Giải mật: Kế hoạch tẩu tán ngân khố của Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ trong sự kiện “Lục Tứ”
Bản ghi chép được lưu trữ tại Phòng Tư liệu Quốc gia Canada đã tiết lộ một sự thật chấn động: vào thời gian xảy ra sự kiện “Lục Tứ” năm 1989, từng thành viên trong Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều liên lạc với Đại sứ quán Thụy Sĩ, họ hỏi rằng làm thế nào để có thể chuyển một lượng lớn tiền tệ từ Trung Quốc đến Thụy Sĩ. Giới truyền thông nước ngoài phân tích, điều này đã cho thấy tầng lớp lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã “tim đập chân run” trước nguy cơ mất chính quyền vào lúc ấy, mỗi người trong số họ đều tự có mưu tính hậu lộ của riêng mình.
Theo nguồn tin của tờ Daily Telegraph (Anh quốc), vào ngày 27 tháng 1, Cựu phóng viên tại Bắc Kinh của tờ Nam Hoa Nhật Báo (Hồng Kông) Tom Korski đã nhận được một hồ sơ giải mật từ phòng Tư liệu Quốc gia Canada. Sau 26 năm kể từ khi cuộc vận động dân chủ “Lục Tứ” nổ ra, những điện báo ngoại giao thuộc hàng cơ mật của Đại sứ quán Canada tại Bắc Kinh đã tiết lộ những sự thật đáng kinh ngạc.
Trong bản ghi chép mật của Đại sứ quán, một quan chức ngoại giao của Canada lúc ấy đã miêu tả người lãnh đạo chính quyền như là một “kẻ cầm đầu băng nhóm tà ác”. Lúc quốc gia trong cơn nước sôi lửa bỏng, điều mà họ nghĩ đến đầu tiên không phải là sự an nguy của nước nhà, mà lại là việc làm thế nào để có thể lén lút chuyển một khối lượng lớn tiền tệ ra nước ngoài nhằm giữ đường hậu lộ.
Tin tức gây chấn động nhất trong tập hồ sơ dày hàng ngàn trang ấy chính là: trong khi thành phố Bắc Kinh đang sôi sục với cuộc vận động dân chủ, người lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ chỉ chăm chăm nghĩ cách chuyển khối tiền tệ “rất rất rất lớn” đến Thụy Sĩ.
Vì khả năng bảo mật tuyệt đối cho khách hàng, các ngân hàng ở Thụy Sĩ luôn được tin cậy nhất thế giới, nhưng đồng thời cũng là “thiên đường giữ của” của những vụ rửa tiền, phạm tội và trốn thuế.
Tờ Daily Telegraph nói, điều này cho thấy ĐCSTQ vô cùng sợ hãi trước sự bất ổn của chế độ, sự sợ hãi của họ luôn vượt khỏi sức tưởng tượng của dư luận.
Trong báo cáo của Korski có một đoạn điện báo viết: “Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc rất am hiểu tình hình tại đây, trong mấy tháng về trước, từng thành viên trong Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị đều có tiếp xúc qua, họ muốn tìm hiểu thông tin: làm thế nào để chuyển một lượng tiền lớn sang Thụy Sĩ” ngoài ra “vì nguyên nhân ‘dễ hiểu’ họ đốc thúc chúng tôi (đại sứ quán Thụy Sĩ) phải bảo mật cẩn thận những tin tức này”.
Ngoài việc tiết lộ Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị “chạy của” ra, bộ hồ sơ này còn tường thuật lại cuộc tàn sát đẫm máu diễn ra vào năm 1989.
Báo cáo của Korski cũng tái hiện lại sự trấn áp đẫm máu của quân đội lên dân thường vào năm ấy: “Một cụ bà quỳ trước mặt binh lính, van xin họ hãy tha cho các sinh viên, nhưng người lính đã giết bà.” Còn có những trường hợp khác, một người phụ nữ vừa đẩy xe nôi vừa dắt theo một bé trai, khi bé trai định bỏ chạy, chiếc xe tăng đã chạy đến và cán nát cậu bé.
“Những người Trung Quốc đã nói chuyện với chúng tôi, họ đều cảm thấy tuyệt vọng trước viễn cảnh của quốc gia”, một quan chức ngoại giao viết.
Mười một ngày sau cuộc đàn áp đẫm máu “Lục Tứ”. Đại sứ quán Canada tại Trung Quốc đã gửi tin đến Ottawa nói rằng: “Đất nước này hiện tại đang bị khống chế bởi những kẻ cầm đầu tàn ác, chính phủ được vận hành bởi những người đui mù chỉ biết nghe và phục tùng mệnh lệnh, tình thế xem ra hết sức căng thẳng”.
Lúc đó, Đại sứ quán Canada còn dự đoán chính xác, người lãnh đạo độc tài ĐCSTQ sẽ tìm cách lấp liếm cuộc trấn áp đẫm máu ở thủ đô.
“Chân tướng có thể bị che lấp rất nhiều năm”, hồ sơ có nói đến, “Thời kỳ đen tối có thể kéo dài”.
Theo một hồ sơ nội bộ được tiết lộ từ ĐCSTQ, ngày 2 tháng 6 năm 1989, các lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ đã gặp mặt tại Bắc Kinh, sau đó họ quyết định sẽ trấn áp cuộc vận động “Lục Tứ” bằng bàn tay của quân đội.
“Chúng ta cần phải làm như thế (trấn áp), nếu không dân thường sẽ tạo phản”, Vương Chấn – một trong những lão tướng của ĐCSTQ nói, “nếu như có ý đồ lật đổ Đảng Cộng sản, nhất định sẽ chết không có đất chôn”.
Tờ Daily Telegraph nói, trong năm ấy đã có đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn người kháng nghị hòa bình gồm rất nhiều những sinh viên trẻ đã mất mạng trong sự kiện “Lục Tứ”, nhưng cho đến nay, ĐCSTQ vẫn chưa hề công bố số người tử vong hay kết quả điều tra. Năm ngoái là đã tròn 25 năm kể từ khi cuộc tàn sát tàn ác ấy diễn ra nhưng gia đình của các nạn nhân đều không nhận được bất kỳ sự giải thích nào từ phía ĐCSTQ.
Tin cấm: Hồ sơ Panama với tài sản tẩu tán của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tổng công ty của hãng luật Mossack Fonseca đã để lộ một tài liệu bí mật làm chấn động toàn cầu. Theo bản tin mới nhất của Liên minh Phóng viên Điều tra Quốc tế đưa tin, trong số hàng vạn cái tên được nhắc đến có 9 cái tên gia quyến của tầng lớp lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Những thân bằng quyến thuộc của những lãnh đạo luôn giương cao lá cờ “xã hội chủ nghĩa” này dường như đang kiếm được những món hời béo bở theo phong cách tư bản chủ nghĩa.
Liên minh Phóng viên Điều tra Quốc tế (viết tắt là ICIJ) vào ngày 4 tháng 3 năm nay đã tung ra “Hồ sơ Panama”, tiết lộ cho thế giới biết về bí mật của những vụ rửa tiền của 11.500.000 những nhân vật chính yếu, siêu sao, phần tử xã hội đen trên toàn cầu, một vụ tai tiếng tài chính với quy mô khổng lồ có thể nói là đầu tiên trong lịch sử. Tuy nhiên, Liên minh Phóng viên Điều tra Quốc tế cũng đồng thời thừa nhận, việc thành lập các công ty quốc tế để tránh thuế không nhất định là phạm pháp.
Hồ sơ này cũng tiết lộ tin tức về những vụ trốn thuế của Lý Tử Đan – cháu gái của cựu Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Cổ Khánh Lâm, Lý Tiểu Lâm – con gái của cựu Thủ tướng Lý Bằng, và cùng với Đặng Gia Quý – anh rể của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo nguồn tin được tiết lộ, ông Đặng Gia Quý vào năm 2009 đã thành lập hai công ty vỏ bọc tại đảo Virgin. Nhưng khi ông Tập Cận Bình bắt đầu nhậm chức chấp chính vào năm 2012, hai công ty này đã ngưng hoạt động.
Ngày 6 tháng 4, Phóng viên Alexa Olesen thuộc Liên minh Phóng viên Điều tra Quốc tế đã đưa ra một bản tin dài, lại một lần nữa tiết lộ danh sách 5 người nhà của các lãnh đạo ĐCSTQ đương nhiệm xuất hiện trong “hồ sơ Panama”, trong đó có Lý Thánh Bát – con rể của Thường ủy Bộ Chính trị Trương Cao Lệ, Cổ Lệ Thanh – con dâu của Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Lưu Vân Sơn, Tăng Khánh Chuẩn – em ruột của Cựu ủy viên Thường trực bộ Chính trị Tăng Khánh Hồng, Trần Đông Thăng – cháu dâu ngoại của Mao Trạch Đông, cho đến Hồ Đức Hoa – đứa con thứ ba của cựu Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang. Bảng tin còn chỉ ra chi tiết việc Cốc Khai Lai thông qua “găng tay trắng” để che đậy tài sản ở hải ngoại như thế nào.
Ngoài giới quý tộc Đỏ ra, văn phòng luật Mossack Fonseca còn có các khách hàng Trung Quốc khác là những nhà siêu tỷ phú, như người sáng lập hệ thống bách hóa Ngân Thái Thẩm Quốc Quân, con gái của người sáng lập tập đoàn Wahaha Tông Khánh Hậu .
Bảng tin còn nói Mossack Fonseca là một trong 5 cơ cấu chạy thủ tục thành lập công ty quốc tế lớn nhất thế giới, năm 1989 đã có chi nhánh tại Hồng Kông, năm 2000 đã thành lập văn phòng đầu tiên tại Trung Quốc. Căn cứ tin tức được nêu lên trong bảng tin này, hãng luật này đã có văn phòng tại 8 tòa thành thị lớn ở Trung Quốc. Cho đến năm 2015, văn phòng luật đã thu được nguồn tiền từ 16.300 khách hàng ở Trung Quốc và Hồng Kông để thành lập công ty tại nước ngoài. Các công ty quốc tế dạng này chiếm 29% tổng số khách hàng của Mossack Fonseca, từ đó, địa bàn Trung Hoa đã trở thành thị trường lớn nhất của hãng luật này.
Bản tin nói rằng, những công ty được đăng ký ở quần đảo Virgin đều là vì mục đích che đậy những mối quan hệ tài vụ mập mờ , giấu giếm tài sản, trốn thuế hoặc mua bán cổ phiểu nặc danh của các bá hộ thuộc tầng lớp quyền quý. Đây cũng là một thủ đoạn quen thuộc trong cung cách vận hành của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mang đặc sắc của xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc.
Giáo sư Tạ Điền thuộc đại học Nam California Mỹ bày tỏ, thành lập công ty quốc tế để che giấu tài sản nặc danh và trốn thuế là phương thức rửa tiền mà giới phú hào và quý tộc ưa dùng nhất. Giới lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ đã bắt đầu cách làm này từ thời Mao Trạch Đông.
Giáo sư Tạ Điền còn nói: “Lúc trước rất nhiều là ở Hồng Kông, Thụy Sĩ, sau đó dần dần phát hiện Thụy Sĩ cũng không phải là nơi quá an toàn, rất nhiều người liền chuyển hướng sang Panama hoặc vùng biển Caribe, quần đảo Cayman, đem két sắt tiền của bọn họ chuyển hướng sang đây. Cho nên bên trong ấy, bên trong quan chức cấp cao của ĐCSTQ rất nhiều rất nhiều người đều có tên, hiện giờ phát hiện ra cũng chỉ là khách hàng của một văn phòng luật, trên thực tế có rất nhiều văn phòng luật, ngân hàng vẫn đang làm, chẳng qua hiện giờ chúng ta chưa biết mà thôi”.
“Hồ sơ Panama” đã tạo nên trên toàn thế giới một cơn bão chính trị, nhưng ở Trung Quốc Đại lục, các kênh thông tin trong dân chúng đã bị hệ thống thẩm tra của ĐCSTQ bưng bít.
Ông Tạ Điền bày tỏ, ngoài việc trốn thuế hoặc tránh thuế, hệ thống gia quyến quý tộc của ĐCSTQ có thể còn giấu giếm thông tin thu nhập cá nhân, những điều này dân chúng có quyền được biết.
Giám đốc thâm niên trong ngành bảo hiểm Tiền Chí Kiện có bài phát biểu nói rằng, về vấn đề tính hợp pháp của việc tránh thuế cũng đang mang tính tranh cãi gay gắt. Nhưng có ai dám truy cứu cửa sổ “chạy của” của ĐCSTQ?
Bình luận viên độc lập Lý Thiện Giám đã biểu thị sự hiếu kỳ đối với gia tộc của “Trung Quốc đệ nhất tham quan” Giang Trạch Dân và những tin tức chưa được tiết lộ của gia tộc này, ông nhận thấy rằng việc những cái tên thành viên thuộc gia tộc Giang Trạch Dân có xuất hiện hay không rất đáng được chú ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét