Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Trung Quốc phát biểu về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ; Vì sao Việt nam lại đón USS Carl Vinson; Trung Quốc không vui khi tàu sân bay Mỹ ghé Đà Nẵng

Hoa Kỳ đang cho một trong những tàu lớn nhất, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, đến Việt Nam trong tuần này. Đây sẽ là hàng không mẫu hạm đầu tiên cập cảng Việt nam kể từ khi chiến tranh kết thúc cách đây hơn 40 năm.

USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng vào ngày 5 tháng Ba.
Ở một số khía cạnh, đây là một sự kiện thông thường: các tàu chiến Mỹ khác đã ghé thăm cảng Việt Nam từ năm 2003. Nhưng đó cũng là thời điểm biểu tượng. Trước đây, chính phủ Việt Nam đã giữ khoảng cách với các hàng không mẫu hạm - các quan chức chỉ thăm viếng chúng ở ngoài khơi. Với việc chào đón tàu USS Carl Vinson vào cảng Đà Nẵng, thành phố thứ ba của nước này, và một trong những điểm gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp nhất, Việt Nam rõ ràng đang gửi đi một số thông điệp mạnh mẽ.

Thông điệp rõ ràng nhất là một sự đáp trả các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam đang báo hiệu rằng họ có một người bạn mạnh mẽ và sẵn sàng theo đuổi mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với người bạn đó. Nhưng những thông điệp này được hiểu một cách cẩn thận. Việt Nam có chính sách "ba không": không có các căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ, không liên minh quân sự và không liên quan đến bên thứ ba trong các tranh chấp. Chúng ta không nên mong đợi vị trí này thay đổi. Việt Nam sẽ không tham gia vào nhóm các quốc gia kiểm soát Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu .

Nhưng chính phủ Việt Nam dường như đang sử dụng chuyến viếng thăm của hàng không mẫu hạm này cho các mục đích riêng của họ. Năm ngoái, Việt Nam đã cho phép công ty năng lượng của Tây Ban Nha Repsol khoan khí đốt ngoài khơi phía đông nam. Đây là một động thái đáng ngạc nhiên, vì các lãnh đạo biết rằng các đối tác Trung Quốc của họ chắc chắn sẽ phản đối. Trung Quốc thực sự đáp lại: đe doạ tấn công các đồn quân sự của Việt Nam được xây dựng trên Bãi Tư Chính, bãi cạn gần khu được khoan. Thiếu sự hỗ trợ quốc tế, chính phủ Việt Nam đã rút lui và yêu cầu Repsol để ngừng thăm dò.

Việt Nam vẫn có tham vọng khai thác các mỏ dầu khí ngoài khơi. Do đó, lãnh đạo của họ có thể hy vọng rằng chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson, và các tàu chiến hộ tống, sẽ ngăn Trung Quốc lặp lại các đe dọa trước đó. Có thể là Việt Nam đã phối hợp hoạt động thăm dò với sự xuất hiện của người Mỹ.

Việt Nam cũng gửi một thông điệp tinh tế hơn và dài hạn hơn cho Trung Quốc. Cả hai quốc gia đều do đảng cộng sản có cùng quan điểm và chính sách cai trị. Bắc Kinh biết rằng Hà Nội sẽ không phá vỡ hoặc giáng cấp mối liên hệ đồng chí này trừ khi có điều gì đó rất kịch tính xảy ra. Vào năm 2014, mối quan hệ giữa hai nước đã bị tổn hại khi Trung Quốc cho dàn khoan dầu đến gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Việt Nam đã trả lời bằng cách cử các phái viên chính thức sang Hoa Kỳ để thảo luận và Trung Quốc đã rút lui.

Bằng cách chào đón Hải quân Hoa Kỳ đến Đà Nẵng trong tuần này, Hà Nội đang chứng tỏ sự không hài lòng với các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông - đe dọa quân sự đối với các căn cứ của Việt Nam và xây dựng đảo nhân tạo khổng lồ ở Trường Sa - và nhắc nhở Bắc Kinh rằng Việt nam có thể tiến xa hơn tới hợp tác với Hoa Kỳ. Đó là áp lực để kiểm soát hành vi của Trung Quốc.

Sự cởi mở đối với Hoa Kỳ có thể có vẻ là bất ngờ với những thay đổi chính trị gần đây ở Việt Nam. Năm 2014, người có quyền lực mạnh nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông ta theo đuổi một chính sách cởi mở thân thiện đối với Hoa Kỳ và ngầm khuyến khích bài Trung rộng rãi. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2016, ông bị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng tước hết quyền lực.

Kể từ đó Trọng đã theo đuổi một chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào những người thân cận của ông Dũng. Một số đồng minh thân cận nhất của ông Dũng đã chịu án tù nặng, và một số khác đã bị buộc phải từ chức. Cuộc thanh trừng những người vốn được cho là quá cục bộ, quá tham nhũng và quá thân Mỹ đã dẫn đến việc nhóm ‘trung thành với hệ thống’ của ông Trọng đã ginàh lấy lại quyền kiểm soát ở trên giới chóp bu của Đảng Cộng sản.

Trong cũng đã bắt đầu một cuộc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến ​​và những tiếng nói quan trọng khác. Các blogger đã bị kết án tù nặng, thực thi luật Internet mới đã làm gián đoạn cuộc thảo luận trực tuyến và các nhà hoạt động xã hội đã bị đánh đập và bị quấy rối. Những chỉ trích quốc tế về cuộc đàn áp đã bị dập tắt. Một phần là kết quả của việc Việt Nam làm cố hế sức để tự thể hiện họ là bạn của Hoa Kỳ và các đồng minh.

Bằng cách thể hiện tính hữu dụng chiến lược đối với Washington, Trọng cũng có thể được hy vọng sẽ làm chệch hướng áp lực thặng dư thương mại lớn của Việt Nam với Mỹ. Trong năm qua Việt Nam đã ve vãn Tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông để cố gắng ngăn chặn việc áp dụng các biện pháp bảo hộ các ngành công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Cho đến nay thì họ đã thành công.

Trong và các đồng chí trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đã được cho là "thân Trung Quốc" nhưng bằng cách mời gọi Hải quân Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam vẫn có khả năng theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập. Bằng cách mời hàng không mẫu hạm nói riêng, họ đã phá vỡ một điều cấm kỵ không chính thức về mức độ mà Việt Nam sẽ liên kết với Hoa Kỳ. Thông điệp được đưa ra và tính toán một cách thận trọng và nhắm vào với nhiều hướng một lúc.

Nguồn: Chathamhouse

Phương Thảo dịch

(VNTB)


Trung Quốc không vui khi tàu sân bay Mỹ ghé Đà Nẵng



Bắc Kinh không hài lòng việc tàu sân bay Mỹ ghé thăm Việt Nam. Đó là bình luận của tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đọc thấy trên bản tiếng Anh phát hành vào ngày hôm nay 7/3/2018.

Phó Đô Đốc Mỹ Phillip Sawyer tiếp các sĩ quan Việt Nam trên tàu sân bay Carl Vinson, 5/3/2018. AFP
Tờ báo vốn mang giọng dân tộc chủ nghĩa rất cứng rắn này không nói rõ lý do tại sao Bắc Kinh không hài lòng, nhưng nói rằng sự không hài lòng đó là không tránh khỏi, tuy nhiên nhấn mạnh rằng sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ không thể làm đảo lộn cán cân quân sự tại Biển Đông, không thể gây sức ép đặc biệt nào lên Trung Quốc, và người Mỹ chỉ phí tiền để làm việc đó mà thôi.

Trong khi đó thì Phó Đô đốc chỉ huy hạm đội Bảy của Mỹ ở Thái Bình Dương là ông Phillip Sawyer nói với các nhà báo ở Đà Nẵng rằng sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Carl Vinson, cũng như sự có mặt của ông ở Đà Nẵng là vì Việt Nam, vì quan hệ toàn diện Mỹ Việt trong đó có quân hệ quân sự.

Hàng không mẫu hạm Carl Vinson với 5000 thủy thủ đoàn hiện đang thả neo tại cảng Tiên Sa, Thành phố Đà Nẵng, trong một chuyến viếng thăm kéo dài bốn ngày bắt đầu từ ngày 5/3/2018.

Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc cách đây gần 43 năm.

Chuyến thăm này lại tiếp nối những chuyến tuần tra mang tên tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ ngang qua các vùng tranh chấp tại Biển Đông. Động thái này khiến giới quan sát cho rằng đó là sự tiếp nối ngày càng tăng của sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Biển Đông để đối trọng với việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó Washington nói rằng không đứng về phía nào trong việc tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Phó Đề Đốc Sawyer không kết nối chuyện viếng thăm của hàng không mẫu hạm Carl Vinson với những hoạt động quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông, nhưng ông nói rằng việc làm của Trung Quốc gây lo lắng sâu sắc trong vùng, và nguyên nhân của nó là tính không minh bạch của Bắc Kinh, mọi người sẽ hỏi rằng Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông để làm gì vậy.


(RFA)

Trung Quốc phát biểu về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ

Tàu sân bay USS Carl Vinson đang trong chuyến thăm Việt Nam - Ảnh: NBC News
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6.3 đưa ra phát biểu chính thức về sự kiện tàu sân bay USS Carl Vinson có chuyến thăm thành phố Đà Nẵng (Việt Nam).
Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Phía Trung Quốc không phản đối chuyện các quốc gia có liên quan phát triển quan hệ và triển khai các hoạt động hợp tác bình thường. Đồng thời, chúng tôi hy vọng những hợp tác liên quan có lợi cho việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực”.
Bên cạnh phát biểu của Bộ Ngoại giao, tờ Hoàn cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng đăng một bình luận khẳng định Bắc Kinh “bình tĩnh” trước sự kiện này.
Theo Hoàn cầu Thời báo, giọng điệu cho rằng chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Mỹ có mục đích “nhắm vào Trung Quốc” chủ yếu đến từ giới truyền thông phương Tây. Và việc Bắc Kinh có chút cảnh giác, chút không vui là điều khó tránh, nhưng “mức độ khó chịu không cao như những gì các nước đã nghĩ”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6.3 phát biểu về chuyến thăm của USS Carl Vinson - Ảnh: Nhân dân Nhật báo
Chiều ngày 5.3 vừa qua, đoàn tàu hải quân Mỹ gồm tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer đến thành phố Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày. USS Carl Vinson là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ ghé thăm cảng Việt Nam kể từ sau năm 1975.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Krittenbrink tuyên bố chuyến thăm lần này của tàu USS Carl Vinson thể hiện cam kết mạnh mẽ của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như phản ánh sự tiến bộ trong mối quan hệ Việt-Mỹ trong những năm gần đây.
Cẩm Bình (theo Nhân dân Nhật báo, Hoàn cầu Thời báo, CNBC, Washington Post)

Không có nhận xét nào: