Lời bàn: Kiến nghị Thủ tướng cho đuổi bớt đám quan chức của Bộ CT cho về nhà nuôi " GÀ NGU"-( thuật ngữ dân nuôi gà đặt tên cho ...gà công nghiệp )
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, công tác cán bộ tại cơ quan này còn nhiều bất cập, tạo dư luận không tốt và gây ảnh hưởng tới uy tín của ngành.
Không trực tiếp nhắc tới những vụ lùm xùm trong bổ nhiệm nhân sự ngành công thương thời gian gần đây, song chỉ đạo Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2016 của Bộ ngày 12/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng công tác cán bộ tại cơ quan này còn nhiều bất cập, tạo dư luận không tốt và gây ảnh hưởng tới uy tín của ngành.
Hiện Bộ Công Thương nắm giữ 30 cục, vụ, chưa kể các viện, hiệp hội, rồi 10 trường đại học, 22 trường cao đẳng, 11 tập đoàn, tổng công ty… với bộ máy lên tới hàng vạn người. Nêu tên từng Thứ trưởng, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu mỗi vị lãnh đạo của bộ phải cơ cấu ngay bộ phận mình phụ trách.
“Người thì đông, đi vào rồi lại đi ra, làm việc không có hiệu quả thì làm sao phát triển được. Chúng ta cứ nói tái cơ cấu toàn ngành nhưng ngay trong bộ máy của Bộ Công Thương cũng cần tái cơ cấu triệt để, công khai. Người nào việc nấy mới có hiệu quả, xác thực”, Thủ tướng đặt ra yêu cầu với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Ông cũng cho rằng, ngành công thương phải thay đổi cơ bản cách quản lý để xây dựng một nền kinh tế thị trường thực chất, hiệu quả với sự tham gia của khu vực doanh nghiệp tư nhân.
"Việc nào thị trường làm tốt hơn thì để thị trường tự vận động, Nhà nước chỉ tập trung vào những việc mà thị trường làm không tốt. Tổ chức, quản lý thị trường bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch, chống độc quyền", Thủ tướng dứt khoát.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương cần cơ cấu lại bộ máy cồng kềnh.
|
Đồng thời, lãnh đạo Chính phủ cho rằng phải làm sao để công nghiệp, thương mại trong nước có thể dịch chuyển nhanh, cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu không đổi mới, sáng tạo thì sẽ trở thành nền kinh tế đơn thuần gia công. Ông cũng lưu ý cùng với phát triển kinh tế, phải kiên quyết bảo vệ môi trường, gồm môi trường tự nhiên và xã hội, môi trường cạnh tranh, đặc biệt là môi trường sống của người dân.
“Các tập đoàn đa quốc gia có tầm quan trọng, vai trò thiết kế luật chơi và làm chủ chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng không thể phát triển với bất cứ giá nào", ông nói thêm.
Từ vụ việc Formosa Hà Tĩnh xả thải ra môi trường gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, để lại hậu quả nặng nề cho môi trường biển... một lần nữa được Thủ tướng nhắc nhở. "Vụ việc để lại cho chúng ta bài học gì trong thu hút đầu tư, tăng trưởng? Đề nghị các bộ, ngành địa phương cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và nhận trách nhiệm trước Thủ tướng, nhân dân nếu để xảy ra thảm hoạ môi trường tiếp theo".
Trước đó, Thủ tướng biểu dương những nỗ lực của ngành công thương trong việc duy trì tăng trưởng tốc độ sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất khẩu, đảm bảo cung - cầu hàng hóa trong nước. Ông cho rằng, mặc dù mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm nay chưa đạt như kỳ vọng, nhưng qua đó đã cho thấy ngành công thương có nỗ lực rất lớn trong bối cảnh giá dầu thô giảm, xuất khẩu toàn cầu gặp khó khăn.
Nhận định Bộ Công Thương là cơ quan nắm giữ nhiều lĩnh vực sản xuất quan trọng, đặc biệt là điều phối thị trường tiêu dùng trong nước, song người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ ra một số hạn chế, tồn tại như: quản lý thị trường còn bất cập, một số chuỗi doanh nghiệp bán lẻ bị nước ngoài chi phối, tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tiếp diễn. Việc quản lý bán hàng đa cấp chưa chặt chẽ, gây bức xúc trong xã hội…
Cho rằng những vấn đề nêu trên không thể giải quyết ngay trong 6 tháng cuối năm Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phải kế hoạch dài hơi để triển khai, đổi mới. Cán bộ trong ngành phải cùng nhau suy nghĩ, cùng hành động để xây dựng cơ chế chính sách trong thời gian tới, đặc biệt trong tổ chức thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
“Ngành công thương cùng cả nước thực hiện quyết liệt, tập trung tái cơ cấu, nỗ lực phấn đấu cao nhất, bằng hoặc cao hơn mục tiêu GDP là 6,7%. Xuất khẩu năm nay phải đạt bằng hoặc cao hơn 10% so với 2015”, Thủ tướng quả quyết.
Để đạt được mục tiêu này, ông yêu cầu các cán bộ cần làm việc với tinh thần khởi nghiệp, phục vụ doanh nghiệp, cái gì làm tốt hơn thì nên đề xuất, “Cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cũng phải thay đổi, cần chấm dứt cơ chế xin cho, không bao cấp và hỗ trợ cho sự yếu kém. Nếu cứ làm theo tư duy kế hoạch hoá thì sẽ thất bại”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đúc kết.
Nguyễn Hoài
( Vnexpress )
( Vnexpress )
Bộ trưởng Kim Tiến ra tay trấn áp bảo kê ở bệnh viện
12/07/2016 21:47 GMT+7
- Bộ trưởng Y tế yêu cầu cấm tuyệt đối ép buộc bệnh nhân, người nhà phải sử dụng các dịch vụ do bệnh viện đã ký với các đơn vị.
Bộ trưởng Y tế yêu cầu chấn chỉnh lại các dịch vụ do cá nhân, tổ chức bên ngoài cung cấp. Ảnh: Tiềnphong |
Sau vụ bảo vệ bệnh viện Nhi TƯ chặn xe cấp cứu chở bệnh nhi hấp hối, chiều nay, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có văn bản chỉ đạo toàn ngành chấn chỉnh lại toàn bộ các dịch vụ do tổ chức, cá nhân bên ngoài cung cấp cho bệnh viện như: bảo vệ, trông xe, vận chuyển người bệnh cấp cứu, căng tin, xử lý chất thải rắn y tế, bảo quản tử thi, dịch vụ tang lễ...
“Những hoạt động này còn tồn tại nhiều bất cập gây bức xúc trong dư luận xã hội và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người thầy thuốc và các cơ sở y tế”, văn bản nêu.
Bộ trưởng yêu cầu các bệnh viện trong toàn quốc khẩn trương rà soát hợp đồng đã ký kết về cung cấp dịch vụ để có biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh sai phạm.
Nếu có vi phạm, ứng xử không tốt, cần xử lý nghiêm, thậm chí chấm dứt các hợp đồng để tránh gây ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh và chất lượng khám chữa bệnh.
Khi tổ chức đấu thầu chọn đơn vị cung ứng dịch vụ phải thông tin rộng rãi, khách quan, minh bạch, lựa chọn những cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm chất lượng và giá cả hợp lý, được tập thể chấp nhận.
Phải công khai, niêm yết công khai giá các loại dịch vụ để người bệnh tự do lựa chọn.
“Đặc biệt đối với các dịch vụ vận chuyển người bệnh, tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi ép buộc người bệnh, người nhà người bệnh phải sử dụng dịch vụ do bệnh viện đã ký kết với các đơn vị bên ngoài”, Bộ trưởng Y tế chỉ đạo.
Người đứng đầu ngành y tế cũng yêu cầu các bệnh viện phải tổ chức tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho các nhân viên dịch vụ được thuê, phải có đơn vị thường xuyên giám sát.
Nếu xảy ra vi phạm, người đứng đầu cơ sở y tế sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng Y tế và người bệnh.
Thúy Hạnh
Bộ trưởng Công Thương: Xử lý dứt điểm vụ đề bạt cán bộ
12/07/2016 15:02 GMT+7
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết đang rà soát để xử lý dứt điểm các vấn đề trong công tác cán bộ thời gian qua.
Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngày 12/7, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, Bộ sẽ rà soát để bổ sung điều chỉnh các quy định về công tác cán bộ, đặc biệt là các vấn đề về quy hoạch, luân chuyển, đề bạt cán bộ, bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai.
Trước đó, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính - VAFI đã có ý kiến về công tác cán bộ tại Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Cụ thể là quyết định bổ nhiệm đối với ông Vũ Quang Hải, con trai cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh |
Trao đổi với báo chí về vụ việc trên, nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nguyên Chủ tịch Sabeco Phan Đăng Tuất và ông Vũ Quang Hải đều từng khẳng định việc bổ nhiệm hoàn toàn “đúng quy trình” và không có chuyện “bố bổ nhiệm con”.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát việc đề bạt, thuyên chuyển tất cả cán bộ trong giai đoạn 2013-2015.
Việc rà soát sẽ bao gồm cả các trường hợp tiếp nhận người từ bên ngoài về và các trường hợp được điều động từ Bộ Công Thương về nắm giữ vị trí trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc của các tập đoàn, tổng công ty, công ty thuộc Bộ
Mới đây, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, xem xét giải quyết kiến nghị của VAFI tại văn bản trên và thông báo kết quả giải quyết cho VAFI, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/7/2016.
Lương Bằng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Doanh nghiệp nhà nước ‘phải nhỏ đi’
'DN nhà nước phải thu gọn lại nhưng hiệu quả thì phải tăng lên' - đó là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi tham dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết 6 tháng của Bộ Công thương chiều 12.7.
Theo thống kê của người đứng đầu Chính phủ, Bộ Công thương đang quản lý hơn 10 tập đoàn, tổng công ty lớn nhưng tiến độ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp (DN) của ngành còn chậm cả về số lượng lẫn tỷ trọng bán vốn trong từng đơn vị.
Dẫn chứng câu chuyện của Sabeco và Vinamilk, Thủ tướng cho rằng, đối với các ngành không cần nhà nước chi phối như với bia rượu, sữa thì phải đẩy mạnh thoái vốn để thu về lợi nhuận cho ngân sách mà DN vẫn phát triển. "Nếu thấy DN yếu quá trong các lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ thì bán khoán đi cho tư nhân. Cứ giữ mãi tư tưởng quốc doanh thì rất khó phát triển", Thủ tướng lưu ý và nhấn mạnh: "Phải coi DN tư nhân là động lực của nền kinh tế, trong khi DN nhà nước phải thu gọn lại nhưng hiệu quả thì tăng lên".
Người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại về công tác tổ chức nhân sự của ngành này thời gian gần đây, mà theo Thủ tướng là "tạo dư luận không tốt". "Phải cơ cấu bộ máy. Ngay từng thứ trưởng phụ trách cũng phải tái cơ cấu nhân sự trong những bộ phận mình được giao. Đừng để người ta bảo bộ máy đông, đến 30 vụ cục mà không làm gì. Cũng đừng để người ta bảo nói mãi mà không chịu làm", Thủ tướng thúc giục.
Nguyên An
- Bộ Công Thương cảnh báo việc xuất lợn sang Trung Quốc (18/5)
- Bộ Công Thương đề xuất cho EVN vay lại vốn ODA (12/7)
- Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tư duy 'Hà Nội không vội được đâu' (4/6)
- Website thương mại điện tử phải đăng ký với Bộ Công Thương (5/6)
- Thủ tướng yêu cầu không đưa 3.500 giấy phép con vào nghị định (24/6)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét