Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

HỘI THƠ NGUYÊN TIÊU MẬU TUẤT 2018 TẠI VĂN MIẾU: VẪN CHƯA TAN ĐƯỢC MÙI THUỐC SÚNG MẬU THÂN

Phạm Viết Đào.

Thường niên, vào dịp Nguyên Tiêu, Hội Nhà văn VN chủ trì tổ chức Hội thơ tại khuôn vien Văn Miếu-Quốc Tử Giám; Năm nay là năm thứ 15 tổ chức Hội thơ. Đây là dịp hàng ngàn người Hà Nội và các tỉnh lân cận yêu quý thơ, đã tập trung về đây để thưởng lãm không khí văn thơ và cũng là dịp để gặp bạn bè, trao tặng nhau thơ, bán thơ, triển làm thơ.
Chủ đề của Hội thơ thường chọn những bài thơ viết về đất nước, mùa xuân có gắn với tình hình thế sự đất nước. Năm nay kịch bản hội thơ có vẻ tập trung tô đậm cho chủ đề cuộc chiến Mậu Thân 1968, một cuộc tổng tấn công và nổi dậy trên khắp lãnh thổ Việt Nam cách đây 50 năm. Trong khi về sự kiện này không được báo chí nhắc đến nhiều trong thời gian qua, vậy mà giới văn học lại tìm cách tộ đậm trong ngày xuân mở đầu năm mới…

Clip quay sáng nay, khai mạc Hội thơ Nguyên Tiêu 2018

Cả cái khuôn viên bao quang giếng Thiên Quang, hàng năm vẫn dành để triển lãm thơ và các tác giả thơ; năm nay khuôn viên này dành cho việc trưng bày những tấm ảnh về cuộc tấn công Mậu Thân 1968 tại nhiều thành phố miền năm giai đoạn 1968; Về triển lãm tác giả, ưu tiên giới thiệu những tác giả viết thơ chiến tranh như Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Chim Trắng, Nguyễn Thi…
Nhiều người dự hội thơ năm nay cảm thấy buồn khi thấy đề cập tới một sự kiện mà trong nhiều người, họ vẫn cảm thấy đó là nỗi đau dân tộc không muốn nhắc nhớ đến. Tôi để ý thấy du khách thưa thớt dừng lại, lướt qua khu vực này rất nhanh không muốn dừng lại để ngắm nhìn những bức ảnh chiến tranh, cảnh tang thương chết chóc…
Ống kính quay bằng máy ảnh của người quay nghiệp tư, hoàn toàn không bố trí đã chộp được hình ảnh một cậu bé ngáp dài, vội vã bỏ đi trước bức ảnh chiến tranh, bom đạn của Mậu Thân 1968 ở Huế…


Đang quay, tôi nghe tiếng quen quen của 2 người đang bình luận về Hội thơ năm nay phía sau tôi cho rằng: triển lãm quá nhiều hình ảnh bom đạn của Mậu Thân 1968. Tôi quay lại thì nhận ra nhà văn Nguyễn Hiếu và nhà báo Xuân Ba. Thấy tôi quay ống kính về phía 2 nhà văn, nhà báo Xuân Ba dừng lời, còn Nguyễn Hiếu thì rụt rè không nhẽ tránh vì chính tôi nghe những lời trao đổi trước đó. Nguyễn Hiếu đã trả lời câu hỏi của tôi:”Không nên…không nên…trong ngày vui thế này không nên nhắc Mậu Thân, không nên bới nỗi đau, đau thì đau rồi, nên xích lại gần nhau…”


Một vài phụ nữ tuổi xồn xồn lắc lư theo tiềng nhạc dậm dật; còn những ông già đều thấy đăm chiêu khi nghe Tiến về Sái Gòn...

Tôi đang tiếp tục quay những bức ảnh chiến tranh thì nghe từ sân khấu chính vọng ra dàn đồng ca nam đang cất lên bài Tiến vào Sài Gòn của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Tôi vội chạy vào để quan sát xem khan giả hôm nay tiếp nhận hành khúc này một thời rực lửa này?
Khi ca khúc vừa cất lên mấy giai điệu thì tôi thấy nhiều người đứng tuổi quay ra, với vẻ mặt không lấy gì tươi tắn lăm. Quan sát thấy nhiều vị khách đầu đã hoa râm, thế hệ đã từng sống với “Tiến về Sài Gòn”… khuôn mặt đăm đăm buồn bã, không còn thấy cái không khí sục sôi của không khí chiến thắng năm nào.
Tôi đã chộp được một số hình ảnh bằng tay nghề và phương tiện nghiệp dư cho thấy: sự ảm đạm, buồn bã của khán giả hôm nay khi nghe lại ca khúc này; Cái ca khúc mà hồi trẻ thôi thúc họ lao vào lửa khói chiến trang bất chấp hy sinh…
Đáng tiếc, Chủ tịch Hội đồng thơ Việt Nam hiện tại là nhà thơ Vũ Quần Phương, chắc chắn ông là một trong những người tham gia cái kịch bản Hội thơ Mậu Tuất 2018; Vũ Quần Phương hiện đang có con trai được thành danh và được trọng dụng tại Mỹ, được hưởng lương Mỹ…Bản thân Vũ Quần Phương là người có thể sang Mỹ bất cứ lúc nào và cỏ thể ở bên Mỹ cả năm. Hơn ai hết ông là người hiểu biết người Mỹ, chính quyền Mỹ, thế mà ông không làm cách nào để giảm bớt cái không khí thù Mỹ, giảm bớt cái hố ngăn cách với người Mỹ trong hoạt động sáng tạo văn chương Việt?!

P.V.Đ.

Không có nhận xét nào: