Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Độc tố phenol, xyanua tàn phá đáy biển miền Trung thế nào


Tác giả: Ảnh: Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam

.KD: Khốn nạn quá!

Lặn xuống đáy biển 4 tỉnh miền Trung khảo sát, thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết, các nhà khoa học chứng kiến những rạn san hô bị tàn phá và nhiều loài hải sản vắng bóng do độc tố phenol, xyanua.
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung
Tại Hà Tĩnh, nhóm nhà khoa học đã khảo sát khu vực mũi Ròn Mạ và hòn Sơn Dương, cách họng xả thải của Công ty Formosa 7,5 km. Theo đó, nền đáy mũi Ròn Mạ có nhiều khối đá tảng lớn và sinh vật bám. San hô thưa thớt không tạo thành rạn với kích thước nhỏ, chết nhiều nhất là nhóm favia, turbinaria, favites, goniastrea, montipora. Các nhóm cá thuộc họ cá san hô điển hình như cá sơn đá Holocentridae, cá bướm Chaetodontidae… chỉ còn vài cá thể với mật độ dưới 30 con trên 250 m2 diện tích rạn san hô.
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung-2
Khu vực này chỉ xuất hiện vài cá thể không có giá trị kinh tế, kích thước nhỏ, thuộc họ cá sơn, cá thia. Dù là nền đáy cắt và khá nhiều lỗ nhỏ nhưng nhóm nghiên cứu không thấy loài nào thuộc họ cá bống trắng (Gobiidae) –  thường sống trong môi trường trong sạch.
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung-1
San hô ở hòn Sơn Dương chết khoảng 35-40%, phổ biến là loài Acropora, san hô khối phủ Montipora. 
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung-3
Lặn xuống khu vực Hòn La (Quảng Bình), nhóm thấy rạn san hô phân bố ven bờ đến độ sâu 4 m, phổ biến là giống san hô cành Acropora, nhưng độ phủ san hô chết khoảng 45%. 
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung-5
San hô phân bố thưa thớt, bị chết nhiều, độ phủ dưới 10% ở Hòn Nồm (Vũng Chùa). Giống san hô chết phổ biến là Montipora, Favia, Favites, Goniastrea.
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung-6
Các họ cá điển hình cho vùng rạn san hô vắng bóng, không có sự xuất hiện của cá khoang cổ thuộc giống Amphiprion spp – phổ biến trên các rạn san hô ven bờ.
Cá thia trên nền đáy
Nghiên cứu ở Cửa Tùng, thuộc vùng biển Quảng Trị, hệ sinh vật khá nghèo và không bắt gặp các loài cá kinh tế, chỉ có một số cá thể thuộc họ cá thia. Nhóm cũng không phát hiện ấu trùng tôm hùm con ở các hốc đá – dù đây là thời điểm khai thác loài này tốt nhất trong năm. Trên hình là cá thia trên nền đáy.
Không bắt gặp các cá thể sinh vật chết trong hang hốc đá nhưng phát hiện thấy hầu chết còn lại xác, phần thịt đã bị phân hủy, miệng bị mở. Ngoài ra còn khá nhiều vỏ hầu nằm rải rác trên nền đáy. Hầu chết trên nền đáy. và rạn đá ngầm - địa điểm cá chết tập trung ven bờ đối diện với đảo Cồn Cỏ.
Các nhà khoa học phát hiện con hàu chết còn lại xác, phần thịt đã phân hủy. Bên cạnh đó có khá nhiều vỏ hàu nằm rải rác trên nền đáy.
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung-9
Ở bãi biển Thừa Thiên – Huế, các nhà khoa học khảo sát hòn Sơn Chà. Tại đây, nhiều san hô bị chết trắng, nhất là Montipora, Pachyseris, Galaxea, Pocillopora. Các loài cá kinh tế và điển hình cho sinh cảnh rạn như mú, mối, bàng chài không có, chủ yếu là cá không giá trị kinh tế. Trước đây, nơi này từng có mật độ cá mú tương đối cao, nhưng thời điểm quan trắc không thấy bất kỳ đàn cá mẹ nào.
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung-10
Rạn san hô Bãi Chuối, bắc Hải Vân cũng trong tình cảnh chết trắng, chiếm tỷ lệ cao là san hô cành Acropora, Montipora. 
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung-11
Trầm tích đáy một số điểm bị phủ lớp màng màu vàng – nâu sậm. 
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung-12
Ghẹ bị chết trong hốc san hô tại Bãi Chuối. 
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung-13
Cá vẩu (Caranx ignobilis) chết trôi. Ngoài vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, phá hủy các sinh cảnh ngầm thì vấn đề khiến nhiều chuyên gia lo ngại là hiện tượng cá chết sẽ làm mất đi các bãi đẻ truyền thống của các loài cá có giá trị kinh tế cao, dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái.
suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung-14
Một nhà khoa học cho biết, một số chất thải theo thời gian sẽ bị pha loãng trong môi trường biển, nhưng để khôi phục rạn san hô có thể phải mất hàng chục năm đến hàng trăm năm, tùy theo mức độ ô nhiễm.

Không có nhận xét nào: