Pham Viết Đào.
Vụ 2 máy bay của không quân Việt Nam một chiếc đang diễn tập trong không phận
Việt Nam
( SU 30-MK 2) và một chiếc đi tìm kiếm
chiếc bị rơi ( CASA 212 ). Hiện các cơ quan chức năng đang đổ xô truy tìm hộp đen
của 2 chiếc máy bay này và chưa tìm thấy để tìm nguyên nhân…
Điều bí hiểm ở đây: 2 chiếc mày bay này vào loại hiện
đại nhất, lại mới đưa vào sử dụng; trong khi đó theo dõi bản tin thời tiết Biển
Đông vào thời điểm máy bay rơi không có gì dị thường…
Vả lại, xem xét yếu tố thời tiết để cho phép máy bay
cất cánh vốn là công việc “ cơm bữa” mang yếu tố nghề nghiệp bắt buộc của lực
lượng không quân…
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa thấy cơ quan chức
năng, chuyên môn đưa ra một thông tin cụ thể nào liên quan tới yếu tố thời
tiết, kỹ thuật liên quan tới 2 vụ tai nạn kế tiếp nhau này…
Điều bí ẩn thứ
nhất:
-Thông thường, các máy bay đều có trang bị hộp đen để
ghi lại hành trình và những diễn biến kỹ thuật của máy bay trong quá trình bay.
“Hộp đen là một máy ghi tự động mà các máy bay
khi bay đều phải có. Nó cho phép phát hiện được nguyên nhân trong trường hợp
gặp tai nạn.
Hộp đen ghi lại hoạt động của tất cả các
máy bay từ khi bắt đầu cất cánh. Nó cung cấp các chỉ dẫn về sự di chuyển về tốc
độ, về độ cao của máy bay,... Mỗi thông tin hiện lên dưới dạng đường lỗ trong
một dải kim loại mỏng. Thiết bị ghi này được đặt chắc chắn trong một chiếc hộp
để chống va đập, rất kín và không bắt lửa. Trong trường hợp tai nạn nó vẫn được
bảo vệ nguyên vẹn. Ngoài ra hộp đen còn được trang bị một hệ thống dẫn cho
phép xác định vị trí của nó ngay cả khi ở dưới nước.
Thiết bị ghi âm trong
buông lái của phi công và hộp đen giúp xác định được nguyên nhân tai nạn, ngay
cả khi chuyến bay không còn một ai sống sót và giúp tăng độ an toàn của máy
bay.
Khi máy bay đâm xuống biển hay sông hồ, thiết bị báo tín hiệu
sẽ gửi đi sóng siêu âm. Thông thường hộp đen có thể chịu
được nhiệt độ cao tới 1.100 dộ C trong 30 phút liên tục và ngâm dưới độ sâu lên
tới 6.100m trong 30 ngày…”
(http://khoahoc.tv/hop-den-may-bay-la-gi-291 )
Cho đến hôm nay, gần một
tuần trôi qua mà các cơ quan chức năng chưa có bất cứ thông tin gì về chiếc hộp
đen này cũng như tín hiệu của 2 chiếc hộp đen này về phương diện kỹ thuật nó
đang còn hoạt động ?
Tại sao 2 chiếc hộp đen
này lại bặt vô âm tín như vậy ?
Có 2 khả năng:
-Nó bị hỏng do tại nạn;
-Nó bị vô hiệu bởi một tác nhân nào đó do con người, chiếm
đoạt, hoặc ai đó đã dùng kỹ thuật cao để khống chế nó; hoặc nhanh tay chiếm
đoạt nó sau khi may bay rơi để xóa dấu vết, bịt đầu mối…
Nếu là tác nhân
phá hoại do yếu tố gián điệp kỹ thuật thì đây là nguyên nhân đáng sợ vì điều
này có nghĩa: gián điệp kỹ thuật cao Trung Quốc không chỉ đã len lỏi vào các
đầu mối chính trị mà còn kết nối được vào các lực lượng quân sự cốt yếu của
quân đội Việt Nam ?
Nếu hộp đen bị
hỏng thì nó vẫn phải được tìm thấy; Còn nếu không tìm thấy hộp đen và xác chiếc
2 máy bay rơi này thì chỉ có thể nó đã bị Trung Quốc nhanh tay cuỗm trước mang
về Hải Nam mất rôi ?
Theo dõi các
thông tin từ nhiều nguồn, người viết bài này xin nêu một giả thiết: 2 máy này
rơi là do tác đông của phá hoại từ phía con người; Và nếu đây là tác nhân chính
thì không ai khác ngoài Trung Quốc đứng sau âm mưu đê tiện và tàn ác này. Bởi
vì đây là 2 chiếc máy bay do 2 nhà sản xuất lớn, có uy tín là Nga và Hãng
Airbus-Tây Ban Nha…
Các nhà sản xuất và cung cấp cho Việt Nam 2 chiếc mày bay này không thể
không chịu trách nhiệm về tình trạng “ bặt vô âm tín” của 2 chiếc hộp đen của 2
chiếc may bay bị tại nạn do họ sản xuất và bán cho Việt Nam…2 nhà sản xuất này
không thể không “đau đầu” nếu quả thật những chức năng kỹ thuật của 2 chiếc hộp
đen đã bị ai đó vô hiệu…
Theo thông tin từ báo Nghệ An:
CASA C-212 Aviocar hay C-212 là loại máy bay quân sự do hãng Airbus
thiết kế và sản xuất tại nhà máy Airbus ở Tây Ban Nha, được trang bị cho lực
lượng Cảnh sát biển Việt Nam phục vụ nhiệm vụ tuần thám biển, quan sát phát
hiện mục tiêu, nhận dạng tàu thuyền hoạt động trên biển và phát hiện sự cố tràn
dầu...
Đặc điểm nổi bật của máy bay là được trang bị 2 động cơ tua-bin đẩy
nên có khả năng bay thấp so với mặt biển, rất phù hợp cho hoạt động tuần thám
ven biển. CASA-212-400 có thể hoạt động trong cả điều kiện ban ngày và ban đêm,
trong mọi điều kiện thời tiết, có thể cất cánh và hạ cánh ở sân bay dã chiến,
đường nhựa…
Điều bí ẩn thứ 2:
Ai đã từng sống ở khu 4 trong thời gian xảy ra chiến
tranh phá hoại của không quân Mỹ, mỗi khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, phi công Mỹ
nhảy dù thì chỉ sau hơn 10 phút người dân đã thấy xuất hiện máy bay trực thăng
của không quân Mỹ đến giải cứu…
Theo thông tin báo chí thời kỳ đó thì: sở dĩ máy bay
trực thăng Mỹ đến cấp tập được là do phi công được trang bị điện đài hiện đại
để phát tín hiệu, định vị cho lực lượng không quân đến cứu…
Ngoài ra phi công Mỹ còn được trang bị các công cụ hỗ
trờ, những chất phản quan, hiển thị màu để nếu bị rơi xuống biển, hồ, ao thì
lực lượng ứng cứu có thể nhìn thấy ngay cả trong ban đêm…
Điều lạ kỳ là cả 2 phi công Trần Quang Khải và Nguyễn
Hữu Cường khi bị rơi xuống đều không có trong tay một phương tiện thông tin cấp
cứu nào?
Một người bình thường bây giờ ra đường cũng phải kè kè
điện thoại cầm tay, ngư dân ra biển cũng phải trang bị điện thoại, máy định vị
vệ tinh để liên lạc với đất liền.
Phi công Nguyễn Hữu Cường khi được ngư dân cứu đã phải
nhờ điện thoại của ngư dân gọi điện về cho vợ ? Vậy, Nguyễn Hữu Cường không
được trang bị phương tiện gì sao ?
Thiết nghĩ đây là những dấu hỏi cần được cơ quan chức
năng sớm làm sáng tỏ trước công luận để tránh bớt sự đồn đại…
Và cả 2 nhà sản xuất của 2 loại máy bay này nữa; họ
không thể không vào cuộc để cùng gánh chịu rủi ro của 2 vụ tai nạn hy hữu này
?!
Phạm Viết Đào.
Phi công Su-30 phát pháo sáng kêu cứu trên biển
Thấy thuyền của ngư dân tiến gần về phía mình, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, một trong hai phi công gặp nạn trên chiếc Su-30 đã phát pháo hiệu kêu cứu "thuyền ơi, thuyền ơi".
Tại trụ sở Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn thị xã Cửa Lò (Nghệ An), kể lại thời khắc cứu sống vị thiếu tá phi công gặp nạn, ngư dân Phan Văn Lệ (trú Hà Tĩnh) cho hay khoảng 4h sáng nay, sau một đêm buông neo nghỉ trên vùng biển gần Hà Tĩnh, mọi người đang chuẩn bị nổ máy tàu đi tiếp thì nghe tiếng kêu cứu cách khoảng vài chục mét.
Nhìn ra xa, ông Lệ thấy một bóng đen, sau đó là những tiếng gọi "thuyền ơi, thuyền ơi, cứu với". "Tôi lấy đèn pin ra soi, thấy ánh sáng như lửa của que diêm phát ra từ phía bóng đen. Nhận ra có người cần cứu nạn, tôi lập tức nói anh em buông thuyền thúng, thả neo xuống cứu người", ông Lệ nhớ lại.
Kéo được người lên thuyền, biết đó là thiếu tá Nguyễn Hữu Cường - phi công gặp nạn trên chiếc Su-30 báo chí vừa đưa tin, mọi người đều vui mừng.
Anh Nguyễn Văn Mạnh (anh trai thiếu tá Cường) kể thêm, hôm qua khi nhận tin em trai gặp nạn, ông cùng 4 người trong gia đình đi từ thành phố Bắc Giang (Bắc Giang) xuống đơn vị anh Cường công tác, sau đó vào thị xã Cửa Lò (Nghệ An).
"Khoảng 4h30 sáng nay, nhận được tin có ngư dân đã cứu được em, tôi mừng vui không gì tả được", anh Mạnh nói và lấy tay quệt dòng nước mắt đang lăn dài trên gò má.
|
Thiếu tá Cường (giữa) được đưa vào bờ an toàn lúc 13h30' ngày 15/6. Ảnh: Đức Hùng
|
Một cán bộ Bộ đội Biên phòng trực tiếp tham gia đưa thiếu tá Cường vào bờ cho biết, lúc tiếp cận vị trí thuyền ngư dân, anh thấy thiếu tá Cường và mọi người nằm trên thuyền trong trạng thái mệt mỏi. Anh cùng vài người đã nhảy xuống bồng thiếu tá Cường lên thuyền lớn của quân đội.
Anh cho hay đốm sáng phát ra là pháo hiệu của phi công dùng lúc khẩn cấp, to bằng ngón tay cái, mở nút là bắn lên và phát ra ánh sáng. Mỗi phi công khi làm nhiệm vụ thông thường có khoảng 20 quả. "Lúc gặp nạn thiếu tá Cường đã phát ra hơn 10 quả nhưng đều bị tịt, khi được cứu trong người anh ấy vẫn còn một quả”, cán bộ biên phòng nói.
"Sau vài cuộc trò chuyện ngắn gọn, anh Cường kể rằng lúc máy bay gặp sự cố, cả hai phi công nhảy cùng một lúc và đều thấy nhau. Khi rơi xuống nước, hai người cách nhau khoảng 3 hải lý", anh này thuật lại và cho biết thêm thượng tá Trần Quang Khải được xác định rơi ở vùng biển Hà Tĩnh. Trong các cuộc điện thoại trước đó, anh Cường mô tả có tiếng nổ trong khoang lái.
Chiều và đến tối 15/6, việc tìm kiếm thượng tá Khải vẫn được các lực lượng của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 và tỉnh Nghệ An triển khai. Theo ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh, địa phương điều động 56 tàu (trong đó 3 tàu của Bộ chỉ huy quân sự, 3 tàu của Bộ đội biên phòng), số còn lại là tàu cá của ngư ân tại 5 huyện ven biển. Trên mỗi tàu cá này, ngoài các ngư dân còn có cán bộ biên phòng đi kèm để phối hợp tìm kiếm.
|
Lực lượng chức năng họp bàn phương án triển khai tìm kiếm.
|
Nhà chức trách Nghệ An đã tặng quà động viên ngư dân Phan Văn Lệ trong việc tích cực hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn. Dự kiến sáng mai, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh sẽ trao quà, tặng một số nhiên liệu như xăng dầu… để ủng hộ tinh thần ngư dân Lệ bám biển vươn khơi.
Chiều 15/6, cuộc họp của Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn dưới sự chủ trì của thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, đã nêu quyết tâm dồn sức tìm kiếm thượng tá Khải và dấu vết chiếc Su-30. Cũng tại trụ sở Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, thiếu tá Cường ngay sau khi được đưa từ tàu lên xe quân sự đã được di chuyển về đây nghỉ ngơi và dự cuộc họp bàn phương án tìm đồng đội.
Sáng 14/6, đội hình tiêm kích Su-30 xuất phát từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển. Đến 7h29, chiếc Su-30MK2 mất liên lạc khi đang trên vùng biển phía đông Nghệ An. Nguyên nhân chưa được xác định.
Máy bay Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su-30 do Nga sản xuất. Việt Nam đã thực hiện 3 hợp đồng mua máy bay chiến đấu đa năng Su-30 MK2, với số lượng 32 chiếc.
Đây là tai nạn đầu tiên với dòng máy bay Su-30 được công bố ở Việt Nam.
Đức Hùng - Hải Bình
( Vnexpress )
Hình ảnh cuối của máy bay CASA 212 trước khi lao xuống biển
Một cán bộ trên thủy phi cơ bay cùng thời điểm với Casa 212 ghi lại những hình ảnh cuối cùng của tuần thám.
Tuần thám Casa 212 đang bay trên vùng biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) - Đây là hình ảnh cuối cùng của máy bay này trước khi rơi xuống biển.
Để tìm kiếm máy bay Su-30MK2 mất tích, ngày 16/6, các máy bay tuần thám Casa của Bộ Tư lệnh phòng không không quân và Thủy phi cơ DHC-6 của lực lượng không quân (Bộ Tư lệnh Hải quân) cùng nhận lệnh đến vùng biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) tìm kiếm. Các máy bay đã bay nhiều vòng trên một bán kính rộng được đánh dấu trên bản đồ để tìm kiếm.
Quá trình tìm kiếm, các máy bay phát hiện một vật nghi là phao nổi trên mặt biển, nhưng khi máy bay quay lại thì dòng thủy triều đã cuốn vật nghi là phao nổi đi. Quá trình tìm kiếm, phi công của DHC-6 và Casa 212 vẫn thường xuyên trao đổi thông tin với nhau qua hệ thống thông tin.
Do trần bay của máy bay Casa 212 thấp hơn DHC-6 nên những phi công trên DHC-6 dễ dàng nhìn thấy Casa 212 bay phía dưới. Một thành viên trong tổ bay DHC-6 đã dùng máy ảnh chụp lại một số hình ảnh của Casa 212. Không ngờ đây chính là những bức ảnh cuối cùng của Casa 212 bởi chỉ khoảng 30 phút sau, máy bay Casa mất hoàn toàn liên lạc với Sở chỉ huy.
Trước đó, tuần thám Casa 212 và Thủy phi cơ DHC-6 phát hiện một vật nghi là phao nên quay lại tìm kiếm
Ngay sau khi nhận được thông tin Casa 212 mất liên lạc, Thủy phi cơ DHC-6 đã lập tức quay lại tìm kiếm nhưng không có kết quả. Tới khi lượng nhiên liệu cạn, DHC-6 đành quay về Sở chỉ huy.
Như đã đưa tin, máy bay Casa 212 số hiệu 8983 thuộc Lữ đoàn 918/Quân chủng Phòng không - Không quân gặp nạn trong khi bay tìm kiếm cứu nạn phi công máy bay SU30-MK2 bị mất liên lạc vào trưa 16/6.
Quá trình tìm kiếm, 2 máy bay thường xuyên liên lạc với nhau nhưng chẳng bao lâu sau Casa 212 mất liên lạc
Máy bay được xác định xuất phát từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) lúc 9h10 sáng 16/6 và mất liên lạc vào khoảng 12h30 cùng ngày. Vị trí máy bay mất liên lạc tại tọa độ 19o25'40"N-107o19'54"E (cách Nam Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ/Hải Phòng khoảng 44 hải lý).
Trên máy bay có 9 người do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 918 lái chính.
Theo Báo giao thông
Đang say giấc ngủ thì ông Lệ bỗng thức giấc bởi tiếng kêu cứu "thuyền ơi cứu với". Sau phút chốc định thần, ông Lệ đoán đó là phi công mất tích nên cùng các thuyền viên ra ứng cứu.
Đúng 13h30’, tàu của lực lượng biên phòng đã đưa thiếu tá, phi công Nguyễn Hữu Cường cùng ngư dân Phạm Văn Lệ vào bờ an toàn. Sau khi lên bờ, Thiếu tá Cường cùng ngư dân Lệ đã tham gia cuộc họp khẩn với Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn.
Sau khi họp bàn phương án tìm kiếm phi công Khải và chiếc máy bay còn mất tích, Thượng tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN đã bày tỏ sự trân trọng, cảm ơn đến ngư dân Phạm Văn Lệ đã phát hiện và cứu sống phi công Cường.
Đúng 13h30' chiều 15/6m thiếu tá Cường cùng ngư dân Lệ được tàu Biên phòng đưa vào bờ tại cảng Hải Đội 2 (TX. Cửa Lò, Nghệ An).
Chia sẻ nhanh với PV sau cuộc họp khẩn, ông Phạm Văn Lệ - người đã cứu sống phi công Cường cho biết rất vui sướng, hạnh phúc khi đã cứu sống thành công được thiếu tá Cường.
Theo ông Lệ, thời điểm ông phát hiện ra Thiếu tá Cường đang trôi dạt trên biển lúc 4h sáng 15/6 trên vùng biển ở toạ độ 19.14 độ Vĩ Bắc - 106.28 độ Kinh Đông.
"Lúc đó tôi đang ngủ cùng các thuyền viên khác chờ sáng dậy để làm thì nghe tiếng mơ màng kêu thuyền ơi thuyền ơi. Do gió to với lại giọng Bắc nên tôi không nghe rõ cứ tưởng là thuyền nào đi đánh cá gần đó gọi.
Sau đó tôi nghe thêm mấy tiếng thuyền ơi cứu với, lúc đó tôi đã nghĩ ngay đến các phi công mất tích trên chiếc máy bay mà nghe trên đài", ông Lệ chia sẻ.
Ông Lệ vui sướng chia sẻ khi cứu được thiếu tá Cường.
Nghe tiếng kêu cứu của thiếu tá Cường, ông Lệ lập tức tỉnh dậy dùng đèn soi về hướng tiếng kêu cứu thì phát hiện dáng người cách xa chừng hơn 30m. Ngay sau đó, ông Lệ đã gọi các thuyền viên dậy nổ máy hướng đến để giải cứu thiếu tá Cường.
Sau khi tiếp cận được gần, ông Lệ đã cùng các thuyền viên khác kẹp, kéo thiếu tá Cường lên thuyền. Phút giây này, cả thuyền rưng rưng xúc động.
Sau khi lên bờ an toàn, thiếu tá Cường cùng ngư dân Lệ tham gia cuộc họp khẩn với Ban chỉ huy tìm kiếm cứu hộ cứu nạn để lên phương án tìm kiếm phi công Khải và máy bay mất tích.
"Lúc phát hiện, thấy anh ấy đang mặc đồ bình thường và trong xuồng phao nhảy dù. 2 tay của anh Cường bị phỏng, còn có một số vết thương ở cổ, lưng, xây xước da. Lên được thuyền, anh ấy không ngừng nói cảm ơn tôi rồi nói tôi sống rồi tôi sống rồi.
Sau khi đưa anh ấy lên thuyền, tôi lấy quần áo mới thay rồi đưa sữa, sâm để anh ấy ăn nhưng anh ấy liền mượn điện thoại tôi để gọi về cho vợ con, về gia đình báo tin mình còn sống.
Cũng may trên người anh Cường có thức ăn, lương khô nước nên cầm cự được từ lúc máy bay rơi" ông Lệ nói.
Ông Lệ cùng vợ con sung sướng khi phát hiện cứu thành công phi công Cường.
Sau khi đã đưa thực phẩm cho thiếu tá Cường ăn, ông Lệ liền neo thuyền và báo tin về cho lực lượng chức năng để tìm cách đưa thiếu tá Cường vào bờ kiểm tra sức khoẻ.
"Hạnh phúc lắm vì cứu được người. Giờ còn anh Khải còn mất tích, mong các ngư dân, bà con đi làm ngoài biển cố gắng nghe ngóng và phát hiện cứu được anh Khải nữa thì tốt quá", ông Lệ chia sẻ về mong muốn phát hiện phi công Khải.
Chiều cùng ngày, nghe tin ông Lệ cùng thiếu tá Cường được đưa vào bờ tại TX. Cửa Lò, vợ con và người thân ông Lệ cũng đã tức tốc ra để đón chồng để cùng chung vui. Ai cũng vui mừng và hành phúc khi ông Lệ đã làm được một việc tốt.
Thượng tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN trao quà động viên, cảm ơn ngư dân Lệ.
Ông Nguyễn Sỹ Hưng - Phó giám đốc sở NN&PTNT, kiêm phó Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, cho biết, UBND tỉnh đã trao 5 triệu đồng hỗ trợ cho tàu cá ông Lệ.
Đến cuối giờ chiều 15/6, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục huy động lực lượng, quyết tâm tìm kiếm phi công Khải và chiếc máy bay mất tích.
Theo Thượng tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN cho biết, hiện lực lượng chức năng xác định vùng tìm kiếm từ vùng biển Thái Bình trở vào Nghệ An và trong vòng 100km từ đất liền trở ra.
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét