Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

"Tim đen" của bà Tôn Nữ thị Ninh; Tướng Trà: Ông Bob Kerrey được bầu là việc có thể chấp nhận; Trí Việt không thể là một trí thức cưu mang hận thù; theo Trí Thức Trẻ Thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ; Huy Đức - Bản Chất Cuộc Chiến

Trí Việt không thể là một trí thức cưu mang hận thù

 08/06/2016
Hồ Phú Bông
7-6-2016
Nhà văn Nguyên Ngọc và bà Tôn Nữ Thị Ninh. Ảnh: internet
Nhà văn Nguyên Ngọc và bà Tôn Nữ Thị Ninh. Ảnh: internet
Nhà văn Nguyên Ngọc và bà Tôn Nữ Thị Ninh. Ảnh: internet

Nhà văn Nguyên Ngọc, mà báo chí trong nước gọi ông là “Cây xà nu Tây nguyên”, trong bài viết “Về trường hợp Bob Kerrey”, đã kết luận: “Còn riêng đối với chúng tôi thì sao, chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng chết để che cho chúng tôi? Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi…”

Sau khi dẫn chứng rất chi tiết thái độ của ông Kerrey khi hồ sơ về nạn nhân tại Thôn Thạnh Phong tháng 2/1969 được đưa ra ánh sáng! Là, ông không muốn bất cứ ai tìm cách thanh minh hộ ông vì ông trong toán lính biệt kích SEAL hôm đó!
Ông xác nhận là “có tội” và “đã xin lỗi nhiều lần”. Một mặt là mặc cảm tội lỗi, mặt khác là hướng về tương lai nơi mình đã gây ra, cho đất nước và con người Việt Nam. Việc làm đó tự nó đã nói thay cho tất cả. Vì, không ai có thể thay đổi được quá khứ mà chỉ có thể học hỏi từ quá khứ để thay đổi tương lai.
Điều ông Bob Kerrey đã làm cật lực với một thời gian dài đằng đẵng mới có kết quả như hiện tại nhưng tại sao lại biến thành “vấn đề”? Vấn đề chỉ vì một Chức vụ của Đại học Fulbright tại Sài Gòn!
Còn, cũng với cùng một thời gian như vậy, chế độ cộng sản đã làm gì?
Về mặt chính trị, quân sự, kinh tế… thì vẫn tìm mọi cách nhờ vả Hoa Kỳ. Điển hình là liên lạc con thoi để có được TPP hay lệnh bỏ cấm vận vũ khí sát thương! Trong khi đó thì báo đài vẫn tuyên truyền hàng ngày về tội ác của đế quốc Mỹ, đặc biệt như diễn văn của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc trong lễ 30 tháng Tư năm 2015, tức là tròn 40 năm ngày 30 tháng Tư! Đó chính là điều chế độ muốn đảng viên khắc cốt ghi xương, đã đành, nhưng họ vẫn cố gắng khắc ghi vào trí não lớp người trẻ Việt Nam mới nghiêm trọng!
Đấy là một việc làm vô nhân tính không những đối với tương lai dân tộc mà với cả lương tri nhân loại! Khi một trẻ thơ bị đầu độc bởi sự căm thù thì em đó lớn lên sẽ mãi mãi sống trong thù hận. Sự căm thù sẽ biến em như loài thú hoang nhưng phải sống giữa xã hội loài người!
Nhìn tội ác man rợ đang phát triển trong xã hội hiện tại mà lúc cộng sản chưa cướp được chính quyền gần như chẳng bao giờ nghe thấy! Đấy là nguyên nhân truyền thống Nhân hòa trong xã hội đã bật gốc!
Điều đó vẫn đang còn xảy ra, là cách chế độ đối xử với đồng bào miền Nam từ sau ngày 30 tháng Tư!
Trí não của bà từng là “Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh liên minh châu Âu (EU) tại Bỉ” có nhiệm vụ đi giải độc cho chế độ, vừa phát biểu: Lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey?” đã cho thấy cốt lõi của vấn đề. Một người có nhiệm vụ giải độc mà lòng dạ vẫn đầy thù hận, dù chính bản thân bà không phải là nạn nhân trực tiếp, đã cho thấy giữa Nói và Làm của người cộng sản hoàn toàn trái ngược nhau!
Thử so sánh thực tế đời sống của bà với nhà văn Nguyên Ngọc để thấy rõ hơn.
Về kinh nghiệm chiến trường là căm thù và máu lửa thì bà Tôn Nữ Thị Ninh là con số zero tròn trĩnh so với ông Nguyên Ngọc, một “cây xà nu Tây nguyên”! Bà đặt câu hỏi: “Lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey?” là mạ lỵ dân tộc Hoa Kỳ, trong khi đó ông Nguyên Ngọc lại ca ngợi sự ăn năn, là hành động nhân bản.
Một bên là thành phần trí thức được chế độ miền Nam cho đi du học, một bên là từ miền Bắc quay trở lại miền Nam, đổ máu xương trực tiếp trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn!
Thế nhưng, người tốt nghiệp từ phương Tây vẫn giữ sự căm thù mà chính đương sự không mảy may va chạm. Còn người trực tiếp với máu lửa lại thấu hiểu được tâm trạng bị dằn vặt đau đớn mang tên “Bob Kerrey”. Từ hiện tượng “Bob Kerrey” đó, ông Nguyên Ngọc đã thức tỉnh về việc chính ông cũng “nấp” trong dân, biến họ thành những tấm bia thịt, để sau đó tuyên truyền.
Mà chỉ thuần túy tuyên truyền chứ chế độ không hề tỏ ra hối tiếc, không hề biết xin lỗi!
Điều khác nhau căn bản là người ‘vô can’ thì vẫn căm thù, còn người trực tiếp máu xương lại ca ngợi tính nhân bản của “người có nợ máu”!
Dù gì thì trí thức salon cũng như trí thức nhập cuộc xã hội chủ nghĩa cũng đã hoàn thành sứ mạng. Là giết được chế độ Tự do Dân chủ còn non trẻ của miền Nam! Công trạng đó tưởng họ phải hãnh diện suốt đời nhưng mấy ai ngờ lại có lúc phải tự vấn lương tâm?
Nhân danh tranh đấu cho Tự do, Dân chủ để giết chết Dân chủ Tự do! Nhân danh tranh đấu giải phóng cho nông dân, công nhân, để toa rập với tư bản bóc lột một cách trắng trợn và tàn tệ! Nhân danh “rừng vàng” phải bảo vệ để bây giờ bán rẻ mạt cho kẻ thù và thảm họa khôn lường không tránh khỏi. Nhân danh “biển bạc” thì hàng trăm ngàn tấn cá chết vì bị ô nhiễm môi trường mà 2 tháng qua vẫn chưa dám công bố nguyên nhân. Ngư dân bị tàu “lạ” cướp, bắn, giết giữa ngư trường mà nhà nước không hề dùng vũ lực bảo vệ, trái lại chỉ dùng nó như là điểm mấu chốt để chứng minh cột mốc chủ quyền!
Là, cũng dùng cái chết của người dân để tuyên truyền như trong thời nội chiến!
Đã thế khi người dân xuống đường bày tỏ chính kiến thì bị vu vạ, bị trấn áp tàn nhẫn với đủ thứ luận điệu bẩn thỉu, đê tiện!
Lòng dạ của một cấp lãnh đạo từng là “Đại sứ toàn quyền” về ngoại giao mà không hề có một tiếng nói nào về thực trạng bi đát đang xảy ra, lại đi phản đối về một chức vụ, chỉ một chức vụ mà thôi, của một đại học danh tiếng Fulbright vừa mở với mục đích sẽ mang lại kiến thức thực sự cho thế hệ tương lai Việt Nam, đã phản ánh bộ mặt thật của chế độ.
Dùng “bia thịt” của đồng bào để đạt được chiến thắng quân sự thì chiến thắng đó chỉ nhất thời. Vì thế, người của phe chiến thắng đã bắt đầu tự đặt câu hỏi về việc phung phí máu xương vô bổ đó, đã cho biết chiến thắng sau cùng phải thuộc về Lương Tri!
Ông Muhammad Ali, một tay boxing Hoa Kỳ lừng danh, mới qua đời hôm qua, báo chí khắp nơi đang nói về ông. Họ không nói nhiều về chiến thắng bằng sức mạnh và kỹ thuật nhưng ông được nhắc đến với sự kính trọng (Greatest) vì đời sống ông đặt trên thương yêu. Ông đã sống và đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng, trong đó có câu: “I wish people would love everybody else the way they love me. It would be a better world”! Nghĩa là: Tôi mong ước mọi người yêu thương nhau như họ yêu thương tôi. Thế giới này sẽ tốt hơn!
Vâng, hận thù và bạo lực phải được thay thế bằng ăn năn thống hối và tha thứ. Chỉ có thương yêu mới tồn tại. Nhưng tiếc thay bà Tôn Nữ Thị Ninh vẫn cưu mang thù hận! Bà đã từng lý luận về những đòi hỏi chế độ mà bà đang phục vụ phải tôn trọng Nhân quyền với tuyên bố thẳng thừng: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi”.
Thử hỏi bà là ai, đảng của bà là ai mà dám coi người dân như “… con, cháu hỗn láo…” và trừng trị theo cách riêng của đảng bà? Một người như vậy không phải là trí thức thiểu năng thì gọi là gì?
Câu kết của bài Về trường hợp Bob Kerrey “… Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi…” không phải chỉ của riêng nhà văn Nguyên Ngọc mà phải là của tất cả mọi người đã vấy máu vô tội của nhân dân!

Đấy mới là Trí Việt chứ không phải giấc mơ thành lập Đại học Trí Việt của một người còn cưu mang hận thù!




Tướng Trà: Ông Bob Kerrey được bầu là việc có thể chấp nhận

Tuệ Minh | 
Tướng Trà: Ông Bob Kerrey được bầu là việc có thể chấp nhận
Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Ảnh: NT)

Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, với những gì đã làm cho quan hệ Việt - Mỹ, ông Bob Kerrey được bầu làm Chủ tịch HĐ tín thác ĐH Fulbright Việt Nam là việc có thể chấp nhận được.





Liên quan đến những ý kiến trái chiều nhau trong việc cựu thượng nghị sĩ, cựu chiến binh Bob Kerrey, được bầu chọn làm Chủ tịch HĐ tín thác ĐH Fulbright Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người đã có nhiều năm chiến đấu ở chiến trường miền Nam.
Ông Trà cho rằng, chủ trương của Đảng ta và Nhà nước ta trong mối quan hệ với Hoa Kỳ là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" là hoàn toàn đúng và thể hiện sự nhân văn của dân tộc Việt Nam.
Nhưng việc có những người nhắc lại thông tin ông Bob Kerrey từng tham gia vụ thảm sát ở Bến Tre trong thời kỳ ông này ở trong quân đội Mỹ cũng là điều bình thường bởi lịch sử là lịch sử, không ai có thể thay đổi được. Dù "khép lại quá khứ" nhưng không được quên quá khứ.
Tướng Trà cho rằng, việc ông Bob Kerrey từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam nói chung và tham gia vụ thảm sát ở Bến Tre nói riêng đó là sai lầm của ông ta.
Tướng Trà: Ông Bob Kerrey được bầu là việc có thể chấp nhận - Ảnh 1.
Ông Bob Kerrey (Ảnh: Getty)
Tuy nhiên, với tư cách là một người lính đã từng trải qua các cuộc chiến tranh từ năm 1953, ông Trà chia sẻ:
"Thực ra chiến tranh đã tạo ra sự ngộ nhận cho nhiều người chứ không hẳn đó là mong muốn của những người tham gia chiến tranh.
Tức là, lúc đầu người Mỹ nghĩ không đúng về người Việt Nam do họ được tuyên truyền không đúng nên tham gia chiến tranh.
Tuy nhiên sau đó họ đã nhận ra họ ngộ nhận và nhiều người đã rất ân hận về hành động tham chiến tại Việt Nam của mình".
Ông Trà cũng nhắc lại một câu nói: "Không có bạn vĩnh viễn và cũng không có thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích của dân tộc mới là vĩnh viễn...
Ngày nay, đóng góp tích cực cho quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ không chỉ có ông Bob Kerrey mà còn có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thượng nghị sỹ John McCain... cũng là những người từng tham gia chiến tranh Việt Nam. 
Chúng ta hoan nghênh những đóng góp của họ cho quan hệ Việt - Mỹ".
Và vì thế, theo vị Đại tướng này, việc ông Bob Kerrey được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam là điều có thể chấp nhận được.
Trước đó, trả lời câu hỏi của báo giới về vấn đề của ông Bob Kerrey, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói: "Những đau thương, mất mát mà người dân Việt Nam phải trải qua trong chiến tranh rất to lớn và không gì có thể bù đắp được.
Hậu quả chiến tranh là vấn đề mà chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực giải quyết. 
Với truyền thống hoà hiếu của dân tộc Việt Nam và trên tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua các khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lại, chúng tôi luôn nỗ lực hợp tác, tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ".
Ông Bình cũng nhắc về một số cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại VN đã có những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực như ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh để thúc đẩy quan hệ hai nước và hàn gắn vết thương chiến tranh.
"Với tinh thần đó, tôi cho rằng phía Hoa Kỳ cũng như Ban lãnh đạo của ĐH Fulbright sẽ có một quyết định đúng đắn phù hợp với đà phát triển quan hệ rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước", ông Bình nói.
theo Trí Thức Trẻ


Thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ

Thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ
Bà Tôn Nữ Thị Ninh

Ngày 7/6, Infonet đã nhận được bức thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại QH, nay là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM nêu quan điểm về sự kiện Bob Kerrey và ĐH Fulbright VN đang được dư luận quan tâm.




Báo điện tử Infonet xin được đăng tải nguyên văn bức thư ngỏ này của bà Tôn Nữ Thị Ninh.
Tôn Nữ Thị Ninh
TPHCM, 6/6/2016
Thư ngỏ gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ
Nay tôi xin gửi thư ngỏ đến người Việt Nam và các bạn Mỹ quan tâm đến vấn đề này với mong muốn diễn giải rõ hơn, đầy đủ hơn quan điểm của tôi.
2. Trước hết, tôi xin nêu một số thông tin để làm rõ hơn về nguồn tài chính và vai trò Hội đồng Tín Thác của một đại học kiểu Mỹ như FUV:
2.1. 20 triệu USD vốn ban đầu cho việc xây dựng FUV được nhắc đến như đóng góp mới của chính phủ Mỹ.
Thực tế là: đó là khoản 20 triệu USD còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng) là món tiền chính quyền Sài Gòn nợ chính quyền Hoa Kỳ trước 1975, mà nhà nước CHXHCN Việt Nam thống nhất nhận trả phía Mỹ theo thông lệ quốc tế.
Nói cách khác, thực chất đây là việc chuyển một món tiền có sẵn – từ mục đích cấp học bổng hàng năm sang mục đích tài trợ ban đầu cho FUV – chứ không phải do BK mới gây quỹ đặc biệt cho FUV.
2.2. Đối với một đại học kiểu Mỹ như FUV, vai trò của một Hội đồng Tín Thác và người đứng đầu Hội đồng không đơn giản bó hẹp trong nhiệm vụ gây quỹ mà là quyết định định hướng chiến lược của trường, và đề ra chủ trương với hàng loạt vấn đề phức tạp liên quan đến những bên có lợi ích khác nhau trong xã hội.
Chính Hội đồng lựa chọn và bổ nhiệm Hiệu trưởng. Điều này để phủ định ý kiến cho rằng đây là vị trí với vai trò hạn hẹp, hàm ý không đáng để dư luận quan tâm, tranh cãi.
3. Tôi không đồng tình với ý kiến muốn trấn áp sự phản đối việc bổ nhiệm ông BK đứng đầu BOT/FUV bằng cách gắn việc này với chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Tôi không tin Tổng thống Obama sẽ đồng ý việc kết hợp này nếu biết trước việc bổ nhiệm BK sẽ gây tranh cãi, mở lại quá khứ đau buồn, đi ngược với định hướng chủ đạo của chuyến thăm là đồng thuận hướng về tương lai.
4. Tôi cũng không tán thành kiểu khép những người phản đối việc bổ nhiệm BK là bảo thủ không hướng về tương lai, “không ủng hộ hòa giải”. Ví dụ như, tôi theo quan điểm phản đối nhưng bạn bè Mỹ của tôi không hề kết luận là tôi không hướng về tương lai, “không ủng hộ hòa giải”.
Ủng hộ hòa giải, hướng về tương lai không phải là độc quyền của những ai ủng hộ BK làm Chủ tịch BOT/FUV. Nếu BK không có quá khứ nặng nề đối với nhân dân Việt Nam, thì chắc không ai bình luận gì.
Nếu người được bổ nhiệm là cựu chiến binh như cựu Hạ nghị sĩ, Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam Pete Peterson hoặc là chính ông Thomas Vallely, cũng là cựu chiến binh, là người có công lớn nhất trong việc thành lập FUV thì không ai sẽ có ý kiến gì.
5. Tôi không hiểu tại sao nhất thiết phải bổ nhiệm BK vào vị trí quan trọng của FUV trong giai đoạn mở đầu mang ý nghĩa biểu tượng cao?
Những người Mỹ đã bày tỏ quan điểm với tôi (trong đó có cựu chiến binh) hoặc công khai trên báo chí và các mạng xã hội đều không tán thành, thậm chí phê phán thẳng thừng.
Chẳng hạn như PGS. Jonathan London được BBC trích dẫn ngày 2/6: “…đó là một quyết định phải nói là vô trách nhiệm. Muốn thành lập một đại học mới ở Việt Nam thì ít nhất phải nhạy cảm với lịch sử của hai nước.
Tôi nghĩ đây là một sai lầm hết sức buồn.” Hay là TS. Mark Ashwill, chuyên gia giáo dục, sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam, trả lời báo điện tử Trí Thức Trẻ ngày 3/6, nhận xét đây là “một nỗi hổ thẹn (disgrace)”. BK nên “từ chức ngay lập tức.
Chắc chắn Fulbright có thể tìm được lãnh đạo tốt hơn những người như BK, một biểu tượng của quá khứ đen tối”. Lẽ nào người Việt Nam chúng ta tỏ ra bình thản hơn cả người Mỹ đối với một biểu tượng của quá khứ đen tối?
6. Trước một số không nhỏ công dân mạng kêu gọi “hãy rộng lượng, bao dung, tha thứ, hãy hướng về tương lai, vì tương lai của Việt Nam…”, tôi muốn nói rõ như sau:
6.1. Việc tha thứ hay không tha thứ cho vai trò của BK trong vụ thảm sát ở thôn Thạnh Phong là quyền của mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, có thể tha thứ nhưng đồng thời không tán thành việc BK giữ vị trí lãnh đạo một trường ĐH tại Việt Nam (việc ông lãnh đạo một ĐH của Mỹ bên Mỹ là chuyện khác).
6.2. Tôi cũng khẳng định chúng tôi phản đối không phải vì chỉ xuất phát từ cảm xúc, cảm tính, không phải vì thiếu “lý trí tỉnh táo và sáng suốt”.
Ngược lại, vì tỉnh táo và sáng suốt mong muốn cho đại học Fulbright có một khởi điểm lành mạnh, đồng thuận, suôn sẻ và một con đường phát triển bền vững, chúng tôi mới lên tiếng.
Lẽ ra những người quyết định mời BK đảm nhiệm vị trí lãnh đạo FUV nên “tiến lên phía trước ở Việt Nam nhưng ghi nhớ những bài học của Việt Nam” trong đó bài học thứ ba là “biết từ tốn khi nghĩ rằng đã hiểu biết văn hóa nước khác” (Bài xã luận trên New York Times ngày 23 tháng 6, 2016).
7. Chúng ta đang chứng kiến một dạng kêu gọi nhau thi đua bày tỏ “vị tha, cao thượng”.
Nhân dân Việt Nam không còn phải chứng tỏ, chứng minh một lần nữa tính nhân văn của mình trong quan hệ với kẻ thù trước đây mà dư luận quốc tế, đặc biệt bản thân các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã công nhận từ lâu.
Tôi ngạc nhiên về những tình cảm cảm thông sâu sắc dành đặc biệt cho sự khổ tâm của BK với “những lời thốt ra từ gan ruột”, ca ngợi ông “rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay”!
Trong khi đó, tôi nhớ đến lời của một người ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, nơi đang trưng bày chứng tích về vụ thảm sát ở Thạnh Phong, thương xót cho các nạn nhân chưa hề được người có tội trở về thắp cho họ một nén hương.
Người đó không thể tưởng tượng cảnh hàng trăm hàng ngàn sinh viên Việt Nam Đại học Fulbright sẽ gọi ông BK một cách tôn kính là “Thầy” theo phong tục Á Đông và đặc biệt ở Việt Nam.
Và tôi lại nghĩ, đến một ngày nào đó, ảnh của ông BK sẽ được treo tại ĐH Fulbright ở vị trí trang trọng nhất dành cho các vị sáng lập của Trường!
8. Tôi nghĩ đến nay đã có thể kết luận là việc chọn ông BK làm Chủ tịch Hội đồng Tín Thác Đại học Fulbright Việt Nam đã thành một vấn đề gây tranh cãi thay vì tạo nên sự đồng thuận cần thiết cho dự án quan trọng này cất cánh thuận buồm xuôi gió.
Hiện giờ quả bóng đang nằm về phía nhóm sáng lập Đại học Fulbright. Vì đây là một dự án giáo dục với ý nghĩa và hệ lụy sâu rộng, tôi hi vọng nhóm sẽ nghĩ lại và cùng ông BK đưa ra giải pháp ổn thỏa: chọn một người khác đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Hội đồng Tín Thác FUV.
Bản thân tôi sẵn sàng gặp lại Bob Kerrey, người cựu chiến binh Mỹ, để trao đổi về những việc góp phần thúc đẩy quan hệ Mỹ – Việt vì lợi ích nhân dân hai nước.
theo Infonet



Bà Tôn Nữ Thị Ninh
“Tại sao ra đi từ Huế mà bà chưa từng một lần chất vấn chính quyền về cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế.” Việc nhiều Facebookers đặt câu hỏi này với bà Tôn Nữ Thị Ninh ngay sau khi bà lên tiếng phản đối quyết định bổ nhiệm cựu thượng nghị sỹ Bob Kerrey làm chủ tịch FUV cho thấy cuộc tranh luận vừa qua không còn nhắm vào cá nhân Bob Kerrey hay trường FUV nữa mà trở thành cuộc tranh luận về bản chất cuộc chiến tranh mà Bob Kerrey ở đó.

Không ai nói bà Ninh nói sai người ta chỉ đòi bà, nếu vẫn tự nhận là trí thức, thì cần phải công bằng.

Bà Ninh vốn vẫn từng ung dung nói những điều tương tự và bà vẫn được phần lớn công chúng “sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” thần tượng. Nhưng người Việt Nam bây giờ không còn chỉ được bú mớm từ bầu sữa của hệ thống tuyên giáo. Không có gì bất ngờ khi vẫn còn có khá nhiều người ủng hộ bà và cũng càng không bất ngờ khi có rất nhiều người phản đối bà.

Cho dù ý kiến bạn thế nào cũng nên cám ơn  Nguyen Thanh Tuan vì đã khơi mào cho cuộc tranh luận vô cùng hữu ích này.

PS: Tôi nghĩ là chúng ta không nên đặt vấn đề tha thứ cho những hành vi tội ác như Bob Kerrey đã làm nhưng nên đặt hành vi ấy trong hoàn cảnh chiến tranh. Điều quan trọng là đừng để chiến tranh xảy ra vì nó sẽ nhanh chóng biến những con người thành con thú.

Huy Đức


(Blog Osin)

BẢN CHẤT THẬT CỦA BÀ TÔN NỮ THỊ NINH 

 08/06/2016
8-6-2016
Bà Tôn Nữ Thị Ninh. Nguồn: internet
Bà Tôn Nữ Thị Ninh. Nguồn: internet
Mình đã không muốn quan tâm gì nhiều đến vụ ông Bob Kerrey (BK) được đề bạt là chủ tịch trường đại học Fulbright của Mỹ tại Việt Nam bởi sự đề bạt đó nó rất bình thường. Chiến tranh đã qua đi trên 40 năm rồi. Có chăng giờ cuộc chiến tranh đó cũng chỉ nên ghi lại vào lịch sử để các thế hệ sau này biết được sự hình thành và phát triển của đất nước qua từng thời kỳ mà thôi. Nhưng không, những người cộng sản họ không nghĩ vậy. Họ luôn luôn đào bới quá khứ để khoét thêm sự hận thù.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh là một điển hình. Tôn trọng quá khứ, người ta có thể nhắc lại cuộc chiến chứ không nên nhắc lại hận thù. Bà Ninh là một quan chức ngoại giao thì bà phải hiểu rõ điều đó. Bà đã là một đại sứ toàn quyền của Việt Nam bên châu Âu chứ không phải nhỏ. Sứ mệnh của bà là làm ngoại giao để hàn gắn sự quan hệ giữa nhà nước cộng sản Việt Nam với thế giới. Vậy mà trong đầu bà đó luôn luôn mang nỗi hận thù. Kể cũng lạ, muốn bang giao với họ. Muốn khép lại quá khứ mà bà luôn nhắc lại hận thù thì bà ta sao làm nổi.
Hoá ra từ trước đến nay bà ta chỉ dùng cái mồm lẻo mép để nguỵ biện. Bà lẻo mép đến độ bà trở thành biểu tượng của một phụ nữ giỏi của giới ngoại giao Việt Nam. Nhưng giờ đây, Internet và mạng xã hội Facebook đã không còn chỗ cho bà lẻo mép và ngụy biện nữa. Trước đây bà lẻo mép mà không bị ai ném đá là vì người dân không có diễn đàn để nói. Bà từng gây dậy sóng dư luận với câu nói nổi tiếng là bà coi dân như những đứa con hư cần phải để cho bà và đám quan chức của chế độ dạy dỗ (cũng xin bổ sung cho rõ là những người mà bà gắn cho mác những đứa con hư có nhiều người hơn bà tuổi cũng như địa vị xã hội là ông Hoàng Minh Chính, là tướng Trần Độ…). Vậy ai là những đứa con hư để bà dạy dỗ???
Phải nói thẳng ra rằng bà Ninh thật là lộng ngôn đúng với bản chất của chế độ cộng sản. Chỉ có thể ở trong một nhà nước độc tài thì mới có chỗ cho những kẻ lộng ngôn như bà làm lãnh đạo. Còn trong một nhà nước dân chủ thì một sơ suất nhỏ thôi thì bà cũng đã phải cắm mặt về vườn rồi bà Ninh ạ. 
Xin trở lại vấn đề bà Ninh phản đối ông BK làm chủ tịch trường đại học Fulbringh của Mỹ ở Việt Nam. Bà Ninh phản đối vì sao?? 
Xin thưa vì ông BK có mặt trong một trận càn từ năm 1969 mà người dân bị bắn chết bởi những người lính Mỹ. 
Bà Ninh là một nhà ngoại giao hiếu chiến nên bà không thể hiểu được câu nói do các cụ ngày xưa để lại: đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại. 
Ông BK đã phạm phải một sai lầm. Và ông ấy muốn sửa chữa sai lầm của mình bằng việc đến Việt Nam để chuộc lại những sai lầm đó. (tôi tin rằng ông BK có quá nhiều việc – nếu không muốn đến Việt Nam – để làm ở Mỹ). Vậy mà bà Ninh từng là một nhà ngoại giao kỳ cựu nhưng lại không hiểu được điều đó mà bà chỉ muốn khơi dậy lại hận thù. Bà chỉ trích nước Mỹ không còn ai khác mà lại cử ông BK sang làm chủ tịch. Bà đúng là một người cạn nghĩ. Người Mỹ họ muốn ông KB sang Việt Nam làm chủ tịch một trường đại học cũng chỉ cốt xoá đi quá khứ và hướng tới tương lai. Vậy mà bà lại đào bới quá khứ để khơi dậy hận thù trong giới trẻ. 
Tôi đã từng nghe, từng chứng kiến những người cộng sản say sưa kể về chiến tranh. Về những chiến thắng của họ. Về những thảm khốc của cuộc chiến với lòng hận thù. Phải chăng chế độ cộng sản là một chế độ hiếu chiến nên luôn luôn gieo rắc vào lớp trẻ tính hung hãn, lòng hận thù mà quên mất rằng hận thù sẽ chỉ sinh ra hận thù. Vậy bao giờ có thể hết hận thù khi mà lãnh đạo như bà Ninh luôn khơi lại. 
Bà Tôn Nữ Thị Ninh cạn nghĩ, nhưng để có một bà Ninh cạn nghĩ trở thành người lãnh đạo thì phải khẳng định cả bầy đàn lãnh đạo cộng sản cũng cạn nghĩ. Trong lễ kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 /1975 ông thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng khi đọc diễn văn không có được những câu nói nhân văn nào mà chỉ biết vỗ ngực khoe chiến thắng rồi khoét lại quá khứ bằng việc nói người Mỹ đã gây ra cuộc chiến này. Xin nhắc cho rõ rằng với những bài diễn văn trong những dịp kỷ niệm như thế này ở một nhà nước cộng sản thì phải được bộ chính trị thông qua. Điều đó chứng tỏ không phải họ chỉ có một người cạn nghĩ mà phải là một bầy người cạn nghĩ. 
Họ nhắc lại chiến thắng để làm gì?
Xin thưa rằng, họ muốn ru ngủ những người trước đây đã đem xương máu của mình để đem chiến thắng về cho họ. 
Ai chả muốn mình là người thắng cuộc. Đó là tâm lý.
Một đứa trẻ chơi trò chơi trốn tìm cũng muốn mình được chiến thắng. Vậy họ nhắc lại chiến thắng để những người đã có người thân, những người trực tiếp tham gia vào trận chiến còn sống kia sẽ tự hào, sẽ sung sướng khi mình nằm trong danh sách những người thắng cuộc để ủng hộ họ tiếp mà không nhận ra rằng mình đang tiếp tay cho độc tài toàn trị. 
Vậy tôi nói họ cạn nghĩ ở chỗ nào?? 
Xin thưa rằng trong 90 triệu dân Việt Nam bây giờ thì có một nửa là bên thua cuộc. Chính trong lúc họ tự hào rằng họ chiến thắng thì họ đã vô tình đẩy những người thua cuộc vào trạng thái muốn mình phải là người chiến thắng. Đó là cái ngu, cái cạn nghĩ của lãnh đạo cộng sản quen dùng võ biền để cai trị đất nước. 
Do vậy chắc chắn chỉ có xã hội dân chủ mới có thể lựa chọn ra được người vừa có tài vừa có đức lên lãnh đạo đất nước. Mà muốn dân chủ thì trước hết hãy mở rộng tự do báo chí, thay luật bầu cử để tìm kiếm người có tài và có đức. Xa hơn nữa là chấp nhận đa nguyên đa đảng. Nếu không có dân chủ thì chỉ có một lũ lãnh đạo thiếu đức mà thừa lưu manh làm lãnh đạo thôi.
Đất nước này rồi sẽ ra sao??? Nếu những người như bà Tôn Nữ Thị Ninh đã và sẽ lãnh đạo đất nước??? 
Những người chỉ xoay quanh hận thù rồi tự khen mình giỏi đã đánh thắng hai kẻ thù mạnh nhất là Pháp và Mỹ, trong khi luôn luôn muốn xin họ giúp đỡ? Thật buồn cho bà Ninh, bà đã làm xấu danh cho dòng dõi hoàng tộc họ Nguyễn. Bà là người có học, bà được đi đó đi đây khắp năm châu bốn biển mà trình độ vẫn còn hoang dã đến vậy ư?
Con cháu chúng ta bao giờ được cầm cuốn hộ chiếu ra nước ngoài với một lòng tự hào kiêu hãnh đây?
Hay chúng sẽ vẫn phải tranh nhau đi lao động xuất khẩu với những ngành nghề mà người dân bản xứ họ không muốn làm. Hay đi du học thì phải cầy ngày cầy đêm với ánh mắt thương hại của người bản xứ. 
Ai làm nên thảm cảnh này nếu không phải là đảng cộng sản?

Biển Đông không còn nằm trong chủ đề quan tâm của Bộ Ngoại giao Việt Nam?

Không có nhận xét nào: