trang hiện đại có sức mạnh hủy diệt lớn giành được thắng lợi là phương án tác chiến chiến lược “Liên quân ". Tác chiến chiến lược liên quân được hiểu là trong cùng một hệ thống "Chia sẻ thông tin tình báo và điều hành cuộc chiến bằng phương pháp liên kết phối hợp các lực lượng đồng minh trên nhiều lĩnh vực (trên không, trên biển, dưới biển, không gian vũ trụ, không gian mạng và bộ binh) là cách tốt nhất để đạt được các mục đích quân sự và gia tăng sức mạnh binh lực. Đây cũng là một thực tế chiến đấu mà Mỹ và nhiều cường quốc khác dành nhiều thời gian, nhân lực và nguồn lực nhằm đạt được sự liên kết phối hợp Liên quân này.
Để có thể đối đầu với Mỹ, Trung Quốc cũng đang nỗ lực vươn tới mục tiêu liên kết phối hợp các quân binh chủng trong một không gian chiến trường rộng mở.
Bằng cách nào Bắc Kinh có thể tiến hành một chiến dịch phối hợp quân binh chủng quy mô lớn chống kẻ thù – đặc biệt là tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ và đồng minh? Nhiều chuyên gia nghi ngờ khả năng này.
Trong một báo cáo mới đây của Công ty phân tích quân sự RAND có tựa đề "Tiến trình hiện đại hóa quân sự không đầy đủ của Trung Quốc", tác giả đưa ra một số nghi ngờ nghiêm trọng khi nói đến khả năng liên kết phối hợp quân binh chủng của PLA:
Nhiều nhà chiến lược Trung Quốc nhận định, PLA không có khả năng tiến hành các hoạt động quân sự có tích hợp lực lượng ở cấp độ cần thiết phải đạt được. Đây chính là vấn đề trung tâm mà quân đội Trung Quốc phải đối mặt nếu mong muốn triển khai sức mạnh chiến đấu ngoài biên giới đất liền.
Các chuyên gia Trung Quốc cũng làm rõ một số nhược điểm quan trọng của PLA trong lĩnh vực liên kết phối hợp, từ đó cho thấy vẫn còn một khoảng cách lớn giữa Trung Quốc và quân đội các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ.
Trong nội dung của nhiều bài viết, các tác giả của những nghiên cứu này thảo luận về vấn đề đào tạo, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu:
Những ấn phẩm của PLA làm nổi bật sự thiếu hụt liên tục trong quá trình đào tạo, huấn luyện chiến đấu, dù hàng năm, PLA đều nỗ lực cho quá trình đào tạo sát thực tế chiến đấu hơn và hướng tới việc giải quyết những thiếu sót và cải thiện khả năng tác chiến liên kết phối hợp trên chiến trường không gian mở.
Ngoài ra, những ấn phẩm được PLA xuất bản cũng chỉ ra những thách thức dai dẳng trong quá trình hỗ trợ chiến đấu và hậu cần kỹ thuật phục vụ chiến đấu theo chức năng và lực lượng. Những ấn phẩm phân tích, thảo luận cho thấy những thiếu sót thường xuyên trong hậu cần và khả năng bảo trì bảo dưỡng kém. Những nhược điểm này cũng xuất hiện trong các bản báo cáo công khai của PLA và các bài báo.
PLA có thể đổi mới?
Trong công nghệ quân sự, duy trì vị trí dẫn đầu là điều kiện then chốt giành thắng lời. Mỹ dường như thường xuyên có những đột phá công nghệ quốc phòng từ thời kỳ này sang giai đoạn khác.
Một vấn đề mang tầm chiến lược đối với Trung Quốc là liệu nền công nghiệp quốc phòng của quốc gia này có thể duy trì được cường độ cao trong các cuộc đua công nghệ hiện đại.
Cụ thể hơn, liệu Bắc Kinh có thể phát triển các hệ thống quân sự tiên tiến của riêng mình? Đây có thể là thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc trong thời gian dài (10-20 năm tiếp theo) trong nguy cơ xung đột tiềm năng với Mỹ.
Trung Quốc có cả một hồ sơ các lần copy không có bản quyền thiết kế nhiều hệ thống chiến đấu tốt nhất thế giới. Và Trung Quốc cũng đạt được rất nhiều từ việc sao chép các loại vũ khí trang bị, nhưng ngay cả một bản sao cũng cần phải lần ngược lại ý tưởng thiết kế và điều đó không dễ dàng.
Một bản sao sản phẩm quân sự không có bản quyền sẽ khiến PLA chiến đấu không hiệu quả. Trong những thập kỷ tới Bắc Kinh phát triển nhiều nhất thế giới vũ khí, trang thiết bị quân sự và các hệ thống quân sự phức tạp khác cho phép họ có thể tự chủ, đơn cử như các động cơ máy bay phản lực, nhưng PLA không thành công nhiều – những sản phẩm này hoàn toàn không dễ dàng sản xuất với độ chính xác mong đợi nhất và Trung Quốc đang vật lộn với những khó khăn về ý tưởng công nghệ quân sự có nguồn gốc bản địa.
Trung Quốc cũng cần phải hành động có hiệu quả hơn trong việc duy trì bảo dưỡng và cải thiện trang thiết bị lên được đẳng cấp thế giới trong điều kiện tồi tệ của cuộc chiến tranh. Trong khi Trung Quốc không thể thay thế, đổi mới và giữ vị thế đứng đầu trong lĩnh vực phát triển công nghiệp quốc phòng theo hình thức đi lên, sẵn sàng chịu đựng và trả giá cho một cuộc chiến tranh với Mỹ trong tương lai. Chỉ có thời gian mới có thể biết khi nào Bắc Kinh có thể vượt qua các khó khăn công nghệ.
Thiếu kinh nghiệm thực chiến
Cách tốt nhất để có thể làm tốt ở bất cứ điều gì là đi ra ngoài và thực hiện công việc – thực hiện công việc đó thật nhiều ần. Thách thức rất lớn đối với Trung Quốc là thiếu kinh nghiệm tiến hành một cuộc chiến tranh. Trung Quốc hoàn toàn không có kinh nghiệm tiến hành một cuộc chiến tranh ngoài biên giới nước mình. PLA tiến hành cuộc chiến tranh lớn cuối cùng năm 1979.
Đến thời điểm này, những kinh nghiệm chiến đấu của 35 năm trước không thể là nền tảng cho một cuộc chiến tranh thành công chống lại Mỹ.
Trong cuộc xung đột, có ít hoặc không có kinh nghiệm chiến đấu có thể hình thành một số rào cản quan trọng đối với Trung Quốc. Washington có thể tiến hành bất kỳ cuộc xung đột nào với Bắc Kinh và chắc chắn sẽ có một lợi thế quyết định khi tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang trong mọi quy mô có thể.
Từ sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã tham gia chiến đấu trên hai mươi lăm năm qua mà không có học thuyết quân sự A2/AD. Những cuộc chiến trong vài thập kỷ cho phép quân đội Mỹ có khả năng kiểm tra hệ thống vũ khí trang thiết bị, binh lực và chiến thuật mới, xác định được những nhược điểm của vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh, hệ thống liên kết phối hợp, có những điều chỉnh quan trọng cho các kịch bản chiến tranh trong tương lai.
Điển hình như việc Mỹ không nhất thiết phải đưa F-22 vào Syria, nhưng cơ hội nghiên cứu về chiến trường và có được kinh nghiệm hoạt động tác chiến có tầm quan trọng sống còn và đó là lý do chính để làm như vậy. Kinh nghiệm chiến đấu là một lợi thế lớn trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc.
Liệu quân đội Mỹ có thể thất bại?
Cách tốt nhất để tiếp cận một vấn đề là nhìn nhận vấn đề đó từ nhiều góc độ, không chỉ từ kịch bản điển hình của một cuộc tiến công, phản kích. Những điểm yếu thực sự của các đối thủ khác nhau là gì khi tiến hành một cuộc chiến chống lại một kẻ thù hiện đại và được xác định là có một vị thế nhất định?
Đây chỉ là một số những thách thức cơ bản mà Trung Quốc phải đối mặt trong một cuộc chiến với Mỹ, nhưng cũng cho thấy rõ một vấn đề lớn hơn rất nhiều, đã hình thành một lực lượng quân sự lớn (ít nhất là trên giấy) có thể đe dọa được Mỹ.
Những phân tích đã nêu không có nghĩa là Trung Quốc không thể làm điều đó, Bắc Kinh có thể gây thiệt hại lớn cho các lực lượng Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến có giới hạn hẹp, thậm chí có thể giành chiến thắng phụ thuộc vào tình hình. Nhưng Mỹ có một lợi thế khởi đầu cho một cuộc chiến và quân đội Mỹ có thể giành được thắng lợi.
* Harry J. Kazianis là thành viên cao cấp Chính sách quốc phòng của Trung tâm Lợi ích quốc gia và là thành viên cao cấp tại Viện Chính sách Trung Quốc. Ông là cựu biên tập viên điều hành tờ báo The National Interest và cựu biên tập của The Diplomat.
TTB
Mỹ dọa san phẳng đảo Trung Quốc nếu Trung Quốc dám manh động
Hải quân Mỹ cho biết lực lượng tàu ngầm của họ sẽ nhắm vào các mục tiêu quan trọng như đảo Phú Lâm, căn cứ Du Lâm và ngay cả các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chống tàu trên bờ biển Trung Quốc nếu xảy ra chiến sự.
Trong khi đó, quân đội Trung Quốc đang nỗ lực để giành lợi thế trước Mỹ và đồng minh nhưng điều đó có vẻ như khá xa vời.
Đây là một kết luận từ bản báo cáo dài 430 trang của RAND công bố gần đây, được soạn thảo bởi 14 học giả và có tên gọi là "Tương quan quân sự Mỹ-Trung : Lực lượng, địa lý và sự phát triển cân bằng sức mạnh, giai đoạn từ 1996-2017".
Hình minh họa |
Những nghiên cứu nhấn mạnh rằng Trung Quốc đạt được những tiến bộ với tốc độ đáng ngạc nhiên trong hầu hết các lĩnh vực quân sự, nhưng nhấn mạnh lực lượng quân sự Mỹ vẫn luôn giữ được ưu thế trong hầu hết các tiêu chí về quân sự và quốc phòng.
Cụ thể hơn, các học giả của RAND phân tích mười tiêu chí khác nhau của năng lực quân sự được cho là rất quan trọng trong những tình huống một cuộc xung đột Trung-Mỹ trên quần đảo Trường Sa, nghiên cứu những khả năng có thể xảy ra trong bốn khoảng thời gian khác nhau từ năm 1996 đến năm 2017. Các phân tích đặc biệt chú ý đến vị trí địa lý và khoảng cách thời gian trong mỗi kịch bản.
Trong các kịch bản xung đột, các chuyên gia RAND đã phân tích ưu thế và nhược điểm của cả hai lực lượng Trung – Mỹ theo mười tiêu chí trong từng giai đoạn thời gian mà theo đó, mỗi bên có thể đạt được mục đích chính trị đề ra, bên còn lại sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể đạt được.
Mười tiêu chí đó bao gồm: Tập kích căn cứ không quân Trung Quốc, ưu thế tác chiến đường không của Mỹ với Trung Quốc, khả năng Mỹ thâm nhập không phận, tập kích đường không không phận Mỹ, chiến tranh chống tấn công bề mặt của Trung Quốc, chiến tranh chống tác chiến bề mặt của Mỹ, tấn công trên tầng không gian Mỹ, tấn công trên tầng không gian Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc trong chiến tranh mạng, năng lực tấn công hạt nhân.
Xét trên không gian chiến trường Thái Bình Dương, Mỹ chiếm ưu thế vượt trội trên mọi lĩnh vực, nhưng trong không gian chiến trường hẹp như biển Đông và quần đảo Trường Sa, các học giả RAND gặp những khó khăn nhất định.
Nhìn từ góc độ đấu tranh địa chính trị, cả Mỹ và Trung Quốc mặc dù có nhiều mâu thuẫn khác nhau, nhưng cả hai bên đều không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện, nhưng hai lực lượng đang lao vào một cuộc đấu tranh ác liệt giành lợi thế kiểm soát chiến trường đặc biệt quan trọng có trị giá thương mại đến 5000 tỷ USD này.
Tình đến giai đoạn năm 1996, Mỹ đã thành công trong việc thiết lập một vành đai bao vây kiềm chế Trung Quốc bằng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước đồng minh và đe dọa kiểm soát mọi hoạt động phát triển kinh tế và sức mạnh quốc phòng. Sự phát triển nhanh chóng sức mạnh quân sự Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo, không quân, hải quân và các lĩnh vực khác dường như đã đẩy tầm ảnh hưởng của Mỹ khỏi vùng nước biển Đông, các tàu sân bay Mỹ đang nằm trong tầm tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc, sự xuất hiện những đảo nhân tạo có đường băng quân sự tiếp tục củng cố vững chắc quan điểm chiến lược 2D/AD của Bắc Kinh trên vùng nước Biển Đông.
Từ góc độ nhận xét của các học giả RAND, có thể nhận thấy: Nếu trong một cuộc xung đột cục bộ thời gian ngắn trên một vùng nước hẹp như biển Đông, Trung Quốc dường như có thể đẩy lùi được các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực ra khỏi vùng nước biển Đông và khống chế toàn bộ khu vực bằng lực lượng không quân hải quân xuất phát từ các sân bay mới được xây dựng.
Nhưng lực lượng thực sự ngăn cản hải quân Trung Quốc thực hiện điều này nằm sâu trong lòng biển Đông, đó là hạm đội tàu ngầm của Hải quân Mỹ, lực lượng mà sức mạnh hỏa lực có thể nhanh chóng phá hủy hoàn toàn các cơ sở hạ tầng quân sự, căn cứ sân bay và các đơn vị tên lửa chiến lược của Trung Quốc trong loạt phóng tên lửa hành trình Tomahawk đầu tiên.
Nếu trong tính toán của các học giả RAND có đưa yếu tố tàu ngầm tấn công hạt nhân vào bài toán chiến lược chiến dịch Biển Đông, khả năng Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc xung đột giới hạn hẹp là rất thấp:
Tương quan lực lượng tàu ngầm
Tương quan lực lượng tàu ngầm: Trung Quốc hiện có 70 chiếc tàu ngầm, trong đó có 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Hán Type 091 phát triển từ những năm 1970, 6 chiếc lớp Thượng Type 093 phát triển từ những năm 1980 và gần đây nhất đã phát triển thêm 3 chiếc lớp Thượng Type 093G , Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển tàu ngầm nguyên tử tấn công Type – 095 với số lượng 5 chiếc đến năm 2020.
Ngoài ra Trung Quốc có khoảng 12 tàu ngầm diesel điện lớp Kilo, 13 chiếc lớp Tống, 2 chiếc lớp Nguyên Type 041, 6 chiếc lớp Romeo Type 033, 17 chiếc lớp Minh Type 035G, 1 chiếc SSG (mang tên lửa dẫn đường)- Tổng số tàu ngầm diesel điện khoảng 51 chiếc các loại.
Tất cả các tàu ngầm Trung Quốc, ngoại trừ Type 095 đều là những chiến hạm đã có nhiều thời gian sử dụng, nếu không tính các tàu ngầm diesel điện lớp Kilo của Nga thì các tàu của Trung Quốc có đặc điểm là tiếng ồn lớn, rất dễ bị phát hiện. Các tàu ngầm tấn công của Trung Quốc được mang tên lửa chống tàu, nếu tính cả tên lửa Club – S do Nga cung cấp thì tầm bắn đến khoảng 300 km.
Hoạt động trực tiếp trên chiến trường Biển Đông, lực lượng tàu ngầm Mỹ có thể tham chiến nhanh chóng là lực lượng tàu ngầm Hạm đội 7 có 4 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles, ngoài các vũ khí trên biển thông thường còn có 12 ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn từ 1.300 km đến 1.700 km. Lực lượng chủ lực trên Biển Đông là lực lượng tàu ngầm của hạm đội 3 với 22 tàu ngầm lớp Los Angeles và Virgina mang được tên lửa hành trình Tomahawk, 3 chiếc Seawolf chống ngầm và hai chiếc tàu ngầm lớp Ohio mang 154 tên lửa hành trình Tomahawk.
Hạm đội 3 Hải quân Mỹ là hạm đội có lực lượng tên lửa hành trình tấn công mặt đất mạnh nhất và cũng là hạm đội tàu ngầm có khả năng chống ngầm tốt nhất. Với các tàu ngầm theo biên chế, lực lượng tàu ngầm của hạm đội 3 Hải quân Mỹ và hạm đội 7 hoàn toàn khống chế được vùng nước biển Hoa Đông, Biển Đông và hướng ra eo biển Malacca.
Đại đa số các tàu ngầm lớp Los Angeles được phát triển từ năm 1972 đến năm 1996, là lớp tàu tấn công chủ lực của Hải quân Mỹ và cũng là lớp tàu thành công nhất trong lực lượng tàu ngầm Mỹ.
Sức mạnh lực lượng chống ngầm
Biển Đông, biển Hoa Đông là nơi lực lượng tàu ngầm hạm đội 7 và 3 hoạt động mạnh nhất, trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam đến những năm đầu của thế kỷ 21. Vịnh Cam Ranh là quân cảng và cũng là căn cứ của lực lượng hải quân Liên xô, chính vì vậy, tại Biển Đông, Mỹ đã thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tiễu sẵn sàng chiến đấu của tàu ngầm Mỹ, đồng thời các hoạt động chống ngầm ở khu vực đã giúp cho người Mỹ theo dõi rất sát các hoạt động của tàu ngầm đối phương, bao gồm cả tàu ngầm của Liên xô và Trung Quốc
Trong giai đoạn sau này, người Mỹ đã tập trung sự chú ý vào hải cảng quân sự của tàu ngầm Trung Quốc trên đảo Hải Nam, với hệ thống công nghệ chống ngầm hiện đại từ không ảnh vệ tinh, các hệ thống truy tìm, kiểm soát tàu ngầm trên biển Đông. Những vụ va chạm giữa hải quân Trung Quốc và các phương tiện trinh sát, tìm kiếm của Mỹ đã cho thấy rõ điều đó.
Ví dụ: tháng 4.2001, vụ va chạm giữa chiếc máy bay trinh sát điện tử và chống ngầm EP-3 với máy bay tiêm kích J-8 của Trung Quốc, năm 2009 ngư dân Trung Quốc đã tấn công tàu USNS Impeccable và USNS Victorious trong khu vực EEZ, cũng trong tháng 6.2009, một tàu ngầm Trung Quốc đã va chạm với một tàu khu trục Mỹ kéo theo anten sonar mảng pha. Điều đó cho thấy, lực lượng Hải quân Mỹ theo dõi rất chặt chẽ mọi hoạt động của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông.
Căn cứ của đồng minh
Ngoài những lợi thế về công nghệ, lực lượng tàu ngầm của Mỹ còn được một lợi thế quan trọng hơn trong cuộc chiến ngầm dưới biển Đông, đó là việc được sử dụng các căn cứ của đồng minh.
Trong điều kiện căng thẳng gia tăng, Trung Quốc sẽ buộc phải đưa lực lượng tàu ngầm của mình vào vùng nước biển Đông đến quần đảo Trường Sa. Các hạm tàu mà Trung Quốc có thể sử dụng được chỉ có thể là lực lượng tàu ngầm chiến thuật bao gồm 06 tàu lớp Minh ES5F (Ming); 10 tàu lớp Romeo - Type 033; 04 tàu lớp Tống (Song) Type 039G hoặc 039G1; 01 tàu lớp Kilo. Lực lượng này là tàu ngầm lớp diesel điện phát triển từ những năm 1970, trên thực tế đã lỗi thời và rất dễ bị phát hiện đo tiếng ồn lớn và khoảng cách phải cơ động khá xa.
Các tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles Mỹ có thể hành trình lâu dài dưới nước tránh sự phát hiện của không quân Trung Quốc, sử dụng các hải cảng quân sự Philippines. Khoảng cách từ hải cảng này đến Trường Sa rất gần và các tàu ngầm nguyên tử Mỹ có khả năng triển khai nhanh sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên khoảng cách giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ngoài ra, các tàu ngầm nguyên tử tấn công Mỹ còn có một lợi thế rất lớn là sử dụng các nguồn thông tin tình báo từ các nước đồng minh như Nhật Bản, Philippines, Đài Loan cũng như sự yểm trợ (có thể không tham gia chiến đấu) để phục vụ cho mục đích ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc xuất kích. Không bị ngăn chặn bởi các thành phần lực lượng cấu thành hệ thống AD/2D Trung Quốc, các tàu ngầm nguyên tử Mỹ, trang bị tên lửa Tomahawk có thể tiếp cận được khu vực tấn công thuận lợi nhất, đặt tất cả các cơ sở hạ tầng quân sự và vũ khí trang bị của PLA vào tầm bắn của loại tên lửa hành trình này.
Với những lợi thế trên, trong tình huống xảy ra mâu thuẫn có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát chiến tranh dồn nén thời gian, lực lượng tàu ngầm Mỹ sẽ nhằm vào tất cả các mục tiêu quan trọng, từ căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo, đảo Phú Lâm căn cứ Du Lâm quần đảo Hải Nam và ngay cả các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chống tàu trên bờ biển Trung Quốc.
Điều đó có nghĩa là, nếu xảy ra xung đột giữa Mỹ với Trung Quốc, ngay từ loạt đạn đầu tiên xuất phát từ tàu ngầm có thể hủy diệt tất cả các căn cứ quân sự trên các đảo phi pháp đó, bao gồm cả đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và phong tỏa hoạt động của đảo Hải Nam. Khả năng giành thắng lợi như đẩy lùi lực lượng hải quân Mỹ, phá hủy được tàu chiến hoặc tàu sân bay của Mỹ thực sự rất nhỏ.
Trung Quốc "học bài" Mỹ
Trước nguy cơ đe dọa bằng lực lượng tàu ngầm Mỹ, Trung Quốc cố gắng đáp trả bằng giải pháp xây dựng các sân bay trực thăng trên các đảo nhân tạo nhằm tăng cường khả năng tuần thám chống ngầm. Phối hợp cùng các tàu khu trục mang trực thăng vận tải chống ngầm và máy bay chống ngầm tuần tra trên biển Đông. Hơn thế nữa, Trung Quốc đe dọa sẽ đưa tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo đầu đạn hạt nhân vào vùng nước Thái Bình Dương, trên khu vực có thể tấn công vào nước Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn xây dựng một hệ thống chống ngầm tương tự như hệ thống IUSS với thành phần chính là SOSUS của Mỹ trên biển Đông và biển Hoa Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong một bài phát biểu ngày 13.5.2016, đề cập đến phương án sử dụng các tàu ngầm không người lái ở Biển Đông, chú trọng đến các vùng nước nông rộng lớn nhằm kiểm soát chặt chẽ lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc trên vùng biển này.
Trong tương lai, Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng sẵn sàng chiến đấu trên biển Đông với mục đích kiềm chế các hoạt động hạn chế Tự do hàng hải mà Trung Quốc có thể đặt ra. Đồng thời các đơn vị Hải quân bao gồm tàu sân bay, khu trục hạm và đặc biệt quan trọng là lực lượng tàu ngầm sẽ là lực lượng then chốt để răn đe, ngăn chặn và sẵn sàng tấn công trong tình huống cần thiết.
Ở Biển Đông, Trung Quốc coi Mỹ chỉ là 'hổ giấy'
Trong suốt thời gian qua, Mỹ và Trung Quốc liên tục tố cáo nhau về hành động của đôi bên ở Biển Đông. Theo các chuyên gia, cách làm hiện nay của Mỹ chẳng thể làm gì được Trung Quốc và Bắc Kinh đang chiếm thế thượng phong ở vùng biển này.
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông |
Trung Quốc đang chiếm đóng nhiều đảo nhỏ và bãi đá ở Biển Đông. Bắc Kinh đơn phương đòi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ vùng biển này bất chấp sự phản đối của Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Biển Đông là hải lộ then chốt của thương mại thế giới.
Mỹ bày tỏ lập trường trung lập đối với những vụ tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, Washington thỉnh thoảng phái máy bay và tàu chiến tiến vào khu vực gần những hòn đảo do Trung Quốc kiểm soát và nói rằng họ muốn bảo vệ tự do hàng hải ở hải phận quốc tế.
Trung Quốc cho rằng những hành động đó của Mỹ là có tính chất gây hấn và có mục đích hậu thuẫn cho các nước đồng minh, như Philippines. Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã xây những hòn đảo nhân tạo trên 7 bãi đá mà họ kiểm soát và đã bố trí những khí tài quân sự trên một số đảo.
Philip Reynolds, chuyên gia nghiên cứu về những vụ xung đột toàn cầu và là nghiên cứu sinh ban tiến sĩ của Đại học Hawaii, cho rằng Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong tại vùng biển này.
“Trung Quốc đang nói rằng ‘Chúng tôi đang có mặt ở đây và các ông chẳng làm gì được cả’. Đó chính là cơ sở của lập luận của tôi rằng Trung Quốc đang thắng”- Reynolds nhận định.
Theo chuyên gia này, cách duy nhất mà Mỹ có thể đảo ngược những vụ cải tạo, bồi đắp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa là phát động một cuộc chiến tranh rất tốn kém mà người dân nước Mỹ không muốn. Ông nói rằng Bắc Kinh biết rõ điều đó và đây chính là lý do vì sao những hoạt động tự do hàng hải của Mỹ không khiến cho Trung Quốc phải làm điều gì khác hơn ngoài việc lớn tiếng phản đối.
“Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc nhất thiết phải tìm cách ngăn Mỹ hiện diện trong khu vực này. Mục tiêu của Trung Quốc là chứng tỏ cho mọi người thấy rằng Mỹ không thể ngăn chặn sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực này”- chuyên gia Reynolds nhận xét.
Tuy nhiên, Bill Hayton, một chuyên gia châu Á của Viện Chatam House ở London, lại có một cái nhìn khác về những hành động của Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Hayton, tác giả cuốn “Biển Đông: Cuộc tranh giành Quyền lực ở châu Á”, tin rằng Bắc Kinh chưa “thắng” trong trận chiến với Mỹ, nhất là khi xét tới tình hình ở bãi cạn Scarborough, nơi mà Trung Quốc và Philippines đều có yêu sách chủ quyền.
Gần đây, truyền thông quốc tế đưa tin rằng Trung Quốc tính đưa nhiều tàu bè tới đó, họ chuẩn bị nạo vét để xây đảo nhân tạo hay xúc tiến những hoạt động tương tự như vậy. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Theo ông Hayton, dường như Mỹ đã làm cho Trung Quốc sợ mà không thực hiện hoạt động xây dựng ở Scarborough.
Luận điểm thứ hai mà ông Hayton cho rằng Trung Quốc vẫn còn biết sợ Mỹ là việc trong hơn 20 năm qua, Bắc Kinh đã không chiếm đóng hay khai thác bất kỳ một hòn đảo nhỏ nào ở Biển Đông, bởi vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại về những hậu quả.
Chuyên gia này cho rằng lãnh đạo Bắc Kinh thừa biết rằng nếu làm vậy sẽ có một hậu quả rất lớn về mặt ngoại giao. Vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế khi đó sẽ bị huỷ hoại hoàn toàn do mâu thuẫn rất nhiều với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 1982.
Ngoài ra, nếu Trung Quốc chiếm đóng hay khai thác bất kỳ một hòn đảo nhỏ nào ở Biển Đông sẽ gây bất mãn cho toàn thể khu vực Đông Nam Á.
Tóm lại, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang kiểm soát Biển Đông. Bắc Kinh thì đòi hỏi chủ quyền toàn bộ vùng biển này sau khi chiếm được nhiều đảo nhỏ từ trước, còn Wasington thì đang kiểm soát mặt nước với đội quân tàu chiến hùng hậu.
Những ồn ào giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông chỉ khiến cả hai cùng tăng cường hiện diện ở vùng biển này mà không vấp phải sự phản đối của các nước trong khu vực. Ở một khía cạnh nào đó, nếu Trung Quốc và Mỹ không loại trừ nhau để giành quyền thống trị Biển Đông thì rõ ràng họ đang cùng chia sẻ vùng biển này.
Trung Quốc chính thức tuyên chiến ở Biển Đông?
16:25, Thứ Hai, 06/06/2016 (GMT+7)
(VnMedia) - Trung Quốc đã thể hiện một thái độ thách thức cao độ với Mỹ trong vấn đề Biển Đông đồng thời chỉ trích gay gắt Philippines về việc đưa toà án quốc tế can thiệp vào cuộc tranh chấp giữa hai nước.
Đô đốc Sun Jianguo |
“Chúng tôi không gây rắc rối nhưng chúng tôi không sợ rắc rối”, Đô đốc Sun Jianguo - Phó Tham mưu trưởng của Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, đã tuyên bố thẳng thừng như vậy tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La diễn ra hồi cuối tuần vừa rồi ở Singapore.
Vị quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc cho hay, nước này “không sợ” những cuộc tranh chấp hàng hải với các chính phủ khác trong khu vực.
Trong bài phát biểu tại cuộc đối thoại ngày hôm qua (5/6), Đô đốc Sun Jianguo tiếp tục nhắc lại lập trường của Bắc Kinh về việc không công nhận thẩm quyền của một toà án của Liên Hợp Quốc đang chịu trách nhiệm xử lý vụ kiện của Philippines.
“Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ sự xâm phạm nào đến chủ quyền và lợi ích an ninh của mình. Chúng tôi cũng không quan tâm đến những hành vi vô trách nhiệm của một số nước đang gây hỗn loạn ở Biển Đông”, ông Sun đã nói như vậy.
Những phát biểu trên được đưa ra một ngày trước thềm cuộc hội đàm về nhiều chủ đề dự kiến diễn ra ngày hôm nay (6/6) ở thủ đô Bắc Kinh giữa giới chức Trung Quốc và một phái đoàn của Mỹ do Ngoại trưởng John Kerry dẫn đầu.
Trung Quốc khăng khăng đòi Mỹ tránh xa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa họ với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Tuy nhiên, Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới không chấp nhận được việc Bắc Kinh có tham vọng biến Biển Đông chiến lược thành “ao nhà” của họ. Trung Quốc đang gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế khi gần đây có nhiều hành động hung hăng, hiếu chiến nhằm đạt được mục đích độc chiếm Biển Đông.
Kiệt Linh (tổng hợp
Nh.Thạch
(Vietimes)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét