Tối ngày 6/3/2018, trang tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu đăng xã luận về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson với tựa đề “USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail” (Chuyến thăm Việt Nam của tàu USS Carl Vinson chẳng tác dụng gì). Nội dung bài viết như sau:
USS Carl Vinson tới Việt Nam có thể khuấy động rắc rối ở Biển Đông. |
Tàu sân bay USS Carl Vinson đã tới Đà Nẵng vào hôm thứ Hai. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Hoa Kỳ đến Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, tượng trưng cho sự nâng cấp trong hợp tác quân sự giữa Washington và Hà Nội. Các phương tiện truyền thông phương Tây đang suy đoán rằng chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy việc ngăn chặn Trung Quốc.
Hà Nội đã cố gắng để ngăn công chúng suy diễn chuyến viếng thăm này là nhằm gửi một tín hiệu cho Trung Quốc, và hy vọng Bắc Kinh có thể coi đây là một hoạt động trao đổi bình thường giữa hai nước.
Sự cảnh giác và không hài lòng của Trung Quốc là không thể tránh khỏi, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson tới Việt Nam có thể khuấy động rắc rối ở Biển Đông.
Biển Đông có thể là nơi thích hợp cho (Mỹ) dương oai diễu võ, nhưng chính sức mạnh tổng hợp mới là điều định hình nên bối cảnh địa chính trị ở đó.
Chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson sẽ không làm thay đổi tầm nhìn chiến lược của Hà Nội trong việc phát triển đồng thời quan hệ với Bắc Kinh và Washington. Dù hợp tác quân sự Mỹ-Việt được nâng cấp đến đâu đi nữa, nó cũng sẽ không khuyến khích Hà Nội đóng vai trò như một tiền đồn của Hoa Kỳ để đối đầu với Bắc Kinh. Hà Nội có thể cân nhắc việc sử dụng hợp tác với Washington làm đòn bẩy để gây sức ép lên chính sách Biển Đông của Trung Quốc, nhưng Hà Nội vẫn thận trọng khi theo đuổi biện pháp này.
Tăng cường trao đổi quân sự giữa Washington và Hà Nội sẽ không tạo ra bất kỳ công cụ đặc biệt nào để gây áp lực cho Trung Quốc.
Sức ép chủ yếu diễn ra trên khía cạnh tâm lý nhưng sẽ không có tác dụng nếu Trung Quốc làm ngơ nó.
Trung Quốc đã trở nên mạnh hơn trong việc gây ảnh hưởng lên tình hình chung ở Biển Đông. Nếu cần thiết, Bắc Kinh có khả năng quân sự hóa quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – NBT) nhanh chóng và có nhiều khả năng hơn trước trong việc triển khai các tàu chiến, không quân và tên lửa nhằm răn đe các hoạt động của Washington ở Biển Đông.
Biển Đông cũng là một đấu trường cho trao đổi kinh tế. Hoa Kỳ ngày càng trở nên bất lợi trong vấn đề này. Trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và các nước trong khu vực, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố trước đó đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Phát triển hòa bình là mục đích chung của các quốc gia trong khu vực. Không một quốc gia nào muốn bất ổn về địa chính trị, và khu vực đã dần định hình các ý tưởng của mình trong việc giải quyết tranh chấp sau phán quyết của tòa trọng tài Biển Đông.
Hoa Kỳ được tự do gửi các tàu chiến tới Biển Đông, nhưng điều này sẽ chỉ gây lãng phí tiền bạc. Trung Quốc ít quan tâm đến chuyến thăm Việt Nam của tàu USS Carl Vinson hơn nhiều so với những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ và Việt Nam.
Biên dịch: Phan Nguyên
(Nghiên cứu Quốc tế)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét