Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

VÌ SAO LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC HOẢNG HỐT RUN SỢ KHI ĐÀI LOAN ĐÒI ĐỘC LẬP VÀ TT MỸ TỪ BỎ CHÍNH SÁCH "MỘT TRUNG QUỐC" ?; Tư cách nhạy cảm của Đài Loan trước thử thách của nhân tố Trump






Phạm Viết Đào.

Kết quả hình ảnh cho Tàng thư thạch Đảng CS Trung Quốc sụp đổ
Tàng thư thạch: ĐCS Trung Quốc sụp đổ có niên đại 200 triệu năm xuất hiện ở Quý Châu TQ...
Sở dĩ Trung Quốc, hoảng sợ và phản ứng một cách gay gắt, dữ dội việc khả năng Đài Loan tuyên bố đòi độc lập và TT Mỹ Trump từ bỏ chính sách “ một Trung Quốc” là bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thật sự lo lắng tình thế  này sẽ đẩy Trung Quốc đại lục trở về thời “ Đong chu liệt quốc”; thời Tam Quốc. Đó là giai đoạn ly khai, ly tâm, cát cứ và nội chiến hoang tàn làm tan ra 2 đế chế từng một thời hùng mạng đó là nhà Chu và nhà Hán…
Đế chế Đông-Tây Chu và Hán là hai đế chế trong 11 đế chế hung cường nhất của lịch sử thế giới cổ cận đại…
Những mầm mống, dữ liệu về làn một sóng đòi ly tâm này đang ngày càng xuất hiệu đậm đặc trong chính trường Trung Quốc hiện tại bởi: người dân Trung Quốc vốn đa sắc tộc, đa văn hóa, đa ngôn ngữ, dân số trên 1tỷ người, mỗi tỉnh tương đương với 1 quốc gia tầm trung của thế giới đang rên xiết dưới ách cai trị bởi một thể chế độc tài, toàn trị do ĐCSTQ gây ra…
Người dân Trung Quốc đang bị một lớp “đại phu đỏ” dối trá, bặm trợn, ăn tàn, phá hại đất nước, cướp bóc tài nguyên, tài sản công rồi sau đấy tìm cách chuồn sang các nước tư bản để làm một thần dân tự do đúng nghĩa…
Sở dĩ có làn sóng này là do các “ đại phu đỏ” họ tính đến cho muôn đời con cháu mai sau của họ; đối với họ hiện thời họ không thiếu một thứ gì từ tiền bạc, danh vị , súng đạn và quyền ngồi xổm trên pháp luật vì luật pháp thời CS ở Trung Quốc chỉ dành cho thứ dân…Thế tầng lớp “ đại phu đỏ” này đang nghĩ đến cái ngày phe nhóm của họ bị lật đổ, họ bị chết do quỹ luật thời gian thì con cháu họ khò lòng mà thoát khỏi những cú lưới vét…
Đó chính là mâu thuẫn nội tại, là tử huyệt khiến cho Trung Quốc lục địa đang nổi lên làn sóng ly khai và ly tâm…
Với chính sách Đài Loan hiên ngang đòi độc lập; Với chính sách từ bỏ “ một Trung Hoa” của TT Mỹ Trump rất có thể là đòn tử huyệt đẩy thế chế độc tài toàn trị vào hố diệt vong và lịch sử Trung Cộng sẽ sang trang…
Nhưng tình hình Trung Quốc hiện tại rất giống với Liên Xô và các nước Đông Âu cuối những năm 80 đầu 90…
Để xem Tập Cận Bình và Trump ai nhanh tay hơn ai ?
Vận mệnh của đất nước, dân tộc Trung Hoa tốt xấu thế nào xem hồi sau sẽ biết ?
NHÂN DÂN TRUNG QUỐC HÃY CỐ LÊN !
THỜI KHẮC TIÊU DIỆT CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ ĐANG ĐẾN GẦN VỚI CÁC BẠN !
P.V.Đ.

Tư cách nhạy cảm của Đài Loan trước thử thách của nhân tố Trump


(Le Monde 16/12/2016) Qua cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan, Donald Trump đã làm rung chuyển « ảo tưởng dễ chịu »về hòa bình tại eo biển Formosa trong thập niên qua. 

Với các tuyên bố về Đài Loan, Donald Trump đã đưa ra ánh sáng một vấn đề tưởng chừng như đã giải quyết xong : đó là tư cách nhập nhằng của Đài Loan – tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc – tại một châu Á mà Trung Quốc luôn tìm cách thống trị ngày càng nhiều hơn. Và cũng tại châu lục này, sự hỗ trợ lâu dài của Mỹ đang bị ngờ vực, khi ứng cử viên Trump cổ vũ cho chủ trương cô lập.

Không hề đơn giản đối với Đài Loan : tất cả các nước lớn đều không công nhận Trung Hoa Dân Quốc. Chỉ có khoảng hai chục nước nhỏ có quan hệ ngoại giao với Đài Bắc, và việc bị loại ra khỏi các định chế Liên Hiệp Quốc khiến quốc gia dân chủ có chủ quyền với 23 triệu dân, là nền kinh tế thứ 21 thế giới, phải đứng ngoài lề. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, qua các luật chống ly khai.

Đài Loan, hay đúng hơn là người dân xứ Đài, có những tham vọng khác. Tuy vẫn duy trì « nguyên trạng » - không đòi độc lập cũng không muốn thống nhất, vì không còn cách nào khác hơn - nhưng họ ao ước có được tư cách « bình thường hóa »trong cộng đồng quốc tế. Chiến thắng áp đảo của bà Thái Anh Văn và đảng « đòi độc lập » của bà (theo từ ngữ của Bắc Kinh) trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng Giêng cho thấy điều đó.

Sự nhập nhằng đáng kể

Ông Mathieu Duchâtel, thuộc Ủy ban quan hệ quốc tế của châu Âu nhấn mạnh : « Mặc cho sự tách biệt trên thực tế giữa Trung Quốc cộng sản và Đài Loan từ sau nội chiến, và sự hiện diện của nhà nước Trung Hoa Dân Quốc, các tuyên bố chính trị khắp nơi trên thế giới đều duy trì khái niệm ảo về « Một nước Trung Hoa duy nhất ». Tình trạng chỉ có Trung Quốc được công nhận đã tạo ra một nguyên trạng, là hậu quả của tương quan lực lượng trong đó Trung Quốc thống trị ».

Tweet của ông Trump hôm 2/12 xác nhận ông đã nói chuyện điện thoại với « nữ tổng thống Đài Loan » đã làm đổ nhào « ảo tưởng dễ chịu » về hòa bình tại eo biển Đài Loan trong thập niên qua. Tuyên bố của tổng thống tân cử Mỹ hôm 11/12 với kênh truyền hình Fox News, rằng « Tôi không hiểu tại sao chúng ta phải gắn với chính sách một nước Trung Hoa, trừ phi có được thỏa thuận với Trung Quốc về những vấn đề khác, trong đó có thương mại » - đã nhắc nhở Bắc Kinh « nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất »  chỉ là việc riêng của họ.

Bởi vì ngoài sự nhập nhằng của thông cáo Thượng Hải năm 1972, trong đó Hoa Kỳ « ghi nhận » quan điểm của Trung Quốc, Washington bảo đảm « quyết tâm hòa bình » cho tư cách của Đài Loan - nhờ Taiwan Relations Act được Quốc hội thông qua năm 1979 và Sáu Cam Kết của Ronald Reagan năm 1982. Cả hai đạo luật này đã bảo đảm lâu dài việc bán vũ khí và quan hệ ngoại giao thực tế giữa Hoa Kỳ và Đài Loan.

Dưới mắt Đài Bắc, những phát biểu của ông Trump xứng đáng được các chính khách và chuyên gia Mỹ phá vỡ những cấm kỵ trong hai tuần qua. Tổng thống Mỹ tương lai đã khuyến khích chấp nhận chủ trương « Một Trung Quốc, một Đài Loan », thậm chí tiến đến « bình thường hóa » quan hệ ngoại giao với quốc gia dân chủ năng động này – đối nghịch với chế độ « độc tài sát nhân » Cuba - như một diễn đàn trênWashington Post đề nghị.

Một nền ngoại giao để sống còn

Việc bảo vệ dân chủ như vậy đã hẳn là làm Đài Bắc an tâm,« vì Đài Loan chú trọng đến nền ngoại giao sống sót để hội nhập với phương Tây » - ông Duchâtel giải thích. Nhưng ông Trump cũng đã làm sống lại mối nguy dùng Đài Loan như là« tiền tệ trao đổi », kịch bản tệ hại nhất với Đài Bắc, khi các hồ sơ khác (Iran, Bắc Triều Tiên…) buộc người Mỹ phải chiều theo các đòi hỏi của Bắc Kinh.

Nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan nhận định :« Nguy cơ là Đài Loan trở thành một đòn bẩy đơn thuần, vào lúc ông Trump phải tính đến các thực tế khác. Và phe Cộng Hòa có truyền thống cay độc hơn trong việc bảo vệ dân chủ : chỉ có lợi ích của Hoa Kỳ mới là quan trọng ».

Nghịch lý là hiện nay Đài Loan được bảo vệ chắc chắn trước nguy cơ xâm lược của Trung Quốc, nhờ các mối liên hệ không chính thức với các quốc gia nhiều ảnh hưởng (Hoa Kỳ, Nhật Bản và các cường quốc châu Âu), hơn là qua các quan hệ ngoại giao chính thức với một nhúm các nước châu Mỹ la-tinh và Thái Bình Dương.

Lo sợ bị đổi chác

Nhà nghiên cứu Françoise Mengin, chuyên về Đài Loan ở Trung tâm nghiên cứu quốc tế trường đại học Science Po, khi gặp gỡ chúng tôi ở Đài Bắc đã nói : « Tất cả những tiến triển mới với Đài Loan nhắm vào việc duy trì vị trí, không phải trong một tiến trình công nhận, nhưng « bình thường hóa thực chất » quan hệ với các nước khác. Có nghĩa là thiết lập « phương tiện tránh né » tình trạng bị cô lập ngoại giao hiện nay ».

Sự lo ngại việc đem Đài Loan ra mặc cả với Trung Quốc khiến chính quyền Obama phải tái khẳng định, thông qua phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc hôm 12/12, rằng « Đài Loan không phải là một đòn bẩy, mà là đối tác thân thiết của Hoa Kỳ ». Tổng thống Barack Obama sẽ phải ký một đạo luật đưa trình Quốc hội, cho phép các quan chức Ngũ Giác Đài ở cấp nào đó được đến Đài Loan.

Nhiều đề nghị được đưa ra nhằm tăng cường quan hệ với Đài Bắc. Chẳng hạn việc đồng ý cho tổng thống Đài Loan thăm Hoa Kỳ, và các cuộc gặp gỡ cấp cao – các tổng thống Đài Loan trước đây chỉ tự giới hạn ở việc tiếp xúc các thượng nghị sĩ Mỹ khi « quá cảnh ». Trừ phi ông Trump không làm điều gì vội vã trước khi nhậm chức ngày 20 tháng Giêng, bà Thái Anh Văn sẽ phải quá cảnh New York vào đầu năm tới để viếng thăm chính thức Guatemala.

(http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/12/tu-cach-nhay-cam-cua-ai-loan-truoc-thu.html )

Chính phủ Trung Quốc gay gắt: Chính quyền Thái Anh Văn không biết nhục

Hải Võ | 
Chính phủ Trung Quốc gay gắt: Chính quyền Thái Anh Văn không biết nhục
Ông An Phong Sơn tại cuộc họp báo sáng 14/12 (Ảnh: Chinanews)

Người phát ngôn Văn phòng sự vụ Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc, ông An Phong Sơn chỉ trích gay gắt chính quyền bà Thái Anh Văn trong cuộc họp báo sáng nay, 14/12.









An Phong Sơn đưa ra tuyên bố hết sức nặng nề:
"Một số thế lực trên đảo [Đài Loan] ngoan cố lập trường 'Đài Loan độc lập' và đối địch với đại lục. Để thực hiện mục tiêu mà họ gọi là 'Đài Loan độc lập' đó, họ không tiếc bán thân dựa dẫm, sẵn sàng làm quân cờ cho thế lực bên ngoài chế ngự hòng kiềm chế Trung Quốc. Tâm thái như vậy đúng là không biết nhục, mà ngược lại còn cảm thấy vinh dự."
Trước đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho hay, ông Ngô Lễ Bồi - cố vấn của văn phòng nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn - đã có cuộc tiếp xúc không chính thức với Stephen Yates, một cố vấn thân tín của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, vào hôm 10/12 tại Đài Bắc.
Theo đó, ông Ngô hé lộ chính quyền bà Thái "không phản đối Mỹ xem Đài Loan như quân cờ để gây sức ép lên Trung Quốc đại lục", "chỉ cần Mỹ bảo đảm hỗ trợ Đài Loan về kinh tế và chính trị".
Tại cuộc họp báo sáng nay, ông An Phong Sơn tái khẳng định tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 12/12, rằng nguyên tắc "Một Trung Quốc" là cơ sở chính trị cho quan hệ Mỹ-Trung và là nền tảng cho sự ổn định ở vùng biển Đài Loan.
"Nếu [chính sách 'Một Trung Quốc'] bị phá hoại, hòa bình ổn định của biển Đài Loan sẽ bị đả kích nghiêm trọng," ông An nói.

Không có nhận xét nào: