Về 2 vấn đề hóc hiểm do bà Phạm Chi Lan
đặt ra:
1/Trong bức thư mà Formosa gửi cho nhân viên thì họ
nói là do lỗi của các nhà thầu phụ. Vậy ở đây, các nhà thầu phụ là ai? Có
lẽ Chính phủ Việt Nam cần biết đích danh tên các nhà thầu phụ đó để đưa ra
quyết định cấm họ không được vào Việt Nam thực hiện bất kỳ dự án nào thêm!
2/Về phía Việt Nam, những cá nhân, tổ chức nào có
trách nhiệm trong vụ việc này khi buông lỏng sự quản lý, giảm sát, hoặc là đưa
ra những "ưu đãi" vượt quá quy định cho Formosa so với một nhà đầu tư
nước ngoài để họ gây ra thảm họa ngày hôm nay. Theo tôi phải làm rõ...
Xin
đặt câu hỏi:
Nếu
giả sử nhà thầu phụ là của Trung Quốc và một cá nhân nào đó trong Chính phủ hay
ông Nguyễn Tấn Dũng có liên quan tới điều mà bà Phạm Chi Lan nêu thì xử lý kiểu gì, như thế nào ?
Mất bao tiền và bao lâu để làm sạch biển miền Trung?
(Dân Việt) Chuyên gia về môi trường cho rằng sẽ phải hút hàng ngàn tấn trầm tích, kinh phí hút 1.000 tấn cũng phải mất vài nghìn tỷ đồng và sẽ phải hút suốt chiều dài 209 km, hút sâu tối thiểu 50 cm mới đảm bảo sạch biển..
Thủ tướng yêu cầu sử dụng khoản đền bù 500 triệu USD hiệu quả nhất
Infographic toàn cảnh vụ Formosa xả thải ra biển miền Trung
Công bố thủ phạm làm cá chết, người dân quanh Formosa nói gì?
Lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh cúi đầu xin lỗi nhân dân Việt Nam
Hút bùn với chiều dài 209 km, sâu 0,5m
Sáng nay (1.7), Dân Việt đã có cuộc trao đổi với các nhà khoa học đầu ngành - những người chủ chốt trong đoàn liên ngành truy tìm nguyên nhân hải sản chết ở vùng biển Miền Trung.
PGS.TS Trịnh Văn Tuyên (ở giữa) - Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam).
PGS.TS Trịnh Văn Tuyên - Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tính toán, môi trường biển gồm nước biển, trầm tích biển và san hô. Về nước biển, các nhà khoa học cùng các cơ quan liên quan đã lấy mẫu phân tích rất cẩn thận, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển rất thấp, chỉ duy nhất hàm lượng sắt là khá cao so với tiêu chuẩn (như kết quả đo được ở trạm Sơn Dương).
Còn đối với trầm tích biển, Bộ TN-MT sẽ tiếp tục tiến hành đo 13 mặt cắt vào những thời điểm khác nhau để xem sự giải hấp, biến thiên của độc tố như thế nào, trong quá trình giải hấp, nồng độ độc tố giảm dần hay vẫn giữ nguyên, kết quả này sẽ là cơ sở để chúng ta đưa ra phương án xử lý ô nhiễm môi trường biển khu vực 4 tỉnh miền Trung.
TS Vũ Đức Lợi, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho hay: “Ngày 12.7 sẽ có kết quả phân tích hàm lượng phenol, xyanua còn lại ở trong nước biển, cũng như các thông số cụ thể khác. Nếu hàm lượng phenol, xyanua còn lại ở trong nước biển vẫn cao, cùng với đó là có kim loại nặng thì bắt buộc phải hút trầm tích vì kim loại nặng không tự phân hủy”.
Trước câu hỏi của Dân Việt về giải pháp làm sạch biển miền Trung bị ô nhiễm do chất thải của Formosa gây ra, TS Vũ Đức Lợi, cho biết: “Sẽ phải hút hàng ngàn tấn trầm tích, kinh phí hút 1.000 tấn cũng phải mất vài nghìn tỷ đồng. Hút một tấn trầm tích sẽ mất ít nhất từ 11USD - 36USD. Chúng ta sẽ phải hút suốt chiều dài 209 km và phải hút sâu tối thiểu 50cm thì mới đảm bảo sạch biển”.
Về phương án hút trầm tích biển, TS Lợi nêu quan điểm riêng, cần phải thực hiện hút trầm tích mới làm sạch biển, trả lại môi trường ban đầu cho biển. Hiện nay dù chưa có con số tính toán cụ thể về phương án này, tuy nhiên sẽ phải hút hàng ngàn tấn trầm tích, kinh phí hút 1 ngàn tấn cũng phải mất vài nghìn tỷ đồng. Hút một tấn trầm tích sẽ mất tối thiểu 11 USD, cao nhất là 36 USD, chúng ta sẽ phải hút với chiều dài 209 km, và phải hút sâu tối thiểu 50 cm thì mới đảm bảo làm sạch môi trường biển.
Nếu dùng phương án này thì sẽ phải huy động các tàu hút để thực hiện. Sau đó chúng ta sẽ phải tạo ra các hố rất to và sâu để chứa trầm tích, đồng thời sẽ tiến hành các công đoạn xử lý, chôn lấp an toàn. Có làm như thế thì mới trả lại sự trong sạch cho biển”.
Chưa biết bao lâu thì biển mới sạch lại?
PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà - nguyên Trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, làm thế nào để xử lý triệt để ô nhiễm trên vùng biển đó, mất bao lâu và tốn bao nhiêu tiền để trả lại môi trường trong sạch cho vùng biển miền Trung là những câu hỏi được các nhà khoa học cùng người dân cả nước quan tâm.
"Chúng ta cần chờ đợi kết quả phân tích, đồng thời phải xem quá trình tự phục hồi sinh học, quá trình tự phân hủy tự nhiên xảy ra như thế nào, đến lúc có những dữ liệu cụ thể để từ đó các bộ, ngành chức năng, các nhà khoa học sẽ tính toán các phương án xử lý, công nghệ xử lý phù hợp nhất với điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế ở Việt Nam, chắc chắn sẽ có công nghệ để xử lý vấn đề này” - bà Hà cho hay.
Còn PGS.TS Trịnh Văn Tuyên cho rằng: “Biển có khả năng tự làm sạch”.
“Chúng ta cứ tưởng tượng như vật liệu hấp thụ, chúng tự hấp thụ và tự động nhả hấp thụ, nồng độ chỗ nào cao thì tự chuyển sang nơi có nồng độ thấp. Nước biển cũng như vậy, độc tố sẽ hòa tan dần dần và giảm đi theo thời gian. Tuy nhiên đó là giả định sẽ không có thêm chất thải gì tiếp thải ra nước biển, còn nếu vẫn còn chất thải thải ra biển thì chất thải sẽ cộng hưởng thêm” - ông Tuyên cho biết.
TS Vũ Đức Lợi cho biết thêm, hiện nay có rất nhiều tín hiệu đáng mừng là ở Huế môi trường đã sạch hơn nhiều so với những tháng trước, hàm lượng phenol, xyanua đang giảm dần. Đây là tin tốt cho tất cả chúng ta, nó báo hiệu rằng biển đang tự phục hồi.
Hút bùn với chiều dài 209 km, sâu 0,5m
Sáng nay (1.7), Dân Việt đã có cuộc trao đổi với các nhà khoa học đầu ngành - những người chủ chốt trong đoàn liên ngành truy tìm nguyên nhân hải sản chết ở vùng biển Miền Trung.
PGS.TS Trịnh Văn Tuyên - Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tính toán, môi trường biển gồm nước biển, trầm tích biển và san hô. Về nước biển, các nhà khoa học cùng các cơ quan liên quan đã lấy mẫu phân tích rất cẩn thận, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển rất thấp, chỉ duy nhất hàm lượng sắt là khá cao so với tiêu chuẩn (như kết quả đo được ở trạm Sơn Dương).
Còn đối với trầm tích biển, Bộ TN-MT sẽ tiếp tục tiến hành đo 13 mặt cắt vào những thời điểm khác nhau để xem sự giải hấp, biến thiên của độc tố như thế nào, trong quá trình giải hấp, nồng độ độc tố giảm dần hay vẫn giữ nguyên, kết quả này sẽ là cơ sở để chúng ta đưa ra phương án xử lý ô nhiễm môi trường biển khu vực 4 tỉnh miền Trung.
TS Vũ Đức Lợi, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho hay: “Ngày 12.7 sẽ có kết quả phân tích hàm lượng phenol, xyanua còn lại ở trong nước biển, cũng như các thông số cụ thể khác. Nếu hàm lượng phenol, xyanua còn lại ở trong nước biển vẫn cao, cùng với đó là có kim loại nặng thì bắt buộc phải hút trầm tích vì kim loại nặng không tự phân hủy”.
Trước câu hỏi của Dân Việt về giải pháp làm sạch biển miền Trung bị ô nhiễm do chất thải của Formosa gây ra, TS Vũ Đức Lợi, cho biết: “Sẽ phải hút hàng ngàn tấn trầm tích, kinh phí hút 1.000 tấn cũng phải mất vài nghìn tỷ đồng. Hút một tấn trầm tích sẽ mất ít nhất từ 11USD - 36USD. Chúng ta sẽ phải hút suốt chiều dài 209 km và phải hút sâu tối thiểu 50cm thì mới đảm bảo sạch biển”.
Về phương án hút trầm tích biển, TS Lợi nêu quan điểm riêng, cần phải thực hiện hút trầm tích mới làm sạch biển, trả lại môi trường ban đầu cho biển. Hiện nay dù chưa có con số tính toán cụ thể về phương án này, tuy nhiên sẽ phải hút hàng ngàn tấn trầm tích, kinh phí hút 1 ngàn tấn cũng phải mất vài nghìn tỷ đồng. Hút một tấn trầm tích sẽ mất tối thiểu 11 USD, cao nhất là 36 USD, chúng ta sẽ phải hút với chiều dài 209 km, và phải hút sâu tối thiểu 50 cm thì mới đảm bảo làm sạch môi trường biển.
Nếu dùng phương án này thì sẽ phải huy động các tàu hút để thực hiện. Sau đó chúng ta sẽ phải tạo ra các hố rất to và sâu để chứa trầm tích, đồng thời sẽ tiến hành các công đoạn xử lý, chôn lấp an toàn. Có làm như thế thì mới trả lại sự trong sạch cho biển”.
Chưa biết bao lâu thì biển mới sạch lại?
PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà - nguyên Trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, làm thế nào để xử lý triệt để ô nhiễm trên vùng biển đó, mất bao lâu và tốn bao nhiêu tiền để trả lại môi trường trong sạch cho vùng biển miền Trung là những câu hỏi được các nhà khoa học cùng người dân cả nước quan tâm.
"Chúng ta cần chờ đợi kết quả phân tích, đồng thời phải xem quá trình tự phục hồi sinh học, quá trình tự phân hủy tự nhiên xảy ra như thế nào, đến lúc có những dữ liệu cụ thể để từ đó các bộ, ngành chức năng, các nhà khoa học sẽ tính toán các phương án xử lý, công nghệ xử lý phù hợp nhất với điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế ở Việt Nam, chắc chắn sẽ có công nghệ để xử lý vấn đề này” - bà Hà cho hay.
Còn PGS.TS Trịnh Văn Tuyên cho rằng: “Biển có khả năng tự làm sạch”.
“Chúng ta cứ tưởng tượng như vật liệu hấp thụ, chúng tự hấp thụ và tự động nhả hấp thụ, nồng độ chỗ nào cao thì tự chuyển sang nơi có nồng độ thấp. Nước biển cũng như vậy, độc tố sẽ hòa tan dần dần và giảm đi theo thời gian. Tuy nhiên đó là giả định sẽ không có thêm chất thải gì tiếp thải ra nước biển, còn nếu vẫn còn chất thải thải ra biển thì chất thải sẽ cộng hưởng thêm” - ông Tuyên cho biết.
Sáng nay (1.7), Dân Việt đã có cuộc trao đổi với các nhà khoa học đầu ngành - những người chủ chốt trong đoàn liên ngành truy tìm nguyên nhân hải sản chết ở vùng biển Miền Trung.
PGS.TS Trịnh Văn Tuyên (ở giữa) - Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam).
PGS.TS Trịnh Văn Tuyên - Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tính toán, môi trường biển gồm nước biển, trầm tích biển và san hô. Về nước biển, các nhà khoa học cùng các cơ quan liên quan đã lấy mẫu phân tích rất cẩn thận, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển rất thấp, chỉ duy nhất hàm lượng sắt là khá cao so với tiêu chuẩn (như kết quả đo được ở trạm Sơn Dương).
Còn đối với trầm tích biển, Bộ TN-MT sẽ tiếp tục tiến hành đo 13 mặt cắt vào những thời điểm khác nhau để xem sự giải hấp, biến thiên của độc tố như thế nào, trong quá trình giải hấp, nồng độ độc tố giảm dần hay vẫn giữ nguyên, kết quả này sẽ là cơ sở để chúng ta đưa ra phương án xử lý ô nhiễm môi trường biển khu vực 4 tỉnh miền Trung.
TS Vũ Đức Lợi, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho hay: “Ngày 12.7 sẽ có kết quả phân tích hàm lượng phenol, xyanua còn lại ở trong nước biển, cũng như các thông số cụ thể khác. Nếu hàm lượng phenol, xyanua còn lại ở trong nước biển vẫn cao, cùng với đó là có kim loại nặng thì bắt buộc phải hút trầm tích vì kim loại nặng không tự phân hủy”.
Trước câu hỏi của Dân Việt về giải pháp làm sạch biển miền Trung bị ô nhiễm do chất thải của Formosa gây ra, TS Vũ Đức Lợi, cho biết: “Sẽ phải hút hàng ngàn tấn trầm tích, kinh phí hút 1.000 tấn cũng phải mất vài nghìn tỷ đồng. Hút một tấn trầm tích sẽ mất ít nhất từ 11USD - 36USD. Chúng ta sẽ phải hút suốt chiều dài 209 km và phải hút sâu tối thiểu 50cm thì mới đảm bảo sạch biển”.
Về phương án hút trầm tích biển, TS Lợi nêu quan điểm riêng, cần phải thực hiện hút trầm tích mới làm sạch biển, trả lại môi trường ban đầu cho biển. Hiện nay dù chưa có con số tính toán cụ thể về phương án này, tuy nhiên sẽ phải hút hàng ngàn tấn trầm tích, kinh phí hút 1 ngàn tấn cũng phải mất vài nghìn tỷ đồng. Hút một tấn trầm tích sẽ mất tối thiểu 11 USD, cao nhất là 36 USD, chúng ta sẽ phải hút với chiều dài 209 km, và phải hút sâu tối thiểu 50 cm thì mới đảm bảo làm sạch môi trường biển.
Nếu dùng phương án này thì sẽ phải huy động các tàu hút để thực hiện. Sau đó chúng ta sẽ phải tạo ra các hố rất to và sâu để chứa trầm tích, đồng thời sẽ tiến hành các công đoạn xử lý, chôn lấp an toàn. Có làm như thế thì mới trả lại sự trong sạch cho biển”.
Chưa biết bao lâu thì biển mới sạch lại?
PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà - nguyên Trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, làm thế nào để xử lý triệt để ô nhiễm trên vùng biển đó, mất bao lâu và tốn bao nhiêu tiền để trả lại môi trường trong sạch cho vùng biển miền Trung là những câu hỏi được các nhà khoa học cùng người dân cả nước quan tâm.
"Chúng ta cần chờ đợi kết quả phân tích, đồng thời phải xem quá trình tự phục hồi sinh học, quá trình tự phân hủy tự nhiên xảy ra như thế nào, đến lúc có những dữ liệu cụ thể để từ đó các bộ, ngành chức năng, các nhà khoa học sẽ tính toán các phương án xử lý, công nghệ xử lý phù hợp nhất với điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế ở Việt Nam, chắc chắn sẽ có công nghệ để xử lý vấn đề này” - bà Hà cho hay.
Còn PGS.TS Trịnh Văn Tuyên cho rằng: “Biển có khả năng tự làm sạch”.
“Chúng ta cứ tưởng tượng như vật liệu hấp thụ, chúng tự hấp thụ và tự động nhả hấp thụ, nồng độ chỗ nào cao thì tự chuyển sang nơi có nồng độ thấp. Nước biển cũng như vậy, độc tố sẽ hòa tan dần dần và giảm đi theo thời gian. Tuy nhiên đó là giả định sẽ không có thêm chất thải gì tiếp thải ra nước biển, còn nếu vẫn còn chất thải thải ra biển thì chất thải sẽ cộng hưởng thêm” - ông Tuyên cho biết.
TS Vũ Đức Lợi cho biết thêm, hiện nay có rất nhiều tín hiệu đáng mừng là ở Huế môi trường đã sạch hơn nhiều so với những tháng trước, hàm lượng phenol, xyanua đang giảm dần. Đây là tin tốt cho tất cả chúng ta, nó báo hiệu rằng biển đang tự phục hồi. |
Các nhà khoa học đã buộc tội Formosa như thế nào?;
Dân trí Đã có một nguồn thải lớn chứa phenol, xyanua kết hợp phức sắt ở dạng keo (Mixel) xả ra môi trường biển xuất phát từ khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh. Phức sắt dạng keo sẽ hấp phụ phenol, xyanua và các độc chất khác. Các độc chất này được làm giàu tới hàm lượng có thể gây độc cấp tính để hình thành cái gọi là “ổ độc di động”
Đây là những kết luận của các nhà khoa học trong quá trình đi tìm bằng chứng để làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung.
Các nhà khoa học đã có một cuộc hành trình đầy gian nan trong việc đi tìm bằng chứng để buộc tội Fomosa
TS. Vũ Đức Lợi, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - Phó chủ tịch Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ Phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền Trung đã cung cấp thông tin riêng cho Dân trí về hành trình đi tìm chứng cứ buộc tội Fomosa.
TS Lợi cho biết: Hiện tượng hải sản chết bất thường, hàng loạt bắt đầu xảy ra từ ngày 06/4/2016 và kéo dài đến ngày 4/5/2016. Ngày 18/4/2016, đoàn công tác liên ngành gồm các nhà khoa học của các Viện nghiên cứu liên quan đi khảo sát thực địa tại vùng biển 04 tỉnh miền Trung để tổng hợp thông tin, lấy mẫu và tiến hành phân tích mẫu để đánh giá hiện tượng và tìm hiểu nguyên nhân.
Có thể nói, tất cả lực lượng các tổ chức KH&CN, nhà khoa học trong nước với những chuyên ngành có liên quan đã tham gia vào quá trình phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết hàng loạt này. Các nhà khoa học đã được tạo mọi điều kiện để trả lời bằng luận cứ khoa học của mình một cách độc lập và khách quan nhất. Thêm vào đó, Hội đồng chuyên gia KH&CN quốc gia cũng đã hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học nước ngoài (Australia, Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ, Israel) để bổ sung dữ liệu đánh giá, tăng cường độ tin cậy, tính chính xác và tính khách quan.
Dựa trên ghi nhận các sự kiện sinh vật biển chết hàng loạt trên thế giới và ở Việt Nam cùng với các kết luận nguyên nhân gây ra sự cố kèm theo,phương pháp tiếp cận là theo từng nhóm vấn đề trên nguyên tắc loại trừ dần nhưng không bỏ sót bất cứ nguyên nhân nào. Các nhóm nguyên nhân cụ thể được tiếp cận gồm: nguyên nhân do tràn dầu; nguyên nhân do tai biến địa chất; nguyên nhân do dịch bệnh; nguyên nhân do tảo gây hại; nguyên nhân do tác nhân hoá học.
Bằng các kỹ thuật và bằng chứng khoa học cụ thể các nguyên nhân tràn dầu, địa chất, dịch bệch được loại trừ. Nguyên nhân tảo nở hoa được ghi nhận tại một số thời điểm trong phạm vi hẹp có thể gây cá chết nhưng không phải là nguyên nhân gây cá chết hàng loạt.
Các nhà khoa học đã phân tích các mẫu nước biển và trầm tích thu được ở 4 tỉnh miền Trung cho thấy các thông số cơ bản, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng phenol và xyanua đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên hàm lượng sắt tổng số trong mẫu trầm tích có xu hướng cao hơn các năm trước đây.
Khi phân tích trong các mẫu cá chết thu được, hàm lượng kim loại nặng và asen đều thấp hơn tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả phân tích độc tố (phenol, xyanua) tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Y tế và Đại học Sydney, Úc cho thấy trong nhiều mẫu cá chết thu được có hàm lượng độc tố cao.
Điều này cho thấy phải có một nguồn phát tán có hàm lượng phenol, xyanua đủ cao để gây chết cá. Các kết quả thử độc tính dịch chiết của mẫu cá chết cho thấy cá chết có chứa chất độc như phenol, xyanua khi phân huỷ vào nước vẫn còn tiếp tục gây chết cá biển khác.
“Thử nghiệm và phân tích các mẫu nước dị thường thu được từ vệt nước màu đỏ gạch xuất hiện ở Quảng Bình cho thấy kết quả tỷ lệ cá chết từ 80-100% trong thời gian từ 3-30 phút” – TS Lợi cho biết.
Cũng theo TS Lợi, phân tích mẫu nước cho kết quả hàm lượng sắt trong cặn lơ lửng cao, và có chứa phenol. Màu nước ở các vệt nước bất thường này không phải là màu của tảo nở hoa hay màu của phù sa tự nhiên mà là dạng keo sắt hấp phụ các độc tố như phenol, xyanua, là sản phẩm do hoạt động xả thải của con người gây ra.
Như vậy, có thể kết luận là: kim loại nặng không phải là tác nhân hoá học gây ra sự cố; độc tố hoá học (phenol, xyanua,…) cùng với sự đóng góp của hợp chất chứa sắt là nguyên nhân chính gây ra sự cố hải sản chết hàng loạt.
Từ các kết quả phân tích và các diễn biến hiện tượng cá chết, vệt nước bất thường theo không gian và thời gian, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về cơ chế gây ra sự cố do tác nhân hoá học như sau: Bản thân phenol và xyanua dạng tự do tan tốt và sẽ bị nước biển pha loãng nhanh, khó có thể gây hiện tượng cá chết tức thời trên diện rộng.
Kết quả mô phỏng lan truyền ô nhiễm dạng mixel do Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thực hiện
Đã có một nguồn thải lớn chứa phenol, xyanua kết hợp phức sắt ở dạng keo (Mixel) xả ra môi trường biển xuất phát từ khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh. Phức sắt dạng keo sẽ hấp phụ phenol, xyanua và các độc chất khác. Các độc chất này được làm giàu tới hàm lượng có thể gây độc cấp tính để hình thành cái gọi là “ổ độc di động”.
Trên đường đi theo chiều của dòng hải lưu từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế, “ổ độc di động” sẽ làm chết cá do lớp màng nhầy của keo sắt làm tắc mang hoặc do tác động gây độc cấp tính của phenol, xyanua. Ngoài ra, cá chết có thể do thiếu hụt ô-xy bởi sự chuyển hoá từ dạng sắt hoá trị 2 lên sắt hoá trị 3.Trong quá trình di chuyển, phenol và xyanua sẽ được giải phòng dần và dạng keo này có thể bị lắng xuống đáy. Khi bị tác động của thuỷ triều và sóng, tại một số địa điểm, dạng keo này bị đẩy lên mặt nước tạo thành các vệt màu bất thường.
Từ những bằng chứng khoa học vững chắc, các nhà khoa học khẳng định: Độc tố hoá học (Phenol, Xyanua,…) là nguyên nhân gây hải sản chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung vừa qua. Các kết quả thí nghiệm sự hình thành hạt chất lơ lửng (lấy từ nước thải luyện cốc và súc rửa đường ổng) cùng với kết quả mô phỏng lan truyền ô nhiễm đã đưa ra được bức tranh lan truyền ô nhiễm phù hợp với diễn biến về thời gian hiện tượng hải sản chết bất thường.
Kết quả phân tích ảnh vệ tinh, kiểm toán chất thải và những mẫu vật thu được tại hiện trường cùng các kết quả phân tích đã đủ cơ sở để chứng minh có một nguồn thải lớn từ khu vực Vũng Áng (Hà Tĩnh), được kết hợp với Hydroxit Sắt, tạo thành một dạng phức sắt dạng keo (Mixel) chứa độc tố như Phenol, Xyanua, … có tỉ trọng lớn hơn nước biển di chuyển theo dòng hải lưu từ Bắc vào Nam và gây ra hải sản chết hàng loạt bởi độc tố và thiếu ô-xy, nhất là các loài cá tầng đáy.
"Trong tháng 5/2016, Hội đồng khoa học đã thường xuyên cập nhật kết quả phân tích, đánh giá. Ngày 01/6/2016, Hội đồng khoa học đã có báo cáo gửi Bộ KH&CN kết luận về nguyên nhân cá chết, Hội đồng khoa học đã có báo cáo gửi Bộ KH&CN kết luận về nguyên nhân cá chết, đồng thời chuyển cho GS. Yasuki Maeda (Trường Đại học tổng hợp Osaka, Nhật Bản), chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, GS. Bernard Legube (Trường Đại học Poitiers, Pháp), chuyên gia về chất lượng và xử lý nước, TS. Friedhelm Schroeder (Trung tâm Nghiên cứu vật liệu và Bờ biển Helmholtz, Geesthacht, Đức), chuyên gia đánh giá chất lượng nước, để nhận xét phản biện và đã được phản hồi tích cực" - TS Lợi cho hay.
Nguyễn Hùng (ghi
Tướng Thước: Formosa gây thiệt hại đến đâu phải đền bù đến đó
Dân trí “Bất kể ai gây ra hậu quả nặng nề như vậy đều phải bị xử lý thích đáng theo pháp luật. Nhà nước không được nhân nhượng, du di cho đối tượng gây ra thảm họa môi trường ở biển miền Trung. Thiệt hại đến đâu, họ phải đền bù đến đó”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trao đổi với PV Dân trí.
Trước sự việc cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành làm đến nơi đến chốn, truy tìm bằng được thủ phạm gây ra hậu quả. Ông ghi nhận thế nào với những nỗ lực đó?
Tôi thấy trong vụ việc này, dường như phải đến lúc Thủ tướng thấy cần phải hành động ngay thì các Bộ ngành mới rốt ráo khắc phục hậu quả, truy tìm nguyên nhân cá chết. Vì vậy, tôi hoan nghênh vai trò của Thủ tướng trong việc chỉ đạo điều hành xử lý vụ việc, như vậy mới có kết quả như ngày hôm nay.
Qua sự việc, đơn vị có liên quan phải nghiêm túc rút kinh nghiệm. Bộ máy tham mưu giúp việc phải có kiến thức dự báo, dự kiến tình huống chưa xảy ra, chứ cứ để tình huống xảy ra rồi mới đi khắc phục hậu quả và truy tìm nguyên nhân thì không được. Điều này cũng giống như chúng tôi đánh giặc - giặc đến thì phải xử trí ngay, chứ cứ để nó đánh tan hoang rồi mới phản ứng thì dù chúng ta có thắng thì thiệt hại cũng rất nặng nề.
Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thướng sau khi nguyên nhân cá chết được làm rõ, bà con hãy bắt tay vào sản xuất và khắc phục hậu quả ổn định đời sống
Theo ông, Chính phủ phải xử lý thế nào với việc Formosa đã gây ra hậu quả rất nặng nề đến đời sống nhân dân ven biển và thảm họa môi trường nghiêm trọng ở vùng biển miền Trung, có thể mất cả trăm năm cũng chưa chắc khôi phục được?
Sự việc không phải như mấy chục tấn cá chết trong hồ mà nó ảnh hưởng lớn tình hình kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường biển, do vậy những kẻ gây ra hậu quả phải đền bù một cách thỏa đáng. Những thiệt hại đó phải được tính toán một cách kỹ lưỡng từ ngày mới xảy ra sự việc và cả trong tương lai. Cả một vùng biển rộng lớn, ngư dân từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đi đánh bắt hải sản bán nhưng không ai mua. Còn ngư dân chuyển đổi sang nghề khác cũng không thể trong một sớm một chiều là chuyển ngay được.
Tóm lại, bất kể ai gây ra hậu quả nặng nề như vậy phải bị xử lý thích đáng theo pháp luật. Nhà nước không được nhân nhượng, du di cho bất cứ đối tượng nào gây ra thảm họa môi trường ở biển miền Trung. Thiệt hại đến đâu, họ phải đền bù đến đó.
Sự việc đã được Chính phủ và các Bộ ngành nỗ lực làm rõ, vậy thời gian tới chính quyền và nhân dân phải làm gì để khắc phục hậu quả, thưa ông?
Đây là sự việc không ai mong muốn, đã và đang được xử lý theo pháp luật. Do vậy, thời gian tới bà con hãy yên tâm sản xuất vì lợi ích của bản thân và cùng Nhà nước khắc phục hậu quả môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền Trung.
Từ sự việc như vậy, theo ông các Bộ, ngành địa phương nên rút ra bài học, kinh nghiệm gì để không xảy ra những trường hợp tương tự trong tương lai?
Theo tôi, tất cả những dự án ngay từ khi có chủ trương đầu tư phải tính toán cả những hậu quả về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh có thể xảy ra. Tôi là nhà quân sự nên luôn cảnh giác những vấn đề liên quan đến an ninh – quốc phòng. Những vấn đề này nếu không nghiên cứu kỹ thì cực kỳ nguy hiểm.
Tóm lại, các Bộ ngành, địa phương đừng để lợi ích trước mắt, lợi ích kinh tế mà quên đi hậu quả xã hội, đặc biệt là hậu quả an ninh - quốc phòng. Những vùng nhạy cảm, địa bàn nhạy cảm, lĩnh vực nhạy cảm thì đừng ham cái lợi trước mắt để rồi gây ra hậu quả đến hàng trăm năm sau không khắc phục được. Các dự án phải nhìn một cách tổng quát, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)
Bà Phạm Chi Lan: Cần làm rõ những ai đã 'ưu đãi' cho Formosa gây thảm họa môi trường
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
"Chính phủ Việt Nam cần biết đích danh tên các nhà thầu phụ của Formosa là ai để đưa ra quyết định cấm họ không được vào Việt Nam thực hiện bất kỳ dự án nào nữa, cũng như những cá nhân, tổ chức nào buông lỏng sự quản lý, giảm sát, hoặc là đưa ra những "ưu đãi" cho Formosa để họ gây ra thảm họa ngày hôm nay" chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định
Sau hơn 2 tháng người dân cả nước mong mỏi chờ đợi, chiều 30.6, kết luận về nguyên nhân gây ra hiện tượng hải sản chết bất thường tại miền Trung đã được cơ quan chức năng công bố chính thức. Theo đó, việc xả thải của nhà máy của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (FHS) tại Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) được xác định là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, gây ra hiện tượng hải sản chết hàng loạt.
Dù nguyên nhân đã được giải đáp nhưng xoay quanh câu chuyện này vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra hiện nay. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
- Chiều ngày qua 30.6, Chính phủ Việt Nam đã công bố chính thức về nguyên nhân cá chết hàng loạt tại miền Trung, bà đánh giá sao về kết quả này?
Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt việc bắt Formosa phải cúi đầu chịu tội trước người dân Việt Nam, vì ban đầu thái độ của tập đoàn này rất ngông nghênh khi bắt người dân Việt Nam chọn giữa "cá và thép". Đây là một thái độ rất hỗn xược.
Do đó, trong vòng hơn 2 tháng, để bắt được Formosa cúi đầu nhận tội từ thái độ ngông ngênh này, có thể nói Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực rất lớn.
Tuy nhiên, ở đó vẫn có 2 thông tin chưa được giải đáp. Thứ nhất là, trong bức thư mà Formosa gửi cho nhân viên thì họ nói là do lỗi của các nhà thầu phụ. Vậy ở đây, các nhà thầu phụ là ai? Có lẽ Chính phủ Việt Nam cần biết đích danh tên các nhà thầu phụ đó để đưa ra quyết định cấm họ không được vào Việt Nam thực hiện bất kỳ dự án nào thêm.
Ví dụ ở Việt Nam, khi các nhà thầu phụ vi phạm lỗi về môi trường, Chính phủ Việt Nam đã ra thẳng quyết định là trong vòng bao nhiêu năm các nhà thầu này không được thực thi các dự án nữa. Vậy đối với trường hợp này, Formosa không những vi phạm mà còn làm ô nhiễm môi trường nặng thì Chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể tuyên bố cấm hẳn từ nay những nhà thầu phụ này không được bước chân vào Việt Nam nữa.
Thứ hai là về phía Việt Nam, những cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm trong vụ việc này khi buông lỏng sự quản lý, giảm sát, hoặc là đưa ra những "ưu đãi" vượt quá quy định cho Formosa so với một nhà đầu tư nước ngoài để họ gây ra thảm họa ngày hôm nay. Theo tôi phải làm rõ. Điều này rất cần thiết vì còn mang tính răn đe để không có trường hợp nào xảy ra trong tương lai nữa. Để những cá nhân, tổ chức này vô can là điều không thể được.
Tôi cũng rất tán thành khẳng định của Bộ trưởng Trần Hồng Hà là không thể đánh đổi kinh tế-xã hội với môi trường.
- Formosa đã thừa nhận và cam kết bồi thường 500 triệu USD. Theo bà, mức đền bù này có hợp lý? Và hậu quả đối với môi trường liệu có khắc phục được?
Con số 500 triệu USD được cơ quan chức năng căn cứ là dựa trên những thiệt hại của người dân. Tuy nhiên vẫn cần phải minh bạch hơn việc trong đó có bao nhiêu chi cho thiệt hại của người dân ở 4 tỉnh khác nhau, ở đó họ thiệt hại ra sao và sẽ đền bù cho họ như thế nào?... Điều này rất cần được minh bạch để người dân cả nước được biết.
Nếu mức bồi thường là thỏa đáng, giúp cho người dân khắc phục được những hậu quả về lâu về dài thì điều này cũng làm cho chúng ta yên tâm một phần nhưng nếu chưa tính toán về những hệ lụy về lâu về dài thì cũng là điều rất quan ngại.
Thêm vào đó, bao lâu nữa hệ quả này được khắc phục đầy đủ, bao lâu nữa thì người dân có thể ra biển đánh cá được bình thường và liệu khi đánh cá được bình thường thì những sản phẩm cá của họ có được thị trường tin dùng không hay là có những nghi ngại. Sau đó cuộc sống của họ vẫn khó khăn, vì cú sốc của thị trường là vô cùng nặng nề.
Do đó, theo tôi, con số này khó mà tính toán được. Đối với Việt Nam, tôi không biết Chính phủ dùng bao nhiêu trong 500 triệu USD để khắc phục về môi trường. Con số này liệu có phải căn cứ dựa trên đánh giá của các nhà khoa học trong nước và quốc tế hay không hay tiếng nói và bài toán của họ không được ghi nhận...
Mặt khác, thời gian khắc phục môi trường biển là bao nhiêu lâu: 1 năm, 2 năm hay...70 năm. Vậy khoản còn lại sau khi đền bù cho người dân có đủ để khắc phục môi trường hay không? Con số 500 triệu USD nhìn thì rất lớn nhưng khi đưa vào giải quyết hệ quả của thảm họa này liệu có hợp lý hay không?
Hơn nữa, không thể để tình trạng Formosa đền tiền xong rồi phủi tay, các cơ quan chức năng phải lập ra tổ chức giám sát việc thực hiện những cam kết mà Formosa đã tuyên bố tại cuộc họp chiều qua như: bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, đảm bảo xử lý triệt để chất thải độc trước khi thải ra môi trường, phối hợp với các bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự...
Tất cả phải được lập kế hoạch rõ ràng để đảm bảo giám sát được những hoạt động của Formosa về sau này.
- Qua vụ việc này, phải chăng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam nên khắt khe hơn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, thưa bà?
Phải thay đổi chính sách để không chấp nhận những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Không nên tin lời hứa của các nhà đầu tư vì chúng ta không thể đánh giá chính xác được các nhà đầu tư nước ngoài, cái tâm tham muốn có được về kinh tế của họ sẽ rất lớn, chứ tôi chưa nói đến việc đút lót để bất chấp môi trường.
- Vậy, theo bà, Nhà nước cần có cơ chế nào để đảm bảo không còn tái diễn sự cố tương tự như thế này?
Những cơ chế của Việt Nam vẫn còn mang tính tập thể. Theo đó, dứt khoát phải nói không với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Ngoài ra, lãnh đạo Việt Nam cũng phải dứt khoát với trách nhiệm của mình, phải có trách nhiệm với chủ quyền dân tộc để bảo vệ thế hệ sau này. Và đặc biệt, phải dứt khoát trừng phạt nghiêm những người nào vi phạm điều này.
Theo tôi, Chính phủ Việt Nam cũng phải xem xét lại chế độ phân cấp quyền cho các tỉnh đối với các dự án đầu tư vào Việt Nam. Tôi cho rằng, những dự án lớn là phải dành về thẩm quyển của chính phủ Trung ương quyết định, chứ không phải là chính quyền địa phương quyết định nữa. Vì phải cân đối chung việc phát triển ở nhà nước, tránh tình trạng nhiều địa phương đua nhau đi lên bằng nhiều dự án, hay trình độ cán bộ yếu kém để đưa ra những quyết định không đúng đắn.
- Cám ơn bà!
Tuyết Nhung (Thực hiện)
Dù nguyên nhân đã được giải đáp nhưng xoay quanh câu chuyện này vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra hiện nay. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
- Chiều ngày qua 30.6, Chính phủ Việt Nam đã công bố chính thức về nguyên nhân cá chết hàng loạt tại miền Trung, bà đánh giá sao về kết quả này?
Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt việc bắt Formosa phải cúi đầu chịu tội trước người dân Việt Nam, vì ban đầu thái độ của tập đoàn này rất ngông nghênh khi bắt người dân Việt Nam chọn giữa "cá và thép". Đây là một thái độ rất hỗn xược.
Do đó, trong vòng hơn 2 tháng, để bắt được Formosa cúi đầu nhận tội từ thái độ ngông ngênh này, có thể nói Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực rất lớn.
Tuy nhiên, ở đó vẫn có 2 thông tin chưa được giải đáp. Thứ nhất là, trong bức thư mà Formosa gửi cho nhân viên thì họ nói là do lỗi của các nhà thầu phụ. Vậy ở đây, các nhà thầu phụ là ai? Có lẽ Chính phủ Việt Nam cần biết đích danh tên các nhà thầu phụ đó để đưa ra quyết định cấm họ không được vào Việt Nam thực hiện bất kỳ dự án nào thêm.
Ví dụ ở Việt Nam, khi các nhà thầu phụ vi phạm lỗi về môi trường, Chính phủ Việt Nam đã ra thẳng quyết định là trong vòng bao nhiêu năm các nhà thầu này không được thực thi các dự án nữa. Vậy đối với trường hợp này, Formosa không những vi phạm mà còn làm ô nhiễm môi trường nặng thì Chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể tuyên bố cấm hẳn từ nay những nhà thầu phụ này không được bước chân vào Việt Nam nữa.
Thứ hai là về phía Việt Nam, những cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm trong vụ việc này khi buông lỏng sự quản lý, giảm sát, hoặc là đưa ra những "ưu đãi" vượt quá quy định cho Formosa so với một nhà đầu tư nước ngoài để họ gây ra thảm họa ngày hôm nay. Theo tôi phải làm rõ. Điều này rất cần thiết vì còn mang tính răn đe để không có trường hợp nào xảy ra trong tương lai nữa. Để những cá nhân, tổ chức này vô can là điều không thể được.
Tôi cũng rất tán thành khẳng định của Bộ trưởng Trần Hồng Hà là không thể đánh đổi kinh tế-xã hội với môi trường.
- Formosa đã thừa nhận và cam kết bồi thường 500 triệu USD. Theo bà, mức đền bù này có hợp lý? Và hậu quả đối với môi trường liệu có khắc phục được?
Con số 500 triệu USD được cơ quan chức năng căn cứ là dựa trên những thiệt hại của người dân. Tuy nhiên vẫn cần phải minh bạch hơn việc trong đó có bao nhiêu chi cho thiệt hại của người dân ở 4 tỉnh khác nhau, ở đó họ thiệt hại ra sao và sẽ đền bù cho họ như thế nào?... Điều này rất cần được minh bạch để người dân cả nước được biết.
Nếu mức bồi thường là thỏa đáng, giúp cho người dân khắc phục được những hậu quả về lâu về dài thì điều này cũng làm cho chúng ta yên tâm một phần nhưng nếu chưa tính toán về những hệ lụy về lâu về dài thì cũng là điều rất quan ngại.
Thêm vào đó, bao lâu nữa hệ quả này được khắc phục đầy đủ, bao lâu nữa thì người dân có thể ra biển đánh cá được bình thường và liệu khi đánh cá được bình thường thì những sản phẩm cá của họ có được thị trường tin dùng không hay là có những nghi ngại. Sau đó cuộc sống của họ vẫn khó khăn, vì cú sốc của thị trường là vô cùng nặng nề.
Do đó, theo tôi, con số này khó mà tính toán được. Đối với Việt Nam, tôi không biết Chính phủ dùng bao nhiêu trong 500 triệu USD để khắc phục về môi trường. Con số này liệu có phải căn cứ dựa trên đánh giá của các nhà khoa học trong nước và quốc tế hay không hay tiếng nói và bài toán của họ không được ghi nhận...
Mặt khác, thời gian khắc phục môi trường biển là bao nhiêu lâu: 1 năm, 2 năm hay...70 năm. Vậy khoản còn lại sau khi đền bù cho người dân có đủ để khắc phục môi trường hay không? Con số 500 triệu USD nhìn thì rất lớn nhưng khi đưa vào giải quyết hệ quả của thảm họa này liệu có hợp lý hay không?
Hơn nữa, không thể để tình trạng Formosa đền tiền xong rồi phủi tay, các cơ quan chức năng phải lập ra tổ chức giám sát việc thực hiện những cam kết mà Formosa đã tuyên bố tại cuộc họp chiều qua như: bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, đảm bảo xử lý triệt để chất thải độc trước khi thải ra môi trường, phối hợp với các bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự...
Tất cả phải được lập kế hoạch rõ ràng để đảm bảo giám sát được những hoạt động của Formosa về sau này.
- Qua vụ việc này, phải chăng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam nên khắt khe hơn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, thưa bà?
Phải thay đổi chính sách để không chấp nhận những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Không nên tin lời hứa của các nhà đầu tư vì chúng ta không thể đánh giá chính xác được các nhà đầu tư nước ngoài, cái tâm tham muốn có được về kinh tế của họ sẽ rất lớn, chứ tôi chưa nói đến việc đút lót để bất chấp môi trường.
- Vậy, theo bà, Nhà nước cần có cơ chế nào để đảm bảo không còn tái diễn sự cố tương tự như thế này?
Những cơ chế của Việt Nam vẫn còn mang tính tập thể. Theo đó, dứt khoát phải nói không với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Ngoài ra, lãnh đạo Việt Nam cũng phải dứt khoát với trách nhiệm của mình, phải có trách nhiệm với chủ quyền dân tộc để bảo vệ thế hệ sau này. Và đặc biệt, phải dứt khoát trừng phạt nghiêm những người nào vi phạm điều này.
Theo tôi, Chính phủ Việt Nam cũng phải xem xét lại chế độ phân cấp quyền cho các tỉnh đối với các dự án đầu tư vào Việt Nam. Tôi cho rằng, những dự án lớn là phải dành về thẩm quyển của chính phủ Trung ương quyết định, chứ không phải là chính quyền địa phương quyết định nữa. Vì phải cân đối chung việc phát triển ở nhà nước, tránh tình trạng nhiều địa phương đua nhau đi lên bằng nhiều dự án, hay trình độ cán bộ yếu kém để đưa ra những quyết định không đúng đắn.
- Cám ơn bà!
Tuyết Nhung (Thực hiện)
“Để hoàn nguyên vùng biển miền Trung, 500 triệu USD là quá ít”
BizLIVE - "Đền bù chỉ là một phần góp vốn của phía gây ra hậu quả, không phải là chi phí khôi phục môi trường”, ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group cho biết.
Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group
Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD
Chiều 30/6, Chính phủ đã tổ chức họp báo chuyên đề thông báo nguyên nhân sự cố môi trường khiến {QVFDI} bất thường tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế hồi tháng 4 vừa qua.
Theo đó kết luận, những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường.
Đồng thời cho biết, Formosa cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, bồi thường xử lý môi trường biển, số tiền 11.500 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD; khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo xử lý triệt để chất thải độc trước khi xả ra môi trường, không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua…
Trao đổi với BizLIVE, ông Nguyễn Trần Bạt, chuyên gia kinh tế, Chủ tịch InvestConsult Group cho biết, phản ứng của Chính phủ là phản ứng luôn luôn cần thiết có một độ trễ nghiên cứu, độ trễ nghiên cứu ấy tạo ra sự chín chắn trong phát ngôn của Chính phủ đối với sự cố.
“Chính phủ không thể thiếu chín chắn trong phát ngôn, còn nhân dân thì không thể không sốt ruột được. Mọi sự cố môi trường trên toàn thế giới đều diễn ra theo đúng như thế. Ngay cả sự cố ở Vịnh Mexico từ năm 2010 cho đến bây giờ cũng chưa xử lý xong”, ông Bạt dẫn chứng.
Ông Bạt cũng cho biết, biển miền Trung còn “chết” trong 20-30 năm mới có thể phục hồi tự nhiên, để tẩy rửa sạch sẽ có thể sớm hơn nhưng phải mất chi phí. “Chi phí ấy nhiều khi Chính phủ phải tự bỏ ra để làm, đền bù chỉ là một phần góp vốn của phía gây ra hậu quả, không phải là chi phí khôi phục môi trường”, ông Bạt nói.
Vị chuyên gia cũng cho rằng, 500 triệu USD là số tiền nhỏ và chỉ có giá trị ban đầu trong việc khởi động một chương trình công nghiệp khắc phục hậu quả môi trường.
So sánh với sự cố tràn dầu của BP tại Vịnh Mexico, ông Bạt cho rằng, chi phí này chỉ đủ để đưa vấn đề chất thải vào nguyên tắc, không đủ để khắc phục hậu quả.
“Chiều dài của biển Đông không kém gì chiều dài của Vịnh Mexico, các độc tố trong sự cố tràn dầu của BP ở Vịnh Mexico không độc hơn so với ở vùng biển miền Trung nước ta. Tuy nhiên, dầu tràn là một loại chất thải tự nhiên, còn đây là chất thải đã được cô đặc dưới dạng các axit. Sự cố ở Vũng Áng, hay sự cố ở Vịnh Đông Dương nghiêm trọng không kém gì sự cố ở Vịnh Mexico. Mức đền bù của người Anh cho các vùng địa lý ở Vịnh Mexico lên tới con số hơn 20 tỷ USD. Để hoàn nguyên vùng biển miền Trung tôi nghĩ 500 triệu USD là quá ít”, ông Bạt phân tích.
“Formosa không phải là tập đoàn chuyên nghiệp về làm thép, cho nên trong sự xúc rửa ban đầu của hệ thống đã phạm ngay phải sai lầm, tức là chưa đi vào sản xuất đã phạm sai lầm và Việt Nam chưa có kinh nghiệm khi cấp phép cho Tập đoàn này”, ông Bạt bổ sung.
"Đã bán một lần biển miền Trung cho Formosa"
Cũng theo ông Nguyễn Trần Bạt, việc bảo vệ biển sạch nhằm mục đích để con người sống và bán sự sạch sẽ của biển dưới dạng các dịch vụ kinh doanh du lịch tuy nhiên, chúng ta đã bán một lần biển miền Trung cho Formosa. “Chúng ta đã bán một lần biển miền Trung cho Formosa, đền bù bao nhiêu tiền thì cũng thể hiện là chúng ta đã bán một lần”, ông nói.
Trả lời câu hỏi liệu chính sách thu hút FDI của Việt Nam thời gian tới có cần điều chỉnh, thay đổi hay không, ông Bạt nhấn mạnh rằng, chính sách không cần thay đổi, quan trọng hơn là thái độ thực thi chính sách một cách nghiêm túc. Các chính sách, quy định đã chi tiết và có thể bổ sung để sâu hơn nhưng vấn đề là cần quản lý một cách chắc chắn.
Ông Bạt cũng cho biết, nếu nhà máy tiếp tục hoạt động sẽ bổ sung chất thải hàng ngày, không ai có thể đảm bảo kiểm soát được chất lượng nước thải. “Lý do rất đơn giản là nếu nước thải sạch và uống được như lý thuyết thì không có thép. Sản lượng thép sẽ biến mất cùng với độ sạch của nước thải”, ông Bạt kết luận.
NGUYỄN THẢO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét