Họ không phải vì môi trường và sự ổn định cuộc sống của người dân
Bài liên quan trên RFA:
-Dư luận về cuộc họp báo sự cố môi trường của Chính phủ?
Thứ Hai, 04/07/2016, 22:07:05
Hằng ngày lên internet (in-tơ-nét) lu loa, vu cáo chính quyền, cố gắng tìm lý do để kéo nhau ra đường tụ tập hò hét,… đó là cách thức tồn tại của cái gọi là “phong trào dân chủ” ở Việt Nam lâu nay. Với sự cố môi trường biển ở một số tỉnh miền trung vừa qua, các tổ chức bất hợp pháp này vẫn lặp lại nguyên cách thức tồn tại của họ, kể cả khi mọi việc đã được làm sáng tỏ…
Sau khi Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo và công bố nguyên nhân sự cố môi trường biển ở một số tỉnh miền trung, chiều 30-6, RFA tiếng Việt lập tức phỏng vấn một số nhân vật vốn được coi là “gạo cội” trong cái gọi “phong trào dân chủ Việt Nam”. Trả lời phỏng vấn, như thường lệ, mấy nhân vật này hoàn toàn không quan tâm tới quan điểm chỉ đạo, tiến trình, phương thức thực hiện, những nỗ lực trợ giúp nhân dân và khắc phục hậu quả, cố gắng khảo sát và kết quả khoa học phía Việt Nam đạt được khi xác định nguyên nhân sự cố, và lời xin lỗi, nhận trách nhiệm, cũng như 5 cam kết để giải quyết vấn đề của Formosa Hà Tĩnh,... mà họ bẻ queo theo hướng coi họp báo là “thể hiện sự đạo diễn”, “lấp liếm, bao che”, “chống đỡ áp lực của dư luận”! Thậm chí có người cổ xúy “xã hội dân sự sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng ở đây, đặc biệt là Giáo phận Vinh - với tư cách là một tổ chức có ảnh hưởng và là một xã hội dân sự có tổ chức nhất ở Việt Nam”! Theo ý kiến này, Giáo phận Vinh là một “tổ chức xã hội dân sự” chứ không phải là một Giáo phận Công giáo Ro-ma Việt Nam (có địa bàn tương ứng ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình)?! Tiếp theo RFA, là BBC, một số trang mạng, diễn đàn của các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã lập tức nhập cuộc với ý kiến thô thiển, xưng xưng cho rằng vì “các tổ chức xã hội dân sự tạo áp lực” nên chính quyền mới phải vào cuộc, hô hào “phải đấu tranh tiếp, kể cả việc chính quyền có công bố ngay thủ phạm, nguyên nhân cá chết”!... Tiếp tục đưa ra luận điểm nhằm gây nghi ngờ trong dư luận, từ đó tác động tới tâm lý, niềm tin của người nhẹ dạ, tìm kiếm cơ hội kích động hành vi gây rối loạn xã hội, mấy “nhà dân chủ” đã tự bộc lộ bản chất dối trá của họ: khi sự cố xảy ra thì kêu gào đòi phải minh bạch, khi mọi sự đã minh bạch, “hai năm rõ mười” thì nhắm mắt làm ngơ tiếp tục dựng đứng những câu chuyện mang màu sắc khôi hài, và điên cuồng đưa ra những lời lẽ mà người có liêm sỉ hẳn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc trình ra trước dư luận.
Ngay từ đầu, sau khi sự cố môi trường biển xảy ra tại một số tỉnh miền trung và một số người nhân danh “bảo vệ môi trường” vừa lên internet hô hào, vừa kéo nhau ra đường hò hét, ngày 16-5, trên internet đã xuất hiện bài viết nhan đề Các “biểu tình viên” không muốn tìm giải pháp cho vụ cá chết, chỉ rõ bản chất vấn đề là ở chỗ “biểu tình viên” chính là “kẻ duy nhất được lợi, họ không hề muốn tìm giải pháp, mà chỉ muốn ngâm vấn đề đó thật lâu... dù đã đớp vô số khoản tiền quyên góp để “đi thực tế” ở địa phương, ba tuần sau vụ việc, ngần ấy tổ chức chống cộng vẫn chưa hề đưa ra một kết quả xét nghiệm nào về độ nhiễm độc của nguồn nước”. Theo tác giả bài viết, những gì mấy người gọi là “nhà dân chủ” đã và đang tiến hành quanh sự kiện cá chết cho thấy họ không hề có ý định giải quyết khủng hoảng, hoặc muốn khép lại vấn đề khi mọi sự đã rõ ràng. Ngoài mấy loại khẩu hiệu hô hào chung chung “vì môi trường”, “cá cần nước sạch”,... hòng lôi kéo người xuống đường giương khẩu hiệu, hò hét, “khua chiêng gõ mõ” rổn rảng, chụp ảnh đăng trên mạng xã hội để “khoe chiến tích”, họ không hề có thông điệp cụ thể nào. Thậm chí các đối tượng này dùng mọi thủ đoạn gây hấn, nhục mạ, chửi bới kích động để nếu nhân viên chấp pháp đáp trả thì họ có cớ lu loa, quay video phát tán trên internet vu cáo chính quyền đàn áp. Hành xử của họ không những không giải quyết được một vấn đề phức tạp, mà còn khiến sự việc ngày càng rối loạn, bất ổn, khiến một bộ phận dư luận hoang mang, nghi ngờ chính quyền. Tất cả các hành vi đó cho thấy mục đích của họ là tiến công Đảng và Nhà nước Việt Nam, phá hoại sự ổn định của hệ thống chính trị, chứ không phải vì môi trường, không phải vì sự ổn định cuộc sống của các ngư dân ven biển bốn tỉnh miền trung. Cho nên tác giả bài Các “biểu tình viên” không muốn tìm giải pháp cho vụ cá chết thẳng thừng chỉ rõ chân tướng mấy “nhà dân chủ” như sau: “chẳng đáng ngạc nhiên khi giờ đây, họ không nhắc một dòng đến việc tìm giải pháp cho vấn đề nữa và công khai dự định biến khủng khoảng thành “cách mạng... cá” dập khuôn bắt chước từ A đến Z hình thức của “cách mạng dù” (đã thất bại thảm hại) ở Hồng Công”.
Để xác định nguyên nhân đưa tới sự cố môi trường biển bốn tỉnh miền trung vừa qua, là người có nhận thức bình thường cũng thấy đây là công việc hoàn toàn không đơn giản. Ngay sau khi sự cố xảy ra, đã có rất nhiều nghi ngờ hướng về phía Formosa Hà Tĩnh. Nhưng để chứng minh, kết luận phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, phải khảo sát, nghiên cứu cụ thể, xây dựng hệ thống chứng cứ khoa học chính xác, rõ ràng, từ đó đấu tranh buộc phía liên quan phải công khai thừa nhận và bảo đảm khắc phục hậu quả. Thế nhưng mấy “nhà dân chủ” mang danh “nhân sĩ, trí thức” lại cố tình dựa vào mấy bức ảnh cá chết để lu loa, cho dù có kẻ xảo trá đã lấy bức ảnh là cá chết ở tận Mỹ làm hình ảnh cá chết ở Việt Nam! Họ xác định nguyên nhân vụ việc chỉ qua video clip do một “nhà hoạt động” lần mò đến Vũng Áng dàn dựng, phỏng vấn theo chủ ý sắp đặt trước! Rồi họ kêu gào Mỹ giúp đỡ điều tra, hè nhau “ký thỉnh nguyện thư” gửi Chính phủ Mỹ để sau đó nhận được câu trả lời xã giao, chung chung về “sự cảm thông sâu sắc”! Họ đòi phải minh bạch thông tin, thậm chí dựng đứng ra chuyện “Chính phủ đã biết nguyên nhân nhưng đồng lõa với Formosa, cố tình kéo dài thời gian để hạ nhiệt, hạ sự bức xúc của dư luận”!... Trong khi đó, một tư duy bình thường cũng biết rằng, bất kỳ cuộc điều tra nào cũng có một số thông tin, kết quả, dữ liệu phải được giữ bí mật đến cùng, chỉ công bố vào lúc thích hợp để buộc phía liên quan “tâm phục, khẩu phục”.
Sau khi nguyên nhân sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền trung đã được xác định, hiện nay vấn đề đã bước sang giai đoạn mới. Trên thực tế, lời xin lỗi, lời hứa của Formosa Hà Tĩnh chỉ thật sự có giá trị khi họ thực hiện đúng cam kết thực hiện việc bồi thường cho người dân, khắc phục triệt để hậu quả, phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam để kiểm soát môi trường biển, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước. Về phía Việt Nam, tại phiên họp trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương ngày 1-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Sẽ đóng cửa Formosa nếu tái diễn sự cố môi trường... Không phải vì muốn thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài mà chúng ta chấp nhận đánh đổi môi trường”. Đồng thời Thủ tướng nhấn mạnh phải nhanh chóng có chính sách bảo đảm đời sống cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố môi trường, như thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn; hỗ trợ việc làm... Đây là kế hoạch rất lớn, rất phức tạp, liên quan trực tiếp tới cuộc sống, quyền lợi của từng con người, từng gia đình, từng địa phương nên phải triển khai cấp bách, đồng bộ, rốt ráo, cụ thể, công khai, công bằng, thỏa đáng, nhanh chóng khắc phục để trả lại sự trong lành cho hệ sinh thái môi trường biển;...
Sự cố môi trường, hiện tượng cá chết chỉ là cái cớ để nhóm người lợi dụng danh nghĩa "dân chủ", "đấu tranh vì môi trường" dựa vào, là cơ hội để họ “đục nước béo cò”, gây rối hoạt động xã hội, nếu có thời cơ thì sẽ phát động “cách mạng màu” để lật đổ chính quyền. Cho đến nay, dù sự việc đã được giải quyết minh bạch, công khai nhưng mấy “nhà dân chủ” vẫn khăng khăng không thừa nhận. Vì nếu thừa nhận, họ sẽ phải chấp nhận sự thật là một ý đồ xấu xa đã bị đổ vỡ, và tự chứng tỏ họ không giúp được gì cho người dân đang gặp khó khăn, không giúp gì để ngăn chặn nạn ô nhiễm môi trường đang rất cần sự chung sức của cả cộng đồng. Trong khi đặt niềm tin vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta vẫn phải cảnh giác và kiên quyết đấu tranh với mọi thủ đoạn thâm độc của kẻ xấu; từ đó mỗi người thể hiện lòng yêu nước của mình thông qua những việc làm thiết thực, hiệu quả và thật sự “ích nước, lợi dân”, không để kẻ xấu kích động, lợi dụng.
Ngư
dân khổ vì cá chết, đắng vì “cá mập” bảo hiểm
05/07/2016
Minh Phong
5-7-2016
Các hãng bảo hiểm đang tự biến mình thành “cá mập” xâu xé
sự thiệt hại của những cuộc đời bám biển gặp lúc chẳng may.
Trong thiệt hại vô cùng của cá biển chết, ngư dân vẫn kiên cường
bám biển với đội tàu hơn 144 chiếc và tìm ra rồi cứu vớt phi công sống sót. Ngư
dân cũng là người tìm ra thi thể phi công Trần Quang Khải. Ngư dân bao giờ cũng
mộc mạc và giản dị, ngay cả khi lên mặt báo, họ không bao giờ kể công lao.
Nghe đài nói về những đồng nghiệp của mình khi tìm được những nạn
nhân của chiếc máy bay Su 30, lão ngư Nguyễn Văn Ty ở Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng
Bình) nói với tôi: “Bất luận thiệt hại thế nào, nhưng khi cần ra khơi tìm kiếm
cứu nạn, không ngư dân nào lại khước từ, họ đi mà không hề đòi hỏi thù lao hay
đền bù tổn thất, đó là chất trượng nghĩa của dân miền biển ăn to nói
lớn”.
Họ thành thạo biển, họ gắn với biển như cá với nước, tạo thành
thế trận ngư dân trên biển dày đặc. Thế nhưng, cuộc đời ngư dân khó khăn mưu
sinh trên biển không chỉ bị vùi dập bởi cá chết, thiên tai, tàu nước khác đâm
chìm, cướp bóc mà cay đắng hơn. Ở trên bờ, các hãng bảo hiểm đang tự biến mình
thành “cá mập” xâu xé vào sự thiệt hại của những cuộc đời bám biển gặp lúc
chẳng may.
Tháng 5. 2016, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
thông tin với báo giới, rằng trong hai năm qua có hơn 4.000 tàu cá với 2.300
ngư dân bị gặp nạn trên biển từ lý do tàu lạ va đâm, đến thiên tai nhấn chìm…
Về lý thuyết, các tàu cá như thế đều được đền bảo hiểm với sự hỗ trợ đóng tiền
mua bảo hiểm thân tàu theo hỗ trợ của Quyết định 48 và Nghị định 67 của Chính
phủ. Mỗi tàu lớn đi biển, mỗi năm ngư dân chỉ còn đóng 70 triệu đồng tiền bảo
hiểm. Nói “chỉ còn” để đủ thấy sự quan tâm đến thế trận ngư dân góp sức to lớn
bảo vệ biển đảo là cực kỳ quan trọng.
Nhưng trong vài lần tiếp cận các hồ sơ bị chìm tàu ngoài ngư
trường xa, tôi không biết trong hơn 4.000 tàu cá đó được mấy tàu có chi trả bảo
hiểm để có cơ hội làm lại tàu mới mà bám biển trở lại. Nghiên cứu các hồ sơ ngư
dân chìm tàu ở ngoài khơi với những con tàu đóng mới lên 5 đến 10 tỷ, thậm chí
hơn nữa đều thấy họ đang bị vây bởi “cá mập”. Họ đi biển thông thái như nhà
hảng hải, rõ đáy biển như nhà hải dương học nhưng lên bờ, họ giản dị, chất
phác, ăn nói oang oang và hoàn toàn rất ít hiểu biết về bảo hiểm tàu cá.
Cuộc đời ngư dân, đóng được một chiếc tàu là phải cầm cố
biết bao nhiêu tài sản sổ đỏ, thế chấp nhà cửa của anh em, họ hàng. Đến khâu
mua bảo hiểm, được nói bùi tai rằng sẽ chia ra 3 kỳ nộp cho nhẹ gánh mỗi năm.
Nhưng thật sự không ngờ, câu chốt trong các hợp đồng là: “hiệu lực bảo hiểm có
giá trị sau khi nộp xong tiền”. Chính bởi câu này mà khi có tàu cá nào chìm,
nhân viên bảo hiểm sẽ tìm cách lý giải theo cách có lợi cho họ, thiệt hại thuộc
về ngư dân và thường họ không đền. Quá lắm, báo chí có can thiệp mới miễn cưỡng
xách tiền tìm đến như động tác đền bù.
Gần cuối sông Gianh, đoạn bờ Nam qua xã Thanh Trạch, Bố Trạch,
gia đình ông Nguyễn Ngọc Hải vừa nhận đền bù số tiền 2 tỷ đồng từ bảo hiểm Bảo
Việt sau khi báo chí lên tiếng giúp ông, chứ trước đó ông hoàn toàn bất lực vì
các lý do “trời ơi”. Tàu cá của ông Hải với số hiệu QB 9267-TS, công suất 487CV
bị chìm trên Vịnh Bắc Bộ vào ngày 15.2, 3 thuyền viên mất tích, trong đó
có con trai của ông. Về nhà, làm đám tang cho con trong cảnh không tìm được
xác, giữa lúc tang gia bối rối, nhân viên bảo hiểm đến thắp hương và họ thông
báo không thể đền bù bởi chưa nộp hết tiền.
Thực chất ông Hải đã nộp đủ 2 kỳ bảo biểm, kỳ thứ 3 được thông
báo nhầm địa chỉ xã Đức Trạch cách đó hàng chục cây số. Đến khi biết được thì
đã quá muộn. Phải nhờ cậy báo chí, luật sư thì Bảo Việt mới đến đưa cho
ông Hải 2 tỷ đồng vào giữa tháng 6-2016.
Ở phường Quảng Phúc thị xã Ba Đồn, ngư dân Trần Xuân Tiến, có
chiếc tàu trị giá hơn 2 tỷ đồng bị chìm vào sáng 1.2 trên ngư trường Hoàng Sa.
Nhân viên bảo hiểm Bảo Minh bán bảo hiểm cho anh tuy nhiên, chỉ đưa một giấy
chứng nhận bảo hiểm, không có hợp đồng. Tàu chìm, đến nay ngư dân này không có
được đồng đền bù nào để xây ước mơ hy vọng trở thành cột mốc chủ quyền trên
biển.
Khi ngư dân gặp nạn, không ít hãng bảo hiểm lấy lý do chỉ hỗ trợ
nhân đạo chứ không bồi thường trong lúc tang gia để rồi sau đó nại cớ gia đình
đã đồng ý ký đơn tự nguyện. Bảo hiểm lúc đó thật sự biến mình thành “cá mập” để
trục lợi ngư dân.
Ngư dân ra khơi bám biển, nhiệm vụ ngoài làm ăn kinh tế còn có
trọng trách làm nên những cột mốc đi động để khẳng định chủ quyền đất nước, bất
cứ ai trên biển gặp nạn họ đều cứu giúp. Mạng lưới ngư dân trên biển là chằng
chịt, nhưng trước những con “cá mập” bảo hiểm, họ không biết xoay trở như thế
nào, họ bị trục lợi với biết bao nhiêu thiệt thòi cay đắng. Không lẽ cứ mang
phận ngư dân là phải nhiều chịu tai ương? Và chính sách tốt giành cho ngư dân
đang bị “cá mập” bủa vây?
Ai sẽ trả lời giúp cho ngư nhân những câu hỏi này?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét