Trung Quốc "than" bị các nước nhỏ gây hấn chứ không áp bức ai
TTO - Ngày 5-6, tại Đối thoại Shangri-la, Đô đốc hải quân Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tiếp tục biện bạch vô lý chủ quyền của nước này đối với Biển Đông.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri La, Singapore, ngày 5-6 - Ảnh: Reuters |
Điều này một lần nữa khiến các cử tọa thất vọng vì không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của họ.
Lại bao biện về tranh chấp
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Đô đốc Tôn cho rằng từ nhiều năm qua với sự nỗ lực của các bên, tình hình Biển Đông vẫn tương đối ổn định và an ninh hàng hải không bị ảnh hưởng bởi tranh chấp giữa các bên và Trung Quốc kiên định bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhấn mạnh giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại, tham vấn và “sự khác biệt phải được kiểm soát thông qua các cơ chế và luật pháp”.
“Chúng tôi cho rằng lợi ích chung chỉ có thể đạt được thông qua hợp tác. Chúng tôi sẽ hoàn toàn bảo đảm an ninh hàng hải, hàng không và hòa bình ở Biển Đông. Chúng tôi đã được đồng thuận thông qua đối thoại song phương và thương thuyết với ASEAN. Trung Quốc và ASEAN có khả năng đảm bảo hòa bình và ổn định thông qua hợp tác ở Biển Đông,” ông Tôn nói.
Đô đốc Tôn mạnh miệng cảnh báo các quốc gia bên ngoài phải đóng vai trò xây dựng đối với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và vu cáo rằng “vấn đề Biển Đông trở nên căng thẳng bởi các hành động khiêu khích của các quốc gia bên ngoài vì quyền lợi hẹp hòi của họ”.
Liên quan đến phán quyết sắp tới của Tòa thường trực trọng tài La Haye (PCA), Đô đốc Tôn cho rằng việc này Philippines đưa ra dưới chiêu bài luật pháp quốc tế nhằm “từ chối quyền, chủ quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông”.
“Tòa trọng tài không giải quyết được vì hai bên đã ký thỏa thuận song phương. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC). Vấn đề chủ quyền lãnh thổ nằm ngoài phạm vi của Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS). Các tranh chấp mà Philippines đưa ra nằm ngoài tuyên bố của chính phủ Trung Quốc", Đô đốc Trung Quốc nói và trơ tráo bảo: “Bằng cách đơn phương khởi kiện, Philippines đã vi phạm thỏa thuận song phương với Trung Quốc, vi phạm UNCLOS”.
Đô đốc Tôn ngang nhiên khẳng định chính phủ Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận tham gia phiên tòa này và sẽ không tôn trọng phán quyết. Ông Tôn còn trơ tráo cho rằng việc không công nhận phán quyết của tòa án mới chính là tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi không phải bên gây ra rắc rối và chúng tôi không sợ rắc rối. Chúng tôi không cho phép bất cứ xâm phạm nào đối với chủ quyền quốc gia cũng như các lợi ích an ninh đất nước. Chính sách của chúng tôi ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) sẽ không thay đổi. Trung Quốc đủ khôn ngoan và bình tĩnh để giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình. Người dân Trung Quốc tin vào sự thật chứ không phải những lời bịa đặt,” Đô đốc họ Tôn lớn tiếng tại Đối thoại Shangri-La.
Đô đốc họ Tôn còn khuyên các nước khác, ám chỉ Mỹ, rằng: “Mong các quốc gia khác có sự thông minh và kiên nhẫn như vậy để cùng hòa bình. Bất kỳ quốc gia nào không liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông đừng nên can thiệp để dành những lấy những lợi ích vị kỷ”.
Tiếp tục né tránh câu hỏi
Trong phần trả lời câu hỏi, như thường lệ đại diện Trung Quốc nhận được rất nhiều câu hỏi từ cử tọa, và hầu hết liên quan đến vấn đề Biển Đông, chẳng hạn như về trách nhiệm của Trung Quốc trong UNCLOS, tự do hàng hải, thúc đẩy COC, đặc biệt là phán quyết sắp tới của PCA.
Tuy nhiên, một lần nữa Đô đốc Tôn lại tránh né trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, thay vào đó tận dụng điều này để trình bày những luận điệu dối trá xuyên tạc với Biển Đông.
Đô đốc Tôn cho rằng về tranh chấp ở Biển Đông, các bên nên tiếp cận vấn đề một cách hệ thống và toàn thể. Ông Tôn trơ tráo nói Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) là của Trung Quốc.
“Những gì xảy ra ở Nam Hải đang gây lo ngại cho Trung Quốc. Khi chúng ta nói về Nam Hải cần nhìn vào bằng chứng lịch sử. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, đặt tên và phát triển các vùng biển đảo ở Nam Hải cho nên chúng tôi có quyền từ rất lâu rồi. Trung Quốc đã tuyên bố đường chín đoạn. Đây là một tuyên bố mang tính chất trang trọng, có hiệu lực quốc tế,” Đô đốc Tôn trơ tráo nói.
Ông Tôn cho rằng trong những năm qua, một số nước nhỏ than phiền bị áp bức bởi các nước lớn nhưng Trung Quốc tuyệt nhiên không áp bức một nước nào mà chỉ có nước nhỏ gây hấn với Trung Quốc.
Đô đốc Trung Quốc cũng bao biện rằng các hoạt động xây dựng của nước này ở 7 thực thể tại Biển Đông là việc cần thiết và không làm thay đổi hiện trạng vì hoạt động xây dựng này nằm trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc.
Đại diện Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông không bao giờ ảnh hưởng đến tự do hàng hải.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc (ngoài cùng bên phải) bạo biện về chủ quyền của Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 5-6 - Ảnh: QUỲNH TRUNG |
Trung Quốc lớn tiếng tại diễn đàn an ninh
Hồng Ngaviết từ Đối thoại Shangri-La 15 ở Singapore
- 5 tháng 6 2016
Trong bài phát biểu của mình tại diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La, đại diện của cả Việt Nam và Trung Quốc đều đề cập tới chủ đề Biển Đông.
Trưởng đoàn Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, và trưởng đoàn Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, đã nhắc tới những yếu tố mà họ cho là “đang gây quan ngại” cho an ninh khu vực, nhất là tại điểm nóng Biển Đông.
Ông Nguyễn Chí Vịnh ngay từ đầu bài phát biểu đã nhắc tới các “tranh chấp bất đồng” mà ông giải thích là “do khác biệt về lợi ích, tham vọng, cạnh tranh chiến lược diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, bất chấp luật pháp quốc tế”.
Tuy không chỉ rõ là quốc gia nào, ông nói tới “sự không nhất quán trong lời nói và việc làm; sự khác biệt và bất bình đẳng trong cách thức giải quyết tranh chấp” đồng thời chỉ trích thái độ “hành xử áp đặt, theo đuổi lợi ích vị kỷ, hẹp hòi, không tính đến lợi ích của nước khác, lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế”.
Người đứng đầu đoàn Việt Nam cũng thừa nhận cơ chế hợp tác, công cụ ngoại giao và pháp lý quốc tế “chưa đủ mạnh và chưa thực sự được tôn trọng”.
Có lẽ đây là một trong những lần đầu tiên cụm từ ‘đấu tranh’ được đặt bên cạnh 'hợp tác' trong bài phát biểu của người đứng đầu ngành đối ngoại quốc phòng của Việt Nam.
Ông nói: “muốn có hòa bình và thịnh vượng không thể không có đấu tranh, nhưng muốn đạt mục đích trong đấu tranh thì phải có hợp tác”.
Tất nhiên ông Vịnh không đi xa tới mức nói rõ đấu tranh với ai và như thế nào.
Trung Quốc la lối về Philippines
Nhận xét về phát biểu của ông Nguyễn Chí Vịnh, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS, nói đã có một số điểm mới.
“Ông ấy đã đề cập tới tranh chấp với Trung Quốc, đồng thời chỉ ra cái gì giải quyết được song phương thì giải quyết song phương, cái gì cần đa phương và quốc tế hóa thì phải đa phương.”
Giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương là quan điểm mà Trung Quốc lâu nay duy trì trong tranh chấp Biển Đông và quan điểm này đã được một số quốc gia trong khu vực ủng hộ.
Diễn đàn an ninh khu vực lần này diễn ra trong bối cảnh tòa trọng tài quốc tế chuẩn bị đưa ra phán quyết được cho là bất lợi cho Trung Quốc trong vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Bài phát biểu kéo dài nửa tiếng đồng hồ của Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, nói nhiều tới vụ kiện này, mà Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định là không tham gia.
Lần đầu tiên tại một diễn đàn quốc tế, lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc ‘điểm mặt chỉ tên’ Philippines với những từ ngữ nặng nề nhất.
Đô đốc Tôn, với giọng điệu căng thẳng, tuyên bố Philippines, với hành động kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài, là đã vi phạm luật pháp và thỏa thuận giữa hai bên.
Ông Tôn cáo buộc Philippines làm việc đó để che đậy sự chiếm đóng trái phép các đảo của Trung Quốc và nói rằng việc kiện lên tòa trọng tài là hành động vi phạm chủ quyền.
Người đứng đầu đoàn Trung Quốc tuyên bố: “Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận việc trọng tài này”.
Ông cũng không tiếc lời chỉ trích các nước “bên ngoài”, nhất là Hoa Kỳ, đã can dự vào công việc trong khu vực dưới các chiêu bài như tự do lưu thông hàng hải.
Giới quan sát trong cử tọa cho rằng, bài diễn văn được truyền hình trực tiếp ở trong nước khiến ông đô đốc phải lên giọng thị uy một cách đao to búa lớn như vậy.
Tuy nhiên, các ngôn từ gay gắt và lập luận cực đoan cho thấy một thái độ hiếu chiến một cách đầy chủ ý, cho dù ông Tôn Kiến Quốc khẳng định: “Trung Quốc không có tham vọng bành trướng”.
Một quan chức quốc phòng khu vực, đề nghị giấu tên, nhận xét rằng thái độ của Trung Quốc lần này là đáng lo ngại và “tình hình có thể xấu đi” sau phán quyết của tòa.
Đối thoại Shangri-La mỗi năm một lần hiện đã vào năm thứ 15.
Diễn đàn tạo điều kiện cho giới chức quốc phòng các nước thảo luận các vấn đề quan tâm về an ninh trong bối cảnh bán chính thức.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc: Trung Quốc sẽ không bị cô lập
Tin liên hệ
- Bộ trưởng Carter: Trung Quốc có thể dựng lên Trường thành của tự cô lập
- TT Obama: ‘Chúng ta không thể trở thành những người chủ trương cô lập’
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Singapore dự diễn đàn an ninh toàn cầu
- TQ dọa xúc tiến vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông
- Tân lãnh đạo Đài Loan bày tỏ quan điểm cứng rắn về Biển Đông
- 'Lẽ phải không thuộc về kẻ mạnh trong tranh chấp Biển Đông'
Ðường dẫn
05.06.2016
Một giới chức quân đội cấp cao của Trung Quốc hôm Chủ nhật bác bỏ khẳng định của bộ trưởng quốc phòng Mỹ đưa ra hôm trước đó rằng Bắc Kinh “dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” nếu họ tiếp tục những hoạt động quân sự hoá có tính chất gây hấn tại những hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc tuyên bố: “Chúng tôi không bị cô lập trong quá khứ, chúng tôi không bị cô lập ở hiện tại, và chúng tôi sẽ không bị cô lập trong tương lai.”
Đô đốc Tôn, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, quy lỗi cho Mỹ làm căng thẳng leo thang trong khu vực. Ông lên án các cuộc hành quân tự do hàng hải của quân đội Mỹ và chỉ trích Washington ủng hộ các nước trong khu vực có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh.
Đô đốc Tôn nói các nước vẫn mang “tư tưởng Chiến tranh lạnh” và không trực tiếp dính líu vào các tranh chấp không được phép tham gia “phá hoại” vì sự ích kỷ của họ. Ông nhấn mạnh: “Không một ai được quyền chỉ tay vào Trung Quốc.”
‘Mối lo ngại mỗi ngày một tăng’
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter nói có “mối lo ngại mỗi ngày một tăng” về những hành động của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược này và các nơi khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter phát biểu hôm thứ Bảy trước các vị bộ trưởng quốc phòng, các nhà phân tích an ninh và các học giả tham dự cuộc Đối thoại Shangri-la ở Singapore rằng có “mối lo ngại mỗi ngày một tăng” về những hành động của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược này và các nơi khác.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry hôm Chủ nhật nói với các phóng viên báo chí tại Mông Cổ rằng Washington xem bất cứ hành động thành lập khu vực phòng không nào của Trung Quốc trên Biển Đông đều là “hành động gây hấn và gây mất ổn định.”
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển này, hải lộ của lượng giao thương quốc tế trị giá 5.000 tỉ đô la mỗi năm.
Các nước trong khu vực và Mỹ lo sợ tự do hàng hải sẽ bị ảnh hưởng trước những hành động hồi gần đây của Trung Quốc xây dựng phi trường và thiết đặt các thiết bị quân sự trên các đảo nhân tạo xây dựng trên các bãi cạn.
Trong cuộc Đối thoại Shangrila và Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Á châu hàng năm này, các giới chức Trung Quốc tái khẳng định lập trường kiên quyết của Bắc Kinh là các tranh chấp phải được giải quyết trực tiếp với từng nước một, chứ không chấp nhận giải quyết đa phương hay quốc tế làm trung gian.
Về các tranh chấp với Philippines, các giới chức Trung Quốc hoan nghênh những phát biểu mới đây của tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Tân Tổng thống Duterte nói rằng Philippines mở ngỏ cho đối thoại song phương.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên báo chí, Đô đốc Tôn nói: “Chúng tôi hy vọng tân chính phủ Philippines có thể trút bỏ được gánh nặng” của vấn đề đang vượt quá mức.
Mỹ và Trung Quốc tố nhau khiêu khích tại Biển Đông
Ngày cuối cùng tại Diễn đàn an ninh Shangri-La -Singapore, 05/06/2016, Mỹ và Trung Quốc lên án nhau « khiêu khích » tại biển Đông, nơi Bắc Kinh xây dựng một loạt tiền đồn và tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích bất chấp phản đối của các quốc gia Đông Nam Á.
Theo tuyên bố của đô đốc Trung Quốc Tôn Kiến Quốc (Sun Jianguo) : « Hồ sơ Biển Nam Hải (Biển Đông) trở thành nghiêm trọng do có sự can thiệp của một vài nước bên ngoài vì quyền lợi ích kỷ không muốn đồng hành hoà bình với Trung Quốc ». Trưởng đoàn Trung Quốc không nhắc tên Hoa Kỳ nhưng cho rằng Trung Quốc « không tạo vấn đề cũng không sợ vấn đề ».
Tuyên bố này có lẽ để đáp trả lời cảnh cáo của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ngày hôm trước, trưởng đoàn Mỹ khẳng định chính sách « xây tường thành ở biển Đông sẽ làm Trung Quốc bị cô lập và sẽ bị Mỹ cùng các quốc gia trong khu vực đáp trả ».
Nhân cơ hội công du Mông Cổ, nền dân chủ nằm giữa Nga và Trung Quốc, từ Oulan-Bator, ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên án chính sách « quân sự hóa » Biển Đông của Bắc Kinh. Ngoại trưởng John Kerry một mặt nhắc lại lập trường của Washington « không bênh vực yêu sách chủ quyền của phe nào » nhưng « yêu cầu Bắc Kinh không nên « gây hấn » và « đơn phương quân sự hóa » Biển Đông.
Nếu Trung Quốc ban hành « vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông » thì « hành động kiêu khích này sẽ tức khắc làm tình hình căng thẳng lên ». Chiều ngày 05/06/2016, ngoại trưởng Mỹ sẽ đến Bắc Kinh trong khuôn khổ Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ Trung mở ra trong hai ngày 06 và 07/06/2016.
Chính sách của Trung Quốc độc chiếm biển Đông bằng sức mạnh không được một cường quốc nào hậu thuẫn cho dù trưởng đoàn Bắc Kinh phủ nhận là « không bị cô lập ».
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đề nghị một « khuôn khổ » an ninh khu vực không giải quyết tranh chấp bằng đe dọa và vũ lực.
Dại diện cho Pháp tại diễn đàn an ninh khu vực, bộ trưởng Quốc phòng Jean- Yves Le Drian tuyên bố « tranh chấp Biển Đông có liên quan trực tiếp đến Liên Hiệp Châu Âu, không phải chỉ vì quyền lợi kinh tế mà còn vì nguyên tắc tự do lưu thông phải được tôn trọng». Bộ trưởng Pháp đề nghị « Hải quân Liên Hiệp Châu Âu » tham gia tuần tra tại Biển Đông một cách « thường xuyên và rõ rệt ».
Bất đồng quan điểm biển Đông trong Đối thoại Shangri-La 15
Sau 2 ngày thảo luận, Diễn Đàn An Ninh Khu Vực, tức Đối Thoại Shangri-La đã kết thúc hồi chiều nay, ngày 5 tháng 6, tại Singapore với những bất đồng khó có thể giải quyết được, liên quan đến căng thẳng đang xảy ra tại Biển Đông, nơi Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đang tranh chấp chủ quyền.
Bất đồng này được thể hiện rõ qua sau những lời phát biểu của các nước tham dự, một bên là những quốc gia có cùng quan điểm với Hoa Kỳ, phía còn lại là Trung Quốc.
Trong phát biểu đọc tại hội nghị, Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter nói rằng những hành động chưa từng có tiền lệ khi tự ý mở rộng chủ quyền mà Bắc Kinh đang theo đuổi tại Biển Đông đã khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn, cũng như khiến các nước lo ngại về ý định mang tính chiến lược của Trung Quốc.
Ông cũng nói thêm rằng Hoa Kỳ và nhiều nước Châu Á đang tăng cường hợp tác an ninh để đảm bảo không nước nào bị ép buộc hay dọa dẫm, hàm ý muốn nói đến điều Washington từng nhiều lần nhắc nhở là trong vai trò một nước lớn, Trung Quốc không được lấn át, đe dọa những nước nhỏ nằm trong khu vực.
Trong bài phát biểu, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ sử dụng từ “nguyên tắc” tới 38 lần, với mục đích nhấn gửi Trung Quốc cũng như các nước phải tôn trọng những điều căn bản để tình hình không trở nên xấu hơn.
Ông cũng nói rằng các quốc gia cần phải hợp tác chặt chẽ hơn để bảo vệ an ninh chung, trước khi nói rõ Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ mà ông ví von là tự dựng Vạn Lý Trường Thành để tự cô lập mình.
Nhưng vẫn theo lời ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Washington luôn luôn coi trọng vai trò của Bắc Kinh trên bàn cờ thế giới và khu vực.
Ông Carter nói và chúng tôi xin trích dẫn như sau: "Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình, ổn định và thịnh vượng, đóng vai trò có trách nhiệm trong mạng lưới an ninh dựa trên nguyên tắc của khu vực. Chúng tôi biết sự hiện diện của Trung Quốc tạo ra một mạng lưới mạnh hơn và một khu vực thịnh vượng, an toàn và ổn định hơn."
Điều này được Đô Đốc Harry Harris, Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương nhắc lại, cho biết Washington luôn luôn muốn mở rộng hợp tác quân sự với Trung Quốc, nhưng đồng thời Hoa Kỳ cũng luôn luôn sẵn sàng để đối phó với với tình huống xấu nhất.
Đô Đốc Harris nói như sau: “Chúng tôi muốn cùng hợp tác, nhưng quân đội Mỹ vẫn phải ở trong tư thế sẵn sàng để đương đầu.”
Chúng tôi muốn cùng hợp tác, nhưng quân đội Mỹ vẫn phải ở trong tư thế sẵn sàng để đương đầu.
- Đô Đốc Hoa Kỳ Harry Harris
Về phần Việt Nam, mặc dù không nêu đích danh nước nào, nhưng bài phát biểu của Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh cho hay tranh chấp bất đồng xảy ra chỉ vì lợi ích, tham vọng, không nhất quán trong lời nói và việc làm, sự khác biệt và bất bình đẳng trong cách thức giải quyết tranh chấp.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng lên tiếng chỉ trích điều được ông gọi là cách hành xử mang tính áp đặt, theo đuổi lợi ích vị kỷ, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến quyền lợi của nước mình mà không đếm xỉa đến quyền lợi của những nước khác, cũng như không nghĩ đến lợi ích chung của khu vực và của cộng đồng quốc tế.
Bài phát biểu của Tướng Vịnh cũng công nhận hợp tác, công cụ ngoại giao và pháp lý chưa đủ mạnh và chưa thực sự được tôn trọng, ý muốn ám chỉ Trung Quốc không thật tâm muốn giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và coi thường những quy định của luật pháp.
Cũng tại hội nghị, Việt Nam cùng với nhiều nước khác trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ nhắc lại lời kêu gọi mọi quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết tình trạng căng thẳng đang xảy ra ở Biển Đông.
Phản ứng của Bắc Kinh là bài phát biểu của Đô Đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc, trong đó nói rằng Trung Quốc là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp, đòi hỏi các nước khác phải tôn trọng chủ quyền của Hoa Lục và không được quyền đưa ra những lời lẽ hoặc hành động mang tính kẻ cả đối với họ.
Đô Đốc Tôn Kiến Quốc nói không ai có quyền mắng mỏ Trung Quốc, cho rằng mức độ căng thẳng gia tăng ở Biển Đông chỉ vì những hành động gây hấn của một số nước cho quyền lợi riêng tư của những quốc gia đó.
Người đứng đầu đoàn đại diện Trung Quốc cũng nói rằng Hoa Kỳ đưa tàu và máy bay đi ngang qua khu vực chủ quyền thuộc về Hoa Lục với mục đích khoe trương sức mạnh, và muốn ép buộc Trung Quốc phải công nhận phát quyết của tòa trọng tài quốc tế liên quan đến đơn của chính phủ Philippines kiện Trung Quốc vi phạm chủ quyền.
Đô Đốc Tôn Kiến Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ không tuân thủ phán quyền của tòa trọng tài quốc tế, đồng thời chỉ trích rằng khi đưa đơn kiện, chính phủ Philippines đã không tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và không tôn trọng những thỏa thuận 2 nước đã đạt được của những cuộc đàm phán.
Đô Đốc Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc nhấn mạnh thêm rằng Bắc Kinh phản đối mọi hành động của những nước khác khi can dự vào vấn đề Biển Đông, nói thêm Trung Quốc không phải là quốc gia gây trở ngại, nhưng sẵn sàng đương đầu với mọi trở ngại, bất kỳ đến từ đâu.
Cũng ngày hôm nay nhưng tại Mông Cổ, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry cảnh báo Hoa Kỳ sẽ coi bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông là hành động khiêu khích, gây bất ổn.
Phát biểu này được Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đưa ra sau khi có tin nói Bắc Kinh đang có ý muốn làm điều này.
Đến giờ, chính phủ Trung Quốc chưa lên tiếng xác nhận nhưng cũng không phủ nhận tin vừa nêu, nhưng cho biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra dựa vào mức nghiêm trọng của tình hình khu vực, đồng thời bảo thêm rằng họ có quyền làm điều đó ở những vùng biển đảo mà chủ quyền thuộc về họ.
Sau Mông Cổ, Ngoại Trưởng Mỹ sẽ sang Bắc Kinh. Chắc chắn chuyện biển Đông sẽ được ông đưa ra thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Diễn đàn Shangri-La và sự tiểu nhân của một nước lớn
Chủ nhật, 05/06/2016, 20:50 (GMT+7)
(Chính trị) - Chiều 3/6/2016, bên lề khuôn khổ Diễn đàn đối thoại Shangri-La tại Singapore, ngay sau cuộc gặp giữa đoàn Việt Nam và Trung Quốc, phía Trung Quốc đã phát tờ rơi bằng hai thứ tiếng Trung và tiếng Anh, nhằm tuyên truyền cho luận điệu dối trá của họ về vấn đề Biển Đông.
>> Bị “đấu tố” tại Đối thoại Shangri-La 15: TQ đổ tại “tâm lý chiến tranh lạnh”
>> Biển Đông: Lóa mắt vì quyền lực, Trung Quốc khiến các nước đối đầu
>> Đối thoại Shangri-La là gì và tại sao nó quan trọng?
>> Diplomat: Lý do TQ có thể và không thể thiết lập ADIZ ở Biển Đông
>> "Được lời" của Philippines về Biển Đông, Trung Quốc hả hê đáp lễ
Hành động này rõ ràng không xứng đáng với tầm vóc của một cường quốc – đàn anh trong khu vực được.
Chúng ta ai cũng biết Trung Quốc là một cường quốc ở châu Á, tuy nhiên “làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”, người Trung Quốc có bao giờ tự hỏi tại sao sức hấp dẫn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc (một phần của sức mạnh mềm) không được cộng đồng thế giới đón nhận và tin tưởng là mấy? Đó chính là cách hành xử của một “đại quốc – tiểu nhân”, không có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và cư xử một cách thô lỗ.
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc luôn tìm cách bẻ cong luật quốc tế theo cách của riêng họ, những luận điểm nghe như đã nhàm tai, nhưng được các đại biểu Trung Quốc “phát loa” ở bất cứ nơi đâu hòng đánh lừa dư luận. Họ luôn khẳng định người Trung Quốc là người phát hiện sớm nhất các quần đảo ở Biển Đông và vì thế họ có chủ quyền trên vùng biển này từ xa xưa.
Đây là một lập luận hết sức nực cười. Luật pháp quốc tế về thiết lập chủ quyền quốc gia trên một lãnh thổ nào đó không hề đơn giản như vậy.
Thứ nhất, các quốc gia dân tộc xuất hiện ở phương Tây sau năm 1648 với định ước Westphalia và kể từ đó, hệ thống luật quốc tế hiện đại mới được dần thiết lập.
Các quy định của luật quốc tế về xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 và được hoàn thiện ở thế kỷ 20. Vậy thì cái mà người Trung Quốc gọi là họ phát hiện từ thời nhà Hán (trước Công nguyên) thì dựa trên thứ luật pháp nào mà gọi là luật pháp quốc tế?
Thứ hai, nếu nói là người Trung Quốc là người tới Biển Đông sớm nhất thì bằng chứng đâu? Người Trung Quốc cứ đưa ra mấy cuốn cổ sử của họ ra, nhưng họ lợi dụng việc ít người nước ngoài biết tiếng Trung nên họ cắt xén, biến tấu chỉ để phục vụ cho lợi ích của họ, chứ các học giả như Phạm Hoàng Quân, Hồ Bạch Thảo, Bil Hayton… và hàng loạt sử gia phương Tây khác đã nghiên cứu và khẳng định tất cả các tài liệu cổ của Trung Quốc từ cổ sử đến các địa đồ cổ, chẳng có cái nào nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa cả.
Hàng trăm bản đồ từ các nhà địa lý và hàng hải phương Tây đều cho thấy rõ lãnh thổ của Trung Quốc chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam mà thôi.
Còn nữa, các di chỉ tàu đắm cổ trên khu vực Biển Đông cho chúng ta biết tàu Trung Quốc xuất hiện từ thế kỷ 12, trong khi các tàu đắm cổ của các quốc gia Đông Nam Á khác xuất hiện sớm hơn rất nhiều, như tàu đắm của Philippines xuất hiện từ thế kỷ 4, sớm hơn của người Trung Quốc 800 năm. Vậy các bằng chứng chứng minh ai là người tới Biển Đông sớm nhất đây?
Thứ ba, Trung Quốc lúc nào cũng phát ngôn là “theo luật pháp quốc tế”. Trung Quốc là một cường quốc, nhưng lại phớt lờ nghĩa vụ của luật pháp quốc tế. Năm 2013, Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra một thiết chế trọng tài được quy định bởi phụ lục VII của UNCLOS, nhưng Trung Quốc áp dụng chiến thuật “không tham gia, không xuất hiện và không tuân thủ”.
Nếu Trung Quốc tự tin là họ có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và pháp lý về việc thiết lập chủ quyền của Trung Quốc trên các cấu trúc địa lý ở Biển Đông, và nếu họ nói họ luôn tuân thủ luật quốc tế, sao họ không tự tin cùng với Philippines giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế đi? Mà họ luôn tìm cách né tránh, biện bạch cho hành động “né tránh” với phiên tòa mà Philippines khởi kiện.
Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) đều quy định rõ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và các tòa án quốc tế có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia một cách hòa bình, theo các quy định của luật quốc tế.
Vậy mà, Trung Quốc cứ chối là tòa trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc là không có thẩm quyền, trong khi UNCLOS nói rõ việc có thẩm quyền hay không phải do tòa quyết định. Và phán quyết ngày 29-10-2015, tòa trọng tài đã khẳng định tòa có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp này. Một cường quốc luôn tuyên bố là tuân thủ luật pháp quốc tế nhưng lại “chạy trốn” một phiên tòa quốc tế, liệu đó có phải là một cường quốc có trách nhiệm?
Chưa kể trong các tờ rơi, Trung Quốc còn “đổi trắng thay đen” bằng cách lu loa rằng nhiều quốc gia đã đưa quân xâm chiếm lãnh thổ của họ trên Biển Đông. Có lẽ chúng ta nên nhắc lại với người Trung Quốc rằng chính hải quân Trung Quốc đã nổ súng tấn công để xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, một số cấu trúc tại Trường Sa của Việt Nam năm 1988 và bãi Vành Khăn mà quân đội Philippines đang chiếm giữ năm 1995.
Chúng ta cũng nên nhớ, luật pháp quốc tế từ sau khi Hiến chương Liên Hiệp Quốc ra đời năm 1945, cùng với nghị quyết 2625 của Liên Hiệp Quốc năm 1970 đã không chấp nhận việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Và chính vì vậy, cho dù Trung Quốc đã chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, nhưng có quốc gia nào khác Trung Quốc trên thế giới thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa đâu.
Một cường quốc “trỗi dậy hòa bình” mà luôn hăm dọa các nước nhỏ, tráo trở trong chính sách và thô lỗ trong cư xử thì ảnh hưởng của nó khó có thể khiến cộng đồng quốc tế “tâm phục, khẩu phục” được.
Tranh chấp Biển Đông chỉ có thể giải quyết được với thiện chí của tất cả các bên và nỗ lực tìm kiếm giải pháp trong hòa bình, thực sự tuân thủ luật pháp quốc tế, chứ không phải việc “bẻ cong” luật quốc tế.
Bài viết của tác giả Hoàng Việt – Thạc sĩ, Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo – Liên đoàn Luật sư Việt Nam)
Shangri-la ngày đầu: Trung Quốc vẫn ngạo mạn
(Theo Tuổi Trẻ)
GDVN) - "Ngạo mạn" là từ báo Chiangrai Times ngày 4/6 dùng để nhận xét về Trung Quốc khi một viên tướng nước này nhắc lại tuyên bố, Bắc Kinh sẽ...
3 kịch bản phản ứng của Trung Quốc nếu PCA bác bỏ đường lưỡi bòBiển Đông thống trị Shangri-la, khó có thay đổi nào từ Trung QuốcObama kêu gọi Quốc hội Mỹ phê chuẩn UNCLOS, củng cố vị thế ở Biển Đông
"Ngạo mạn" là từ báo Chiangrai Times ngày 4/6 dùng để nhận xét về Trung Quốc khi một viên tướng nước này nhắc lại tuyên bố, Bắc Kinh sẽ bỏ qua phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về việc áp dụng, giải thích Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông.
Guan Youfei, Chuẩn Đô đốc - Cục trưởng Cục Quan hệ đối ngoại Quân ủy Trung ương Trung Quốc nói với báo giới: "Nói một cách đơn giản, vụ kiện thực sự vượt quá thẩm quyền của một cơ quan tài phán Liên Hợp Quốc. Bởi vì tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền không chịu sự ràng buộc bởi cơ chế trọng tài,, chúng tôi cho rằng trọng tài là bất hợp pháp. Vì vậy chúng tôi không tham gia và không chấp nhận".
Ông Guan Youfei trả lời phỏng vấn bên lề Đối thoại Shangri-la, ảnh: SCMP. |
Người viết cho rằng đây là một kiểu ngụy biện bằng cách đánh tráo khái niệm thường thấy ở Trung Quốc, bởi lẽ 7 trong số 15 nội dung Philippines khởi kiện và PCA thụ lý, sẽ ra phán quyết tới đây đều liên quan đến việc Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm UNCLOS trên Biển Đông. PCA không xem xét vấn đề chủ quyền lãnh thổ các thực thể ở Biển Đông thuộc bên nào.
Trong khi đó Trung Quốc vẫn cố tình giả điếc trước dư luận hòng trốn tránh phán quyết của Tòa bằng cách tỏ ra cố tình không hiểu. Dường như Bắc Kinh đang sử dụng đòn lý sự cùn với hy vọng công luận sẽ phải mệt mỏi. Nhưng càng làm như vậy càng phản tác dụng, càng chứng minh Trung Quốc hành xử bất chấp luật pháp quốc tế và không đáng tin cậy để có thể hợp tác.
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông gây tổn hại cho tất cả
Đó là bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar theo phản ánh của Reuters ngày 4/6. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ngày hôm qua, ông Parrikar cho biết, hơn một nửa khối lượng thương mại của Ấn Độ đi qua Biển Đông.
Mỹ-Nhật-Ấn phản đối yêu sách bành trướng của Trung Quốc, còn Bắc Kinh bóng gió về "3 thế lực bên ngoài can thiệp vào Biển Đông".
"Trong khi chúng tôi không đứng về bên nào trong các bên có yêu sách chủ quyền lãnh thổ, chúng tôi tin rằng các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình mà không có sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Chúng tôi kiên quyết ủng hộ duy trì tự do hàng hải hàng không, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS", ông Parrikar nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cảnh báo, nếu tranh chấp Biển Đông vượt tầm kiểm soát thì tất cả các nước trong khu vực phải nhận ra rằng, sự thịnh vượng chung và tỉ lệ tăng trưởng đáng ghen tị của khu vực này cả thập kỷ qua sẽ bị đe dọa vì hành vi, hành động gây hấn của bất kỳ ai.
"Tất cả chúng ta sẽ phải gánh chịu, cho dù chúng ta là những quốc gia lớn hay nhỏ. Chúng ta cần phải làm việc theo hướng hành động để giảm căng thẳng, ưu tiên cân nhắc yếu tố phát triển và tăng trưởng", ông Parrikar kêu gọi.
Washington muốn xây dựng một mạng lưới an ninh có nguyên tắc
Theo South China Morning Post ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-la sáng hôm qua, Washington muốn xây dựng một mạng lưới an ninh có nguyên tắc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò có trách nhiệm trong đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 15, ảnh: Getty Images. |
"An ninh cũng giống như dưỡng khí. Khi bạn có đủ, bạn không quan tâm gì đến nó. Nhưng khi bạn thiếu dưỡng khí, bạn không thể nghĩ đến điều gì khác. Trong những năm tới khi chúng ta tiếp tục nhìn nhận sáng rõ hơn, nỗ lực cung cấp 'dưỡng khí' cho khu vực sẽ ngày càng trở thành một hoạt động kết nối", ông Carter lưu ý.
Đồng thời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng lên án hành động của Trung Quốc trên Biển Đông là khiêu khích, gây bất ổn và đang tự cô lập mình nên rất đáng tiếc.
Còn theo tường thuật của Channel News Asia ngày 4/6, Mỹ khẳng định những nỗ lực bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo hung hăng của Trung Quốc, cũng như quá trình quân sự hóa các đảo nhân tạo này là mối đe dọa lớn của tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Tuy nhiên ông Ash Carter nhấn mạnh: "Chúng tôi không muốn có một cuộc xung đột với cả Nga và Trung Quốc. Họ là những cường quốc và chúng tôi tôn trọng điều đó. Nhưng chúng tôi cũng tính đến khả năng chính họ có những lựa chọn đưa mình vào thế đối lập với Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới. Chúng ta cần phải có cách làm nghiêm túc."
"Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục hành động để tự gạt mình ra như những gì họ đang làm, khiến nhiều nước muốn làm việc nhiều hơn với Mỹ, thì đó không phải là tại Mỹ, đó là kết quả của những hành vi mà Trung Quốc gây ra. Mỹ không tìm kiếm bất kỳ loại Chiến tranh Lạnh, chia rẽ hay đối đầu nào ở đây." Ông Carter nói.
"Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng một hệ thống toàn diện, nơi tất cả các nước làm việc cùng nhau. Chung tôi không cố gắng lôi kéo bất kỳ điều gì. Đó không phải cách tiếp cận của chúng tôi", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trả lời phỏng vấn Channel News Asia.
Nhật Bản khẳng định: Không có quốc gia nào là "người ngoài" ở Biển Đông
Japan Today ngày 4/6 cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu tại Đối thoại Shangri-la năm nay đã khẳng định, không có bất cứ quốc gia nào là "người ngoài" ở Biển Đông, bởi hòa bình, ổn định, tự do hàng hải hàng không và luật pháp quốc tế trên Biển Đông là tài sản chung của khu vực, cộng đồng quốc tế.
Phát biểu này được xem như lời lên án rõ ràng nhất các hành động phiêu lưu quân sự hóa, tiến tới độc chiếm Biển Đông mà Trung Quốc đang theo đuổi, mặc dù Nhật Bản vẫn mong muốn và nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Ông Nakatani nói rằng, Nhật Bản lo ngại sâu sắc về các hoạt động bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) một cách nhanh chóng:"Những nỗ lực đơn phương như vậy nhằm thay đổi hiện trạng và củng cố sự thay đổi trên thực địa, làm chệch hướng đáng kể các nguyên tắc tự do hàng hải của luật pháp quốc tế."
Đó chính là một thách thức đối với trật tự toàn cầu hiện nay dựa trên luật pháp quốc tế. "Hòa bình và ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương củng cố sự thịnh vượng của cộng đồng quốc tế nói chung chứ không riêng gì khu vực. Vì vậy không một quốc gia nào có thể là "người ngoài" trong vấn đề này", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật khẳng định.
Hồng Thủy
Tin, bài liên quan
- Ấn Độ: Trung Quốc nên vì kinh tế mà giảm căng thẳng tại Biển Đông
- Việt Nam muốn Tòa quốc tế phán quyết vụ kiện Biển Đông công bằng
- Trung Quốc tham gia tập trận vành đai Thái Bình Dương
- Mỹ lo ngại việc TQ từ chối phán quyết của tòa Quốc tế về Biển Đông
- Biển Đông là chủ đề thảo luận chính tại Đối thoại Shangri-La 15
- Trung Quốc nói Mỹ cần trung lập ở Biển Đông
- Đối thoại Shangri-la 2016 sẽ ưu tiên vấn đề Biển Đông
- Trung Quốc tạo áp lực về vấn đề hàng hải với Hoa Kỳ
- TT Nguyễn Xuân Phúc: VN giải quyết xung đột biển Đông bằng biện pháp hòa bình
- Trung Quốc phát triển cơ sở hạ tầng trên biển Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét