Theo The National Interest (TNI) của Mỹ, sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào ngày 12/7 tới, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ “làm liều” ở Biển Đông, ảnh hưởng xấu cho cả châu Á.
TNI nhận định, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định những tuyên bố chủ quyền phi lý, nhằm chiếm gần trọn Biển Đông thì sau phán quyết của PCA, các phương án mà Trung Quốc lựa chọn sẽ tiếp tục đẩy khu vực vào bất ổn, xung đột.
Dưới đây là những kịch bản có thể xảy ra theo dự đoán của TNI:
Trung Quốc giả vờ chấp nhận phán quyết của PCA nhưng tiếp tục hành động ngang ngược
Trung Quốc có thể tiếp tục bồi đắp, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông, biến chúng thành các căn cứ quân sự, triển khai các loại vũ khí chống tàu sân bay, các loại máy bay chiến đấu và máy bay ném bom hiện đại, biến Biển Đông thành Khu vực từ chối tiếp cận/Chống thâm nhập (A2 / AD)
Skip in 5...
Ad finishes in 27 seconds
|
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình |
Tuy nhiên, theo TNI, kịch bản này ít có khả năng xảy ra trong bối cảnh hiện nay ở Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải có phản ứng mạnh mẽ và công khai bởi người dân nước này đòi phải có một phản ứng cứng rắn nhằm thể hiện rằng bên ngoài sẽ không thể đuổi Bắc Kinh ra khỏi cái mà họ gọi là vùng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Điều này sẽ dẫn đến 2 kịch bản nguy hiểm dưới đây. Cả 2 đều có thể dẫn tới một cuộc đối đầu nguy hiểm trong khu vực cũng như giữa các siêu cường.
Trung Quốc tuyên bố vùng Nhận dạng phòng không (AIDZ) trên Biển Đông
TNI đánh giá, đây là khả năng dễ xảy ra nhất. Bắc Kinh đã phát tín hiệu này trong nhiều tháng qua. Khi được hỏi về vấn đề trên, hầu hết các quan chức Trung Quốc đều tuyên bố hoặc bình luận công khai rằng, mặc dù hiện tại chưa có kế hoạch như vậy, nhưng quyết định trong tương lai sẽ phụ thuộc vào những mối đe dọa ở Biển Đông. Do vậy một khi có phán quyết chống lại Bắc Kinh thì điều này rất dễ xảy ra.
|
Mỹ đã từng điều máy bay B-52 ra biển Hoa Đông để thách thức vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc. |
Trung Quốc sẽ tranh thủ lấy đó là một cái cớ để thành lập AIDZ trên Biển Đông. Để làm như vậy, nước này sẽ tuyên bố cảm thấy bị phán quyết của PCA đe dọa. Bắc Kinh sẽ làm ra vẻ bị buộc phải như vậy bởi sai lầm của các nước khác và áp lực quốc tế.
TNI nhận định, tuyên bố thành lập AIDZ trên Biển Đông sẽ gia tăng căng thẳng trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đã xây dựng, quân sự hóa trái phép, triển khai các hệ thống phòng không trên khắp Biển Đông.
Một vùng nhận dạng phòng không như vậy, tùy thuộc vào kích thước và phạm vi, có thể tạo nên một cuộc khủng hoảng khu vực, kéo theo nhiều bên trên toàn châu Á. Lúc này, Mỹ sẽ phản ứng không chỉ bằng một hoặc hai máy bay B-52 như khi Bắc Kinh tuyên bố AIDZ ở biển Hoa Đông.
Trung Quốc gây sự ở tất cả các điểm nóng ở châu Á
TNI cho rằng, đây là một khả năng khác có thể xảy ra sau phán quyết của PCA sắp tới. Nếu cảm thấy AIDZ là chưa đủ, Bắc Kinh có thể đẩy vấn đề tới mức một dạng xung đột bằng cách gây sức ép tại tất cả các điểm nóng ở châu Á. Mục tiêu là nhằm chuyển trọng tâm chú ý ra khỏi Biển Đông.
Trung Quốc có thể tăng mạnh các cuộc tuần tra trên không và trên biển ở biển Hoa Đông nhằm chọc giận Nhật Bản. Hơn nữa, Bắc Kinh sẽ bắt đầu khai thác dầu và khí đốt tự nhiên ở khu vực này.
Trung Quốc cũng có thể sẽ cứng rắn hơn với Đài Loan bằng việc đưa ra hàng loạt quyết định như giảm mạnh lượng khách du lịch, giao dịch thương mai và đầu tư vào Đài Loan. Đây là những lĩnh vực mà hòn đảo tự trị này đang rất phụ thuộc vào Trung Quốc đại lục.
Theo TNI, ông Tập Cận Bình nắm trong tay rất nhiều “quân bài” để gây khó dễ cho Đài Loan. Đó cũng là một lợi thế lớn để Bắc Kinh chuyển trọng tâm chú ý khỏi Biển Đông.
Một khả năng nguy hiểm khác là Bắc Kinh chiếm Bãi cạn Scarborough. Đây là hành động chứa nhiều rủi ro và tranh cãi nhất.
Mỹ đã nhiều lần phát tín hiệu cho biết sẽ không để yên nếu như điều đó xảy ra.
Hôm 16/6, cựu Đô đốc Hải quân Mỹ Dennis Blair cảnh báo, Trung Quốc không nên có bất kì hành động gây hấn nào trên Bãi cạn Scarborough.
Ông còn khẳng định, Trung Quốc sẽ phải đối đầu quân sự với Mỹ nếu tiến hành bồi đắp trên Bãi cạn Scarborough. Theo ông, nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc chắc chắn sẽ thua cuộc.
Theo TNI, sau phán quyết của PCA vào ngày 12/7 tới, châu Á sẽ phải đối mặt với nguy cơ căng thẳng gia tăng nếu Bắc Kinh tiếp tục hành động ngang ngược bất chấp các quy định luật pháp quốc tế.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
PHẠM KHÁNH (Lược dịch)
National Interest nhận định, những gì đang diễn ra hiện nay là do Trung Quốc tin rằng đã trở nên đủ sức mạnh đối trọng với Mỹ hoặc thậm chí vượt qua Mỹ để có thể triển khai sức mạnh ở châu Á. Lịch sử đã chứng minh rằng nước nào có sức mạnh, nước ấy có quyền lãnh đạo...
|
Trực thăng cánh xoay V-22 Ưng biển cất cánh từ tàu sân bay Mỹ |
Những cuộc đụng độ gần đây ở Biển Đông giữa lực lượng hải quân Indonesia và cảnh sát biển Trung Quốc đã tăng cường mối quan tâm chung đối khu vực. Một số hoan nghênh quyết tâm của Indonesia trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trên biển. Tuy nhiên một số vẫn băn khoăn về động cơ của Trung Quốc trong việc kích động xung đột khu vực như vậy với Việt Nam, Malaysia và Philippines. Làm thế nào để giải thích tại sao Trung Quốc lại mạo hiểm dấn thân vào một cuộc chiến lớn có thể kéo theo sự can dự của Mỹ vào việc tranh giành một nhúm đảo, đá?
Một vài người cho rằng các nước đang tranh giành quyền kiểm soát trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở những vùng biển này. Nhưng có vẻ điều đó không đúng với trường hợp này. Nhìn chung trong lịch sử hiện đại, các nước lớn hiếm khi đánh nhau trong một cuộc chiến lớn để tranh giành các nguồn lực kinh tế. Hay phải chăng vì “đường chín đoạn” ngang ngược của Trung Quốc? Chắc chắn cần phải phân biệt các cách thức, phương tiện và kết cục của các hiện tượng này. “Đường lưỡi bò” là phương tiện mà Trung Quốc sử dụng để biện minh cho những chính sách tối hậu của mình. Nhưng nó không giải thích được kết cục mà Trung Quốc muốn đạt được, do đó nó không thể được sử dụng để lí giải cho động cơ của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Hãy nhìn lại thế chỉ XX. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát khi đế quốc Áo-Hung tuyên chiến và tấn công Serbia. Vậy có phải cuộc xâm lược của đế chế Áo – Hung gây nên Thế chiến I? Không phải như vậy. Đúng là đế quốc Áo – Hung phát động chiến tranh nhưng chắc chắn đó không phải là nguyên nhân của cuộc chiến. Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến này là mối quan tâm của các nước lớn về trật tự khu vực thịnh hành ở châu Âu và mong muốn thay đổi nó.
Người Đức (cùng với đế chế Áo – Hung) không thoải mái với việc thay đổi cân bằng quyền lực nghiêng về phía liên minh Pháp – Nga- Anh. Họ nhận ra sự thống trị của nước Đức trong trật tự châu Âu bị xói mòn và tìm kiếm phương cách để đảo ngược xu hướng này. Pháp và Nga được cổ súy bởi vị thế sức mạnh mới đạt được, đã từng bị nhục mạ trong trật tự do Đức dẫn đầu trước đó và đã tìm cách để trừng phạt Đức cùng các đồng minh của nước này.
Tương tự như Thế chiến I, Thế chiến II cũng khởi nguồn với cuộc xâm lược Ba Lan của Hitle. Tuy nhiên, Ba Lan không phải là nguyên nhân sâu xa của sự kình địch giữa Anh- Pháp và Đức dẫn đến leo thang thành chiến tranh năm 1939. Mà là thực trạng Anh – Pháp lo lắng về sự chuyển dịch cân bằng quyền lực theo hướng có lợi cho Đức và tìm cách ngăn chặn xu thế này phát triển xa hơn. Quyết tâm đó cuối cùng đã dẫn đến cuộc chiến vượt qua sự tồn vong của Ba Lan.
Theo National Interees, đơn giản có điểm chung giữa Serbia và Ba Lan trước đây với biển Hoa Đông và Biển Đông hiện nay là chúng đều là sân khấu cạnh tranh siêu cường. Nhưng chúng hoàn toàn không phải là nguyên nhân của sự kình địch đó.
SkipAdAd finishes in 19 seconds
|
Mô phỏng cảnh quân đội Trung Quốc tấn công tiêu diệt hạm đội Mỹ của cư dân mạng Trung Quốc |
|
Chiến đấu cơ J-15 thử nghiêm trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Nước này có kế hoạch tự đóng thêm hai tàu sân bay dựa trên thiết kế của tàu Liêu Ninh |
Để hiểu nguyên nhân của cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ cần phải xem xét lại lịch sử và bức tranh chiến lược của khu vực châu Á, hay đơn giản hơn là trên Biển Đông. Sau thất bại của Đế quốc Nhật trong Thế chiến II, Mỹ là siêu cường duy nhất có thể triển khai sức mạnh trong khu vực. Kể từ đó, châu Á luôn nằm dưới trật tự khu vực do Mỹ dẫn đầu. Chỉ bằng một phần nhỏ so với sức mạnh của Mỹ, các nước khác trong khu vực đều chấp nhận vị thế bá chủ của Mỹ.
National Interest nhận định, những gì đang diễn ra hiện nay là do Trung Quốc tin rằng đã trở nên đủ sức mạnh đối trọng với Mỹ hoặc thậm chí vượt qua Mỹ để có thể triển khai sức mạnh ở châu Á. Lịch sử đã chứng minh rằng nước nào có sức mạnh, nước ấy có quyền lãnh đạo. Và với sức mạnh mới đạt được, Trung Quốc muốn có vai trò lãnh đạo lớn hơn trong khu vực. Chắc chắn, bất kỳ ai khi nghiên cứu lịch sử một cách cẩn thận sẽ đều thừa nhận rằng đây là một điều hết sức bình thường.
Nhà lãnh đạo Singapore Lý Quang Diệu đã từng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã thiết lập tầm nhìn của mình về việc thay thế Mỹ trở thành siêu cường nổi trội quyết định trật tự ở châu Á. Tham vọng của Trung Quốc với quyền lãnh đạo cao hơn trong khu vực thật không may lại gặp phải những thách thức gay gắt từ phía Mỹ cũng như các nước lớn khác trong khu vực như Nhật Bản và Ấn Độ.
Sau những tuyên bố chủ quyền ngày càng gia tăng của Trung Quốc, Mỹ đã cho ra đời chính sách “xoay trục châu Á” (về sau được đổi tên là “tái cân bằng”). Trong khi đồng minh của Mỹ là Nhật Bản đã diễn giải hiến pháp, cho phép Tokyo chủ động hơn cả về chính trị lẫn quân sự ở bên ngoài lãnh thổ. Ấn Độ về phần mình cho ra đời chính sách hướng Đông trong khi cố gắng để củng cố sức mạnh hàng hải để ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương.
Đối mặt với nguy cơ ngăn chặn, câu hỏi hết sức quan trọng đối với lãnh đạo Trung Quốc là làm thế nào để Trung Quốc có thể hất cẳng Mỹ và trật tự khu vực do Mỹ dẫn đầu khỏi châu Á?
Trung Quốc có vẻ tin rằng trật tự khu vực do Mỹ dẫn đầu dựa trên trật tự an ninh chính trị khu vực do nước này tạo ra. Trật tự an ninh chính trị này lại dựa vào hệ thống đồng minh khu vực của Mỹ bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái Lan. Hệ thống liên minh này cho phép Mỹ tiếp cận các căn cứ tiền đồn, đảm bảo cho Mỹ khả năng nhanh chóng triển khai sức mạnh trong khu vực bất cứ khi nào có khủng hoảng nổ ra.
Không có những căn cứ như vậy, Mỹ sẽ không thể triển khai lực lượng một cách hiệu quả, và do đó sẽ chỉ có ảnh hưởng bên lề trong một cuộc khủng hoảng. Việc giảm bớt khả năng đối phó của Mỹ đối với một cuộc khủng hoảng khu vực đồng nghĩa với việc giảm đi rất nhiều ảnh hưởng của Mỹ đối với trật tự khu vực.
Theo logic, phá vỡ hệ thống liên minh này sẽ dẫn tới sự đổ vỡ trật tự khu vực do Mỹ lãnh đạo. Câu hỏi hiện nay là làm sao Trung Quốc có thể phá vỡ hệ thống liên minh này?
Theo National Interest, liên minh về bản chất là một sự đảm bảo. Bằng việc ký kết một liên minh, Mỹ đã bảo đảm với đồng minh của mình rằng nước này sẽ giúp họ bảo vệ đất nước trong các cuộc khủng hoảng. Giống như một công ty bảo hiểm thương mại, sự thành công của việc kinh doanh phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của công ty. Miễn là các đồng minh của Mỹ tin rằng Mỹ sẽ thực hiện lời hứa của mình, hệ thống liên minh này sẽ được duy trì. Tuy nhiên nếu các đồng minh của Mỹ không tin vào những lời hứa, nghi ngờ vào độ tin cậy của những lời nói này thì hệ thống liên minh sẽ bị phá vỡ.
|
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường trực tại Biển Đông thời gian gần đây, gửi thông điệp không thể nhầm lẫn tới Trung Quốc |
Hệ quả lại nảy sinh một câu hỏi mới: Làm thế nào để Trung Quốc có thể hủy hoại tín nhiệm của Mỹ đến mức mà có thể dẫn tới sự phá vỡ hệ thống liên minh khu vực? Chắc chắn không có cách nào tốt hơn là làm giảm độ tin cậy của một ai đó hơn là chứng tỏ rằng ai đó không đủ khả năng để thực hiện lời hứa. Nói một cách khác, Trung Quốc phải chỉ ra cho các đồng minh của Mỹ thấy rằng Mỹ sẽ không ở bên khi họ cần. Điều đó có nghĩa là phải kích động một cuộc xung đột với các đồng minh của Mỹ, đảm bảo rằng các nước này sẽ kêu gọi sự hỗ trợ từ Mỹ và cùng lúc đó đảm bảo rằng Mỹ sẽ không thực hiện chính sách bảo hiểm của mình.
Đây là một trò chơi nguy hiểm. Trung Quốc phải nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng Mỹ sẽ không ủng hộ đồng minh của mình. Nếu không, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến với Mỹ - một tình huống nghiệt ngã cho cả hai bên khi cả hai đều sở hữu vũ khí hạt nhân, National Interest cảnh báo.
Đặng Phương Thảo
(VietTimes)
Trung Quốc “chiến tranh nóng” với Mỹ hậu quả sẽ rất thảm khốc
VietTimes -- Không thể nghi ngờ, đối với kinh tế Trung Quốc, một cuộc "chiến tranh nóng" với Hải quân Mỹ có thể sẽ gây ra hậu quả thảm khốc.
Tháng 8/2014, một chi đội tàu đổ bộ Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ ở Biển Đông. Ảnh tư liệu.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 4/7 dẫn tờ The Diplomat Nhật Bản ngày 2/7 đăng bài viết "Trung Quốc tại sao không chấm dứt xây dựng đảo ở Biển Đông".
Bài viết cho rằng Hải quân Mỹ và các nước chủ trương chủ quyền khác ở châu Á đã có các phản ứng mạnh mẽ đối với việc Trung Quốc xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự (quân sự hóa) ở đảo đá tranh chấp (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp), một cuộc đấu về thương mại toàn cầu rất quan trọng đã được bắt đầu.
Toàn thế giới đang chờ đợi Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tiến hành phán quyết đối với việc này, nhưng phán quyết này sẽ không có bất cứ tác dụng gì đối với các hành vi (bất hợp pháp) của Trung Quốc.
Bởi vì, các hành động của Trung Quốc dựa trên tham vọng rộng lớn, đó là trở thành một đế quốc thương mại vô địch trên khắp đại lục Âu - Á và châu Phi.
Trung Quốc ra sức tiến hành quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông. Ảnh: BBC Anh.
Tham vọng của Trung Quốc đã chọc giận, gây quan ngại hết sức cho các nước có quyền lợi như Philippinese, Việt Nam, đồng thời dẫn đến căng thẳng quan hệ với Mỹ.
Nhưng Trung Quốc đã bất chấp sức ép quốc tế, ra sức thúc đẩy kế hoạch bành trướng quân sự đầy tham vọng, khiến cho rất nhiều người lo ngại xảy ra hậu quả đáng sợ.
Sau khi tiến hành phân tích đơn giản đối với mô hình thương mại và đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc có thể phát hiện, hai động cơ chủ yếu đang hỗ trợ cho chiến lược Biển Đông của họ: Tham vọng thương mại và điểm yếu hải quân tương đối của Trung Quốc.
Trong một quốc gia thương mại ngày càng lớn mạnh Trung Quốc tồn tại một mắt xích yếu: "biên giới trên biển" (chẳng hạn khu vực Biển Đông - nơi Trung Quốc nhảy vào tranh chấp) dễ bị các cường quốc nước ngoài kiểm soát.
Tháng 7/2013, máy bay của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận trên Biển Đông. Ảnh tư liệu.
Mặc dù khả năng nổ ra xung đột toàn diện rất thấp, nhưng thực tế này chắc chắn khiến cho tình hình căng thẳng của khu vực tiếp tục căng thẳng thêm.
Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Để củng cố đế quốc thương mại đang tiếp tục mở rộng của họ, Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến "Một vành đai, một con đường".
Nếu đạt được thành công, chương trình này sẽ làm cho thế cân bằng thực lực toàn cầu thay đổi triệt để sang hướng có lợi cho Trung Quốc.
Đế quốc thương mại vươn lên nhanh chóng của Trung Quốc tạo ra thách thức an ninh to lớn cho họ, đầu tư và thương mại khổng lồ của họ dễ bị hải quân nước ngoài phong tỏa, tình hình này cũng là nguồn gốc gây ra lo ngại cho Bắc Kinh, buộc Trung Quốc tập trung vào hiện đại hóa hải quân.
Đối với Trung Quốc, xây dựng lá chắn "cát" để theo dõi và bảo vệ tuyến đường thương mại trên Biển Đông là một việc không thể thiếu (ý chỉ các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông).
Trung Quốc xây dựng phi pháp trạm radar cao tần ở đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh do AMTI của cơ quan nghiên cứu CSIS Mỹ công bố ngày 22/2/2016.
Không thể nghi ngờ, Trung Quốc liên tục phát triển thực lực hải quân đã đẩy các quốc gia lân bang vào vòng tay của Mỹ. Đồng thời, đối với kinh tế Trung Quốc, một cuộc "chiến tranh nóng" với Hải quân Mỹ có thể sẽ gây ra hậu quả thảm khốc.
Vì vậy, khả năng Trung Quốc tiếp tục dùng sức mạnh kinh tế hay vũ lực chiếm lấy đảo của các nước khác và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng là “rất nhỏ” – báo Nhật nhận định.
Theo nhận định của báo Nhật, đến nay, Trung Quốc hoàn toàn không cần xâm chiếm thêm nhiều đảo mới có thể kiểm soát có hiệu quả vùng biển này.
Thông qua mở rộng (phi pháp) các "đảo" hiện có và tăng cường "công sự phòng ngự", Trung Quốc về cơ bản đã có thể kiểm soát tuyến đường trên biển quan trọng nếu các cường quốc khác như Mỹ không có hành động buộc Trung Quốc phải quy phục.
Vì vậy, theo báo The Diplomat, Bắc Kinh rất có khả năng tiếp tục duy trì một sự cân bằng tinh tế, vừa có thể tiếp tục tăng cường ưu thế chiến lược ở vùng biển này, vừa không làm cho tình hình căng thẳng phát triển thành một cuộc xung đột quân sự trực tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét