Sau phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về vấn đề biển Đông, đây chính là những phản ứng "chẳng đẹp tí nào" của dân Trung Quốc.
Hơn 3 năm kể từ khi Philippines đưa vấn đề biển Đông ra Tòa Trọng tài quốc tế, vào ngày 12/7 vừa qua, các bên có liên quan đã nhận được phán quyết cuối cùng.
Theo đó, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) khẳng định một cách đanh thép: Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử tại biển Đông.
Ngay lập tức, Tân Hoa xã đã đăng tải một thông tin phản bác: Cái gọi là "phán quyết cuối cùng" là vô tác dụng.
Trước đó, Trung Quốc cũng nhiều lần chỉ trích việc Philippines và chính phủ của tổng thống Benigno Aquino III đơn phương đệ đơn lên Tòa Trọng tài là vi phạm luật pháp quốc tế.
Và theo chính quyền Bắc Kinh, Tòa Trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc không chấp nhận, không thừa nhận phán quyết mà PCA đưa ra.
Vào tối cùng ngày, trong bản tin thời sự buổi tối dài 30 phút của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV, người Trung Quốc đã dành đến 16 phút chỉ để nói về "tiêu điểm" biển Đông với giọng điệu vô cùng cay cú, hằn học.
Bên cạnh việc điểm lại những văn bản do Trung Quốc tự biên tự diễn, bản tin thời sự tối lớn tiếng khẳng định, đối với những tranh chấp về đường biên giới trên biển, nước này không chấp nhận bất cứ một phương thức giải quyết nào gây tranh cãi của bên thứ 3.
Trung Quốc cũng mạnh miệng không chấp nhận bất cứ phương án giải quyết nào làm gia tăng tranh cãi liên quan đến nước này.
Weibo ngập tràn từ khóa biển Đông
Trong hai ngày nay, biển Đông trở thành từ khóa xuất hiện nhiều nhất trên diễn mạng xã hội mở dành riêng cho dân Trung Quốc Weibo.
"Chúng ta sẽ không cho họ (chỉ các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông) dù là một con cá, một giọt nước trên biển", một cư dân mạng hưởng ứng theo phong trào "yêu nước".
"Không chấp nhận, không tham gia, không thừa nhận" từ ngày hôm qua cũng trở thành khẩu hiệu kệch cỡm của hàng triệu triệu dân Trung Quốc.
Một cư dân mạng có nickname Sagittarius ngớ ngẩn ngộ nhận: "Phán quyết của Tòa Trọng tài chỉ có 3 kết luận, thứ nhất, biển Đông thuộc về Trung Quốc, thứ hai, Philippines thuộc về Trung Quốc và cuối cùng, cả biển Đông và Philippines đều thuộc về Trung Quốc".
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc một mặt phản bác phán quyết của Tòa Trọng tài về biển Đông trên mặt báo, một phần lôi kéo những kẻ "sống ảo" trên mạng xã hội bằng những luận điệu của một kẻ cứng đầu, cố chấp và ngang ngược.
"Cái gọi là phán quyết cuối cùng ấy chẳng bao giờ có hiệu lực, nó chẳng có bất cứ ràng buộc gì với Trung Quốc. Như Vương Nghị nói, phán quyết bất hợp pháp chỉ là một trang giấy bỏ đi.
Tòa Trọng tài không có quyền tài phán và Trung Quốc không bao giờ chấp nhận", Sina đăng tải trên Weibo.
Vào thời điểm 9h tối 12/7, số người dành sự quan tâm đến đề tài "phán quyết trên biển Đông" trên địa chỉ Weibo của Sina lên đến 360 triệu lượt xem.
Tờ Nhân dân nhật báo cũng không chịu lép vế với dòng status: "Chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc không cần đến người khác phán quyết. Trung Quốc sẽ không chịu nhượng bộ dù chỉ là một tấc đất".
Một tờ báo lá cải của Trung Quốc Global thậm chí còn phát động chiến dịch yêu cầu tất cả những người dùng Weibo phải đăng một bài "nhấn mạnh tiếng nói của người Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế". Cho đến nay, status này đã có 21.000 bình luận hưởng ứng.
"Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế chỉ là một tờ giấy trắng không hơn không kém", một cư dân mạng bức xúc trước những kết luận bất lợi cho Trung Quốc.
Một người khác nhảy vào bày tỏ sự bành trướng: "Biển Đông, đảo Senkaku/ Điếu Ngư, Đài Loan, tất cả đều thuộc về Trung Quốc".
Chiến dịch bôi nhọ Philippines
Thậm chí, dân Trung Quốc còn chế một bức tranh biếm họa, nhạo báng, gọi Philippines là "người bán chuối" (Philippines là quốc gia xuất khẩu chuối sang Trung Quốc) và bị "bề trên" giáng cho vài cái bạt tai vì "dám" nhận biển Đông là của mình.
Ai cũng biết Trung Quốc lâu nay vẫn luôn "to mồm" như vậy, Trung Quốc biết "cả vú lấp miệng em".
Thế nhưng, với phán quyết rõ ràng, đanh thép vừa được đưa ra trong ngày hôm qua, những gì người Trung Quốc bao biện cho mình, phản bác lại luật pháp quốc tế sẽ chỉ có tác dụng… chống lại họ mà thôi.
theo Thế giới trẻ
Theo ông Lưu, Trung Quốc sẽ thiết lập ADIZ ở biển Đông “nếu thấy an ninh bị đe dọa”. "Việc thiết lập ADIZ tại biển Đông sẽ phụ thuộc vào mức độ đe dọa nhắm vào chúng tôi” – ông Lưu nói.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby hôm 12-7 cho biết Washington vẫn ghi nhận các dấu hiệu quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông trong vài tuần gần đây.
Trung Quốc: PCA có thể đã bị tiền bạc chi phối
13/07/2016 15:30
(NLĐO) – Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hôm 13-7 tuyên bố nước này có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng lãnh thổ họ tuyên bố chủ quyền tại biển Đông.
Theo ông Lưu, Trung Quốc sẽ thiết lập ADIZ ở biển Đông “nếu thấy an ninh bị đe dọa”. "Việc thiết lập ADIZ tại biển Đông sẽ phụ thuộc vào mức độ đe dọa nhắm vào chúng tôi” – ông Lưu nói.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby hôm 12-7 cho biết Washington vẫn ghi nhận các dấu hiệu quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông trong vài tuần gần đây.
Trung Quốc từng đơn phương thiết lập ADIZ tại biển Hoa Đông năm 2013 và yêu cầu tất cả máy bay đi qua phải tuân thủ những quy định nhất định. Động thái này lập tức vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Cũng tại cuộc họp báo công bố sách trắng quốc phòng ở Bắc Kinh, ông Lưu còn ngang ngược nói 5 thẩm phán của PCA có thể đã bị chi phối bởi tiền bạc nên mới đưa ra phán quyết chống lại Bắc Kinh. "Những thẩm phán này được trả lương, nên ai thật sự đứng đằng sau tòa án này. Ai trả lương cho họ? Phải chăng là Philippines hoặc một nước nào khác?" - ông Lưu nói với các phóng viên.
Sau khi nói 5 thẩm phán này không nắm rõ tình hình vì đều sống ở châu Âu, ông Lưu còn chĩa mũi dùi vào vị thẩm phán đã chọn ra 5 thẩm phán nói trên, đó là ông Shunji Yanai. Theo ông Lưu, chính thẩm phán người Nhật đã thao túng phán quyết.
Hành động xây đảo nhân tạo trên biển Đông của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ. Ảnh: EPA
Không dứng lại ở đó, ông Lưu còn cáo buộc Philippines gây ra căng thẳng ở biển Đông khi đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở đó ra PCA.
Những lời lẽ trên được ông Lưu đưa ra một ngày sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague - Hà Lan phán quyết "đường chín đoạn"Trung Quốc đơn phương vẽ hòng độc chiếm biển Đông không có cơ sở pháp lý. Bắc Kinh lập tức tuyên bố không công nhận phán quyết này bất chấp lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế.
Ở Mỹ, tại hội thảo về biển Đông do Trung tâm Nghên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS - Mỹ) tổ chức hôm 12-7 (giờ địa phương), Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đổ lỗi căng thẳng trong khu vực là do chính sách xoay trục của Mỹ gây ra.
Tuy khẳng định Bắc Kinh vẫn theo đuổi đàm phán với các bên liên quan song ông Thôi nói vụ kiện của Philippines sẽ "gây ra tình trạng lạm dụng quá trình tố tụng", từ đó "làm gia tăng xung đột và có thể dẫn đến đối đầu".
Cũng tại hội thảo, cố vấn hàng đầu về chính sách châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Daniel Kritenbrink, khẳng định Mỹ không được lợi lộc gì nếu biển Đông căng thẳng. "Chúng tôi có lợi ích trong việc tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở châu Á, bao gồm biển Đông, được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế" - ông Kritenbrink nhấn mạnh.
Bảo Hạnh (Theo BBC)
Bà Thái Anh Văn phái chiến hạm ra Ba Bình và "sai lầm lớn"
(GDVN) - Toàn bộ nội dung bài phát biểu của Tiến sĩ Thái Anh Văn sáng nay trên tàu Địch Hóa không nhắc tới bất kỳ khái niệm nào về "chủ quyền / lãnh thổ".
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bình luận nóng về phán quyết trọng tài Biển ĐôngSau phán quyết trọng tài, Trung Quốc đã âm thầm hủy đường 9 đoạn?"Hãy giúp Trung Quốc tìm ra lối rút đường lưỡi bò trong danh dự"
Thông tấn xã Đài Loan ngày 13/7 đưa tin, sáng nay nhà lãnh đạo đảo này bà Thái Anh Văn đã lên chiến hạm Địch Hóa neo đậu tại Cao Hùng phát biểu với thủy thủ đoàn, sau đó ra lệnh cho tàu này ra tuần tra khu vực đảo Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Động thái này nhằm thể hiện thái độ của Đài Loan phản ứng với một phần phán quyết của Hội đồng Trọng tài trong vụ kiện Trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
Tiến sĩ Thái Anh Văn phát biểu úy lạo thủy thủ đoàn tàu Địch Hóa trước khi phái tàu này tuần tra (trái phép) ở Ba Bình, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Ảnh: CNA. |
Trong bài phát biểu của Tiến sĩ Thái Anh Văn có đoạn:
"Hôm nay, chiến hạm Địch Hóa chuẩn bị xuất phát, thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông. Nhiệm vụ lần này có ý nghĩa khác hẳn các lần triển khai trước. Vì từ hôm nay, cục diện Biển Đông đã có những biến động mới.
Phán quyết của vụ kiện trọng tài Biển Đông, đặc biệt là nhận định về đảo Ba Bình, đã làm tổn hại nghiêm trọng quyền lợi của Đài Loan với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển phụ cận.
Con tàu này sẽ đại diện cho Trung Hoa Dân Quốc. Quân phục trên người các bạn đại diện cho sự ủy thác của người dân Đài Loan.
Lần xuất hàn này để thực hiện nhiệm vụ, chủ yếu là nhằm thể hiện quyết tâm của người dân Đài Loan bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.
Chúng ta lâu nay vẫn chủ trương, vấn đề Biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình, đa phương. Chúng ta cũng cam kết trên cơ sở hiệp thương bình đẳng, cùng các nước khác có liên quan bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông."
Tự hủy đường lưỡi bò?
Đáng chú ý, toàn bộ nội dung bài phát biểu của Tiến sĩ Thái Anh Văn sáng nay trên tàu Địch Hóa không nhắc tới bất kỳ khái niệm nào về "chủ quyền / lãnh thổ", mà chỉ nhắc tới quyền lợi / lợi ích mà Đài Loan yêu sách ở Biển Đông, cụ thể là yêu sách 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho đảo Ba Bình.
Đúng như dự đoán của dư luận trước khi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết, Tiến sĩ Thái Anh Văn không nhắc đến đường chữ U 11 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò ở Biển Đông khi phát biểu về vụ kiện trọng tài, trong đó nội dung đầu tiên Hội đồng Trọng tài tuyên bố là đường lưỡi bò không có căn cứ pháp lý trong UNCLOS 1982, do đó nó vô hiệu.
Đài Loan sẽ không nhắc đến đường lưỡi bò sau phán quyết của PCA? |
Trong phản đối chính thức của người đứng đầu "Bộ Ngoại giao" Đài Loan ông David Tawei Lee ngày 12/7 về phán quyết này, Đài Loan cũng chỉ nhắc đến hiệu lực pháp lý của đảo Ba Bình mà không đả động gì tới đường chữ U 11 đoạn.
Không biết do vô tình hay hữu ý, Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông công bố trên Tân Hoa Xã chiều qua 12/7, cũng đã ngầm bỏ đường lưỡi bò 9 đoạn.
Trung Quốc chỉ nhắc đến yêu sách chủ quyền với "các đảo ở Biển Đông", yêu sách các vùng biển cho các đảo này và "quyền lịch sử" với Biển Đông một cách chung chung.
Theo cá nhân người viết, qua phát biểu của Tiến sĩ Thái Anh Văn và tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc có thể thấy:
- Một là, Đài Loan nhận thức rất rõ, bản chất vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines là ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 chứ không phải tranh chấp chủ quyền / phân định biển như lập luận của Trung Quốc.
- Hai là, phán quyết hủy bỏ yêu sách "quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các tài nguyên biển bên trong đường 9 đoạn", nói cách khác là phán quyết đường lưỡi bò (9 đoạn với Trung Quốc, 11 đoạn với Đài Loan) không có căn cứ trong UNLCOS 1982, nhưng Đài Loan không phản đối gì về nội dung phán quyết này. Điều đó có thể xem như một sự mặc nhiên thừa nhận rằng, đường lưỡi bò đã bị hủy bỏ.
- Ba là, Tiến sĩ Thái Anh Văn chưa vượt qua được rào cản và áp lực từ nội bộ dư luận đảo Đài Loan xung quanh vấn đề yêu sách hiệu lực pháp lý của Ba Bình, hoặc nói cách khác là ứng dụng, giải thích Điều 121, UNCLOS 1982 đối với Ba Bình.
- Bốn là, hoạt động tuần tra của tàu Địch Hóa chỉ nhằm thể hiện thái độ nhất thời của Đài Bắc, ít khả năng gây ảnh hưởng nhiều đến cục diện Biển Đông thời gian tới.
Như vậy riêng việc Tiến sĩ Thái Anh Văn không nhắc đến đường lưỡi bò, không phản đối phán quyết của Tòa về đường lưỡi bò, hiểu rõ bản chất vụ kiện trọng tài Biển Đông là về áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 chứ không phải tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ đã là một điều rất đáng hoan nghênh.
Nó thể hiện sự am hiểu pháp luật quốc tế, cũng như ý thức thượng tôn pháp luật của bà Thái Anh Văn. Còn những băn khoăn, phản đối của bà về phán quyết của Hội đồng Trọng tài liên quan đến Ba Bình có lẽ là những hạn chế do áp lực từ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi gây ra mà bà chưa vượt qua được, đó cũng là điều có thể hiểu.
"Sai lầm lớn"
Giáo sư luật Đại học New York, Jerome Cohen, một chuyên gia về luật pháp Trung Quốc và từng là thầy dạy ông Mã Anh Cửu, nhận xét rằng, bà Thái Anh Văn đang ở trong thế kẹt phải tự đấu tranh dữ dội:
"Phản ứng hôm nay của bà Thái Anh Văn công khai bác bỏ phán quyết của Tòa là một sai lầm lớn và thậm chí khác cả những gì ông Mã Anh Cửu đã có thể làm.
Bà ấy sẽ bị chỉ trích ở Đài Loan là hành xử bất chấp luật pháp quốc tế như Trung Quốc đang làm, trong khi chính Trung Quốc chặn Đài Loan không được tham gia quá trình tố tụng."
Nick Bisley, một Giáo sư về quan hệ quốc tế Đại học La Trobe ở Melbourne bình luận: Bà Thái Anh Văn ở thế rất khó vì yêu sách của Đài Loan và Trung Quốc hầu như giống nhau:
"Làm sao để có thể duy trì lập trường của Đài Loan về Biển Đông một cách độc lập mà nghe không có vẻ như giống với Trung Quốc là điều cực khó".
Trong khi đó phán quyết của Hội đồng Trọng tài rằng không có cấu trúc nào ở Trường Sa là đảo, có nghĩa là chúng chỉ có thể có tối đa 12 hải lý lãnh hải chứ không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, có thể mở ra một con đường đàm phán giữa Mỹ - Trung Quốc và các bên khác.
"Đột nhiên bạn đang được quay trở lại khu vực biển cả (vùng biển quốc tế) rộng lớn ở Biển Đông, nơi mọi hoạt động hàng hải hàng không được tiến hành tự do. Câu hỏi đặt ra sau đó là, làm sao các bên liên quan có thể cùng hợp tác ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông?" Eric Shrim, một nhà cựu ngoại giao Hoa Kỳ và hiện là cố vấn chính sách tại công ty Luật Alston & Bird bình luận.
Tuy nhiên theo cá nhân người viết, cái "khó" lớn nhất của Tiến sĩ Thái Anh Văn trong vấn đề này là, Đài Loan không phải thành viên UNCLOS 1982, không có quyền tham gia tiến trình tố tụng.
Lập trường giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đàm phán đa phương của bà lại không được Bắc Kinh thừa nhận, nên việc bộc lộ quan điểm của Đài Loan trực tiếp với các bên gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, chỉ vì vấn đề hiệu lực pháp lý của Ba Bình mà phản đối tất cả các nội dung phán quyết của Hội đồng Trọng tài, dường như Đài Loan đang đi ngược lại quan điểm của Hoa Kỳ ủng hộ phán quyết.
Những điều này cho thấy, ngoài phản đối thì Đài Loan khó có "cửa" nào để tác động trực tiếp đến tiến trình giải quyết tranh chấp phức tạp ở Biển Đông, nếu không được cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đồng ý. Bởi vậy "sai lầm lớn" ở đây có thể hiểu, và nên chăng gọi đó là "khó khăn lớn"?
Hồng Thủy
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bình luận nóng về phán quyết trọng tài Biển Đông
(GDVN) - Khi bạn đặt bút ký gia nhập Công ước, có nghĩa là bạn phải mặc nhiên chấp nhận từ bỏ tất cả các "quyền lịch sử" trái với quy định của Công ước.
Sau phán quyết trọng tài, Trung Quốc đã âm thầm hủy đường 9 đoạn?"Hãy giúp Trung Quốc tìm ra lối rút đường lưỡi bò trong danh dự"Trung Quốc ra lệnh gọi tái ngũ binh lính hải quân trước thềm phán quyết PCA
Ngày 13/7, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có cuộc bình luận nóng trên đài CNBC về phán quyết của Hội đồng Trọng tài do Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 để thụ lý vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Tòa).
Bắc Kinh đã mặc nhiên từ bỏ yêu sách "quyền lịch sử" khi đóng dấu phê chuẩn việc gia nhập UNCLOS 1982
Đó là nhận định của ông Chuck Hagel, bất chấp việc Trung Quốc khăng khăng nói rằng cái gọi là "quyền lịch sử" mà nước này yêu sách ở Biển Đông không mâu thuẫn với UNCLOS 1982.
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, ảnh: AP / BBC. |
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng:
"Điều này được quy định rõ ràng trong UNCLOS 1982 và khi bạn đặt bút ký gia nhập Công ước, có nghĩa là bạn phải mặc nhiên chấp nhận từ bỏ tất cả các "quyền lịch sử" trái với quy định của Công ước.
Trung Quốc đã tự đặt mình vào thế phải chấp nhận điều này, một phần nội dung đã được Tòa ra phán quyết.
Tòa Trọng tài này là một trong các định chế pháp lý quan trọng nhất được xây dựng sau Chiến tranh Thế giới II với mục tiêu cố gắng mang lại trật tự dựa trên pháp luật cho nhân loại, vốn dĩ biến mất khi nổ ra 2 cuộc đại chiến thế giới.
Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là chúng ta không chỉ cần tiếp tục duy trì, mà còn phải ủng hộ, hỗ trợ các định chế pháp lý quốc tế này (các tòa án quốc tế, tòa trọng tài quốc tế).
Phán quyết của Tòa thực sự mang lại cho tất cả các nước thuộc phần còn lại của thế giới một tư thế thượng phong và cô lập (lập trường, yêu sách vô lý của) Trung Quốc.
Trung Quốc cần phải chú ý nhiều hơn đến cách nhìn của các quốc gia còn lại trên thế giới đối với mình sẽ như thế nào, điều này cực kỳ quan trọng."
Phán quyết của Tòa không phải là dấu chấm kết thúc tranh chấp ở Biển Đông
Nguyên Bộ trường Quốc phòng Hoa Kỳ tin rằng, Washington không muốn nhìn thấy căng thẳng leo thang hơn nữa ở Biển Đông bởi bất kỳ bên nào.
Mỹ đang tìm cách duy trì tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông cho tàu và máy bay của mình, bao gồm cả tàu và máy bay quân sự:
"Tự do hàng hải là tuyệt đối quan trọng. Khi một quốc gia bắt đầu đe dọa nó, dù với bất kỳ hình thức nào đi nữa, cũng là điều rất nghiêm trọng. Chúng tôi không muốn thấy một phản ứng cực đoan này.
Chúng tôi đã nói rất rõ ràng với các đồng minh, đối tác và bạn bè của Mỹ trong khu vực rằng, tự do hàng hải hàng không (ở Biển Đông) là không thể thương lượng."
Ông đồng ý với ý kiến của luật sư Paul Reichler, người đại diện cho Philippines tranh tụng trong vụ kiện trọng tài rằng, các bên cần nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông sau phán quyết.
"Đây chắc chắn không phải là kết thúc của câu chuyện. Khi những ồn ào sau phán quyết lắng xuống, các bên cần thực sự xem lại những gì thực sự là lợi ích tốt nhất của mình.
Tất cả các bên sẽ đi đến kết luận rằng, những tranh chấp cần phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao, cho dù là đàm phán song phương hay đa phương."
Về phán quyết, luật sư Paul Reichler nhận định: "Philippines đã thành công trong thiết lập nguồn lực có thể tận dụng để được hưởng các quyền mà Liên Hợp Quốc đảm bảo".
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét