Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Sự thật lập trường của Nga về Biển Đông có đúng như Trung Quốc rêu rao?; Sputnik cổ súy Mỹ rời khỏi Biển Đông, để các nước "quy thuận" Trung Quốc?; Báo Nga: Mỹ đang thổi phồng mối đe dọa với Trung Quốc

(VTC News) - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam lên tiếng chính thức về lập trường của Nga về tranh chấp Biển Đông.
Trước khi Tòa án Trọng tài quốc tế ở Hague ra phán quyết vụ kiện Biển Đông của Philippines vào ngày 12/7, các phương tiện truyền thông của một số nước cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của Sputnik về lập trường của Nga với vấn đề Biển Đông, ông Konstantin Vnukov, Đại sứ Nga tại Việt Nam khẳng định:
"Nga giữ lập trường rõ ràng về tranh chấp Biển Đông. Đây không phải là quan điểm nước đôi và Nga nhiều lần nói rõ lập trường này ở tất cả các cấp, bao gồm cả cấp cao nhất.


dai su nga

Ông Konstantin Vnukov, Đại sứ Nga tại Việt Nam


Nói ngắn gọn, Nga không phải một bên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhưng chúng tôi có những lợi ích ở vùng này, kể cả ở Việt Nam. Chúng tôi muốn tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp".
Ông Vnukov khẳng định Nga dứt khoát chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, chống lại việc gia tăng quân sự hóa trong khu vực.
"Chúng tôi cho rằng, lối thoát tốt nhất và duy nhất ra khỏi tình trạng này là việc tổ chức cuộc đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cụ thể, Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển và các tài liệu được thảo ra giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Video Trung Quốc quân sự hóa trái phép các đảo ở Biển Đông
Trên cơ sở các tài liệu này nên tìm kiếm những giải pháp mà các bên đều có thể chấp nhận được. Như Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói gần đây, chúng tôi phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp, chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp", Đại sứ Nga tại Việt Nam nói thêm.
Ông cho biết, Nga kêu gọi giữ bình tĩnh, kiềm chế và không để những cuộc tranh chấp biến khu vực này thành một 'điểm nóng' - trên thế giới hiện có quá nhiều điểm nóng - chúng tôi hướng tới tất cả các bên: tới Trung Quốc, tới các nước ASEAN hiện có tranh chấp với quốc gia này.


"Đây là lập trường của Nga. Quan điểm này là rất rõ ràng, và không nên nghi ngờ Nga đang nghiêng về ủng hộ bên này hoặc bên kia", Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov kết luận.


Sputnik cổ súy Mỹ rời khỏi Biển Đông, để các nước "quy thuận" Trung Quốc?


(GDVN) - Bắc Kinh biết ai đó thất thế phải quỵ lụy mình thì không có chuyện đối phương ngồi cùng mâm, cùng chiếu với họ mà chỉ có thể đóng vai trò "đối tác chiếu dưới".

Tờ báo Nga Sputnik News ngày 1/7 đưa tin, trong lúc Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung lớn nhất thế giới RIMPAC do Hoa Kỳ tổ chức bắt đầu từ ngày hôm qua 30/6, nhà phân tích chính trị Alexander Mercouris đã tham gia thảo luận với đài Sputnik về nguy cơ xung đột ở Biển Đông và các kịch bản có thể xảy ra.
Theo Sputnik, Alexander Mercouris là một nhà quan sát quốc tế ở London, Anh quốc. Ông đặc biệt quan tâm đến Nga và pháp luật, thường xuyên bình luận trên truyền hình và tham dự các hội thảo.
Alexander Mercouris trả lời phỏng vấn đài Russia Today, ảnh: The Telegraph.
Alexander Mercouris có 12 năm làm việc tại Tòa án Tư pháp Hoàng gia ở London với vai trò một luật sư chuyên về quyền con người và hiến pháp.
Biện bạch cho Trung Quốc, đổ tội cho Hoa Kỳ.
Cuộc tập trận RIMPAC năm nay theo Alexander Mercouris đã làm nổi bật những mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington: "Một mặt, Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng trở nên đối đầu với nhau ở Biển Đông và các nơi khác. Mặt khác, họ không muốn phải xác định rõ ràng là kẻ thù của nhau trong thời điểm hiện tại."
Theo ông, sự tham gia của Trung Quốc vào RIMPAC năm nay rõ ràng là một sự thỏa hiệp. Rất nhiều quan điểm ở Mỹ xem Trung Quốc là kẻ thù, điển hình như Thượng nghị sĩ John McCain "chống Trung Quốc suốt đời".
Alexander Mercouris bình luận, còn về phần mình, Trung Quốc không coi Hoa Kỳ là kẻ thù. Từ những năm 1970 Bắc Kinh đã thông qua chính sách "giấu mình chờ thời" và xác định không thách thức quyền bá chủ của Mỹ. Bắc Kinh đang tập trung vào phát triển kinh tế, địa chính trị nhiều hơn.
"Trung Quốc đang trở thành một quốc gia ngày càng mạnh mẽ. Họ vẫn chưa phải cường quốc toàn cầu như Hoa Kỳ. Vì vậy người Trung Quốc đã nhiều lần chỉ ra rằng, họ đang chuẩn bị để làm việc trong một hệ thống do Mỹ dẫn đầu", Alexander Mercouris nói.
Ông cho rằng, vấn đề đối với Washington là nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc có thể một ngày nào đó sẽ vượt qua Mỹ. Điều này đã dẫn đến cuộc xung đột ở Biển Đông, nơi Mỹ đã đẩy Bắc Kinh vào một bế tắc quân sự.
"Chính là Mỹ tự đưa mình vào các xung đột ở Biển Đông. Chính Mỹ đã cố gắng thành lập một "đường dây" giữa các nước Thái Bình Dương và họ đang rõ ràng chống lại Trung Quốc, mặc dù không ai nói ra. Chiến lược Mỹ xoay sang châu Á là để kiềm chế Trung Quốc. Và dĩ nhiên chính Mỹ đang thổi phồng mối đe dọa với Trung Quốc.
Tuy nhiên sẽ là vấn đề nếu Mỹ coi việc biến Trung Quốc thành kẻ thù sẽ giúp họ duy trì vị trí thống trị của mình. Rất khó có thể xem Trung Quốc đang thực sự gây bất ổn như thế nào ở Thái Bình Dương, người Mỹ nên xem lại cách tiếp cận của họ với châu Á.
Nếu một nước bên ngoài khu vực như Mỹ ra khỏi đây, tất cả các nước trong khu vực từng có một mối quan hệ lịch sử lâu dài với Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ đi đến một thỏa hiệp với Trung Quốc. Nếu Mỹ can thiệp vào các cuộc tranh chấp sẽ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ và kéo dài", Alexander Mercouris bình luận.
Lập luận mâu thuẫn bộc lộ ý đồ 
Cá nhân người viết cho rằng, Alexander Mercouris chính xác khi nhận định, cuộc tập trận RIMPAC năm nay có sự tham gia của Bắc Kinh rõ ràng là một sự thỏa hiệp giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Có lẽ đây là nhận định duy nhất của vị luật sư này đúng với những gì đang diễn ra trên thực tế. Còn lại những lập luận của ông hết sức phiến diện, chỉ nhằm bao che cho các hành vi bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hai hổ khó sống chung một núi

Thứ nhất, việc nói Thượng nghị sĩ John McCain "chống Trung Quốc" suốt đời mà không đưa ra bằng chứng e rằng hơi khiên cưỡng, thành kiến và có phần quy chụp cho ông.
Cá nhân người viết theo dõi thấy, Thượng nghị sĩ John McCain là người đấu tranh mạnh mẽ chống các hành vi bành trướng, phiêu lưu quân sự, chà đạp luật pháp quốc tế mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông chứ không phải "chống Trung Quốc".
Thứ hai, luận điểm Alexander Mercouris cho là Mỹ xác định Trung Quốc là kẻ thù, còn Bắc Kinh thì ngược lại, là không thuyết phục. Về mặt các tuyên bố chính thức từ quan chức và truyền thông nhà nước hai phía, Hoa Kỳ luôn khẳng định tôn trọng và mong muốn Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, trở thành cường quốc có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự và luật pháp quốc tế hiện đại.
Ngược lại, Trung Quốc luôn tuyên truyền Mỹ "leo thang quân sự hóa Biển Đông" khi nước này thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do, an ninh hàng hải, hàng không ở Biển Đông, bảo vệ hòa bình ổn định và luật pháp quốc tế trong khu vực.
Trong khi đó Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng có các tuyến hàng hải thương mại trọng yếu huyết mạch đi qua, nơi Mỹ có lợi ích cốt lõi.
Tuy nhiên Bắc Kinh tìm mọi cách để hất Washington khỏi đây để một mình một chiếu, dễ bề thao túng. Cái gọi là "giấu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình dường như đã bị ông Tập Cận Bình quẳng vào sọt rác từ khi lên nắm quyền. 
Nhận xét của Alexander Mercouris rằng Bắc Kinh vẫn chỉ đang tập trung phát triển kinh tế, địa chính trị, chấp nhận trong "khuôn khổ toàn cầu do Mỹ dẫn đầu" cho thấy, một là ông không hề biết chuyện Tập Cận Bình có ý muốn "chia đôi Thái Bình Dương" với Barack Obama từ tháng 6/2013?
Hai là ông không hề biết cho đến nay Trung Quốc tìm mọi cách tuyên truyền về "quan hệ 2 nước lớn mô hình mới" bằng vai phải lứa với Hoa Kỳ nhưng Washington chưa bao giờ thừa nhận?
Những hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông, bồi đắp các đảo nhân tạo, kéo tên lửa máy bay ra khu vực Trung Quốc nhảy vào tranh chấp (và chiếm đóng bất hợp pháp) ở Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), bẻ cong và "giải thích lại" luật pháp quốc tế theo kiểu Trung Quốc để có lợi cho tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, liệu luật sư Alexander Mercouris có biết không và ông giải thích nó thế nào?
Đặc biệt là việc Trung Quốc thúc đẩy hiện thực hóa đường lưỡi bò bành trướng nhằm "liếm trọn Biển Đông" đã buộc Philippines phải khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm UNCLOS 1982 ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).
Tòa sẽ có phán quyết vào ngày 12/7 tới, nhưng cho đến nay Bắc Kinh vẫn khăng khăng chối bỏ vai trò, phán quyết của PCA được thành lập đúng theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 mà Trung Quốc là một thành viên.
Là một nhà quan sát quốc tế, đặc biệt lại là một luật sư làm việc ở quốc gia hàng đầu về luật như Anh quốc, nếu nói Alexander Mercouris không biết gì về vụ kiện này và phán quyết sắp tới thì không thể tin được. Nếu ông biết mà vẫn tuyên truyền té nước theo mưa đi sau Bắc Kinh thì phải giải thích thế nào đây?
Thứ ba, với đoạn kết của bài báo trên Sputnik News hômm nay, dường như Alexander Mercouris đang hỗ trợ Bắc Kinh trong việc tung hỏa mù dư luận tuyên truyền ở những nước đang có nhiều mâu thuẫn với Mỹ, đồng thời lại khát tiền Trung Quốc như Nga.

Cảnh giác trên Biển Đông sau Tuyên bố chung Trung - Nga

Phải chăng Alexander Mercouris và Sputnik News muốn hất Mỹ khỏi Biển Đông để các nước trong khu vực "quy thuận Trung Quốc"? 
Tuy nhiên người viết cho rằng, điều này chỉ có trong giấc mơ và chỉ lừa gạt được một số ít người thiếu thông tin, hoặc chỉ được cung cấp thông tin không chính xác từ Trung Quốc mà thôi.
Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Vladimir Putin cho thấy, Moscow dường như đang quá cần Bắc Kinh trên cả phương diện kinh tế lẫn chiến lược, muốn hình thành một "mặt trận chống Mỹ và phương Tây".
Nhưng tiếc rằng khi động đến tiền bạc, Trung Quốc không hào phóng như những gì họ tuyên bố. Dự án cung cấp khí đốt 400 tỉ USD vẫn còn "đắp chiếu", 30 thỏa thuận Nga vừa ký kết với Trung Quốc chủ yếu mới là hiệp định khung, khi nào Trung Quốc giải ngân còn chưa biết. Đó là thực tế.
Cuộc tập trận RIMPAC năm nay có sự tham gia của Trung Quốc thiết nghĩ nên được xem là một lời cảnh báo đối với Nga chứ không chỉ dừng lại ở thỏa thiệp Trung - Mỹ đơn thuần. Trung Quốc và Nga hợp tác an ninh trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, nhưng Trung Quốc cũng hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ RIMPAC. Nói cách khác, Bắc Kinh vẫn "hai mang".
Khi bỏ cả trứng vào một giỏ thì rủi ro rất lớn, khi Bắc Kinh biết ai đó thất thế phải quỵ lụy mình thì không có chuyện đối phương ngồi cùng mâm, cùng chiếu với họ mà chỉ có thể đóng vai trò "đối tác chiếu dưới", bởi hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. Những lời có cánh vẫn chỉ là chót lưỡi, đầu môi.

(Quốc tế) - Sputnik dẫn lời chuyên gia cho rằng, rất khó có thể xem Trung Quốc đang thực sự gây bất ổn như thế nào ở Thái Bình Dương.

Tờ Sputnik (Nga) ngày 1/7 dẫn bình luận của nhà phân tích chính trị  Alexander Mercouris về nguy cơ xung đột ở Biển Đông và các kịch bản có thể xảy ra. Ông Mercouris là một nhà quan sát quốc tế ở London (Anh), đặc biệt quan tâm đến Nga và pháp luật.
Hiện Trung Quốc đang tham gia cuộc tập trận chung lớn nhất thế giới RIMPAC do Mỹ tổ chức (từ ngày 30/6) và Mercouris cho rằng cuộc tập trận đã làm nổi bật những mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Wasington.
Bao Nga: My dang thoi phong moi de doa voi Trung Quoc
Tàu khu trục Lan Châu của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: SCMP
“Một mặt, Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng trở nên đối đầu với nhau ở Biển Đông và các nơi khác. Mặt khác, họ không muốn phải xác định rõ ràng là kẻ thù của nhau trong thời điểm hiện tại”.
Theo ông, sự tham gia của Trung Quốc vào RIMPAC năm nay rõ ràng là một sự thỏa hiệp. Rất nhiều quan điểm ở Mỹ xem Trung Quốc là kẻ thù, điển hình như Thượng nghị sĩ John McCain “chống Trung Quốc suốt đời”.
Alexander Mercouris bình luận, còn về phần mình, Trung Quốc không coi Mỹ là kẻ thù. Từ những năm 1970 Bắc Kinh đã thông qua chính sách “giấu mình chờ thời” và xác định không thách thức quyền bá chủ của Mỹ. Bắc Kinh đang tập trung vào phát triển kinh tế, địa chính trị nhiều hơn.
“Trung Quốc đang trở thành một quốc gia ngày càng mạnh mẽ. Họ vẫn chưa phải cường quốc toàn cầu như Mỹ. Vì vậy người Trung Quốc đã nhiều lần chỉ ra rằng, họ đang chuẩn bị để làm việc trong một hệ thống do Mỹ dẫn đầu”, Alexander Mercouris nói.
Ông cho rằng, vấn đề đối với Washington là nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc có thể một ngày nào đó sẽ vượt qua Mỹ. Điều này đã dẫn đến cuộc xung đột ở Biển Đông, nơi Mỹ đã đẩy Bắc Kinh vào một bế tắc quân sự.
“Chính là Mỹ tự đưa mình vào các xung đột ở Biển Đông. Chính Mỹ đã cố gắng thành lập một “đường dây” giữa các nước Thái Bình Dương và họ đang rõ ràng chống lại Trung Quốc, mặc dù không ai nói ra. Chiến lược Mỹ xoay sang châu Á là để kiềm chế Trung Quốc. Và dĩ nhiên chính Mỹ đang thổi phồng mối đe dọa với Trung Quốc.
Tuy nhiên sẽ là vấn đề nếu Mỹ coi việc biến Trung Quốc thành kẻ thù sẽ giúp họ duy trì vị trí thống trị của mình. Rất khó có thể xem Trung Quốc đang thực sự gây bất ổn như thế nào ở Thái Bình Dương, người Mỹ nên xem lại cách tiếp cận của họ với châu Á.
Nếu một nước bên ngoài khu vực như Mỹ ra khỏi đây, tất cả các nước trong khu vực từng có một mối quan hệ lịch sử lâu dài với Trung Quốc cuối cùng cũng sẽ đi đến một thỏa hiệp với Trung Quốc. Nếu Mỹ can thiệp vào các cuộc tranh chấp sẽ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ và kéo dài”, Alexander Mercouris nhận định.
Những diễn biến và tuyên bố của Mỹ và Trung Quốc trên thực tế không như học giả Mercouris bình luận trên Sputnik. Suốt thời gian qua, Trung Quốc khiến dư luận quốc tế bất bình với những hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông, bồi đắp các đảo nhân tạo, kéo tên lửa máy bay ra khu vực Trung Quốc nhảy vào tranh chấp (và chiếm đóng bất hợp pháp) ở Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Trong khi đó, Mỹ luôn khẳng định tôn trọng và mong muốn Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, chính giới Mỹ đã nhiều lần khẳng định Washington tôn trọng và mong muốn Trung Quốctrở thành cường quốc có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự và luật pháp quốc tế hiện đại.
Ngày 30/6, nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, phát biểu tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung Quốc tại Bắc Kinh (diễn ra từ ngày 5-7/6), Ngoại trưởng Kerry nói rõ rằng nếu Bắc Kinh đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên các vùng biển tranh chấp, Washington sẽ “buộc phải hành động”. Động thái này như là tín hiệu cho thấy Mỹ tăng cường kiềm chế Bắc Kinh, nhất là trước cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 vào đầu tháng 9 tại TP Hàng Châu – Trung Quốc.
Trong khi đó, về phía Nga, truyền thông nước này nhiều lần dẫn tuyên bố của quan chức Nga về quan điểm của Moscow liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông. Gần đây, trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin, Đại sứ Nga tại Bắc Kinh, ông Andrei Denisov nói với báo chí rằng, những cáo buộc Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông không có cơ sở thực tế. Ngược lại, ông cho rằng, Bắc Kinh quan tâm đến bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
(Theo Đất Việt)
Hồng Thủ

Không có nhận xét nào: