Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Tin thót tim: Thực hư khoản nợ 3.000 tỷ đồng giữa Công ty Phương Trang và Ngân hàng Xây dựng; Lãnh đạo Ngân hàng Xây Dựng: “Công ty Phương Trang mới trả chưa tới 0,34% nợ gốc”; Hãng xe Phương Trang có thể khởi kiện ngược lại Ngân hàng Xây dựng; Khoản nợ hàng ngàn tỷ của Hãng Phương Trang có liên quan tới Trương Mỹ Hoa & Lê Thanh Hải không ?; Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là một trong những lãnh đạo quan trọng tại Tập đoàn Phương Trang; Xe Phương Trang của bà Trương Mỹ Hoa bị tai nạn thảm khốc: 13 người chết !; Công ty Phương Trang và ngân hàng nói mình là “nạn nhân”; Hãng xe Phương Trang bị ngân hàng khởi kiện đòi 3.000 tỷ đồng; Rùng mình tài xế xe Phương Trang vừa lái xe vừa cuốn bánh tráng; Bị đòi nợ 3.000 tỷ: Đại gia Phương Trang phản pháo

(Kinh tế) - Công ty mẹ Futa Corp chỉ có vốn điều lệ 770 tỷ đồng nhưng có tài sản tương đối lớn, lên đến gần 7.200 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2014.

Hé lộ những khoản nợ phải trả hàng nghìn tỷ đồng của hệ thống Phương Trang
Ảnh minh họa.
Sau hơn chục năm hiện diện trên thị trường, Xe khách Phương Trang là một trong những thương hiệu vận tải hành khách đường bộ được biết đến nhiều nhất trên cả nước. Đội xe của họ lên đến cả nghìn chiếc, phủ dày đặc các tỉnh miền Nam, miền Tây.
Bên cạnh sự nổi tiếng đó, Phương Trang cũng được biết đến bởi không ít tai tiếng trong phong cách làm ăn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ít có doanh nghiệp vận tải hành khánh đường bộ nào gây dựng được quy mô như Phương Trang. Nhà xe này vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của không ít hành khách khi muốn di chuyển bằng đường bộ.
Chính vì vậy thông tin ngân hàng Xây dựng (CBBank) khởi kiện Phương Trang để thu hồi 3.000 tỷ đồng nợ khó đòi không khỏi khiến dư luận xôn xao.
Tình hình nợ nần của Phương Trang hiện ra sao? Công ty vay nợ lớn như vậy để làm gì? Trước khi chúng tôi cung cấp những số liệu để độc giả có câu trả lời, hãy nhìn lại doanh nghiệp nổi tiếng này một chút.
“Ông trùm” vận tải ngã ngựa với bất động sản
Công ty trung tâm của hệ thống Phương Trang là CTCP Đầu tư Phương Trang (Futa Corp) do ông Nguyễn Hữu Luận làm chủ.
Futa Corp cùng các cổ đông sáng lập của mình đầu tư vào rất nhiều công ty khác như CTCP Xe khách Phương Trang (Futa Buslines), Chuyển phát nhanh Phương Trang (Futa Express), Bất động sản Phương Trang (Futa Land), Taxi Phương Trang (Futa Taxi), Quảng cáo… Trong đó, Futa Buslines là công ty đảm nhận hoạt động kinh doanh vận tải xe khách của hệ thống.
Tuy nhiên cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, Phương Trang đã bị cuốn vào trào lưu đầu tư bất động sản. Hàng loạt dự án được công ty ấp ủ như Khu đô thị mới Phương Trang – Vịnh Đà Nẵng, các dự án New Pearl, The Landmark City tại thành phố Hồ Chí Minh…
Khi thị trường bất động sản đóng băng, hầu hết các dự án bất động sản của Phương Trang bị đình trệ trong khi công ty vẫn đang phải ôm khoản nợ cả nghìn tỷ đồng chưa có hướng giải quyết trong nhiều năm qua.
Theo số liệu PV có được, công ty mẹ Futa Corp chỉ có vốn điều lệ 770 tỷ đồng nhưng có tài sản tương đối lớn, lên đến gần 7.200 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2014. Trong phần tài sản, Futa Corp đã đầu tư gần 1.950 tỷ đồng vào các công ty con, công ty liên kết. Phần còn lại chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.
Tổng nợ phải trả cuối năm 2014 là hơn 6.500 tỷ đồng, nhưng chỉ có khoản vay dài hạn 3.044 tỷ đồng và không có vay nợ ngắn hạn. Nhiều khả năng đây chính là khoản nợ khó đòi mà ngân hàng Xây dựng đã đề cập. Còn lại bao gồm 1.000 tỷ đồng người mua trả tiền trước và 2.400 tỷ đồng phải trả.
Bất ngờ lỗ lớn trong năm 2014
Doanh thu của riêng công ty mẹ Futa Corp trong mấy năm gần đây khá khiêm tốn do các hoạt động kinh doanh chính do các công ty con đảm nhiệm. Riêng doanh thu của Futa Buslines trong năm 2013 đạt gần 1.400 tỷ.
Năm 2014, doanh thu của công ty mẹ Futa Corp chỉ đạt gần 90 tỷ, trong khi đó công ty hạch toán khoản chi phí tài chính hơn 664 tỷ đồng dẫn đến kết quả cả năm 2014 lỗ 612 tỷ đồng – tức mất đi ½ vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu của riêng công ty mẹ nên chưa phản ánh được đầy đủ hoạt động của hệ thống Phương Trang.
(Theo Trí Thức Trẻ)

Vụ cháy xe 12 người chết: Làm rõ chiếc ô tô thứ 4

Chủ Nhật, ngày 22/05/2016 21:19 PM (GMT+7)
Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận yêu cầu cơ quan điều tra khẩn trương làm rõ vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm 12 người chết và 40 người bị thương, ngoài ra cần điều tra chiếc ô tô “bí ẩn” cách hiện trường vụ tai nạn 50m cũng bị móp đầu.
Tai nan giao thong o Binh Thuan - 1
Sau vụ tai nạn, hai xe khách bị cháy trơ khung, xe tải bị cháy cabin. Vụ tai nạn làm 12 người chết và 40 người bị thương
Chiều 22.5, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cùng ông Khuất Việt Hùng – Phó trưởng ban An toàn giao thông Quốc gia đã có buổi làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận liên quan đến vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại thị trấn Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận vào sáng cùng ngày.
Theo đó, vào 4h15 sáng nay, xe khách của hãng Phương Trang BKS 51B-11.224 chạy tuyến Quảng Ngãi - TP HCM lưu thông trên quốc lộ 1A khi đến km1730+300 thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) va chạm với ôtô khách Sơn Quy (ở Hương Khê, Hà Tĩnh) BKS 38N-5577 chạy hướng ngược lại. Lúc này, chiếc xe tải BKS 86C-05.388 chạy hướng Nam-Bắc lao tới, tài xế không kịp xử lý tình huống nên tông vào 2 xe khách. Vụ tai nạn  làm 3 xe ô tô bị cháy khiến 12 người tử vong, trong đó nhiều người bị cháy, biến dạng, 35 người bị thương.
Theo báo cáo nhanh của tỉnh Bình Thuận, đa số các hành khách tử vong đi trên xe Phương Trang do tài xế Phạm Văn Thảo (ngụ xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, đã tử vong) điều khiển. Trong khi đó, tài xế xe Qúy Sơn là ông Trần Công Định (53 tuổi, quê Đức Thọ, Hà Tĩnh) cũng thiệt mạng trong tai nạn.
Tại buổi làm việc, giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận cho biết, cách vị trí xảy ra tai nạn thảm khốc sáng nay hơn 3km đã từng xảy ra hai vụ tai nạn thảm khốc khác và cung đường này là điểm đen về tai nạn giao thông.
Cụ thể, năm 2015 tại Km 1726 –km 1727 trên quốc lộ 1, qua địa bàn xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) trong một tháng đã xảy ra hai vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 13 người chết, 9 người bị thương. Mới đây, tại km1722+100 cũng xảy ra tai nạn hai xe tải đối đầu làm hai người chết.
Theo lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Bình Thuận nguyên nhân những vụ tai nạn ở khu vực này được xác định do cung đường cong, chuyển hướng phức tạp.
Để ngăn tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở khu vực “điểm đen” tại đoạn đường trên, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Bộ GTVT quan tâm nghiên cứu, tổ chức khảo sát để lắp đặt dải phân cách cứng và mềm để hạn chế đối đầu giữa các phương tiện, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết.
Tai nạn giao thông ở Bình Thuận - Nguyên nhân 12 người chết - 2
Đoàn công tác của Bộ GTVT làm việc với tỉnh Bình Thuận để khắc phục vụ tai nạn
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho rằng nếu có dải phân cách thì hậu quả tai nạn sáng nay sẽ không thảm khốc như vậy. Ông Thọ giao cho Tổng cục Đường bộ rà soát lại hạn đăng kiểm, trích xuất camera hành trình của hai phương tiện, rà lại cọc tiêu khu vực tai nạn để phối hợp với cơ quan chức năng sớm làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Ông cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ ngay trong tuần sau phải khảo sát để lắp đặt dải phân cách mềm từ khu vực địa điểm tai nạn đến Đồng Nai.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, vụ tai nạn quá thảm khốc làm chết và bị thương nhiều người. Ông yêu cầu các đơn vị chức năng sớm hoàn tất các thủ tục, xác định AND để bàn giao thi thể cho người nhà nạn nhân.
Vụ tai nạn giao thông ở Bình Thuận làm 12 người chết và 40 người bị thương - 3
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận yêu cầu cơ quan điều tra khẩn trương làm rõ vụ tai nạn và điều tra chiếc ô tô cách hiện trường vụ tai nạn 50m cũng bị móp đầu có liên quan không
Ngoài ra, ông cũng yêu cầu cơ quan điều tra sớm xác định nguyên nhân vụ tai nạn này. Tra lại hồ sơ các phương tiện cũng như tài xế có đủ điều kiện tham gia giao thông không. Phải làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ tai nạn, ngoài 3 phương tiện ô tô tại hiện trường còn có một ô tô khác cách hiện trường 50m cũng bị móp đầu, phải làm rõ xe này có liên quan gì không, ông Hùng yêu cầu.
Theo báo cáo nhanh của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi Bộ trưởng Bộ GTVT, cả hai xe khách và xe tải trong vụ tai nạn sáng đều còn hạn kiểm định.
Theo đó, xe khách BKS 51B-11224, nhãn hiệu THACO, sản xuất năm 2013 tại Việt Nam. Chủ phương tiện theo đăng ký là Công ty CP xe khách Phương Trang FUTABUSLINES, địa chỉ ở 76- 82 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Xe kiểm định lần gần nhất ngày 6-1-2016, có hạn đến 5-7-2016.
Xe khách BKS 38N-5577, nhãn hiệu THACO, sản xuất năm 2010 tại Việt Nam. Chủ phương tiện theo đăng ký là Công ty TNHH vận tải TM-TN Sơn Quy, địa chỉ ở Yên Hội, Đức Lĩnh, Vũ Quang, Hà Tĩnh. Xe kiểm định lần gần nhất ngày 29-4-2016, có hạn đến 28-10-2016. 
Xe tải BKS 86C-05385, nhãn hiệu DONGFENG, sản xuất năm 2015 tại Trung Quốc. Chủ phương tiện theo đăng ký là Hồ Thị Dung, địa chỉ ở Hàm Liêm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Xe kiểm định lần gần nhất ngày 24-4-2015, có hạn đến 23-4-2017.
Xe Phương Trang là thương hiệu nổi tiếng và đã được gia đình bà Trương Mỹ Hoa mua lại cho nên nó thành Xe Vua thực sự! Tai nạn thảm khốc sáng nay khủng khiếp đến mức VTV chưa dám đăng! Ít nhất 13 người chết trong vụ tai nạn kinh hoàng sáng 22.5 khi 2 chiếc xe khách giường nằm cháy rụi
13227629_1699910343559887_2699314684395020534_o
Xe Phương Trang bị tai nạn thảm khốc: 13 người chết !
Lúc 7 giờ 40 ngày 22.5, đại tá Nguyễn Văn Minh, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận cho biết có 12 người được xác nhận đã chết, 23 người bị thương trong vụ tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Số người bị nguy kịch cũng có khả năng tử vong cao.
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng khiến 2 xe khách giường nằm cháy rụi
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng khiến 2 xe khách giường nằm cháy rụi
Trước đó, theo thông tin ban đầu, lúc 4 giờ ngày 22.5, trên QL 1 đoạn qua xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, xảy ra một vụ tai nạn kinh hoàng. Hai xe khách giường nằm, một xe tải, một xe máy đã va chạm với nhau. Toàn bộ 2 xe khách giường nằm cháy rụi.
Xe khách giường nằm bị cháy rụi
Xe khách giường nằm bị cháy rụi
Cũng theo thông tin ban đầu, một chiếc xe khách giường nằm chạy từ Quảng Ngãi vào TP.HCM, một chiếc xe khách giường nằm chạy từ TP.HCM đi Hà Tĩnh, đã va chạm với một chiếc xe tải biển kiểm soát Bình Thuận. Chiếc xe khách giường nằm chạy tuyến Quảng Ngãi – TP.HCM là xe của hãng Phương Trang.
Nhiều thi thể nạn nhân của vụ tai nạn kinh hoàng ở Bình Thuận sáng 22.5 bị cháy đen, không còn nguyên vẹn.
Nhiều thi thể nạn nhân của vụ tai nạn kinh hoàng ở Bình Thuận sáng 22.5 bị cháy đen, không còn nguyên vẹn.
Nhiều thi thể nạn nhân của vụ tai nạn kinh hoàng ở Bình Thuận sáng 22.5 bị cháy đen, không còn nguyên vẹn.
thi thể nạn nhân của vụ tai nạn
thi thể nạn nhân của vụ tai nạn
92411437674841871_n
thi thể nạn nhân của vụ tai nạn
thi thể nạn nhân của vụ tai nạn
thi thể nạn nhân của vụ tai nạn
thi thể nạn nhân của vụ tai nạn
thi thể nạn nhân của vụ tai nạn
mùi cháy khét lẹt vẫn phủ khắp nơi.
mùi cháy khét lẹt vẫn phủ khắp nơi.
Ghi nhận của PV  tại hiện trường, đến 6 giờ 45 ngày 22.5, lưu thông trên QL1 đoạn qua xã Hàm Minh hiện đã được điều tiết thông suốt. Nhưng mùi cháy khét lẹt vẫn phủ khắp nơi. Hiện các lượng lượng cứu hộ đang dọn dẹp hiện trường.
PV
(http://bluevn.org/xe-phuong-trang-cua-ba-truong-hoa-bi-tai-nan-tham-khoc-13-nguoi-chet.html )


Công ty Phương Trang và ngân hàng nói mình là “nạn nhân”

10/06/2016 09:53 GMT+7
TTO - Vụ Ngân hàng Xây dựng (CB) khởi kiện nhóm Công ty Phương Trang để đòi khoản nợ gần 3.000 tỉ đồng, doanh nghiệp và ngân hàng đều khẳng định mình là “nạn nhân”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ liên quan đến việc Ngân hàng Xây dựng (CB) khởi kiện nhóm Công ty Phương Trang để đòi khoản nợ gần 3.000 tỉ đồng, ông Đỗ Tất Khá - phó tổng giám đốc ngân hàng này - cho rằng trên hồ sơ pháp lý tại CB, nhóm Phương Trang đang có nợ gốc hơn 9.400 tỉ đồng (phát sinh từ thời Ngân hàng Đại Tín - Trust Bank), chưa kể khoản lãi phát sinh và đã quá hạn từ năm 2011. 
Tuy nhiên, CB chỉ mới khởi kiện 10 hồ sơ với khoản nợ gần 3.000 tỉ đồng vì đây là những khoản về pháp lý “vững” nhất và tài sản thế chấp tốt nhất.
Cũng theo ông Khá, nhóm Phương Trang định giá tài sản thế chấp tại CB là hơn 14.000 tỉ đồng nhưng theo đánh giá của Công ty Thẩm định giá miền Nam, số tài sản này chỉ khoảng 7.200 tỉ đồng. “Do nhóm công ty này chỉ nhận nợ hơn 3.436 tỉ đồng nên CB đã không đồng ý với phương án trả tiền mặt để lấy lại các tài sản đã thế chấp của nhóm công ty này” - ông Khá cho biết.
Tuy nhiên trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Đăng Quan - phó chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Phương Trang - cho rằng thông tin nhóm Công ty Phương Trang nợ gần 10.000 tỉ đồng là sai sự thật, trên thực tế nhóm công ty này chỉ nợ CB hơn 3.400 tỉ đồng.
Cụ thể, tại biên bản đối chiếu nợ vay vào ngày 18-12-2014, thực hiện theo chỉ đạo của phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Phước Thanh, nhóm Công ty Phương Trang chỉ nhận số tiền nợ hơn 3.436 tỉ đồng của 47 khoản vay và một khoản mua bán trái phiếu của Công ty CP đầu tư Phương Trang.
Trong báo cáo thực trạng nợ của nhóm Phương Trang và một nhóm còn lại tại CB vào tháng 3-2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng kết luận rằng trong số 9.437 tỉ đồng dư nợ gốc tại CB, nhóm Phương Trang chỉ nhận được hơn 3.436 tỉ đồng, một nhóm còn lại nhận và sử dụng hơn 4.944 tỉ đồng.
“Trong hơn 3.400 tỉ đồng nợ tại CB, phía Công ty xe Phương Trang chỉ nợ 36 tỉ đồng, chứ không phải Công ty xe Phương Trang nợ hơn 3.400 tỉ đồng như phía CB công bố trước đó” - ông Quan cho biết.
Cũng theo ông Quan, ngay từ năm 2012, nhóm Công ty Phương Trang đã chủ động đưa ra phương án xử lý là hoán đổi tài sản bằng sổ tiết kiệm nhưng phía ngân hàng không chấp nhận với lý do số nợ của nhóm Phương Trang cao hơn con số 3.400 tỉ đồng như đã đề cập ở trên.
Theo ông Quan, do số tài sản mà nhóm Công ty Phương Trang thế chấp tại ngân hàng này có giá trị lên tới 14.000 tỉ đồng nhưng không xử lý được nên từ năm 2012 đến nay, công ty này đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu cũng như đơn tố cáo một nhóm còn lại cấu kết với một số lãnh đạo (cũ - PV) của CB để rút ruột ngân hàng này, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và uy tín của nhóm Công ty Phương Trang do không giải tỏa được tài sản thế chấp, đồng thời ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông của CB.
“Vụ việc vẫn chưa giải quyết dứt điểm, đến nay CB lại công bố thông tin gây nhầm lẫn, tiếp tục làm tổn hại đến uy tín và thương hiệu của Phương Trang” - ông Quan nói.
A.HỒNG - HẢI ĐĂNG

Hãng xe Phương Trang bị ngân hàng khởi kiện đòi 3.000 tỷ đồng

Theo thông tin phát đi từ Ngân hàng Xây dựng, ngân hàng này đã khởi kiện đòi Công ty Xe khách Phương Trang phải trả 3.000 tỷ đồng nợ xấu.

phuongtrang-000
Hãng xe Phương Trang bị ngân hàng khởi kiện đòi 3.000 tỷ đồng nợ xấu.

















Số tiền trên liên quan đến 10 bộ hồ sơ vay của công ty này và đã được Ngân hàng Xây dựng (NHXD) khởi kiện trong thời gian từ tháng 3/2015 đến tháng 5/2015.
Nguồn tin này cũng cho biết, từ nay đến hết năm 2016, NHXD sẽ củng cố hồ sơ, tiến hành khởi kiện và xử lý tài sản toàn bộ các khách hàng vay thuộc nhóm Công ty Phương Trang theo đúng quy định của pháp luật căn cứ trên quyền chủ nợ đầy đủ và hợp pháp của NHXD.
Theo NHXD, nhóm nợ Công ty Phương Trang là một trong những nhóm nợ lớn, tồn đọng nhiều năm qua với hồ sơ pháp lý khá phức tạp.
Việc xúc tiến xử lý gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu liên quan đến nhóm nợ Công ty Phương Trang sẽ là khởi đầu để NHXD có cơ sở xử lý các nhóm nợ xấu lớn trong năm 2016.
Cũng theo NHXD, sau khi chuyển đổi mô hình thuộc sở hữu Nhà nước với sự hỗ trợ từ Vietcombank, NHXD đã triển khai cải tổ hoạt động, củng cố, hoàn thiện các hồ sơ pháp lý và tập trung xử lý nợ.
Năm 2015, nợ xấu mà NHXD bán cho VAMC đạt 500 tỷ đồng. Năm 2016, đồng thời với việc khoanh nợ, bán nợ cho VAMC, xử lý tài sản; NHXD phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có kết luận đối với các khoản nợ lớn, tích cực thu hồi nợ bằng tiền.
Ngân hàng Xây Dựng là một trong những ngân hàng đầu tiên được NHNN mua lại sở hữu với giá 0 đồng.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đề án tái cơ cấu ngân hàng sau khi mua lại nhằm đảm bảo tài sản, quyền lợi của Nhà nước chính là công tác thu hồi, xử lý nợ xấu.
Công ty Phương Trang là một trong những doanh nghiệp lớn hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa. Công ty thành lập năm 2002 và đến nay đã có hơn 200 xe 45 chỗ để chạy đường dài.
Phương Trang cũng cung cấp dịch vụ taxi, trạm dừng chân và kinh doanh bất động sản.
Theo TBKTSG




Rùng mình tài xế xe Phương Trang vừa lái xe vừa cuốn bánh tráng

(VTC News) - Dù đang điều khiển xe trên đường cao tốc nhưng tài xế vẫn thản nhiên buông vô lăng, cuốn bánh tráng để ăn.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện clip dài gần 40 giây ghi lại cảnh tài xế đang lái xe với tốc độ cao nhưng vẫn thản nhiên ăn bánh tráng.





ffffffff

Tài xế hãng xe khách Phương Trang thản nhiên thả tay cuốn bánh tráng để ăn.


Qua tìm hiểu được biết, vụ việc xảy ra lúc 11h ngày 5/6 trên chuyến xe của công ty Phương Trang, chạy tuyến từ TP.HCM đi Cần Thơ.
Theo lời chủ tài khoản có tên T.T.V, người quay lại clip cho biết, vào lúc 12h trưa 5/6, khi xe đang chạy trên cao tốc TP. HCM – Trung Lương (thuộc huyện Cai Lậy, Tiền Giang) với tốc độ cao thì anh phát hiện tài xế vẫn thản nhiên lấy bánh tráng cuốn lại ăn rất bình tĩnh. 
Thậm chí tài xế này còn buông cả hai tay ra khỏi vô lăng để cuốn bánh tráng. Sau đó tài xế này dường như không tập trung vào lái xe mà chỉ chú ý đến miếng bánh tráng vừa mới cuốn xong.
Video: Tài xế hãng xe khách Phương Trang vừa lái xe vừa cuốn bánh tráng để ăn
Đoạn clip sau khi được đăng tải đã thu hút hơn 150 nghìn người theo dõi. Hàng ngàn người người tỏ ra lo lắng và vô cùng bức xúc trước hành vi coi thường tính mạng người khác của tài xế, bởi nhà xe Phương Trang vốn là nhà xe nhiều lần xảy ra những vụ tai nạn nghiêm trọng.
Phía Công ty Phương Trang đã xác nhận tài xế trong clip là lái xe của công ty, đồng thời công ty này đã đình chỉ, điều tra hành vi coi thường tính mạng hành khách của nam tài xế.

Ngọc Thắng

Hãng xe Phương Trang có thể khởi kiện ngược lại Ngân hàng Xây dựng

Trong văn bản của mình Phương Trang đề nghị ngân hàng xây dựng trả lời nếu Phương Trang trả hết số nợ 3.436 tỷ đồng thì ngân hàng có trả lại tài sản hơn 14.000 tỷ đồng mà ngân hàng đang giữ hay không?

e92b4_img_0966
Trong tài sản thế chấp của Phương Trang tại Ngân hàng Xây dựng chỉ có 211 xe khách, còn lại chủ yếu là các dự án bất động sản – Ảnh: Anh Quân/TBKTSG.


Theo một nguồn tin của TBKTSG Online, hiện tại trên cơ sở các chứng cứ để giải ngân đối với các hồ sơ vay của nhóm công ty Phương Trang thì số nợ cả gốc lẫn lãi tại Ngân hàng Xây dựng là 9.500 tỷ đồng.
Thế nhưng Phương Trang nói chỉ nợ hơn 3.400 tỷ đồng.
Thế chấp chủ yếu là dự án bất động sản
Không những thế, tài sản mà Phương Trang thế chấp ở Ngân hàng Xây dựng cũng là con số hai bên đang tranh cãi.
Hồi cuối tháng 5/2016, Phương Trang đã có văn bản số 38 gửi Ngân hàng Xây dựng Việt Nam; trong đó nêu rõ, công ty này đã thế chấp hàng chục dự án bất động sản, 211 xe khách, và các tài sản khác với trị giá hơn 14.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng để vay vốn đầu tư.
Tuy thế, theo nguồn tin từ phía Ngân hàng Xây dựng, số tài sản này khi định giá trước khi Ngân hàng Xây dựng chuyển đổi thành 100% vốn nhà nước là không đến 7.000 tỷ đồng.
Theo Ngân hàng Xây dựng, trong 5 năm qua Phương Trang chỉ mới thanh toán được hơn 0,3% nợ gốc, các khoản lãi và đa phần nợ gốc đều không thanh toán được.
Vì vậy, theo Ngân hàng Xây dựng, 10 hồ sơ vay lớn nhất với giá trị 3.000 tỷ đồng sẽ được Ngân hàng Xây dựng khởi kiện sớm trong lộ trình thu hồi nợ của ngân hàng.
Nghĩa là nếu tòa án xử Ngân hàng Xây dựng thắng kiện, có quyết định thi hành án, thì ngân hàng này sẽ xử lý tài sản đảm bảo của Phương Trang để thu hồi nợ. Hiện tại tất cả nợ của Phương Trang đều đã ở nhóm 5 (nợ không có khả năng thu hồi).
Những khoản nợ của Phương Trang chủ yếu vay tại thời điểm Ngân hàng Xây dựng còn là ngân hàng Đại Tín (Trustbank), nghĩa là trước năm 2013.
Từ tháng 5/2013, Trustbank sau khi có sự tham gia của tập đoàn Thiên Thanh đã đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng. Và hiện ngân hàng này đã trở thành ngân hàng 100% vốn nhà nước sau khi được NHNN mua lại giá 0 đồng.
Theo Ngân hàng Xây dựng hai bên đã có nhiều cuộc làm việc, tìm cách tháo gỡ khó khăn để Phương Trang có thể trả được nợ, nhưng những nỗ lực này không thành. Nay, để thu hồi nợ, ngân hàng buộc phải khởi kiện.
Phương Trang nói chỉ nợ hơn 3.400 tỷ đồng
Theo một nguồn tin của TBKTSG Online liên quan đến Phương Trang, hiện nay Ngân hàng Xây dựng đang nắm trong tay danh sách hàng chục dự án bất động sản là tài sản thế chấp của Phương Trang; có dự án được thế chấp đến hàng trăm tỉ đồng.
Tuy nhiên phía Phương Trang khẳng định, công ty đã họp và đối chiếu công nợ với Ngân hàng Xây dựng rất nhiều lần dưới sự chứng kiến của cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan thanh tra giám sát và giữa 2 bên.
Kết quả đối chiếu nợ vay ngày 18 và 19-12-2014 và ngày 19-10-2015 đã xác định được dư nợ thực tế của nhóm khách hàng Phương Trang tại Ngân hàng Xây dựng là 3.436 tỉ đồng.
Trong văn bản 38 mà Phương Trang gởi Ngân hàng Xây dựng, Phương Trang cũng nêu rõ: “Ngày 4/4/2016, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước đã có văn bản số 436 chỉ đạo giải quyết các vấn đề của Phương Trang. Tuy nhiên cho đến nay Ngân hàng Xây dựng chưa có cuộc họp nào với Phương Trang cũng như chưa đưa ra được hướng giải quyết lại đi… đổ lỗi cho khách hàng. Trong khi phía Phương Trang đề xuất giải pháp là hoán đổi tài sản bằng sổ tiết kiệm từ năm 2012”.
Phương Trang sẽ khởi kiện Ngân hàng Xây dựng?
Về việc Ngân hàng Xây dựng khởi kiện Phương Trang để đòi số nợ hơn 3.000 tỷ đồng thì trong văn bản số 38 nói trên Phương Trang cho biết việc này được chính công ty đề nghị từ năm 2012 theo đúng quy định của Luật các tổ chức tín dụng để làm rõ số nợ của doanh nghiệp tại ngân hàng.
Cũng trong văn bản này Phương Trang đề nghị ngân hàng xây dựng trả lời nếu Phương Trang trả hết số nợ 3.436 tỷ đồng thì ngân hàng có trả lại tài sản hơn 14.000 tỷ đồng mà ngân hàng đang giữ hay không?
Phương Trang cho biết, với cách làm việc như hiện nay nếu ngân hàng không có sự sửa đổi thì Phương Trang sẽ gửi đơn khiếu nại và khởi kiện ban lãnh đạo mới của Ngân hàng Xây dựng vì để doanh nghiệp tiếp tục gánh chịu những thiệt hại nặng nề cho đến nay.
Nguồn tin này cũng cho biết, dự kiến vào ngày 14/6, Phương Trang và Ngân hàng Xây dựng sẽ có buổi làm việc để giải quyết những khúc mắc giữa hai bên.
Theo các chuyên gia thị trường, khó khăn trong tình hình tài chính của Phương Trang không đến từ mảng kinh doanh xe khách, vốn được nhiều người biết đến, mà đến từ các dự án bất động sản.
Việc lãi suất ngân hàng tăng cao trong các năm 2009-2012 trong khi thị trường bất động sản đóng băng đã gây khó cho khả năng trả nợ của Phương Trang.
Một số dự án trọng điểm của FutaLand (Địa ốc Phương Trang) được công bố vào thời điểm đó như New Pearl (192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TPHCM) với diện tích 2.200 m2, có giá bán lên đến 90 triệu đồng/m2.
Sau đó là hàng loạt các dự án như The Landmark City, quận 1 (4.261 m2), dự án Quang Thuận, quận Thủ Đức (1,2 ha), Golden Gate, quận 7 (1,9 ha), dự án Han Riverview, Đà Nẵng (1,4 ha) và Khu đô thị mới Futa Cove, Đà Nẵng (120 ha).
Cũng trong các năm gần đây, nhân sự Phương Trang đã liên tục thay đổi.

Theo TBKTSG



(Xã hội) - Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là từ sau năm 2011 khi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng về đầu quân cho Phương Trang cũng là thời điểm Tập đoàn này bắt đầu chuỗi dài tụt dốc.

Xe Phương Trang liên tiếp gặp tai nạn trong những năm vừa qua.
Xe Phương Trang liên tiếp gặp tai nạn trong những năm vừa qua.
Người “cõi âm” làm chuyện trần gian
Cuối tháng 6/2011, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã chính thức ra mắt các thành viên CLB Bất động sản Hà Nội. Qua lời tự giới thiệu và danh thiếp gửi đến những người quan tâm, bà hiện là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phương Trang (Futa group) – doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ô tô, du lịch và bất động sản có quy mô tại các tỉnh, thành miền Trung và Nam.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là một trong những lãnh đạo quan trọng tại Tập đoàn Phương Trang
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là một trong những lãnh đạo quan trọng tại Tập đoàn Phương Trang
Ngoài ra, bà Hằng cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Công ty TNHH Sàn Giao dịch Bất động sản Phương Trang Hà Nội (Futa Land). Nói về lý do tham gia thị trường BĐS, bà Hằng trần tình: “Từ mặt đất trở xuống, tôi đã làm 20 năm nay, tại sao tôi lại không làm từ mặt đất trở lên cho cộng đồng, xã hội. Xã hội người âm tôi đã làm nhiều rồi, thế thì bây giờ tôi làm cho dương trần này”.
 Bà Phan Thị Bích Hằng nói về thị trường địa ốc
Bà Phan Thị Bích Hằng nói về thị trường địa ốc
Bích Hằng cũng cho biết thêm bà chính thức đầu quân ở lĩnh vực bất động sản cho Tập đoàn Phương trang từ đầu năm 2011. Đây là lĩnh vực bà hứng thú và muốn có thêm nhiều trải nghiệm để phục vụ công việc giảng dạy tại trường đại học – vốn đậm tính lý thuyết mà ít thực tế.
Dù đến năm 2011, Bà Hằng mới chính thức xuất hiện với tư cách là lãnh đạo của Tập đoàn Phương Trang. Tuy nhiên, thực chất, bà Hằng đã từng làm việc tại Phương Trang từ năm 2009. Bà Hằng từng cho biết, Tập đoàn Phương Trang thường tài trợ giúp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và bà Hằng thường thực hiện các chương trình hoằng dương Phật pháp, cầu siêu và tìm mộ liệt sĩ. Năm 2009, công ty muốn mở rộng phương án công tác xã hội nên mời tôi về phụ trách mảng này.
Dù giữ chức vụ khá cao tại một trong những tập đoàn lớn của Việt Nam và trực tiếp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, từ sau khi giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phương Trang, Bà Hằng rất ít xuất hiện trước công chúng.
Hiện nay Bà Hằng giữ chức Tổng giám đốc của Công ty bất động sản Phương Trang Hà Nội (Futaland) và là Chủ tịch Miền Bắc của Tập đoàn Phương Trang.
Ông trùm vận tải trên bước đường tụt dốc
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là từ sau năm 2011 khi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng về đầu quân cho Phương Trang cũng là thời điểm Tập đoàn này bắt đầu chuỗi dài tụt dốc.
Theo số liệu mà CafeF có được, giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất của Tập đoàn Phương Trang là giai đoạn 2009-2011. Vào thời điểm 2011, tổng tài sản của Phương Trang đạt mức gần 7.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên từ giai đoạn 2012-2014, Phương Trang bắt đầu xuống dốc, năm 2014 tổng tài sản của tập đoàn này tụt xuống còn 7.200 tỷ đồng, vốn điều lệ 770 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả cuối năm 2014 của Phương Trang đã lên tới con số hơn 6.500 tỷ đồng
Vì đâu nên nỗi?
Sự đi xuống của Phương Trang cùng với khoản nợ nghìn tỷ nhiều khả năng do doanh nghiệp sa lầy vào bất động sản. Năm 2010-2011, Phương Trang chính thức cho ra đời Công ty Bất động sản FutaLand.
Vào thời điểm đó, trao đổi với báo chí, ông Đặng Đình Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Phương Trang (hiện không còn làm việc ở Futaland) đã không ngần ngại cho biết chiến lược đầu tư của FutaLand là tập trung vào các phân khúc căn hộ trung và cao cấp, biệt thự, nhà phố, đất nền và trung tâm thương mại phức hợp.
Nói là làm, thời điểm đó Phương Trang đã phối hợp với Địa ốc Hưng Hưng Thịnh và Công ty Cổ phần Thế giới Căn hộ cho ra mắt sàn giao dịch bất động sản Phương Trang – Hưng Hưng Thịnh – Thế giới Căn hộ tại 76-82 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM rất “hoành tráng”.
Không dừng lại ở đó, Phương Trang còn đầu tư vào hàng loạt BĐS cao cao cấp khác như New Pearl (192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP.HCM) có giá bán thời điểm đó lên đến 90 triệu đồng/m2. Sau đó là hàng loạt các dự án như The Landmark City, quận 1 (4.261 m2), dự án Quang Thuận, quận Thủ Đức (1,2 ha), Golden Gate, quận 7 (1,9 ha), dự án Han Riverview, Đà Nẵng (1,4 ha) và Khu đô thị mới Futa Cove, Đà Nẵng (120 ha).
 Dự án được cho là công ty Phương Trang đã sang tay cho đại gia địa ốc đầy bí ẩn Trương Mỹ Lan của tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Dự án được cho là công ty Phương Trang đã sang tay cho đại gia địa ốc đầy bí ẩn Trương Mỹ Lan của tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Tuy nhiên, đúng thời điểm năm 2011 cũng là giai đoạn BĐS chìm trong khủng hoảng. Kết quả là Futaland đã rầm rộ ra mắt dự án Khu đô thị sinh thái biển Phương Trang – Vịnh Đà Nẵng với tổng diện tích lên đến 147ha, vốn đầu tư gần 9.000 tỷ đồng nhưng nhìn chung không thành công.
Chiến lược đầu tư mạnh vào bất động sản của Phương Trang dường như bị trật đường ray khi lãi suất tăng phi mã giai đoạn 2011-2012. Có lẽ chính ban lãnh đạo Phương Trang cũng đã không thể ngờ được kịch bản lãi suất đột ngột tăng cao như vậy dẫn đến các dự án đói vốn và không thể tiếp tục triển khai thực hiện.
Đáng chú ý nhất trong số đó là dự án căn hộ hạng sang New Pearl, vốn được xem là át chủ bài của Futaland trong kế hoạch phát triển bất động sản của doanh nghiệp này nhưng không thành công và phải bán lại. Năm 2013, Futaland đã phải chuyển nhượng dự án New Pearl cho Vạn Thịnh Phát với giá trị chuyển nhượng khoảng 20 triệu USD sau khi mới thi công đến tầng 2.
Ngân hàng Xây Dựng: Nợ xấu của Phương Trang lên tới 3.000 tỷ đồng

Ngân hàng Xây Dựng: Nợ xấu của Phương Trang lên tới 3.000 tỷ đồng

Ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam (CB) sẽ xử lý gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu liên quan đến 10 bộ hồ sơ vay của công ty cổ phần xe khách Phương Trang (Phương Trang). Nhóm nợ của Phương...
Xe khách Phương Trang: “Lừa bịp khách hàng” trong dịch vụ chuyển phát bưu phẩm

Xe khách Phương Trang: “Lừa bịp khách hàng” trong dịch vụ chuyển phát bưu phẩm

Đây thực sự là một bài học cảnh tỉnh đối với khách hàng khi sử dụng dịch vụ vận chuyển bưu phẩm, hàng hóa của Công ty Phương Trang, đã phơi bày bản chất gài bẫy, lừa bịp...
Xe Phương Trang lại gặp nạn ở  An Giang

Xe Phương Trang lại gặp nạn ở An Giang

Chiều nay, 29/5 trên tuyến đường Long Xuyên - Châu Thành tỉnh An Giang xe Phương Trang lại gặp tai nạn. Xe lao lên qua hẳn lề bên trái và gây tai nạn, hiện chưa rõ thiệt hại về người và tài sản. Được...
Xe khách Phương Trang bị tai nạn thảm khốc trên Quốc lộ 1 khiến 13 người chết

Xe khách Phương Trang bị tai nạn thảm khốc trên Quốc lộ 1 khiến 13 người chết

Một vụ tai nạn giao thông khiến 13 người chết xảy ra lúc 4g15 ngày 22-5 trên quốc lộ 1 thuộc khu phố Nam Tân, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Về vụ...
Xe giường nằm Phương Trang rơi xuống hố, một hành khách chết

Xe giường nằm Phương Trang rơi xuống hố, một hành khách chết

Xe khách giường nằm Phương Trang chở nhiều người, trong đó có cả khách nước ngoài đang chạy bất ngờ lật xuống hố làm một nữ hành khách thiệt mạng, bốn người khác bị thương nặng. Khoảng...
(Theo Trí Thức Trẻ)

Bị đòi nợ 3.000 tỷ: Đại gia Phương Trang phản pháo

- Nguồn tin từ Công ty cổ phần (CTCP) Đầu tư Phương Trang cho biết, công ty này đang cân nhắc khả năng kiện ngược lại Ngân hàng Xây dựng (CB) vì những khuất tất trong các khoản vay.

Ngân hàng đòi nợ xấu
Theo Ngân hàng Xây dựng (CB) đến nay các chứng cứ để giải ngân đối với các hồ sơ vay của nhóm công ty Phương Trang thì số nợ cả gốc lẫn lãi là 9.500 tỉ đồng.
Trong đó 10 hồ sơ vay lớn nhất với giá trị 3.000 tỉ đồng sẽ được Ngân hàng Xây dựng khởi kiện sớm trong lộ trình thu hồi nợ của ngân hàng. Nghĩa là nếu tòa án xử CB thắng kiện, có quyết định thi hành án, NH sẽ xử lý tài sản đảm bảo của Phương Trang để thu hồi nợ. Hiện tại tất cả nợ của Phương Trang đều đã ở nhóm 5 (nợ không có khả năng thu hồi).
Cũng theo NH này, các khoản nợ của Phương Trang chủ yếu vay tại thời điểm CB còn là Ngân hàng Đại Tín (Trustbank), nghĩa là trước năm 2013. Từ tháng 5/2013, Trustbank tái cơ cấu đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng. Sau đó, CB thành ngân hàng 100% vốn Nhà nước sau khi được NHNN mua lại giá 0 đồng.
đòi nợ, 3.000 tỷ, đại gia, Phương Trang, vỡ nợ, ngân hàng Xây Dựng, Bích Hằng, xe khách
Theo Ngân hàng Xây dựng, các hồ sơ vay của nhóm công ty Phương Trang thì số nợ cả gốc lẫn lãi là 9.500 tỉ đồng.
Theo CB, hai bên đã có nhiều cuộc làm việc, tìm cách tháo gỡ khó khăn để Phương Trang có thể trả được nợ, nhưng những nỗ lực này không thành. Nay, để thu hồi nợ, ngân hàng buộc phải khởi kiện.
Con nợ phản pháo
Trước thông tin do CB phát đi, công ty Phương Trang có văn bản phản pháo. Trước hết, tên chủ thể của doanh nghiệp được nhắc đến trong văn bản của Ngân hàng là công ty CP xe khách Phương Trang là hoàn toàn sai. Bởi công ty CP xe khách Phương Trang (Futa Bus Lines) hoàn toàn không có khoản vay hay bất cứ giao dịch nào với CB.
đòi nợ, 3.000 tỷ, đại gia, Phương Trang, vỡ nợ, ngân hàng Xây Dựng, Bích Hằng, xe khách
Trước thông tin do CB phát đi, công ty Phương Trang có văn bản phản pháo.
Phía Phương Trang cho rằng việc dư nợ 3.436 tỷ đồng của công ty Đầu tư Phương Trang đã được xác nhận bởi các biên bản làm việc giữa các bên có cả đại diện chứng kiến của NHNN và cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An tại CB.
Cụ thể, ban đầu CB báo cáo dư nợ là gần 9.500 tỷ đồng cộng thêm lãi là 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên khi cơ quan điều tra làm việc, đối chiếu thống kê và xác nhận con số chính xác mà nhóm Phương Trang nhận là 3.436 tỷ đồng. Đây là số tiền của 47 khoản vay và một khoản mua bán trái phiếu của Công ty CP đầu tư Phương Trang.
Từ năm 2012 đến nay công ty Đầu tư Phương Trang và các đơn vị hợp tác đã đề nghị CB (trước đó là TrustBank) đưa ra lộ trình tất toán khoản nợ 3.436 tỷ đồng đã vay.
Cụ thể, phía Phương Trang cho rằng nhiều lần đưa ra giải pháp hoán đổi tài sản bằng sổ tiết kiệm để rút số tài sản thế chấp được định giá 14.500 tỷ đồng này ra nhưng không được Nh phản hồi.
Phương Trang cho rằng NH đưa con số 3.000 tỷ đồng được cho là nợ xấu của Công ty Cổ Phần Đầu tư Phương Trang và các thành viên hợp tác kinh doanh nhưng không nói đến số tài sản trị giá hơn 14.500 tỷ đồng là tài sản hợp pháp được chính NH định giá và CB đang cầm giữ của Phương Trang là 1 điều bất hợp lý.
Thời điểm đó, công ty CP Đầu tư Phương Trang đã nhiều lần gửi đơn kiện, đơn tố cáo đến cơ quan chức năng để làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của đôi bên. Nhưng số tài sản thế chấp này vẫn nằm bất động trong ngân hàng từ năm 2012 đến nay.
“Chúng tôi chỉ thực nhận số tiền 3.436 tỷ đồng từ CB thì không thể đòi hỏi chúng tôi trả tới 9.500 tỷ đồng”. – đại diện Phương Trang cho hay
Về việc CB dựng khởi kiện Phương Trang để đòi số nợ hơn 3.000 tỉ đồng, phía Phương Trang cho biết việc này được chính công ty đề nghị từ năm 2012 theo đúng quy định của Luật các tổ chức tín dụng để làm rõ số nợ của doanh nghiệp tại NH.
Chính công ty đề nghị CB trả lời nếu Phương Trang trả hết số nợ 3.436 tỉ đồng thì NH có trả lại tài sản hơn 14.000 tỉ đồng mà ngân hàng đang giữ hay không?. “Số tiền 3.436 tỷ đồng Phương Trang nhận được từ Đại Tín - CB hoàn toàn không phải là nợ xấu” – đại diện Phương Trang khẳng định.
Nguồn tin từ Phương Trang cho biết, trường hợp phía ngân hàng không có sự sửa đổi thì Phương Trang sẽ gửi đơn khiếu nại và khởi kiện ban lãnh đạo CB vì để doanh nghiệp tiếp tục gánh chịu những thiệt hại nặng nề cho đến nay.
Dự kiến vào ngày 14/6, Phương Trang và CB sẽ có buổi làm việc để giải quyết những khúc mắc giữa hai bên. Cuộc gặp này sẽ được công khai thông tin, để có nhận định chính xác về bản chất sự việc.
Thanh Giang


Lãnh đạo Ngân hàng Xây Dựng: “Công ty Phương Trang mới trả chưa tới 0,34% nợ gốc”

18:04 10/06/2016

BizLIVE - Ông Đỗ Tất Khá, thành viên Hội đồng thành viên kiêm Phó Tổng giám đốc Lãnh đạo cấp cao chuyên trách công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng (CB) thông tin tới báo chí một số nội dung liên quan đến “con nợ” là công ty Phương Trang.


Lãnh đạo Ngân hàng Xây Dựng: “Công ty Phương Trang mới trả chưa tới 0,34% nợ gốc”
Ông Đỗ Tất Khá, thành viên Hội đồng thành viên CB.
Theo ông Đỗ Tất Khá, với khoản nợ xấu gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu tại 10 bộ hồ sơ khởi kiện liên quan đến nhóm công ty Phương Trang, do tồn đọng từ nhiều năm qua, sau nhiều lần làm việc, không đạt kết quả như mong muốn, để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, CB bắt buộc phải đưa ra khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật căn cứ trên quyền chủ nợ đầy đủ và hợp pháp của CB.
Khởi kiện là hoạt động hết sức bình thường, công việc mà CB cũng như bất kỳ ngân hàngnào cũng phải làm, là điều khoản mặc định trong tất cả các hợp đồng giao dịch; nhất là đối với bên có quyền lợi hợp pháp cần được bảo hộ.
Ở đây nói tới công ty Phương Trang là một khái niệm chung để chỉ nhóm nợ có liên quan đến các doanh nghiệp có mang thương hiệu Phương Trang và các cá nhân có liên quan.
"Kể từ khi CB chuyển đổi mô hình thuộc sở hữu Nhà nước, chúng tôi tiếp nhận toàn bộ hồ sơ lưu lại từ ngân hàng cổ phần tiền nhiệm trước đây, căn cứ trên hồ sơ để lần lượt đưa ra xử lý". Ông Khá cho biết: "Quan điểm của CB, nhóm nợ công ty Phương Trang vẫn là khách hàng, và chúng tôi luôn mong muốn xử lý nợ được bằng thu hồi tiền mặt. Về tài sản thế chấp, nhóm công ty Phương Trang vẫn đang khai thác".
Lãnh đạo CB tiết lộ, trong 05 năm vay tại ngân hàng (từ 2011) nhóm Phương Trang mới chi trả chưa tới 0,34% nợ gốc và chưa chi trả lãi cho bất kỳ khoản nợ nào từ đầu năm 2012 đến nay.
Việc sử dụng vốn của các cá nhân, tổ chức thuộc nhóm Công ty Phương Trang theo nhiều mục đích khác nhau, trong đó có liên quan đến bất động sản.
Quyền công bố các dự án này thuộc về cá nhân, tổ chức thuộc nhóm nợ công ty Phương Trang đưa ra sẽ chính xác nhất cho đến thời điểm này.
Ông Khá cũng khẳng định, theo từng giai đoạn của tiến trình xử lý hồ sơ, xử lý đến đâu, CB sẽ công bố đến đó, CB sẽ thực thi tối đa nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi, tài sản của Nhà nước, đưa toàn bộ hồ sơ nợ xấu nhóm nợ Công ty Phương Trang ra khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật căn cứ trên quyền chủ nợ đầy đủ và hợp pháp của CB.
HOÀNG ANH

Thực hư khoản nợ 3.000 tỷ đồng giữa Công ty Phương Trang và Ngân hàng Xây dựng

Dân trí Chiều nay 10/6, Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang chính thức lên tiếng về việc Ngân hàng Xây Dựng (gọi tắt là CB) “cáo buộc” mình nợ 3.000 tỷ đồng. Công ty này khẳng định chỉ đang thực nợ vay 35 tỷ tại CB.


Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang (gọi tắt là công ty Phương Trang) cho rằng: Tên chủ thể doanh nghiệp được nhắc đến trong thông tin phát đi của CB là Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang là hoàn toàn sai vì Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang (FUTA Bus Lines) không có khoản vay hay bất cứ giao dịch nào với CB.
Công ty Phương Trang khẳng định là không vay, không nhận hơn số tiền 3.436 tỷ đồng thì không thể trả hơn số tiền này như các khoản ghi khống của Ngân hàng Đại Tín (nay là ngân hàng CB) trước đó.
Việc CB đưa con số 3.000 tỷ đồng được cho là nợ xấu của Phương Trang và các thành viên hợp tác kinh doanh nhưng không nói đến số tài sản trị giá hơn 14.500 tỷ đồng là tài sản hợp pháp do chính Ngân hàng Đại Tín (nay là CB) định giá tại thời điểm cho vay mà ngân hàng đang cầm giữ của Phương Trang là 1 điều bất hợp lý.
Công ty Phương Trang khẳng định chỉ đang thực nợ vay 35 tỷ tại CB.
“Chúng tôi đã đề nghị giải pháp bằng cách hoán đổi tài sản bằng sổ tiết kiệm để rút tài sản thế chấp. Vì vậy, nói cho đúng là số dư nợ 3.436 tỷ của Phương Trang và các thành viên hợp tác kinh doanh không phải là nợ xấu mà là do sự cố tình gây khó khăn không thừa nhận sai trái, không thừa nhận sự thật của một số cán bộ lãnh đạo CB”, thông cáo của Phương Trang ghi rõ.
Do đó, công ty này yêu cầu CB phải có trách nhiệm với những thông tin sai lệch và phải có hướng khắc phục hậu quả tương xứng với những thiệt hại đã gây ra cho Phương Trang. Đồng thời, công ty này yêu cầu CB phải đính chính thông tin sai lệch, xin lỗi để bảo đảm quyền lợi hợp pháp và uy tín thương hiệu cho Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang (đang thực vay có 35 tỷ ở CB) và Công ty Cổ Phần xe Khách Phương Trang (chủ thể vô can đến việc này).
Hình minh họa
Hình minh họa
Trước đó, ngày 8/6, CB cho biết đang xử lý gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu liên quan đến các hồ sơ vay vốn của Công ty CP Xe khách Phương Trang.
Năm 2015, CB đã bán nợ xấu cho Công ty quản lý nợ các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) 500 tỉ đồng. Năm nay, cùng với việc khoanh nợ, bán nợ cho VAMC, xử lý tài sản, ngân hàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để có kết luận đối với các khoản nợ lớn, tích cực thu hồi nợ bằng tiền. Trong quý II/2016, các nhóm nợ xấu lớn đã và đang được ngân hàng tập trung xử lý, đặc biệt là gần 3.000 tỉ đồng nợ xấu liên quan đến 10 bộ hồ sơ vay của Công ty CP Xe khách Phương Trang đã được CB khởi kiện từ tháng 3/2015 đến tháng 5/2015.
Được biết, nhóm nợ Công ty CP Xe khách Phương Trang là một trong những nhóm nợ lớn, tồn đọng suốt nhiều năm qua từ thời ngân hàng cổ phần với hồ sơ pháp lý khá phức tạp. Việc xúc tiến xử lý gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu liên quan đến nhóm nợ Công ty CP Xe khách Phương Trang sẽ là khởi đầu khả quan để CB có cơ sở xử lý tích cực các nhóm nợ xấu lớn trong năm 2016.
Trước khi có thông tin “phản pháo” của Phương Trang, lãnh đạo CB khẳng định, theo hồ sơ, trong 5 năm, nhóm Phương Trang mới chi trả chưa tới 0,34% nợ gốc và chưa chi trả lãi cho bất kỳ khoản nợ nào từ đầu năm 2012 đến nay.
Ông Đỗ Tất Khá, thành viên HĐTV kiêm Phó Tổng Giám đốc Lãnh đạo cấp cao chuyên trách công tác xử lý nợ xấu của CB cho rằng: Đối với khoản nợ xấu gần 3.000 tỷ đồng tại 10 bộ hồ sơ khởi kiện, do tồn đọng từ nhiều năm qua, sau nhiều lần làm việc, không đạt kết quả như mong muốn, để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, CB bắt buộc phải đưa ra khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật căn cứ trên quyền chủ nợ đầy đủ và hợp pháp của CB.
Ông Khá cũng nêu quan điểm về thông tin phía Công ty Phương Trang có đề cập đến số tài sản thế chấp tại CB có giá trị lên tới 14.000 tỷ đồng không được giải tỏa, ngân hàng gây khó khăn cho họ.
“Chúng tôi được Ngân hàng Nhà nước giao nhiệm vụ tiếp quản và xử lý các công việc của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam sau khi thuộc sở hữu Nhà nước. Trước hết, nếu nói về quan hệ chính thức, như trên đã trao đổi, chúng tôi không biết cái gọi là Công ty Phương Trang cụ thể là ai với mô hình hoạt động sử dụng danh xưng “Phương Trang”. Mặt khác, về tài sản thế chấp, nhóm Công ty Phương Trang vẫn đang khai thác. Vụ việc theo hồ sơ tồn đọng từ ngân hàng cũ nhiều năm nay, nên chúng tôi chỉ thực hiện căn cứ theo đúng quy định của pháp luật”, ông Khá nói.
Công Quang

Không có nhận xét nào: