Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Hoa Kỳ và học thuyết Carter cho Châu Á; Mỹ tung “liên hoàn kế” này, Trung Quốc sẽ quỳ gối; Mỹ cùng lúc triển khai 4 nhóm tàu sân bay để “chặn” Trung Quốc?; Mỹ: Cả thế giới chống lại hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông; Việt Nam có thể gia nhập mạng lưới an ninh tập thể Mỹ, NATO sắp vào Biển Đông?; Việt Nam sắp đóng tàu sân bay...để đối đầu với " Liêu Ninh" của Trung Quốc; Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam tàu chiến mang tên lửa BrahMos


Nhà sản xuất tàu sân bay của Anh muốn vào Việt Nam






Tuấn Hưng | 
Nhà sản xuất tàu sân bay của Anh muốn vào Việt Nam

Theo Tạp chí Jane's, Tập đoàn vũ khí BAE Systems đang tiến hành một dự án mở rộng hiểu biết và tiến tới xâm nhập thị trường Việt Nam.




Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Nam Á của BAE Systems, Nick Glover tiết lộ với Tạp chí Janes rằng, gần đây công ty đang tiến hành đánh giá Việt Nam cũng như các cơ hội tiềm năng, đó không chỉ là thị trường quốc phòng mà còn có cả các khu vực liền kề chẳng hạn như lĩnh vực an ninh quốc gia.
"Việt Nam có thể là một thị trường thú vị. Chúng tôi đã và đang đánh giá năng lực công nghiệp của đất nước này và chúng tôi đang tìm kiếm các cơ hội tiềm năng.

Thị trường này có thể là nơi mà chúng tôi xem xét đưa vào các sản phẩm cứu trợ thiên tai, hỗ trợ nhân đạo (HADR) và các sản phẩm ứng dụng tình báo thuộc lĩnh vực an ninh mạng của BAE Systems", Nick Glover nói.
 Nhà sản xuất tàu sân bay của Anh muốn vào Việt Nam  - Ảnh 1.
Pháo điện từ do BAE Systems phát triển
Được khai sinh vào tháng 11/1999 sau cuộc sáp nhập giữa 3 công ty BAE Systems, Marconi Electronic Systems và British Aerospace, BAE Systems có trụ sở chính tại Anh, ngoài ra còn có một chi nhánh lớn ở Mỹ là công ty BAE Systems Inc.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện không có nhiều tập đoàn trên thế giới có thể sản xuất từ súng, pháo điện từ, tên lửa, xe tăng tàng hình cho tới máy bay chiến đấu, tàu sân bay hay tàu ngầm hạt nhân... như BAE Systems.
Với thế mạnh là công nghệ hàng không, thiết bị điện tử và cơ khí chính xác của ba công ty con, tới thời điểm hiện tại, tập đoàn BAE Systems là “thế lực” hàng đầu về công nghệ, quy mô sản xuất các loại vũ khí tiên tiến nhất trên thế giới.
Với tiềm lực chất xám và sự hậu thuẫn cực mạnh về tài chính, BAE Systems có mặt trong hầu hết các lĩnh vực quân sự công nghệ cao, như sản xuất máy bay chiến đấu, máy bay dân dụng, máy bay không người lái.
Ngoài ra còn có thiết bị điện tử quốc phòng công nghệ cao, vũ khí chống tàu ngầm (ASW), thiết bị hệ thống chỉ huy điện tử C3I, các loại tên lửa, hệ thống tấn công và phòng thủ không gian, tàu ngầm hạt nhân, tàu khu trục và tàu sân bay…
 Nhà sản xuất tàu sân bay của Anh muốn vào Việt Nam  - Ảnh 2.
 Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth - sản phẩm của BAE Systems
Một trong những nguyên nhân khiến BAE Systems ngày càng mạnh là các cuộc chiến ngày nay phụ thuộc nhiều vào việc do thám trên không và không kích thay vì giao chiến trên bộ. Cũng vì lý do này, các thiết bị do thám và truyền tin trên chiến trường ngày càng trở nên quan trọng trong chiến tranh hiện đại.
Không có gì khó hiểu khi 10 công ty sản xuất vũ khí hàng đầu hiện nay đều là những công ty có bộ phận điện tử và công nghệ hàng không vũ trụ cực mạnh.
Năm 2000, tức 1 năm sau ngày sáp nhập, BAE Systems vươn lên vị trí thứ 3 thế giới trong ngành sản xuất vũ khí. Và sau 12 năm, BAE Systems đang là một trong 10 tập đoàn hàng đầu về sản xuất vũ khí. Mới đây, BAE Systems đạt doanh số bán hàng là 37,5 tỷ bảng Anh/năm.
Năm 2011, BAE Systems đứng thứ 1 trong bảng xếp hạng 100 công ty sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới và đứng thứ 238, trong số 500 doanh nghiệp mạnh nhất thế giới.
theo Đất Việt





Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam tàu chiến mang tên lửa BrahMos

Thiên Minh | 
Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam tàu chiến mang tên lửa BrahMos
BrahMos rời bệ phóng thẳng đứng trên tàu khu trục Hải quân Ấn Độ.

Theo Reuters, chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc đề nghị cung cấp cho Việt Nam tàu chiến trang bị sẵn tên lửa BrahMos, thay vì chỉ cung cấp các tổ hợp tên lửa riêng lẻ.

Hãng tin Reuters cho biết, Ấn Độ đang tăng cường nỗ lực bán hệ thống tên lửa hành trình tiên tiến cho Việt Nam. Bên cạnh đó, nước này còn đang "nhắm" tới ít nhất 15 thị trường nữa.
Việc xuất khẩu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos (do Nga-Ấn liên doanh sản xuất) sẽ đánh dấu một bước chuyển đối với quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
New Delhi đang tìm cách xuất khẩu vũ khí để hỗ trợ các quốc gia đối tác củng cố phòng thủ, trong khi giúp ngành công nghiệp trong nước tăng doanh thu.
Theo Reuters, chính phủ Thủ tướng Narendra Modi đã đề nghị tập đoàn BrahMos Aerospace (đơn vị sản xuất tên lửa BrahMos) đẩy nhanh tiến độ cung cấp cho một danh sách khách hàng gồm 5 quốc gia, đứng đầu là Việt Nam. Các nước còn lại bao gồm Indonesia, Nam Phi, Chile và Brazil.
Philippines đứng đầu bản danh sách thứ 2 gồm 11 nước, trong đó có Malaysia, Thái Lan, UAE. Đây là những quốc gia "đã bày tỏ sự quan tâm nhưng cần thảo luận và phân tích sâu hơn".
Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam tàu chiến mang tên lửa BrahMos - Ảnh 1.
Chiến hạm INS Ranvir thuộc lớp Rajput của Ấn Độ phóng tên lửa hành trình BrahMos
Ấn Độ đang tích cực xây dựng quan hệ quân sự với Việt Nam. Trước đó, New Delhi đã thông qua khoản vay tín dụng 100 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam mua tàu tuần tra.
Trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.
Một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng nói với Reuters rằng, Ấn độ hy vọng sẽ kết thúc các cuộc đàm phán về việc cung cấp tên lửa BrahMos cho Việt Nam vào cuối năm nay.
Cũng theo nguồn tin này, chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc đề nghị cung cấp cho Việt Nam tàu chiến trang bị sẵn tên lửa BrahMos, thay vì chỉ cung cấp các tổ hợp tên lửa riêng lẻ.
"Một khinh hạm trang bị tên lửa BrahMos có thể đóng vai trò quyết định, nó có thể trở thành công cụ răn đe thực sự ở Biển Đông" - nguồn tin nói, đồng thời cho biết thêm rằng, New Delhi sẽ mở rộng hạn mức tín dụng để hỗ trợ Việt Nam trang trải chi phí của con tàu.
BrahMos được xem là một trong những loại tên lửa hành trình đáng gờm nhất trên thế giới, chủ yếu là do tốc độ hành trình siêu thanh và độ chính xác cao của nó.
Mặc dù BrahMos có tầm bắn ngắn hơn một số loại tên lửa hành trình khác nhưng nó vẫn là tên lửa hành trình chống tàu nhanh nhất hiện nay, có thể di chuyển với tốc độ lên tới Mach 3 trong khi bay sát mặt biển để tránh bị phát hiện.
Tên lửa BrahMos có thể phóng từ đất liền, trên tàu nổi, trên không, thậm chí từ tàu ngầm hay bệ phóng dưới mặt nước.
theo Thế giới trẻ





Việt Nam có thể gia nhập mạng lưới an ninh tập thể Mỹ, NATO sắp vào Biển Đông?

VietTimes -- Việc Mỹ tuyên bố xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể là vấn đề cực kỳ quan trọng và sẽ có ảnh hưởng hết sức sâu rộng đến môi trường ổn định ở khu vực, đặt ra cho Việt Nam cách tiếp cận mới trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh hiện nay. 
Lê Thọ Bình - /






Ông Trần Việt Thái: "Những vấn đề gì mà 10 nước ASEAN đồng thuận thì Trung Quốc không làm gì được".Ông Trần Việt Thái: "Những vấn đề gì mà 10 nước ASEAN đồng thuận thì Trung Quốc không làm gì được".
Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) chia sẻ như vậy với VietTimes.
Mỹ xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể
Theo ông thì Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á (Diễn đàn Shangri-La) lần thứ 15 vừa kết thúc có những điểm gì đặc biệt so các hội nghị trước đây?
- Hội nghị Shangri-La lần thứ 15 này có 3 điểm đặc biệt. Thứ nhất, tại Diễn đàn Shangri-La lần này Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã đưa ra một thông điệp rất quan trọng. Đó là Mỹ đang xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể (collective security network) mới -- mạng lưới an ninh dựa trên các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi (a principled security network). Có thể nói đây là vấn đề sẽ có những ảnh hưởng hết sức sâu rộng đến môi trường ổn định ở khu vực. Nó đặt ra cho Việt Nam chúng ta cách thức tiếp cận mới đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta trong bối cảnh phức tạp hiện nay.

Đây là một làn sóng mới mà bản chất của mạng lưới này là vấn đề an ninh tập thể. Việt Nam chúng ta có tham gia mạng lưới này không? Nếu có, thì tham gia ở mức độ nào? Tham gia như thế nào để có lợi nhất cho công cuộc bảo vệ an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta? Đấy là những vấn đề mà các cơ quan chức năng phải nghiên cứu để tham mưu cho đường lối đối ngoại, công cuộc bảo vệ đất nước chúng ta trong thời gian tới.
Thứ hai là thông điệp của Bộ trưởng quốc phòng Pháp và Bộ trưởng quốc phòng Canada cho thấy họ sẽ tham dự tuần tra chung, nhất là Bộ trưởng quốc phòng Pháp nói rất rõ là Pháp sẽ vận động châu Âu cùng tuần tra, tăng cường thực thi Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) trên biển Đông, vì Pháp cho rằng nếu UNCLOS không được tôn trọng ở Biển Đông thì sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho các vùng khác như Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. Những tuyên bố này cho thấy đang có một xu hướng mới, quan trọng, là tới đây, vấn đề Biển Đông có nguy cơ vượt ra khỏi “tầm tay” của ASEAN. Chúng ta thấy NATO đã can dự vào rồi. Pháp tuyên bố như vậy cho thấy châu Âu cũng sẽ can dự vào.




Diễn đàn Shangri-La lần này cho thấy một xu thế mới trong vấn đề Biển Đông, đó là các nước lớn ngày càng can thiệp sâu hơn vào tình hình khu vực. Qua đây cũng đặt ra vấn đề quan trọng là ASEAN phải nhanh chóng có biện pháp để giữ vai trò của mình ở khu vực, nếu chậm chân và không cùng một tiếng nói, rất có thể sẽ bị gạt ra bên rìa “cuộc chơi”.
Điều thứ ba hết sức quan trọng, đó là xu thế đấu tranh đòi tôn trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực chung trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế đang thắng thế. Qua Hội nghị Shangri-La, về vấn đề Biển Đông, chúng ta thấy các nước lớn đều kêu gọi, yêu cầu phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Đá Su bi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang được Trung Quốc ráo riết bồi lấp, xây đảo nhân tạo phi pháp
Đường lưỡi bò ngang ngược do Trung Quốc tự vẽ ra ở Biển Đông bị thế giới đả phá và lên án
 Hội nghị lần này cho thấy hơn lúc nào hết vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề toàn cầu. Khối G7 ra tuyên bố quan tâm đến khía cạnh toàn cầu. Rồi NATO cũng ra thông điệp. Pháp đã đi vận động châu Âu... Đây là những vấn đề cực kỳ quan trọng. Từ những xu hướng và những chuyển động mới như vậy chúng ta sẽ phân tích và vạch ra những giải pháp phù hợp nhất trong việc bảo vệ tổ quốc của chúng ta.
ASEAN phải làm gì để giữ vai trò?
Nhiều nhà phân tích chính trị quốc tế cho rằng, đây là lần đầu tiên Việt Nam tỏ rõ sự cứng rắn về lập trường liên quan Biển Đông. Phải chăng đây là những dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang tiến gần hơn tới việc tham gia mạng lưới an ninh tập thể (collective security) do Mỹ xây dựng mà ông vừa nói ở trên?
- Bài phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh rất thực chất, nói đúng bản chất của vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và xu hướng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Đồng thời qua đó cũng truyền đi một thông điệp rõ ràng là Việt Nam yêu chuộng hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và các chuẩn mực chung của quốc tế, nhưng Việt Nam cũng không để bị đe dọa và làm mọi cách để bảo vệ tổ quốc mình khi cần thiết.
Thưa ông, như ông vừa nói, “các nước ASEAN phải nhanh chóng có biện pháp để giữ vai trò của mình ở khu vực”. Tuy nhiên, trên thực tế thì chưa bao giờ ASEAN tìm được tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông. Có ý kiến cho rằng đã đến lúc một số nước lớn trong khối như Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philipine nên tách ra khỏi khối này và thành lập liên minh khu vực để cùng nhau bảo vệ quyền lợi của mình. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Tôi không đồng ý với quan điểm như vậy. Thực ra ASEAN rất quan trọng. Thứ nhất, là như chúng ta đều biết, sự đồng thuận nhất trí trong ASEAN dựa trên từng vấn đề chứ không đồng thuận trên mọi vấn đề cùng một lúc. Thứ hai, ASEAN ngày càng hội nhập đa dạng hóa, đa phương hóa, nên ASEAN cũng bộc lộ một vài yếu điểm dễ bị bên ngoài tác động vào. Điều quan trọng hiện nay là trong ASEAN cần có những nhân tố có tính dẫn dắt những vấn đề quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế.
Theo tôi, đã đến lúc Việt Nam chúng ta cần có tiếng nói lớn hơn để cùng với những nước như Indonesia, Singapore… tạo thành lực lượng chính dẫn dắt để phát huy vai trò của ASEAN ở khu vực cũng như trên trường quốc tế. Nói cho cùng thì ASEAN vẫn rất quan trọng, vì nó là một diễn đàn, một cơ chế để chúng ta chia sẻ quan điểm, tạo lập lòng tin lẫn nhau.
Tôi đã làm việc ở Bắc Kinh một thời gian, tôi thấy rằng những vấn đề gì mà 10 nước ASEAN đồng thuận thì Trung Quốc không làm gì được. Đến nay ASEAN cũng đã xây dựng được một lập trường chung gồm 6 điểm liên quan đến vấn đề Biển Đông. Vì vậy tôi cho rằng không cần thiết phải xây dựng một liên minh ngoài ASEAN. Điều quan trọng là chúng ta dẫn dắt vai trò trong ASEAN như thế nào để tạo được tiếng nói đồng thuận.
Lập ADIZ: Còn lâu mới thực hiện được!
Trước khi Hội nghị Shangri-La diễn ra, truyền thông Trung Quốc đưa tin, Trung Quốc sẽ tuyên bố việc thiết lập ADIZ ở Biển Đông, nếu cần thiết. Trong khi đó, trước khi tham dự Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung lần thứ 8 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo Trung Quốc và coi đây là “hành động khiêu khích, gây mất ổn định khu vực”. Người ta có cảm giác như hai “võ sĩ” đang “gầm gừ” để thị uy nhau trước khi vào sàn đấu. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Thuần túy về mặt kỹ thuật thì, có thể nói, Trung Quốc chưa thể thực hiện được việc lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Biển Đông rất rộng lớn, muốn kiểm soát được thì phải có đủ các phương tiện hiện đại và tối tân như radar và máy bay. Nếu Trung Quốc muốn làm điều này thì họ phải có đủ sức và phương tiện kỹ thuật (đó là chưa nói đến việc cộng đồng quốc tế có để họ làm hay không) để “khống chế” được hai khu vực phía Bắc và phía Nam. Khu vực phía Bắc thì hiện nay họ có nhiều cơ sở hơn và có thể lập được, đặc biệt trùng với khu vực Hoàng Sa. Còn khu vực phía Nam thì hiện nay Trung Quốc chưa đủ năng lực về mặt kỹ thuật. Vì vậy, việc Trung Quốc nói sẽ tuyên bố ADIZ ở Biển Đông là ngầm  “nắn gân” các nước theo kiểu: “Các anh” không cẩn thận là “tôi” làm thật đấy! Bên cạnh đó cũng cho thấy lập ADIZ trên Biển Đông là tham vọng có thật của Trung Quốc. Nhưng họ có làm được hay không lại là chuyện khác.
Còn việc Mỹ tuyên bố cứng rắn rằng, “Mỹ xem việc Trung Quốc tuyên bố lập  ADIZ trên Biển Đông là hành động khiêu khích, gây mất ổn định khu vực” có phải chỉ là “nắn gân” Trung Quốc trước khi tham dự Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ- Trung lần thứ 8 tại Bắc Kinh hay không thì còn phải có thời gian để kiểm chứng.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter cùng hai người đồng nhiệm Nhật Bản Gen Nakatani và Hàn Quốc Han Minkoo bày tỏ tình đoàn kết tại Đối thoại Shangri-La 2016
Quan điểm của tôi cho rằng đây là một “cuộc chơi” và hai bên đang tìm cách “nắn gân” nhau, những nước nhỏ cần phải tỉnh táo và phải đủ tỉnh táo để nhìn thấy đâu là thực, đâu là ảo.
Philippines thắng kiện sẽ tạo ra tiền lệ tốt
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở Hà Lan sẽ ra phán quyết đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc về “đường lưỡi bò” vào cuối tháng 6 này. Theo ông, Philippines có thắng kiện không và tình hình khu vực Biển Đông sẽ thế nào nếu Philippines  thắng kiện?
-Trong số 15 điểm mà Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc lên PCA, thì PCA đã chấp nhận 7 điểm. Tức là PCA nói họ có thẩm quyền về 7 điểm. 8 điểm còn lại thì Philippines phải giải trình chi tiết hơn. Nếu có được chấp nhận thì chắc chỉ có một điểm nữa được chấp nhận mà thôi. Như vậy, chúng tôi cho rằng, nhiều khả năng, ít nhất thì Philippines cũng sẽ thắng kiện 7/15 điểm. Nhưng điều quan trọng là, trong đó có một số điểm đảo ở Biển Đông. Điều này có ý nghĩa lớn về mặt pháp lý, có tác động sâu rộng tới các tuyên bố chủ quyền của các nước có liên quan.
Đồng thời việc PCA phán cho Philippines thắng cuộc sẽ thực sự tác động rất sâu rộng về trật tự pháp lý ở khu vực và tác động rất mạnh về mặt chính trị và đối ngoại trong quan hệ không chỉ của các nước lớn, mà giữa các nước lớn với khu vực và giữa các nước khu vực với nhau. Hiện tại, cũng đang phải nghiên cứu và chưa rõ tòa họ sẽ phán theo hướng nào, nhưng nói chung, tới đây, khi họ đưa ra phán quyết rồi thì chúng ta cũng phải nghiên cứu rất kỹ xem áp dụng vào trường hợp của Việt Nam thì như thế nào để từ đó chúng ta tính bước đi cho có lợi nhất.
Trung Quốc là một nước lớn, thành viên của Hội đồng bảo an LHQ, thành viên của một Công ước mà họ lại không tuân thủ nó thì là điều không thể chấp nhận được. Có thể nói Trung Quốc đang ở “thế kẹt”. Tuy nhiên họ sẽ phản ứng và có những hành động cụ thể như thế nào thì chúng ta phải chờ xem và phân tích rõ hơn để từ đó có ứng xử cho phù hợp.
Theo ông thì, nếu Philippines thắng kiện có tạo tiền lệ cho các nước khác trong khu vực kiện Trung Quốc tiếp không?
- Cái đó phải đợi xem, Indonesia đang dọa kiện, Malaysia cũng đang dọa kiện.
Vậy, còn Việt Nam chúng ta thì sao, thưa ông?
- Quan điểm cá nhân tôi là Việt Nam chúng ta đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đàm phán phân định biên giới trên bộ, phân định ở Vịnh Bắc Bộ. Chúng ta có rất nhiều bài học trong việc “chơi” với Trung Quốc. Vì vậy, đến lúc cần thiết chúng ta sẽ có những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ an ninh và chủ quyền của đất nước chúng ta. Hãy cứ tin là như vậy!
Trung Quốc sẽ không ngồi yên?
Trung Quốc sẽ có hành động như thế nào, nếu Philippines thắng kiện, chắc chắn họ sẽ không ngồi yên?
- Chắc chắn là Trung Quốc sẽ có phản ứng, trước mắt sẽ phản ứng với Philippines. Chúng tôi dự báo sẽ có hai khả năng. Thứ nhất, Trung Quốc sẽ trả đũa về kinh tế, thương mại. Thứ hai, họ sẽ trả đũa trên thực địa.
Về kinh tế thì chưa rõ là Trung Quốc sẽ “trả đũa” như thế nào. Cái này còn phải chờ xem, vì vào năm 2012, khi Trung Quốc lấn chiếm ở Scarborough, Trung Quốc đã trả đũa Philippines vụ chuối. Tuy nhiên, vụ này Philippines không những không bị thiệt hại mà lại còn thắng lớn. Chuối Philippines không vào được Trung Quốc, nhưng lại mở ra một thị trường lớn, tiềm năng hơn là Nhật Bản và Mỹ.
Lần này nhiều khả năng họ sẽ phản ứng trên thực địa  là chính. Ví dụ như họ sẽ đưa tàu lấn sâu vào bãi cỏ mây, rồi họ chèn ép ngư dân.v.v. Tuy nhiên cái này phải tiếp tục theo dõi thêm, vì cái “ông” Tàu lắm “chiêu trò” lắm.
Còn quan điểm của chúng ta là rất rõ ràng, chúng ta tôn trọng luật pháp quốc tế và, vì vậy, chúng ta tôn trọng những phán quyết của PCA.
Xin cám ơn ông!





Mỹ: Cả thế giới chống lại hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông

Nhà Trắng tiếp tục khẳng định việc đưa tàu chiến USS William P Lawrence đi qua Đá Chữ Thập là hành động theo lệ thường, Trung Quốc chớ có cáo buộc vô lý.
Kiều Oanh - /






Máy bay trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ (ảnh minh họa).Máy bay trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ (ảnh minh họa).
2 ngày sau khi đưa tàu chiến áp sát Đá Chữ Thập, Nhà Trắng tuyên bố cả cộng đồng quốc tế, nhất là những nước liên quan trong khu vực, đều chống lại hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhà Trắng khẳng định việc đưa tàu chiến USS William P Lawrence đi qua Đá Chữ Thập là hành động theo lệ thường, chẳng có gì phải gọi là khiêu khích như nhận định và cáo buộc từ phía Trung Quốc.

Báo Bussiness Standard ngày 12/5 dẫn lời thư ký báo chí Nhà Trắng, ông Josh Earnest tuyên bố: "Chúng tôi đã làm chuyện này ít nhất 2 lần trong vòng 4,5 tháng qua. 

Đó không phải là hành động nhắm tới mục đích khiêu khích. Đó đơn giản chỉ là biểu hiện của một nguyên tắc mà tổng thống (Mỹ) đã nhiều lần nhắc tới: Mỹ sẽ bay, hoạt động và đi tàu thuyền ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".

Ông Earnest cũng khẳng định: "Tôi nghĩ hành vi của Trung Quốc mới thực sự rõ ràng đang gây quan ngại. Chúng tôi đã nêu vấn đề này với lãnh đạo Trung Quốc đủ các cấp, cả nêu công khai và với riêng Trung Quốc".

Được biết tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS William P Lawrence của Mỹ đã đi xuyên qua khu vực 12 hải lý (22 km) quanh Đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng nhiều cơ sở quân sự phi pháp, bao gồm cả một đường băng. 
Thủy thủ đoàn tàu USS William P Lawrence.
Theo Công ước quốc tế về luật biển, 12 hải lý là khoảng cách chủ quyền mà một nước được thiết lập quanh một vùng lãnh hải họ có chủ quyền hợp pháp.

Tất nhiên Mỹ và cộng đồng quốc tế không công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hàng loạt đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã chiếm đóng và xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, bao gồm Đá Chữ Thập. 

Không những thế, Trung Quốc còn cấp tập quân sự hoá khu vực này với việc triển khai máy bay chiến đấu, tên lửa.
Được biết Trung Quốc đã tung máy bay, tàu chiến đến gần khu vực tàu USS William P Lawrence tuần tra trong sự kiện hôm 10.5, nói là để "xua đuổi" tàu chiến Mỹ.

Theo Thanh Niên





Philippines "phớt lờ" đề nghị đối thoại song phương của Trung Quốc

Thiên Hà | 
Philippines "phớt lờ" đề nghị đối thoại song phương của Trung Quốc
Ảnh: Tân Tổng thống Philippines Rodrio Duterte

Ngày 8.6, Trung Quốc tuyên bố Philippines đã "làm lơ" trước lời đề nghị của Bắc Kinh về việc thiết lập cơ chế đối thoại thường xuyên về các vấn đề trên biển. Nhưng Bắc Kinh khẳng định vẫn sẽ "mở rộng" đàm phán song phương với Manila về vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của mình, bao trùm lên chủ quyền của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines.
Philippines đã kiện các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ra tòa án trọng tài thường trực The Hague, nhưng Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa cũng như công nhận phán quyết của tòa.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh và Manila năm 1995 đã nhất trí giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo "cách thức hòa bình và hữu nghị thông qua tham vấn dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau".
Trung Quốc và Philippines từng tổ chức nhiều vòng đối thoại về cách quản lý phù hợp những tranh chấp trên biển nhưng chưa đàm phán để giải quyết tranh chấp thực tế ở Biển Đông, vẫn theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
"Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị Philippines cùng thiết lập cơ chế tham vấn thường xuyên Trung Quốc - Philippines về vấn đề trên biển nhưng chưa nhận được câu trả lời nào từ phía Philippines", Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định.
Dù vậy, phía Philippines từ chối bình luận về tuyên bố của Trung Quốc về việc "đàm phán song phương trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau" quanh vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và muốn giải quyết song phương. Manila kỳ vọng tòa án trọng tài thường trực The Hague sẽ có phán quyết trong tháng 6 theo hướng có lợi cho mình.
Một cựu ngoại trưởng Philippines và một chuyên gia an ninh Mỹ hôm qua nhận định tân tổng thống mới đắc cử Rodrigo Duterte không nên đối thoại song phương vô điều kiện với Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông.
Duterte trước đó nói ông không muốn có chiến tranh với Trung Quốc và có thể sẽ tổ chức đối thoại.
Ngày 7.6, Trung Quốc tuyên bố rằng Mỹ nên "đóng vai trò xây dựng trong việc bảo vệ hòa bình ở Biển Đông", còn Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi đàm phán và một giải pháp hòa bình nhằm giải quyết tình hình căng thẳng trong khu vực.
theo Một thế giới

Mỹ cùng lúc triển khai 4 nhóm tàu sân bay để “chặn” Trung Quốc?

authorThanh Minh Thứ Năm, ngày 09/06/2016 09:06 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Lần đầu tiên kể từ năm 2012, bốn nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ được khiển trai cùng lúc.


   

Cùng với hai nhóm tàu sân bay khác đang hoạt động tại Mỹ, số lượng nhóm tàu sân bay được triển khai cùng lúc lên đến 60%, một tỉ lệ cao bất thường.
Bốn nhóm tàu sân bay tấn công được triển khai gồm : Ronald Reagan ở Nhật Bản, Dwight D. Eisenhower ở bờ Đông Mỹ, Harry S. Truman ở Đông Địa Trung Hải, và John C. Stennis ở Biển Đông. Lần cuối cùng cả bốn nhóm tàu sân bay tấn công được triển khai cùng lúc là giai đoạn từ cuối tháng 08.2012 đến đầu tháng 11.2012.
Những tháng gần đây xuất hiện sự gia tăng liên tục trong hoạt động quân sự tại Biển Đông, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, thậm chí cả Ấn Độ và Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, việc Mỹ cùng lúc triển khai 4 tàu sân bay ở các ngả khác nhau, dấy lên những nghi vấn rằng Mỹ đang tăng cường sức mạnh hải quân để chủ yếu “chặn” Trung Quốc.
 my cung luc trien khai 4 nhom tau san bay de “chan” trung quoc? hinh anh 1
Mỹ gần đây đã tiến hành chuyến tuần tra hàng hải thứ 3 ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc bắt đầu cải tạo các hòn đảo nhân tạo và xây dựng các sân bay và các phương tiện hỗ trợ phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tuy nhiên, một quan chức bộ Quốc Phòng Mỹ giấu tên cho hay, việc triển khai này không vì một cuộc khủng hoảng nào cả, mà nằm trong chương trình Quản lý quân lực toàn cầu (Global Force Management). Nhóm tàu sân bay tấn công John C. Stennis từ lúc triển khai ở Thái Bình Dương vào tháng 1.2016, đã dành nhiều thời gian ở khu vực Biển Đông. Không như trước đây, tàu Stennis chỉ tập trung hoạt động chủ yếu ở Ấn Độ Dương, biển Ả Rập hay vùng Vịnh.
Theo quan chức Mỹ, sự hiện diện của nhóm tàu sân bay Stennis nhằm giúp hải quân Mỹ làm quen với “môi trường cạnh tranh”  và phía Mỹ cố gắng không quá khiêu khích.
Nhiều khả năng nhóm tàu Stennis và Reagan sẽ được triển khai ở Biển Đông trong cùng một thời điểm. Trong khi đó, nhóm tàu Truman ở Địa Trung Hải, sau khi di chuyển từ vùng Vịnh vào tuần trước, đã không kích ít nhất 35 lần vào Nhóm Nhà nước Hồi Giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria. Các vũ khí được sử dụng là bom thông minh và tên lửa dẫn đường.


Mỹ tung “liên hoàn kế” này, Trung Quốc sẽ quỳ gối

Chiến dịch mở rộng lãnh thổ một cách công khai của Trung Quốc tại Biển Đông đặt ra thách thức chiến lược cấp bách đối với Mỹ và các đối tác an ninh của Mỹ tại Đông Nam Á. Washington phải xây dựng và thực thi các chiến lược và chiến thuật ngăn chặn Trung Quốc bành trướng tại Biển Đông.
Hà My - /
Chuyên gia đề xuất hải quân Mỹ hiện diện ở Biển Đông suốt 365 ngày trong nămChuyên gia đề xuất hải quân Mỹ hiện diện ở Biển Đông suốt 365 ngày trong năm
Bằng việc tuyên bố chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng”, chính quyền Tổng thống Obama đã lựa chọn giải pháp đấu tranh thay vì thỏa hiệp với các tham vọng của Trung Quốc.
Chiến dịch mở rộng lãnh thổ một cách công khai của Trung Quốc tại Biển Đông đặt ra thách thức chiến lược cấp bách đối với Mỹ và các đối tác an ninh của Mỹ tại Đông Nam Á. Nếu thiếu các biện pháp đáp trả hiệu quả, tương lai có thể dự liệu trước về Biển Đông là Trung Quốc sẽ chiếm đoạt thêm từng phần lãnh thổ và triển khai các căn cứ hải quân và không quân cho đến khi nước này giành được quyền kiểm soát thực tế  đối với toàn bộ Biển Đông trong phạm vi “đường chín đoạn” được vẽ ra trong các bản đồ của Trung Quốc. Tuyến đường biển quốc tế thông qua Biển Đông do vậy sẽ phụ thuộc vào quy định và sự chấp thuận của Trung Quốc.
Bằng việc tuyên bố chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” vào năm 2011, chính quyền Tổng thống Obama đã lựa chọn giải pháp đấu tranh thay vì thỏa hiệp với các tham vọng của Trung Quốc. Các tác động  và thách thức từ lựa chọn này là rất sâu sắc. Nói ngắn gọn, chiến lược này đòi hỏi Washington phải xây dựng và thực thi các chiến lược và chiến thuật nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc mở rộng hơn nữa tại Biển Đông.
Lập trường của Mỹ bắt đầu với tuyên bố khái niệm “Châu Á” bao gồm cả Mỹ với tư cách là một cường quốc cư trú có một phần lãnh thổ tại Tây Thái Bình Dương, có các giao ước đồng minh với một số quốc gia Châu Á, và sự hiện diện quân sự hơn sáu thập kỷ, cũng như có các quan hệ chính trị và kinh tế lâu dài, sâu sắc đối với Châu Á.
Về vấn đề Biển Đông, chính sách từ lâu của Mỹ khẳng định rõ ràng: tránh dính líu tới các tuyên bố lãnh thổ, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của đàm phán hòa bình và việc gìn giữ tự do đi lại của các tuyến hàng hải đi qua khu vực. Phần lớn, nếu không nói là tất cả, vùng Biển Đông đều là các vùng biển cả theo luật quốc tế, và các tuyến đường biển qua khu vực này là “tài sản toàn cầu”. Chúng thuộc về tất cả các quốc gia và không nằm trong lãnh thổ chủ quyền của bất cứ một quốc gia nào.
Lập trường này được đưa ra vào những năm còn thanh bình khi sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ không bị thách thức. Tuy nhiên, bản chất tuyên bố này hàm chứa sự mập mờ, đó là không làm rõ được việc Mỹ sẽ phản ứng như thế nào nếu sự ổn định bị thách thức, nếu một hay một vài quốc gia sử dụng vũ lực và phủ nhận quy tắc “tài sản toàn cầu”?


Trong hơn 50 năm qua, sự mập mờ này chưa khi nào bị thử thách. Và bây giờ thì nó đang bị thử thách. Năm 2012, Trung Quốc trên thực tế đã ép buộc Philippines từ bỏ Bãi cạn Scarborough bất chấp sự hiện diện của hải quân Mỹ. Khả năng quân sự vượt trội của Mỹ trên thực địa đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu vắng một định hướng chiến lược hành động.
Các tuyên bố gần đây về chiến lược của Mỹ bắt đầu với một mệnh đề phủ định, đó là Mỹ không đứng về yêu sách chủ quyền lãnh thổ đang tranh chấp nào ở Biển Đông. Mỹ cần xây dựng một chiến lược bắt đầu với các khẳng định. Đầu tiên Mỹ cần khẳng định Biển Đông là Vùng biển cả theo luật pháp quốc tế và các tuyến đường biển đi qua Biển Đông được coi là “tài sản toàn cầu”.
Thứ hai, Mỹ cần ủng hỗ mạnh mẽ nguyên tắc không đe dọa và sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp. Thứ ba, Mỹ cần thừa nhận trách nhiệm bảo vệ lợi ích của các đồng minh. Các nguyên tắc này đưa ra nền tảng hành động: sự thiếu vắng lập trường về các giá trị trong từng yêu sách cụ thể trở nên không thích hợp một cách chiến lược.
Với những quy tắc này, Bộ Quốc phòng Mỹ cần xem xét các sáng kiến hành động dưới đây với định hướng cần thiết từ Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM):
Tiếp tục triển khai lực lượng tại các vùng biển và không phận quốc tế truyền thống ở Biển Đông và không công nhận yêu sách của Trung Quốc rằng các thực thể nhân tạo có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế. Bước đi này đã được tuyên bố bởi Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tại Đối thoại Shangrila tháng 6/2015 ở Singapore. Nếu Trung Quốc tuyên bố một Vùng nhận diện phòng không bao trùm một phần hoặc toàn bộ Biển Đông, Mỹ sẽ không công nhận giá trị của tuyên bố này và không tuân thủ các giới hạn do Trung Quốc yêu cầu.
Mỹ không công nhận các thực thể địa lý bị Trung Quốc bồi lấp, xây thành đảo nhân tạo ở Biển Đông
Để khẳng định và bảo vệ nguyên tắc tiếp cận quốc tế, PACOM cần triển khai tàu hoạt động ở Biển Đông 365 ngày/năm, 24/24 giờ. PACOM cũng cần đa dạng và mở rộng khu vực tuần tra trên biển và trên không, kể cả trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các thực thể nhân tạo của Trung Quốc;
Cân nhắc khả năng hộ tống và bảo vệ hoạt động tiếp tế của Philippines cho các tiền đồn xa bờ (như ở Bãi Cỏ Mây) trước hành động ngăn cản của Trung Quốc nếu cần thiết. Đây có thể được giải thích không phải là hành động ủng hộ chủ quyền của Philippines, mà là hành động bảo vệ nguyên tắc không cưỡng bức.
Thiết lập các cơ chế tập trận hải quân đa phương thường niên với các đồng minh và đối tác an ninh ở Biển Đông.
Thực hiện thường xuyên các chuyến bay do thám với sự tham gia của quan sát viên từ các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách tại các khu vực mà Trung Quốc kiểm soát.
Đề xuất với Malaysia hai sáng kiến: cho tàu chiến Mỹ thực hiện chuyến thăm đến căn cứ hải quân Malaysia trên Swallow Reef (Đá Hoa Lau); công khai và tăng cường tần suất hoạt động tuần tra chống ngầm của Mỹ bên ngoài các căn cứ hải quân Malaysia tại Đảo Labuan và Sepangar.
Đề xuất nâng cấp hợp tác an ninh biển với Indonesia bao gồm việc cải thiện năng lực các tàu tuần tra dọc ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Natuna.
Khởi động đối thoại với Manila về khả năng xây dựng các căn cứ quân sự trên Đảo Palawan của Philippines để tiếp nhận các vũ khí hải/không quân của Mỹ trên cơ sở luân phiên. Các trang thiết bị này bao gồm cả radar Aegis có khả năng hỗ trợ các địa điểm lắp đặt tên lửa và thiết lập lại bãi phóng ở thung lũng Crow từng được sử dụng bởi các phi công tàu sân bay Mỹ để tăng hiệu quả tác chiến.
Khởi động đàm phán với Hà Nội hướng tới tăng cường tần suất các chuyến thăm Vịnh Cam Ranh của tàu hải quân Mỹ, tương ứng với mức hải quân Nga đang được hưởng. Gỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Đẩy nhanh các hỗ trợ cho Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines trong lĩnh vực nhận thức về biển và khả năng chống tàu ngầm tại Biển Đông. Lôi kéo Nhật và Hàn Quốc tham gia sâu hơn trong nỗ lực này.
Thiết lập nhóm làm việc chung chuyên trách về vấn đề Biển Đông giữa ASEAN - Mỹ như một kênh phái sinh từ cơ chế họp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ASEAN được khởi xướng gần đây.
Cân nhắc khả năng hỗ trợ của Lầu Năm Góc các tổ chức nghiên cứu và quan sát phi chính phủ về lĩnh vực biển, trong đó bao gồm cả tổ chức Sáng kiến Minh bạch Biển Châu Á  của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ, với nỗ lực công khai mạnh mẽ các hoạt động của Trung Quốc.
* Bài viết của TS Marvin Ott là giáo sư và chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Paul H. Nitze, từng là giáo sư về chiến lược an ninh quốc gia tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ.

Hoa Kỳ và học thuyết Carter cho Châu Á

  • 4 giờ trước
Image copyrightGETTY
Image captionBộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter nói về 'tương lai có nguyên tắc' ở Châu Á - Thái Bình Dương
Hoa Kỳ đề nghị lập ‘Mạng lưới an ninh có nguyên tắc’ cho toàn vùng Châu Á – Thái Bình Dương mà bất cứ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ cũng có thể tham gia, theo lời Bộ trưởng Ashton Carter nói tại Singapore 04/06.
Bài diễn văn của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ở Diễn đàn an ninh vùng Shangri-La 2016 mô tả ‘Mạng lưới An ninh Châu Á – Thái Bình Dương’ lớn hơn cả sự mở rộng của các liên minh hiện hữu.
Ông Carter nói rằng mạng lưới này “là có nguyên tắc và rộng mở” chứ không khép kín, hàm ý các nước đều có thể tham gia chia sẻ trách nhiệm và nhằm thực hiện các mục tiêu cho khu vực đã chọn “vì một tương lai có nguyên tắc”.
Khái niệm “principled future” (tương lai có nguyên tắc), được ông triển khai trên cơ sở các nguyên tắc những quốc gia trong vùng đã cùng cổ vũ và duy trì trong nhiều thập niên qua.
Ông cũng nói đó là nguyên tắc pháp quyền, hành xử dựa trên công ước quốc tế trong các vùng biển.
“Bằng việc mở rộng và vươn ra với tất cả và bằng cách cùng chia sẻ gánh nặng an ninh một cách có trách nhiệm, mạng lưới có nguyên tắc này đại diện cho làn sóng tiếp theo về an ninh ở Châu Á – Thái Bình Dương.”
Ông Carter cũng nhắc đến “sự hung hãn” của Nga ở Châu Âu và của Iran ở Trung Đông để coi như lời cảnh báo và nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ với an ninh Châu Á – Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ, qua lời ông Ashton Carter, mời gọi Trung Quốc tham gia mạng lưới an ninh này, đồng thời cảnh báo rằng “đáng tiếc là đang có sự quan ngại ngày càng lớn trong khu vực... về các hoạt động của Trung Quốc trên biển, trong không gian ảo và trên không trung”.
Diễn đàn an ninh khu vực thường niên Đối thoại Shangri-La tổ chức hàng năm, năm nay là lần thứ 15.
Diễn đàn quy tụ quan chức quốc phòng cao cấp từ 28 quốc gia châu Á và Thái Bình Dương để thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực trong bối cảnh không chính thức.
Năm nay, sự kiện diễn ra trong bối cảnh tòa trọng tài quốc tế chuẩn bị đưa ra phán quyết được cho là bất lợi cho Trung Quốc trong vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Tin liên quan

Tin liên quan


Không có nhận xét nào: