Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Chiến hạm Mỹ vào Biển Đông sẽ chọc giận Trung Quốc; VN tham gia tập trận hải quân lớn có thể làm TQ bực bội

Tàu sân bay USS Carl Vinson ở cảng biển Manila, Philippines, ngày 17/2/2018.
Các nhà quan sát nhận định rằng Trung Quốc sẽ giận dữ khi tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ USS Carl Vinson tiến vào vùng Biển Đông và thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam trong tuần sau.
Sau khi thăm cảng Manila của Philippines vào giữa tháng 2 vừa qua, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Michael Murphy đang ở Biển Đông và sẽ cập cảng Đà Nẵng lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào năm 1975.

Trong một thông cáo, Hải quân Mỹ nói, nhóm tàu chiến do mẫu hạm Carl Vinson dẫn đầu cùng với 5.500 thành viên sẽ thực hiện hoạt động tuần tra tự do hàng hải và đảm bảo an ninh khu vực, cũng như thực hiện các hoạt động trao đổi khác với các đối tác đồng minh trong khu vực.
Một số nhà phân tích dự báo rằng Trung Quốc sẽ đáp lại chuyến thăm của tàu hải quân Mỹ bằng cách tăng cường việc xây lắp các đảo nhân tạo và triển khai thêm máy bay chiến đấu.
Lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có thể đưa thêm các máy bay chiến đấu đến quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước, trong đó có Việt Nam.
Ông Alexander Huang, giáo sư nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Tamkang, Đài Loan, cho hay việc Trung Quốc duy trì máy bay chiến đấu sẽ ngốn rất nhiều chi phí.
Nhóm tàu hải quân do mẫu hạm USS Carl Vinson dẫn đầu sẽ thăm cảng Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3.
Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự của Đại học New South Wales, Australia, cho biết USS

Tàu sân bay USS Carl Vinson
Tàu sân bay USS Carl Vinson
là tàu quân sự lớn nhất và mạnh nhất của Mỹ tới thăm cảng Việt Nam từ trước đến nay.
Việt Nam thường lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông. Trong một bình luận hôm 22/2, giáo sư Thayer nói thêm rằng Hà Nội ủng hộ sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ ở vùng biển này nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
Các nước Đông Nam Á cũng như Đài Loan đều mong muốn Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện trong khu vực trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Giáo sư Huang nói thêm rằng: "Các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hầu như đều ủng hộ sự hiện diện của Mỹ, ngoại trừ Trung Quốc.”
Tuy nhiên, Malaysia, Philippines và Việt Nam cũng đang hợp tác với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ để gìn giữ hòa bình cũng như thắt chặt quan hệ kinh tế. Các nhà phân tích nói sự ủng hộ của các nước này đối với sự hiện diện của tàu USS Carl Vinson có thể không ồn ào, nhưng rất thú vị.

VN tham gia tập trận hải quân lớn có thể làm TQ bực bội

02/03/2018
Tàu hải quân Ấn Độ trong một cuộc tập trận hồi 2010, gần cảng Chennai.
Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân do Ấn Độ tổ chức vào tuần tới, một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc bực bội.
Ấn Độ sẽ tiếp đón lực lượng hải quân của ít nhất 16 quốc gia đến tham gia tập trận "trong bối cảnh thế quân sự của Trung Quốc đang ngày càng tăng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", hãng tin PTI của Ấn Độ cho hay.
Theo lời phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ, Đại tá DK Sharma, 16 quốc gia bao gồm Việt Nam, Úc, Malaysia, Maldives, Mauritius, Myanmar, New Zealand, Oman, Thái Lan, Tanzania, Sri Lanka, Singapore, Bangladesh, Indonesia, Kenya và Campuchia.
Tính cả các nước cử đại diện, cuộc tập trận có 23 nước tham gia.
Bắc Kinh đã cảnh báo rằng cuộc tập trận lớn được tổ chức ở Ấn Độ Dương có nguy cơ "làm lan rộng căng thẳng Trung-Ấn từ trên bộ ra biển".
Cuộc tập trận dài 8 ngày mang tên "Milan" - được xem như là một bước đi vững chắc để thúc đẩy chiến lược phòng thủ chung mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - sẽ được tổ chức ở quần đảo Andaman và Nicobar ở đông Ấn Độ Dương từ ngày 6/3.
Cuộc tập trận hải quân hai năm một lần này đã được tiến hành 9 lần kể từ năm 1995.
Việc các lãnh đạo hải quân và đại diện các nước tham gia sẽ thảo luận các động thái quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông cũng sẽ khiến Bắc Kinh tức giận.
Các nhà phân tích cho rằng đây là sự kiện hiếm hoi, có lẽ là lần đầu tiên có nhiều lực lượng hải quân của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và những nơi xa xôi sẽ gặp nhau để cùng trau dồi kỹ năng ở Ấn Độ Dương ngày càng căng thẳng.
Sự kiện diễn ra giữa lúc có những suy đoán rằng vùng biển rộng lớn này có thể thay thế Biển Đông để trở thành điểm nóng tiếp theo khi Bắc Kinh ngày càng mạnh bạo và tìm cách thế hiện sức mạnh ở ngoài biên giới của Trung Quốc.
Một bài xã luận mới đây của Nhật báo Giải phóng quân Trung Quốc cho rằng trong năm 2018, lực lượng này nên tiến hành tập trận và tăng cường sự hiện diện của họ tại những nơi mà hải quân và không quân Trung Quốc hiếm khi có mặt trước đây.
Hải quân Trung Quốc lâu nay vẫn tổ chức tập trận ở Hoàng Hải và Đông Hải, nhưng theo bài xã luận, "dự kiến các tàu chiến Trung Quốc sẽ hiện diện nhiều hơn ở các nơi khác trên thế giới".
(Asia Times, Thời báo Ấn Độ)
No media source currently available
0:000:00:550:46
 Đường dẫn trực tiếp
02/03/2018
Tàu hải quân Ấn Độ trong một cuộc tập trận hồi 2010, gần cảng Chennai.
Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân do Ấn Độ tổ chức vào tuần tới, một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc bực bội.
Ấn Độ sẽ tiếp đón lực lượng hải quân của ít nhất 16 quốc gia đến tham gia tập trận "trong bối cảnh thế quân sự của Trung Quốc đang ngày càng tăng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", hãng tin PTI của Ấn Độ cho hay.
Theo lời phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ, Đại tá DK Sharma, 16 quốc gia bao gồm Việt Nam, Úc, Malaysia, Maldives, Mauritius, Myanmar, New Zealand, Oman, Thái Lan, Tanzania, Sri Lanka, Singapore, Bangladesh, Indonesia, Kenya và Campuchia.
Tính cả các nước cử đại diện, cuộc tập trận có 23 nước tham gia.
Bắc Kinh đã cảnh báo rằng cuộc tập trận lớn được tổ chức ở Ấn Độ Dương có nguy cơ "làm lan rộng căng thẳng Trung-Ấn từ trên bộ ra biển".
Cuộc tập trận dài 8 ngày mang tên "Milan" - được xem như là một bước đi vững chắc để thúc đẩy chiến lược phòng thủ chung mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - sẽ được tổ chức ở quần đảo Andaman và Nicobar ở đông Ấn Độ Dương từ ngày 6/3.
Cuộc tập trận hải quân hai năm một lần này đã được tiến hành 9 lần kể từ năm 1995.
Việc các lãnh đạo hải quân và đại diện các nước tham gia sẽ thảo luận các động thái quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông cũng sẽ khiến Bắc Kinh tức giận.
Các nhà phân tích cho rằng đây là sự kiện hiếm hoi, có lẽ là lần đầu tiên có nhiều lực lượng hải quân của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và những nơi xa xôi sẽ gặp nhau để cùng trau dồi kỹ năng ở Ấn Độ Dương ngày càng căng thẳng.
Sự kiện diễn ra giữa lúc có những suy đoán rằng vùng biển rộng lớn này có thể thay thế Biển Đông để trở thành điểm nóng tiếp theo khi Bắc Kinh ngày càng mạnh bạo và tìm cách thế hiện sức mạnh ở ngoài biên giới của Trung Quốc.
Một bài xã luận mới đây của Nhật báo Giải phóng quân Trung Quốc cho rằng trong năm 2018, lực lượng này nên tiến hành tập trận và tăng cường sự hiện diện của họ tại những nơi mà hải quân và không quân Trung Quốc hiếm khi có mặt trước đây.
Hải quân Trung Quốc lâu nay vẫn tổ chức tập trận ở Hoàng Hải và Đông Hải, nhưng theo bài xã luận, "dự kiến các tàu chiến Trung Quốc sẽ hiện diện nhiều hơn ở các nơi khác trên thế giới".
(Asia Times, Thời báo Ấn Độ)
No media source currently available
0:000:00:550:46
 Đường dẫn trực tiếp


Không có nhận xét nào: