Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Đừng mơ dỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương nếu không thực hiện cam kết nhân quyền

Trước chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Obama, giới ngoại giao và một số tờ báo đảng nước này ồn ào tuyên truyền về khả năng “lần đầu tiên từ khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ vào năm 1995, Mỹ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam”.

                                         Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel. Hình VOA

Thậm chí vào tuần trước, Bộ Quốc phòng Việt Nam còn “âm thầm” tổ chức một hội nghị quốc phòng với sự tham dự của các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ như Boeing, Lockheed Martin. Hội nghị này diễn ra trong vòng bí mật. Truyền thông nhà nước không được phép đề cập đến sự kiện này, và các phóng viên quốc phòng không đưa tin về diễn đàn.

Lối tuyên truyền một chiều “dỡ bỏ hoàn toàn…” càng trở nên phấn khích thái quá khi Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương – ông Daniel Russel – đến Hà Nội.

Tuy thế, đã qua hẳn cái thời chính thể Việt Nam chỉ muốn nhận không muốn cho. Tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 10/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã nói rằng “chưa có quyết định nào” về lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Ngay trước đó, vị trợ lý chuyên về quân sự này cũng đã phải đặt thẳng vấn đề cải thiện nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam, và khẳng định rằng nhân quyền là một phần quan tọng trong những nội dung của chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama.

Những tin tức cập nhật từ Quốc hội Mỹ càng cho thấy phần lớn giới nghị sĩ Mỹ đang quyết liệt yêu cầu Obama phải tỏ thái độ với Hà Nội, và Mỹ sẽ không thể có nhân nhượng nào nếu Việt Nam vẫn tiếp tục bắt bớ bất đồng, sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền và gần đây đánh đập dã man nhiều người dân đi biểu tình vì môi trường.

Năm 2014, Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam để Việt Nam mua một số mặt hàng quốc phòng giúp bảo vệ vùng ven biển và mặt biển.

Vào lần này, tuy không hứa hẹn nhiều, trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương nói lệnh cấm vốn đã được áp đặt trong nhiều thập kỷ vẫn được xem xét định kỳ.

Ông Russel còn lưu ý rằng Mỹ đã nói rõ hồi năm 2014 và hiện nay vẫn duy trì quan điểm rằng để đưa ra quyết định về lệnh cấm bán vũ khí, Mỹ xem xét các tiến bộ Việt Nam đạt được trong các vấn đề nhân quyền quan trọng: “Chúng tôi đã nói rõ ở thời điểm đó và điều đó vẫn đúng ở thời điểm này, đó là một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến dỡ bỏ lệnh cấm là tiếp tục đà tiến trong việc Việt Nam đạt các tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát cũng như đạt tiến bộ trong các cải cách tư pháp quan trọng. Với sự phát triển của Quan hệ Đối tác Chiến lược, chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc”.

Thế nhưng lấy gì bảo đảm là sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ thực hiện đúng những cam kết về nhân quyền như đã hứa hẹn trong rất nhiều lần nhưng vẫn chỉ là đầu môi chót lưỡi?

Từ khi trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc và mặc dù vẫn phải báo cáo định kỳ phổ quát về nhân quyền, Việt Nam vẫn đều đặn vi phạm.

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Ông Murray Hiebert, chuyên gia về khu vực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, khẳng định rằng ngay cả khi lệnh cấm được dỡ bỏ “điều đó không có nghĩa là Việt Nam có thể thực sự và sẽ được cho phép mua những mặt hàng cụ thể”. Ông nói Mỹ vẫn có thể từ chối các hồ sơ mua những vũ khí cụ thể nếu có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Lê Dung 

(SBTN)



Tổng thống Obama vẫy chào từ Air Force One.
                                       Tổng thống Obama vẫy chào từ Air Force One.

Chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama vào tuần tới đã khiến giới truyền thông Mỹ chú ý nhiều hơn tới các vấn đề trong quan hệ Việt-Mỹ.

Một số tờ báo có uy tín đã đăng bài xã luận nói lên quan điểm của họ về ý nghĩa của chuyến đi thăm Việt Nam, về vấn đề Tổng thống Obama nên đề cập những đề tài gì với giới lãnh đạo Hà Nội.

Báo New York Times số ra ngày 15/5 nói rằng trong khi đối với Tổng Thống Obama, chuyến đi này là một cơ hội để củng cố chính sách xoay trục sang Châu Á, và tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh với Việt Nam, một quốc gia đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong khu vực, thì những hình ảnh quanh chuyến đi sẽ gợi nhớ lại thời kỳ chiến tranh và khơi lại những vết thương chưa lành đối với các chiến binh Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam, trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel.

Tờ báo dẫn lời ông Chuck Hagel nói rằng ông đang chuẩn bị tinh thần để trực diện với những hình ảnh và những bài báo sẽ khơi lại những ký ức đau thương của thời chiến. Ông Hagel phục vụ 1 năm tại Việt Nam và cho rằng thời gian 12 tháng đó đã trở thành một thời kỳ quyết định trong cuộc sống của ông, và là một yếu tố trong mọi hành động của ông trong cương vị là một Thượng nghị sĩ và sau này một Bộ trưởng trong nội các.

Ông Hagel nói trong một cuộc phỏng vấn rằng hãy còn những “bóng ma của chiến tranh” sau hơn 40 năm từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, và cuộc chiến vẫn gây nhiều tranh cãi về Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Đối với một số cựu chiến binh khác, chuyến đi của Ông Obama là một cơ hội để nhắc nhở rằng đã hai thế hệ người Mỹ lớn lên từ sau cuộc chiến, và nên bỏ lại sau lưng những vấn đề của quá khứ.

Blogger Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba Sàm) và trợ lý Nguyễn Thị Minh Thúy trong phiên tòa xét xử tại Hà Nội, ngày 23 tháng 3, 2016.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba Sàm) và trợ lý Nguyễn Thị Minh Thúy trong phiên tòa xét xử tại Hà Nội, ngày 23 tháng 3, 2016.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, trong chuyến đi này, Tổng Thống Obama có phần chắc sẽ hướng về tương lai nhiều hơn là quá khứ, ông sẽ đề cập tới Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, ca ngợi sự hợp tác giữa hai nước về vấn đề dọn sạch những tàn tích của chất độc Da Cam, một trong những vấn đề quan trọng đối với Việt Nam.

Nhưng nhiều cựu chiến binh như ông Bobby Muller, một cựu chiến binh bị thương tật và sau đó trở thành một nhà hoạt động phản chiến, vẫn bày tỏ giận dữ đối với hai nhà cựu lãnh đạo Mỹ thời chiến là Tổng Thống Richard Nixon và cố vấn thân cận nhất của ông Nixon là Henry Kissinger.

Một trong những vấn đề khúc mắc trong mối quan hệ hai bên là niềm tin nơi một số cựu chiến binh Mỹ, rằng hiện vẫn còn một số quân nhân Mỹ bị cầm giữ tại Việt Nam. trong một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu vừa rồi, một số tổ chức cựu chiến binh đòi Tổng Thống Obama phải nêu câu hỏi trực tiếp với giới lãnh đạo Việt Nam, liệu có còn tù binh Mỹ còn sống ở Việt Nam hay không?

Một trong các vấn đề gây tranh cãi khác, là vấn đề bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Tờ Washington Post hôm 13/5 đăng một bài báo với hàng tít "Ông Obama nên nói gì ở Việt Nam?” nói rằng trong khi tháo bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam là một bước hợp lý trong bối cảnh cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, Tổng Thống Obama cần nhấn mạnh phải có những cải thiện thực sự về nhân quyền trước khi tiến hành với việc này.

Theo tờ báo, Việt Nam còn cần phải sửa đổi một số điều khoản trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam vẫn được sử dụng để bắt bớ, bỏ tù nhiều blogger, nhà báo và các nhà hoạt động dân chủ khác.

Dân biểu Mỹ Alan Lowenthal thăm Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tháng 5/2015.
Dân biểu Mỹ Alan Lowenthal thăm Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tháng 5/2015.

Washington Post cũng yêu cầu Tổng Thống Obama gặp gỡ một số nhà hoạt động đang bị sách nhiễu, đòi Hà Nội phải trả tự do cho Hoà Thượng Thích Quảng Độ, nhà lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, mới đây đã viết một lá thư gửi tới Tổng Thống Obama yêu cầu ông hãy “lên tiếng cho hàng ngàn người Việt Nam” đang bị trừng phạt vì đòi quyền tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.

Những gì nhà lãnh đạo Mỹ nói về vấn đề này, theo tờ báo là quan trọng, bởi vì Việt Nam không thể chỉ nhận mà không phải trả bất cứ giá nào.  

Bài xã luận của báo New York Times hôm 14/5 nói “Hãy còn quá sớm để tháo bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam” với những lập luận tương tự. Bài xã luận nói rằng Tổng Thống Obama không nên cảm thấy bị buộc phải thoả mãn tất cả những đòi hỏi của chính quyền độc tài ở Việt Nam, mà phải cân nhắc và bảo đảm Việt Nam phải có những bước đáng tin cậy để giải quyết những hành động  đàn áp nhân quyền.

Bài xã luận nói nếu Tổng Thống Obama tháo gỡ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, thì quốc hội nên thận trọng hơn. Giấy phép bán vũ khí cho Việt Nam phải được quyết định trên căn bản từng trường hợp một, như đối với tất cả các nước khác.

Theo Washington Post, New York Times, Thanhniennews.

(VOA)

Không có nhận xét nào: