Nguyên Phương Thứ Năm, ngày 15/03/2018 19:00 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Năm 2016 là năm đầu tiên CTCP Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) có lợi nhuận, đạt 54,02 tỷ đồng, tỷ lệ sinh lời tính trên vốn điều lệ là 1,49%.
Hàng loạt sai phạm "khủng" của Mobifone trong vụ mua 95% cổ phần AVG
MobiFone rút khỏi AVG để không làm mất vốn Nhà nước
Hé lộ khoản tiền gần 450 tỷ MobiFone chưa thanh toán cho AVG
Sau kết luận của Ban Bí thư, thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần giữa Mobifone và AVG bị huỷ bỏ
Những phát ngôn "nóng" vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG
Tổng giám đốc MobiFone Cao Duy Hải: “Sức khỏe của tôi tốt!”
Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà được điều chuyển về Bộ Thông tin và Truyền thông
Không có nhiều con số về hoạt động kinh doanh của AVG sau khi về tay MobiFone (Ảnh minh họa)
Theo báo cáo tài chính năm 2015 của Tổng Công ty Viễn Thông MobiFone, phần sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán có ghi: “Theo thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần số 2512/2015/MOBIFONE-AVG ngày 25 tháng 12 năm 2015 giữa Tổng công ty và đại diện các cổ đông chuyển nhượng cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu, Tổng công ty nhận chuyển nhượng 344.666.000 cổ phần (tương đương tỷ lệ sở hữu 95%) từ các cổ đông với số tiền 8.889.815.380 VND. Tại ngày 02 tháng 01 năm 2016, Tổng công ty đã hoàn tất việc nhận chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần theo thỏa thuận nêu trên”.
Hơn 1 năm sau, trong báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 và 3 năm gần nhất, Tổng Công ty Viễn Thông MobiFone cho biết, năm 2016 là năm đầu tiên CTCP Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) có lợi nhuận, đạt 54,02 tỷ đồng, tỷ lệ sinh lời tính trên vốn điều lệ là 1,49%.
Lợi nhuận AVG đạt 54,02 tỷ đồng, tỷ lệ sinh lời tính trên vốn điều lệ là 1,49% năm 2016
Cụ thể, năm 2016 được ban lãnh đạo MobiFone đánh giá là năm thành công với các công ty con của MobiFone, khi các công ty con đều mang lại lợi nhuận với tỷ suất sinh lời trên vốn điều lệ ở mức khá cao, điển hình là tỷ lệ sinh lời trên vốn điều lệ tại MobiFone Service đạt 39,69%, tại MobiFone Global đạt 25,96%.“Đây cũng là năm đầu tiên Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) có lợi nhuận đạt 54,02 tỷ đồng”, báo cáo nêu.
Tuy nhiên, báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2016 của MobiFone lại không đề cập nhiều tới hoạt động, mối quan hệ giữa MobiFone và AVG tính từ thời điểm MobiFone nhận chuyển nhượng 344.666.000 cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 95% AVG từ các cổ đông với số tiền 8.889.815.380 đồng vào ngày 2.1.2016.
Cụ thể, số phải thu ngắn hạn từ Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG): 510,372 triệu đồng, trong khi khoản phải trả người bán ngắn hạn và phải trả người bán là các bên liên quan đối với AVG lên tới hơn 550 tỷ đồng.
Khoản trả trước cho người bán ngắn hạn là cổ đông AVG thời điểm đầu năm 2016 là hơn 2.666 tỷ đồng được MobiFone thể hiện là đã trả hết trong báo cáo tài chính cùng năm.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ của hãng kiểm toán Deloitte về thương vụ MobiFone - AVG
Điểm đáng chú ý nhất về AVG trên báo tài chính của MobiFone chính là ý kiến kiểm toán ngoại trừ của hãng kiểm toán Deloitte.Cụ thể, theo báo cáo tài chính Công ty mẹ Mobifone 2016, giá trị của thương vụ mua lại AVG là 8.900 tỉ đồng. Sau khi mua lại, với kết quả doanh thu tăng, lợi nhuận giảm cùng một số khoản chi phí còn chưa rõ ràng, nên hãng kiểm toán Deloitte đã có ý kiến ngoại trừ khi không thể xác định được có cần thiết điều chỉnh giá trị này, cũng như có cần trích lập dự phòng hay không.
Deloitte cho rằng, đến ngày phát hành báo cáo, công ty này không được tiếp cận đầy đủ các thông tin liên quan đến hồ sơ chuyển nhượng vốn tại AVG. Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng thực hiện thanh tra việc chuyển nhượng vốn này và chưa có kết luận cuối cùng.
Do các vấn đề nêu trên, Deloitte không thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về giá trị khoản đầu tư của Mobifone vào AVG. Vì vậy, công ty kiểm toán này không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh giá trị của khoản đầu tư cũng như số dự phòng tổn thất cần trích lập hay không.
Ông Phạm Nhật Vũ cho rằng AVG sau khi về tay MobiFone hoạt động không hiệu quả (Ảnh minh họa)
Trái ngược với những thông tin, báo cáo từ phía MobiFone, tại cuộc họp mới đây giữa Tổng Công ty Viễn thông MobiFone và các cổ đông chuyển nhượng của AVG, ông Phạm Nhật Vũ – cổ đông AVG lại cho biết một trong những lý do dẫn tới quyết định hủy thương vụ bán cổ phần AVG cho MobiFone là kể từ khi đơn vị mới tiếp quản, AVG đã hoạt động không hiệu quả, bỏ lỡ nhiều cơ hội.Và bất ngờ hơn khi theo ông Phạm Nhật Vũ, MobiFone cũng chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho cổ đông chuyển nhượng theo Thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần số 2512/2015/MOBIFONE-AVG. Cụ thể, MobiFone có nghĩa vụ thanh toán nốt 5% tổng giá trị chuyển nhượng là gần 450 tỷ đồng vào ngày hoàn tất theo điều lệ 1.6 của Thỏa thuận chuyển nhượng.
Liên tục lỗ, AVG được 'mông má' để tăng giá bán ra sao?
TTO - Dù số lỗ lũy kế đến đầu năm 2015 là hơn 1.600 tỉ đồng nhưng tại thời điểm thẩm định giá, MobiFone vống lên rằng "doanh thu, lợi nhuận gộp AVG đang tăng dần..."
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, kể từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá, AVG liên tục lỗ, số lỗ lũy kế đến đầu năm 2015 là hơn 1.600 tỉ đồng. Giá trị còn lại của tài sản cố định chỉ là 208,5 tỉ đồng.
Thế nhưng khi bán 95% cổ phần (CP) cho MobiFone, AVG đã được "mông má" để nâng giá lên gấp nhiều lần.
"Dấu hiệu bất thường"
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dù biết rõ AVG đang trong tình trạng bết bát nhưng khi lập dự án đầu tư trình Bộ Thông tin - truyền thông phê duyệt, MobiFone vống lên rằng "doanh thu, lợi nhuận gộp AVG đang tăng dần, các chỉ số đều thể hiện sự tăng
Thanh tra Chính phủ đánh giá MobiFone cung cấp thông tin, báo cáo không trung thực, chính xác, đầy đủ... Trách nhiệm thuộc về HĐTV, chủ tịch và thành viên HĐTV MobiFone.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra một điều bất thường là giá trị hai tài sản của AVG đầu tư ngoài ngành khi được định giá để bán cho MobiFone đã tăng lên hàng chục lần so với số tiền đầu tư ban đầu.
Cụ thể, AVG sử dụng vốn cho kinh doanh dịch vụ truyền hình chủ yếu là vốn vay và vốn chiếm dụng để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn.
Đáng chú ý là việc đầu tư ngoài lĩnh vực truyền hình để mua lại CP tại hai công ty CP giống tằm Mai Lĩnh và An Viên B.P với số tiền gần 2.500 tỉ đồng.
Riêng khoản đầu tư hơn 670 tỉ đồng nhận chuyển nhượng 3,96 triệu CP tại Công ty CP giống tằm Mai Lĩnh cao gấp 17 lần mệnh giá CP.
AVG dự tính khu đất tại Hà Đông mà Công ty CP giống tằm Mai Lĩnh đang sử dụng sẽ được chuyển thành dự án bất động sản, thực tế chưa triển khai, khu đất vẫn đang thuê của Nhà nước.
Riêng khoản đầu tư 1.800 tỉ đồng nhận chuyển nhượng 15 triệu CP tại Công ty CP An Viên B.P cao gấp 12 lần mệnh giá CP.
AVG dự tính trong năm 2016 sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác dự án khai thác mỏ quặng bôxit Thọ Sơn và mỏ Thống Nhất tại tỉnh Bình Phước, thực tế đến nay Công ty CP An Viên B.P chưa được cấp quyền khai thác bôxit.
Thanh tra Chính phủ kết luận việc AVG đầu tư hai khoản ngoài lĩnh vực truyền hình nêu trên có dấu hiệu bất thường nhưng MobiFone vẫn mua, cần được tiếp tục làm rõ.
Vi phạm các tiêu chuẩn thẩm định giá
Theo kết luận thanh tra, các công ty tư vấn được MobiFone thuê xác định giá trị doanh nghiệp AVG đều định giá doanh nghiệp này có giá trị lớn gấp nhiều lần so với con số thực tế mà Thanh tra Chính phủ chỉ ra.
Cụ thể, kết quả thẩm định giá trị AVG của AASC là 33.299 tỉ đồng, của VCBS là 24.548 tỉ đồng, của Hanoi Valu là 18.519 tỉ đồng, còn của AMAX là 16.565 tỉ đồng.
TTCP khẳng định các kết quả thẩm định này đều không đảm bảo cơ sở pháp lý, không có cơ sở tin cậy, vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn thẩm định giá.
Mặc dù kết quả thẩm định của các đơn vị tư vấn không khách quan, không đảm bảo cơ sở pháp lý, đáng chú ý là AMAX đã sử dụng số liệu đầu vào bất hợp pháp... nhưng MobiFone đã nghiệm thu, đánh giá kết quả thẩm định giá của AMAX là "tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam".
Tổng số tiền theo hợp đồng mà MobiFone đã ký với hai công ty tư vấn là 3,19 tỉ đồng, đã chi số tiền 1,54 tỉ đồng, gây thiệt hại cho MobiFone.
Khi đàm phán giá mua CP, MobiFone sử dụng kết quả thẩm định giá do AMAX xác định để mua CP mà không trừ các khoản nợ phải trả 1.134 tỉ đồng, riêng việc làm này gây thiệt hại 1.134 tỉ đồng.
AMAX đã sử dụng số liệu đầu vào không có cơ sở để xác định "giá trị tài sản vô hình ngoài bảng cân đối kế toán là 13.448 tỉ đồng".
Theo Thanh tra Chính phủ, sau khi loại trừ giá trị tài sản vô hình 13.448 tỉ đồng và loại trừ nợ phải trả 1.134 tỉ đồng thì giá trị vốn chủ sở hữu của AVG tại thời điểm mua bán chỉ là 1.983 tỉ đồng.
"So với giá mua 95% CP của AVG là 8.889 tỉ đồng cho thấy nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.006 tỉ đồng" - kết luận nêu rõ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét