Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

KTS TRẦN THANH VÂN: "AI SẼ MẤT CHỨC, AI SẼ ĐỘT TỬ"...NẾU XÂY CHUNG CƯ 58 QUẢNG AN ( CAO 40 TẦNG)-BÊN BỜ HỒ TÂY

KTS Trần Thanh Vân.

Phối cảnh chung cư 40 tấng lấy từ Website http://sungroupquangan.com/

Một cái nhìn tổng quan: Hà Nội có hai cái hồ lớn

Nói đúng hơn, Hà Nội là một thành phố sông hồ đan xen được manh nhà hình thành từ hơn 1500 năm trước, thời Lý Nam Đế lập nên nhà nước Vạn Xuân ( 542 SCN ) xây kinh đô bên dòng sông Tô Lịch. Dù chỉ tồn tại 5 năm, nhưng cống hiến lớn lao của Lý Nam Đế là đã nhìn ra được thế núi thế sông của một kinh đô muôn đời. 

Cuối thế kỷ thứ 9, Cao Biền, một danh tướng văn võ song toàn của Nhà Đường TQ, được vua Đường cử đến nước ta làm Tiết Đô hộ sứ cũng thừa nhận giá trị linh thiêng của vùng đất này, ông ta cho xây thành Đại La và có tham vọng xưng Vương ở đây, nhưng không thành

Xem bài có liên quan của Phạm Viết Đào:

Năm 1010 Vua Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi ở Hoa Lư, đã Di Đô về Đại La, đặt tên KINH ĐÔ THĂNG LONG, ghi nhận công lao và tài năng của Cao Biền, trong Thiên đô chiếu, nhà vua gọi Cao Biền là Cao Vương. để chứng tỏ tên Đô họ sứ này có tầm nhìn của một đấng minh quân. 

Tuy vậy, trải qua một cuộc bể dâu, hệ thống sông ngòi Hồ nước của Thăng Long Hà nội bị lấp, bị biến dạng đã mất đi 85% diện tích, số 15% còn lại đang bị đe dọa từng ngày. 

Hiện nay các con sông đã góp phần làm nên lịch sử và đã đi vào thơ ca như Sông Tô Lịch, sông Thiên Phù, Sông Kim Ngưu, sông Nhuệ, sông Đáy.... đã gần như bị lấp hết, các hồ nhỏ như hồ Đống Đa, hồ Thành Công, hồ Ngọc Khánh, hồ Văn Chương.... đã bị thu nhỏ, bị vây quanh bởi nhiều công trình cao tầng, trông bẩn thỉu, tù túng, không khác gì cái chậu rửa bát. Còn sót lại, hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây xem ra, còn được gọi là Hồ. 

Xin nói về Hồ Hoàn Kiếm trước.

Rộng 14ha, Hồ Hoàn Kiếm khi xưa là một nhánh sông Hồng, nới giành cho các cuộc tập luyện của lính thủy quân, thời Vua Lê - Chúa Trịnh thì nơi đây là nơi nghỉ ngơi thưởng ngoạn của Nhà Chúa. 
Khi người Pháp đánh chiếm thành Thăng Long của Thống đốc Hoàng Diệu, họ để kinh thành đổ nát dùng làm trại lính và họ tập trung quy hoạch lại hoàn toàn khu phía Đông Nam này thành một khu phố hiện đại văn minh mang phong cách Paris. họ phá sạch khu vực huyện Thọ Xương, Phủ Chúa Trịnh, Tháp Báo Thiên, Phủ Phụng Thiên.... nhưng đổi lại  họ xây dựng Nhà Ngân hàng, Nhà hát lớn, Nhà Thờ lớn, khu bệnh viện Đồn Bến Thủy và họ xây dựng quảng trường đường đi quanh Hồ Hoàn Kiếm rất rộng rãi, khiến khu vực này trở nên khu kinh doanh thương mại, thực sự là Trung tâm của Thủ đô. ( xem các ảnh 1,2,3... )  




Tại Phụ lục 02 quy định Khu vực xung quanh HồTây - Ký hiệu A6 của Quyết đnh số 4177/QĐ-UBND ngày 08/8/201VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN KHU ĐÔ THỊ KHU VỰC HỒ TÂY VÀ PHỤ CẬN (A6), TỶ LỆ 1/2000: Địa điểm: quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Phần thứ hai: Hồ Tây, huyệt đạo tâm linh của Tổ quốc.

Nhìn về quy mô và vị trí địa lý thì Hồ Hoàn Kiếm không thể sánh với Hồ Tây. 
Với diện tích ngót 500ha ( rộng hơn 30 lần Hồ Hoàn Kiếm ) nằm trên trục lộ quan trọng từ đỉnh Ba Vì chiếu về , Hồ Tây khi xưa có tên gọi Hồ Dâm Đàm ( mù sương ) Hồ Xác Cáo, Hồ Trâu Vàng, hồ Lãng Bạc.. với Trung tâm là Đầm Trị, ở 

Bắc vĩ tuyến 21 độ bắc, 3' 28'' ngang với Đền Thượng Ba Vì, nơi Vua Lý Thái Tổ đã nhìn thấy cột sóng nước cuộn lên như hình con Rồng cuốn, đã quyết định Di đô từ Hoa Lư về và đặt tên là  Kinh đô Thăng Long

Trải qua một ngàn năm dựng nước và giữ nước, Hồ Tây đã chứng kiến nhiều bước thăng trầm của Lịch sử. Thời quân Nguyên Mông sang xâm chiếm nước ta, thời quân nhà Minh đến, thời quân nhà Thanh và cả thời kỳ quân Pháp chiếm cứ, Thủ đô của chúng ta vẫn trở về với dân tộc ta. Trong quy hoạch Hà Nội của người Pháp, Hồ Tây đã được họ đặt ở vị trí rất cao. Tiếc rằng kinh phí đầu tư không có, chiến tranh 9 năm nổ ra... rồi sau 1954 không ai quan tâm đến nữa, Hồ Tây đang trở thành ao làng.

Năm 1955, đã có lúc có kẻ xấu định yểm bùa để hại chúng ta. Bất thình lình một cột nước vụt lên tạo thành cơn lốc, đã cướp đi 4 mạng người của đoàn văn công Tề Tề Cáp Nhĩ, để lại bao kỷ niệm hãi hùng. Lăng mộ của họ vất vưởng tại nghĩa trang Bất Bạt suốt nhiều năm. 
 
Năm 1998, có thể do ngu dốt, có thể do vô trách nhiệm, cũng có thể do bị kẻ xấu lợi dụng, một dự án có tên THỦY CUNG THĂNG LONG được phê duyệt ngay tại Đầm Trị, ngôi nhà Thủy cung được miêu tả cao 40m, trên nóc có một sân Bê tông mỗi chiều 60m, cho thanh niên nam nữ đến vui chơi giải trí, ngắm cảnh Hồ Tây.... Dự án chưa khởi công đã bị đánh sập, kết quả một ông Phó thủ tướng mất chức, mất đại biểu quốc hội và UVTW, một ông phó chủ tịch TP Hà Nội cũng mất sạch theo, có kẻ vào tù. 

Vậy năm nay tòa chung cư cao 40 tầng có chiều cao không dưới 120m sắp xuất hiện ở phường Quảng An ( cách Đầm Trị trên 100m ) sẽ dẫn đến hậu quả gì đây? 

Ai sẽ mất chức?

Ai sẽ đột tử? 

KTS Trần Thanh Vân.

Không có nhận xét nào: