Blog Phạm Viết Đào: Đây là bài viết đã được đưa lên mạng cách đây hơn 5 năm trên blog P.V.Đ; Hiện nay bài viết không còn vì blog đã bị " bắn hạ" chủ nhân thì bị đi tù... Xin đưa lại bài viết này hiện đang được một số blogger khác giữ hộ...Trân trọng cảm ơn bạn hữu gần xa...Nhân chuyện 2 chiếc máy bay rơi, xin đưa lại bài viết và thông tin quan trọng này từ phía Nhật Bản do Hà Minh Thành cung cấp...
P.V.Đ và Trương Thị Bìu, dân tộc Dao, đứng dưới chân Cao điểm 1509, tại bình độ 600
-Ảnh chụp chiều 18/6/2016 do chồng Trương Thị Bìu chụp hộ...
-Ảnh chụp chiều 18/6/2016 do chồng Trương Thị Bìu chụp hộ...
SƯ ĐOÀN 313 ĐÃ ĐỂ MẤT CAO ĐIỂM 1509 ( LÃO SƠN ) NHƯ THẾ NÀO QUA LỜI KỂ CỦA CÁC NHÂN CHỨNG…( Phần 1 )
Cao điểm 1509 đã thất thủ tang thương như
thế nào ?
Cao điểm 1509 là ngọn đồi phía bắc xã Thanh Thủy,
huyện Vị Xuyên, Hà Giang; Sở dĩ đặt tên Cao điểm 1509 vì nó có độ cao 1509 m so
với mặt biển và được xếp vào vị trí “ điểm cao khống chế “…ư
Cao điểm 1509 này phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn.
Theo một số tư liệu từ Nhật Bản thì thỉnh thoảng
các tàu viễn thảm hải dương của Nhật từ đảo Okinawa vẫn bắt được các làn sóng
lạ được phát đi từ trên Cao điểm 1509, hiện tại trên mỏm của Cao điểm1509 đã
thuộc về Trung Quốc.
Theo một vài tài liệu quân sự Nhật Bản thì các
đài phát sóng cực mạnh đặt trên 1509 có khả năng làm nhiễu loạn thông tin,
khống chế vùng trời miền Bắc Việt Nam từ Hải Vân trở ra nếu xảy ra chiến tranh
thông tin; Điều này có nghĩa là nếu xảy ra chiến tranh thì hệ thống thông tin
của Trung Quốc đặt trên Cao điểm 1509 sẽ vô hiệu được hệ thống sân bay và tên
lửa của khu vực phía bắc từ Hải Vân trở ra: Máy bay Việt Nam sẽ không cất cánh
được, tên lửa sẽ không rời được bệ phóng vì hệ thống thông tin dẫn đường bị sai
lạc…
Các cuộc chiến tranh khốc liệt tại Vị Xuyên Hà
Giang kéo dài 10 năm ( 1979-1989 ) chủ yếu xoay quanh các mỏm đồi phía bắc
Thanh Thủy trong đó có Cao điểm 1509; Do đó khi Trung Quốc và các phương tiện
thông tin nước ngoài đề cập tới Cuộc chiến Lão Sơn là nói về các cuộc giao
tranh dằng co trên các mỏm đồi giáp ranh trong khu vực biên giới phía bắc Vị
Xuyên Hà Giang này…
Theo các cựu binh Hà Giang, thời kỳ chiến tranh, các mỏm núi
đá khu vực phía bắc Thanh Thủy Vị Xuyên Hà Giang trắng xoa như vôi vì bị đạn
pháo 2 bên bắn phá suốt ngày, suốt tháng, suốt năm…
Nhà vợ chồng Trương thị Bìu, dưới chân 1509...Ảnh P.V.Đ chụp chiều 18/6/2016
Trong dịp gặp gỡ các cựu chiến binh của Sư đoàn
313 tại Hà Giang ngày 11/3 vừa qua tôi có thông tin cho các cựu chiến binh
biết: Cuộc chiến tranh chống sự lấn chiếm của Trung Quốc tại khu vực Bắc Thanh
Thủy đã được nói nhiều trên các phương tiện thông tin của Trung Quốc, Nhật Bản,
Ấn Độ; Đặc biệt phía Trung Quốc đã tưng bừng kỷ niệm chiến thắng Lão Sơn năm
2009…Còn phía Nhật Bản thì đã sử dụng thông tin của các cuộc giao tranh tại đây
để đưa vào sách giáo khoa giảng trong các trường quân chính Nhật Bản về việc sử
dụng pháo binh và bộ binh trong chiến tranh trận địa; phía Ấn Độ cũng đã có
nhiều công trình nghiên cứu…Theo một số thông tin nước ngoài thì Cuộc chiến Lão
Sơn tại biên giới Việt-Trung được xếp là những cuộc giao tranh lớn nhất tại khu
vực châu Á sau thế chiến thứ 2…Khi tôi đưa thông tin này ra, nhiều cựu chiến
binh sửng sốt vì họ đã can dự vào một sự kiện chấn động châu lục mà không hề
biết vì các phương tiện thông tin Việt Nam chính thống rất hạn chế đưa tin về
cuộc chiến tại đây…
Tại đây, về phía phía Việt Nam ngoài lực lượng
chủ lực là các sư đoàn thuộc Quân khu 2, quân đội Việt Nam còn điều về đây
nhiều Sư đoàn có tên tuổi trực thuộc Bộ Quốc phòng để tham chiến; Còn phía
Trung Quốc thì các đại quân khu sau đây đã cử quân đến mặt trận này đó là: Đại
quân khu Côn Minh, Đại quân khu Tế Nam, Đại quân khu Bắc Kinh, Đại quân khu
Thành Đô để luyện quân và dạy cho Việt Nam một bài học…
Các sĩ quan quân đội Việt Nam từng chiến đấu tại
mặt trận này sau đó đã đảm nhận các cương vị cao như Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ,
nguyên Sư đoàn phó Sư 313 hiện là Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt
Nam; Tướng Nguyễn Xuân Được nguyên Đại tá Sư đoàn trưởng 356 chỉ huy trận đánh
Cao điểm 772 ngày 12/7/1984, một trận thương vong lớn của quân ta, sau này trở
thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng…
Trung Quốc làm nhiễu tín hiệu máy bay do thám của Mỹ trên Biển Đông
Quan chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã dùng thủ thuật điện tử làm nghẽn tín hiệu khiến máy bay Mỹ khó có thể truyền thông tin về cơ quan đầu não.
Theo báo cáo của Washington Free Beacon, máy bay do thám tầm xa thuộc loại Global Hawk của Mỹ đã bị nghẽn tín hiệu ít nhất 1 lần, tại khu vực gần quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở quân sự trên Đá chữ thập và nhiều điểm chiếm đóng trái phép khác.
Đây là nỗ lực ngăn chặn hoạt động giám sát của Mỹ với các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở biển Đông.
Mỹ đã điều Global Hawk hiện đại nhất của nước này tới châu Á. (Ảnh: AP)
Hải quân Mỹ mới đây công bố một đoạn video từ một chuyến bay trinh sát của máy bay P-8 Poseidon hoạt động ở Biển Đông. Máy bay này khi đó đã vấp phải cảnh báo của quân đội Trung Quốc.
Đoạn video mới xuất hiện sau khi một đoàn quay phim của CNN trên một chiếc P-8 Poseidon thu được một đoạn trao đổi qua vô tuyến điện giữa máy bay Mỹ và các lực lượng Trung Quốc đóng trong khu vực.
“Đây là hải quân Trung Quốc... Đây là hải quân Trung Quốc... Hãy ra khỏi khu vực này... để tránh gây hiểu lầm” – giọng nói từ phía Trung Quốc gửi về phía máy bay Mỹ.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren cho biết Mỹ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc quanh các hòn đảo mới. Ông nói máy bay và tàu Hải quân Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tuần tra thường lệ trên biển Đông, nhưng sẽ duy trì một khoảng cách ít nhất 12 dặm với các đảo nhân tạo.
Chi tiết của việc Trung Quốc cản trở hoạt động truyền tin của máy bay trinh sát Mỹ ra sao, chưa được công bố chính thức. Tuy nhiên ông David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh châu Á Thái Bình Dương thông báo về sự tăng cường hiện diện quân sự Mỹ ở châu Á, cụ thể là trên Biển Đông. Trước mắt là các máy bay trinh sát Global Hawks và máy bay chiến đấu F-35 sẽ được triển khai.
Mỹ cũng sẽ sớm tăng số lượng máy bay V22 ở Nhật Bản. Ông Shear cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Trung Quốc sẽ hoàn tất việc xây dựng sân bay trên Đá chữ thập vào năm 2017 hoặc 2018.
Trung Quốc và Mỹ đã “chạm trán” nhau những ngày qua đã khiến người ta lo ngại về khả năng xảy ra đụng độ quân sự trên Biển Đông.
Rick Fisher, một nhà phân tích các vấn đề quân sự Trung Quốc, nói rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ tăng sức ép, buộc Mỹ phải dừng hoạt động của máy bay do thám tại châu Á, bằng cách tấn công một trong các chuyến bay trinh sát.
Ngày 22/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng trước việc máy bay trinh sát của Mỹ đã bay gần khu vực các bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo ở Biển Đông (của Việt Nam). Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hồng Lỗi cảnh báo, Trung Quốc sẽ theo dõi sát tình hình đồng thời sẽ áp dụng những biện pháp đảm an ninh cần thiết./.
Theo Ngân Giang/VOV.VN/theo Sputnik
Như vậy khi nói “bị một nguồn sóng lạ đè” lên, người nghe có thể hiểu một trong hai khả năng là ngẫu nhiên hoặc cố ý.
Sóng lạ đè sóng không lưu Tân Sơn Nhất:Khó thoát "lưới trời"
(Quan điểm) - "Dựa vào nguyên lý hoạt động có thể thấy nguyên nhân của hiện tượng nhiễu sóng là do bị một nguồn sóng lạ đè".
"Nguồn sóng này tương đối mạnh"
Trao đổi với báo chí, ngay sau khi sự cố xảy ra, một vị lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết, trong thời gian từ 6h47 đến 7h05 sáng 16/6, đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất bị nhiễu sóng điều hành trên tất cả các kênh do bị một nguồn sóng lạ đè.
Vị lãnh đạo cũng cho biết thêm: "Chúng tôi đã liên lạc Cục quản lý tần số vô tuyến điện để điều tra tìm tần số sóng từ đâu. Đánh giá ban đầu, đây là nguồn sóng tương đối mạnh, phủ sóng trên các tần số điều hành của đài kiểm soát”.
Trao đổi với Đất Việt, ngày 16/6, theo TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI thì với thông tin ban đầu này, có lẽ còn quá sớm để phân tích nguyên nhân sự cố nói trên.
Hơn nữa Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã nói rất đúng rằng "đã liên lạc Cục quản lý tần số vô tuyến điện để điều tra tìm tần số sóng từ đâu".
Ở đây chúng ta chỉ có thể dựa vào nguyên lý hoạt động để sơ bộ đưa ra những nguyên nhân có thể của hiện tượng “bị một nguồn sóng lạ đè”:
Trước tiên, các giải tần số vô tuyến điện đã được phân chia rất khoa học và rất chặt chẽ, sao cho các giải tân số của các ứng dụng không chồng chéo và xâm phạm lẫn nhau, được Cục quản lý tần số quản lý rất chặt chẽ, sự phân chia này có hiệu lực pháp luật. Khoảng cách giữa giải tần của hai ứng dụng khác nhau đủ lớn để khó xảy ra sự cố chồng chéo.
Hình ảnh Sân bay Tân Sơn Nhất gặp sự cố mất sóng không lưu 18 phút
|
Như vậy khi nói “bị một nguồn sóng lạ đè” lên, người nghe có thể hiểu một trong hai khả năng là ngẫu nhiên hoặc cố ý.
Thứ nhất, nguồn sóng lạ là ngẫu nhiên: có thể do một sự cố nghiêm trọng xảy ra ở các thiết bị điện, năng lượng, hoặc các máy phát sóng của một ứng dụng khác đang hoạt động trong khu vực. Bởi vì, hằng ngày các thiết bị này vẫn làm việc bình thường mà không gây ra sóng lạ, chỉ khi bị sự cố mới có khả năng phát ra sóng lạ.
Trường hợp ngẫu nhiên thứ hai là sự cố xảy ra tại chính nguồn phát sóng của điều khiển không lưu. Sự cố khiến máy phát phát ra một nguồn sóng lạ, khác với nguồn sóng bình thường của mình.
Tuy nhiên, cách giải thích trường hợp này không có sức thuyết phục, bởi vì sóng lạ chỉ đè có 18 phút, chẳng lẽ máy phát sóng của điều khiển không lưu chỉ sự cố có 18 phút rồi lại tự khôi phục được.
Thứ hai, nguồn sóng lạ là cố ý: điều này chỉ xảy ra khi có hành động cố tình phá hoại.
Sẽ tìm được nguồn sóng lạ từ đâu
Ông Phúc khẳng định: "Có một điều đáng mừng là Cục quản lý tần số và lực lượng an ninh hoàn toàn có khả năng phát hiện chính xác nguồn sóng lạ phát ra từ đâu, nhờ họ đã có đầy đủ những phương tiện tự động hóa hiện đại. Nguồn sóng lạ đó không thể trốn khỏi “lưới trời” của lực lượng an ninh và Cục tần số".
Ngoài ra, phía Tổng công ty quản lý bay cũng đưa ra thông tin, khi xảy ra hiện tượng can nhiễu trên tần số điều hành bay, ngay lập tức cơ sở điều hành bay đã thực hiện phương án dự phòng (cụ thể là sử dụng các tần số dự bị theo đúng quy trình), bảo đảm điều hành bay an toàn tuyệt đối.
Thế nhưng, trong thời gian bị nhiễu sóng, trên vùng bay Tây Sơn Nhất có 6 máy bay đường dài đang đến và 3 chuyến chuẩn bị hạ cánh. Đài kiểm soát không lưu đã yêu cầu các máy bay này tiến hành bay chờ, trong đó có một chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh.
Còn nhớ, tháng 11/2014, Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất từng bị mất điện do cháy nguồn hệ thống UPS làm gián đoạn điều hành bay.
Nguyên nhân sự cố mất điện Trung tâm điều hành không lưu Tân Sơn Nhất được xác định là do kíp trực thực hiện sai thao tác kỹ thuật.
Sự cố trục trặc điều hành bay khiến hàng chục chuyến bay đến và đi từ sân bay Tân Sơn Nhất bị ảnh hưởng trong ngày 20/11, kéo theo chậm chuyến liên tiếp hàng loạt tại nhiều sân bay khác trên cả nước, gây thiệt hại kinh tế cho các hãng hàng không và ảnh hưởng việc đi lại của hàng nghìn hành khách.
Đây được đánh giá là sự cố đặc biệt nghiêm trọng mang tính quốc tế, chưa từng có tiền lệ.
Sau khi đó, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) vừa kiến nghị Bộ GTVT xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc và một Phó Tổng giám đốc đơn vị này.
Bảo Hân
Liên tiếp sự cố tại Tân Sơn Nhất: Mục đích là làm mất uy tín sân bay?
Từ những sự cố liên tiếp trong khoảng thời gian vừa qua, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống đặt câu hỏi về sự minh bạch thông tin và những mối nghi ngờ của ông với những giải thích của Cục Hàng không.
Mụch đích là làm mất uy tín sân bay Tân Sơn Nhất?
Đề cập đến hiện tượng “can nhiễu” vừa xảy ra tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (sân bay TSN) ngày 16/6 vừa qua, Tiến sĩ Tống cho rằng có hai khả năng dẫn đến việc này:
Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống. |
“Không thể có nguyên nhân từ tự nhiên. Nó có hai vấn đề. Một là do thiết bị, do trục trặc hay lý do bất thường gì đó khiến công suất của máy phát tăng lên bất thường. Thứ hai là do con người, phải có ai đó cố tình điều khiển máy phát ra sóng như vậy.
Từ máy tạo ra cũng là một khả năng nhưng ít. Ở đây tôi cho rằng phần nhiều là do người nào đó chủ động điều khiển để máy phát ra đúng tần số của không lưu. Nếu như vậy phải xác định là phá hoại”.
Tiếp tục nhấn mạnh về yếu tố phá hoại do con người, ông đặt câu hỏi: “Trong trường hợp là con người can thiệp thì họ can thiệp vào đây là để làm gì? “Phá hoại” là nói chữ mù mờ vậy thôi. Phá hoại có khi không phải để làm cho không lưu trục trặc rồi gây ra tai nạn, mà là phá hoại để cho ngưng điều khiển không lưu, tạo ra sự cố để mọi người lo lắng, từ đó nghĩ rằng sân bay Tân Sơn Nhất không còn an toàn nữa.
Tiến sĩ Tống cũng nhận định, từ cuối năm 2014 đến nay liên tiếp xảy ra những sự cố tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó nghiêm trọng nhất là vụ mất điện tại ACC/TP.HCM vào ngày 20/11/2014. Quan điều tra, nguyên nhân để xảy ra nhưng sự cố trên đều liên quan trực tiếp đến con người, do vậy ông đặt ra nghi vấn về sự phá hoại một cách có hệ thống.
“Tôi không tin số liệu của Cục Hàng không”
Cũng từ những số liệu các chuyến bay bị ảnh hưởng trong mỗi lần xảy ra sự cố. Tiến sĩ Tống tiếp tục nêu mối nghi ngờ về số lượng chuyến bay mà Cục Hàng không cung cấp để chứng minh cho tình trạng “kẹt bầu trời”.
Thống kê một số sự cố nghiêm trọng tại sân bay Tân Sơn Nhất. [số liệu năm 2014 là 154.378 chuyến cất và hạ cánh/năm. Chia trung bình mỗi ngày có 422 chuyến, mỗi giờ có 17 chuyến cất và hạ cánh] |
“Người ta vẫn có nói mãi là Sân bay TSN quá tải! Nhưng tôi cho rằng có nghi vấn lớn về mặt số liệu. Như Cục Hàng không nói thì mật độ hiện nay rất là cao, nhưng qua số liệu công bố về các chuyến bay bị ảnh hưởng khi Tân Sơn Nhất bị sự cố, thì tôi thấy ít hơn mật độ trung bình rất nhiều”. – vị Tiến sĩ lập luận.
Theo ông, tuy đây chỉ là những con số trong từng thời điểm, nhưng đã phần nào cho thấy sự khác biệt khiến ông phải nghi ngờ. Ông còn cho biết mình đã nhiều lần mang máy ảnh ra chụp các máy bay cất và hạ cánh trong những khoảng thời gian nhất định để có thêm dữ liệu đánh giá.
Qua những dữ liệu và nghiên cứu riêng của mình, Tiến sĩ Tống cho biết ông không tin vào những số liệu về số lượng hàng hóa, hành khách, các chuyến bay cất và hạ cánh tại Sân bay TSN mà Cục Hàng không đưa ra.
“Cục Hàng không không thể nói rằng cái này chúng tôi có kiểm tra, kiểm soát nên chúng tôi không thể láo. Chúng tôi không thể yên tâm với những lời khẳng định như vậy, vì chúng tôi có cơ sở để nghi ngờ, đặc biệt từ số liệu thống kê từ Cục thống kê TP, và cái lý giải cho rằng số liệu đó chỉ là của Vietnam Airlines”.
[Trước đó Tiến sĩ Tống đã phát hiện ra rằng số liệu thống kê về sản lượng hành khách và hàng hóa của Sân bay Tân Sơn Nhất (giai đoạn 2005 - 2012) có sự sai khác rất lớn giữa Niên giám của Cục thống kê TP.HCM và số liệu thống kê của Cục Hàng không. Trong đó cục Hàng không đưa ra số liệu lớn hơn nhiều so với Niên giám.
Sau đó Cục hàng không đã ra thông cáo cho rằng sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do Niên giám chỉ thống kê sản lượng của Vietnam Airlines, trong khi Cục Hàng không thống kê cả số lượng của các hãng quốc tế.]
“Tại sao lại tìm một lý do như vậy để đổ thừa cho cục thống kê là số nó nhỏ hơn, trong khi tôi nghiên cứu thấy rằng phương pháp thống kê của Niên giám được tiến hành chi tiết, cẩn trọng hơn của Cục Hàng không”. – Tiến sĩ Tống nêu ý kiến.
“Tại sân bay Hồng Kông, người ta thuê những đơn vị tư vấn quốc tế độc lập để đánh giá khả năng hiện hữu của sân bay và khả năng khai thác tối đa của sân bay đó. Sau đó một công ty tư vấn khác sẽ dự báo nhu cầu hành khách và sản lượng hàng không trong tương lai. Trong khi đó ở mình thì Cục Hàng không công bố số liệu thống kê và cũng là nơi đưa ra dự báo. Chúng tôi đề nghị một thống kê độc lập của những công ty có uy tín trên thế giới”. – ông nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét