Nga và Trung Quốc là gì của nhau?
Thu Ngọc |
Chiến lược xoay trục Châu Á của Nga không chỉ muộn màng mà còn đến vào thời điểm "bão táp".
Một kỷ nguyên đầy biến động sắp xảy đến ở châu Âu và Mỹ, với chất xúc tác là sự kiện Brexit cùng các cuộc bầu cử của Mỹ và Đức, không phải là tin mừng cho nước Nga.
Trong bối cảnh này, cùng chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Bắc Kinh hồi tháng trước, cần hiểu Moskva đã thành công tới mức nào trong nỗ lực xoay trục về phía Đông của mình, chiến lược mà nước này khởi động 2 năm trước, khi các nước phương Tây cấm vận Nga sau sự kiện sáp nhập Crimea?
Thực tế không như mong đợi
Giới tinh hoa Nga khá thất vọng với chính sách này. Giới chức, cũng như doanh nhân Nga phát hiện ra rằng, rất khó để làm việc với người Trung Quốc và họ không nên kỳ vọng sẽ thu được kết quả nhanh chóng. Họ cũng ngại thay đổi phương thức làm ăn lâu nay của mình cho phù hợp với đối tác mới.
Quan trọng hơn cả, họ vẫn chưa rõ bản chất mối quan hệ mới này là như thế nào. Đây chỉ là một nước đi của Nga trong ván cờ với phương Tây hay thực sự là một chiến lược riêng biệt và hợp lý?
Bản thân người Trung Quốc cũng đang tự hỏi, liệu Nga có thực sự muốn xây dựng một mối quan hệ lâu dài với Bắc Kinh không, hay nước màu chỉ đang sử dụng lá bài Trung Quốc để mặc cả với phương Tây.
Hai bên đều đang thăm dò nhau một cách thận trọng, và một số thỏa thuận mà họ đạt được chỉ là kết quả từ mối quan hệ cá nhân giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sự thất vọng còn xuất phát từ những kì vọng viển vông. Sau sự kiện Crimea, nhiều quan chức chính phủ và giới tài phiệt Nga tự thuyết phục bản thân, rằng cấm vận không phải là mối đe dọa thực sự với nền kinh tế Nga, nếu họ bắt tay với Trung Quốc. Thế nhưng, thực tế diễn ra lại không giống như mong đợi.
Tất nhiên, đổ lỗi cho người Trung Quốc về tình thế hiện tại là 1 điều vô lý. Suốt 15 năm qua, Moskva chẳng mấy để tâm tới khu vực Châu Á và Trung Quốc – trừ khi gặp trục trặc với phương Tây.
Mối quan tâm mờ nhạt này, cùng niềm tin mãnh liệt rằng nước Nga hùng mạnh không thể chỉ giữ vai trò của một nhà cung cấp nguyên liệu thô cho châu Á, đã cản trở 2 bên phát triển chiến lược hợp tác.
Trong khi đó, các đối tác thực tế hơn, từ Australia cho tới Kazakhstan, đã nhanh chân chiếm lấy những "ngách" xuất khẩu tiềm năng của Nga ở thị trường châu Á.
Chiến lược xoay trục Châu Á của Nga không chỉ muộn màng mà còn đến vào thời điểm "bão táp". Giá nguyên liệu thô sụt giảm. Nền kinh tế của Trung Quốc rơi vào tình trạng suy thoái. Những yếu tố này khiến Trung Quốc không còn mặn mà với tài nguyên của Nga.
Đó là chưa kể, lệnh cấm vận đang cản trở các ngân hàng Trung Quốc giao dịch với đối tác Nga. Chiến dịch "diệt quan tham" của ông Tập cũng khiến các quan chức và lãnh đạo các tập đoàn của nhà nước nhiều phen đau đầu.
Việc chính phủ Nga liên tục thay đổi chính sách cùng môi trường đầu tư không thuận lợi cũng là những nhân tố khiến cho nhiều nhà đầu tư ngần ngại. Năm 2015, tổng giá trị vốn đầu tư của Trung Quốc vào Nga là 560 triệu USD, chưa đầy 0,5% tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài của nước này.
Nga và Trung Quốc là gì của nhau?
Nhưng dù vấp phải những trở ngại này, việc Nga xoay trục sang Trung Quốc đang thực sự diễn ra, chỉ là không ở quy mô mà nhiều người Nga mong đợi.
Tuy tổng giá trị thương mại của Nga giảm gần 30% trong năm ngoái nhưng thị phần của nhà đầu tư Trung Quốc lại đang tăng lên. Theo ngân hàng TW Nga, Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn thứ 2 của nước này với khoản vay lên tới 18 tỉ USD.
Trong 9 tháng đầu năm ngoái, Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ 2 của Trung Quốc chỉ sau Ả rập xê út và vươn lên vị trí thứ 1 vào 3 tháng cuối năm. Nga và Trung Quốc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau mặc dù sự phụ thuộc chưa rõ nét lắm và có thể đổi chiều bất cứ lúc nào.
Nếu thị trường vẫn diễn biến theo chiều hướng như hiện tại trong thời gian trung hạn (giá nguyên liệu thô thấp, lệnh cấm vận và không có những cuộc cải tổ), các chuyên gia cho rằng cán cân trong mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc sẽ nghiêng về phía Trung Quốc.
Và Moskva chẳng khác nào "cậu em trai nhỏ" của Bắc Kinh. Tình huống này khiến cho giới chức và chuyên gia Nga vô cùng lo ngại.
Còn nếu coi Nga là "bà chị lớn" thì lại càng đáng lo ngại hơn. Bởi người chị thường yếu vế mặt thể chất nhưng lại có chỗ đứng quan trọng trong gia đình, cần được chăm sóc nhiều.
Chính sách ngoại giao Nga gắn chặt với tư tưởng "quan hệ đối tác ngang bằng", đến mức nước này không còn nhìn nhận một cách thực tế xem, làm thế nào để có lợi trong mối quan hệ ấy với mức rủi ro tối thiểu.
Khái niệm "cậu em trai nhỏ" của Bắc Kinh chỉ có ý nghĩa đánh vào mặt cảm xúc chứ không hề thực tế.
Nhưng đó không phải là vấn đề.
Vấn đề thực sự nằm ở chỗ: Nếu Chính phủ và cộng đồng kinh doanh của Nga không nỗ lực, mối quan hệ sẽ lệch về phía có lợi cho Bắc Kinh.
theo Trí Thức Trẻ
Chuyên gia TQ bình luận việc Nga giúp VN sản xuất 3.000 tên lửa
Khang Minh |
Khả năng Việt Nam có được công nghệ của tên lửa KCT-15 và bắt đầu tự sản xuất loại tên lửa này khiến bất cứ đối phương nào phải e ngại.
Theo phương tiện truyền thông nước ngoài, gần đây Việt Nam và Nga đã đạt được thỏa thuận, theo đó Công ty Tên lửa chiến lược Nga (KTRV) sẽ bán công nghệ chế tạo tên lửa KCT-15 cho Việt Nam để chế tạo 3.000 quả tên lửa KCT-15, bao gồm các phiên bản phóng trên tàu, trên máy bay và trên đất liền.
Ngoài ra, công ty tên lửa chiến lược Nga còn bán những tên lửa nguyên đai nguyên kiện loại này cho Việt Nam.
Về vấn đề này, trong một bài viết trên trang Eastday của Thượng Hải, nhà bình luận quân sự Cốc Hỏa Bình cho biết KCT là phiên bản cải tiến của tên lửa Uran mà quân đội Nga trang bị, nó sử dụng phương thức dẫn đường vệ tinh hỗ trợ, tầm bắn tối đa của nó lên tới 260km, có thể mang đầu đạn nặng 300kg, lực sát thương của bộ phận chiến đấu cũng tăng.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu Việt Nam sản xuất 3.000 quả tên lửa KCT-15 này có tầm bắn xa hơn, uy lực lớn hơn, thì khả năng sát thương đối với kẻ thù càng mạnh.
Nhà bình luận này cho rằng, Việt Nam đã trở thành nước Đông Nam Á có lực lượng quân sự mạnh nhất khu vực.
Theo thống kê của phương tiện truyền thông, Quân đội Việt Nam hiện có các loại tên lửa công năng khác nhau, bao gồm tên lửa phóng Klub, tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Yakhont cho tổ hợp tên lửa bờ K-300P (Bastion-P), tên lửa chống hạm phóng trên tàu Uran-E và tên lửa chống hạm Kh-31A dùng cho chiến đấu cơ Su-30MK2.
Nếu Việt Nam có được công nghệ của tên lửa KCT-15 và bắt đầu tự sản xuất loại tên lửa này, chắc chắn sẽ làm tăng số lượng tên lửa và khả năng tấn công của nó.
Tuy nhiên nhà bình luận quân sự Cốc Hỏa Bình cũng cho biết thêm, hiện nay số lượng đầu đạn của tên lửa Kh-31A và Kh-35 mà Việt Nam trang bị tương đối ít, nếu muốn tiêu diệt tàu nổi loại 3.000 tấn Việt Nam phải phóng ít nhất 3 – 4 quả tên lửa, như thế, có thể không thể duy trì tác chiến lâu dài.
Nhưng nếu Quân đội Việt Nam có được lượng lớn tên lửa KCT-15, xu hướng tác chiến của quân đội Việt Nam tất nhiên sẽ có sự thay đổi, khả năng tác chiến trên biển của Việt Nam chắc chắn phải tăng đáng kể.
theo Thế giới trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét