Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

VOV: Formosa là "con ngựa gỗ thành Troy"; là "Trọng Thủy" thời nay...; Cá chết chỉ là bề nổi...

Nguyễn Quang Vinh tổng hợp
1 giờ · 

+Đây là lần thứ 3 thằng Formosa cúi đầu nhận tội với nhân dân Việt (lần 1 là sự cố sập giàn giáo làm 13 công nhân thiệt mạng, lần 2 là câu nói chọn cá hay chọn thép từ miệng thằng mồm thối giám đốc đối ngoại, và lần này). Vâng. Lần này phải là lần cuối...sợ nhất là tái diễn, tái diễn thì dù có đuổi, có bóp nát dái nó thì biển chết lần 2, mà một khi chết lần 2 là vĩnh viễn chết.

+Một thằng doanh nghiệp như Formosa cúi gập đầu lần thứ 3 thì nó sẵn sàng cúi lần thứ 4,5,6...vì lợi nhuận khủng. Xin hãy cảnh giác và lòng bao dung trong trường hợp này của chúng ta nó giống như một sự lãng phí ngu ngốc.

+Không thể không có bất cứ thông tin gì về việc xử lý những người đã "xả thải" vào mặt nhân dân bằng những quyết định, văn bản, quy chế...tạo cơ hội cho Formosa đầu tư và xả thải. Và chả hy vọng gì nhiều thì nếu còn 1 phần hạt cát li ti lòng tự trọng, những ông bà nào đó từng đón rước, từng hì hụi ký tá thả lỏng cho Formosa tung tác hãy bước ra, cúi đầu nhận tội với nhân dân, vẫn còn kịp, đừng để tới khi phải dùng tới dây thừng...
---------------
+Báo điện tử VOV bình luận sắc như dao: Để các đối tác thiếu tin cậy chiếm lĩnh những vị trí hiểm yếu không được kiểm soát và giám sát, chính là chúng ta đã dọn sẵn con đường ngắn nhất để những con ngựa gỗ thành Tơ- roa, những chàng Trọng Thủy thời nay dễ bề chui sâu, leo cao thực hiện những toan tính mưu sâu kế hiểm/ 

Một khi kết luận đã rõ ràng, phải trái phân minh; kẻ gây tai họa đã cúi đầu nhận lỗi, cam kết đền bù, khắc phục hậu quả và hứa không tái phạm, thì không thể không thể tất, chín bỏ làm mười. Nhưng cam kết phải được thực hiện, lời hứa phải đi liền với hành động. Nhân dân Việt Nam vốn khoan dung, độ lượng, dễ tha thứ, nhưng với kẻ nói lời không giữ lấy lời, thì khi ấy, trong ba mươi sáu chước, Hưng Nghiệp Formosa hay bất kỳ ai khác, nên chọn chước… cao chạy xa bay!

+Thủ tướng: Yêu cầu quan trọng nhất sau việc này là Formosa phải cam kết không tái diễn hành vi vi phạm, nếu tái diễn sẽ kiên quyết đóng cửa.

+Tướng Thước: Bộ máy tham mưu giúp việc phải có kiến thức dự báo, dự kiến tình huống chưa xảy ra, chứ cứ để tình huống xảy ra rồi mới đi khắc phục hậu quả và truy tìm nguyên nhân thì không được. Điều này cũng giống như chúng tôi đánh giặc - giặc đến thì phải xử trí ngay, chứ cứ để nó đánh tan hoang rồi mới phản ứng thì dù chúng ta có thắng thì thiệt hại cũng rất nặng nề.

Shop Tin hôm nay vì răng mà nhiều tin?


Cá chết chỉ là bề nổi...



01/07/2016 23:29

Thiệt hại cá chết chỉ là phần nổi của tảng băng; nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng, để lại di chứng kéo dài và rất khó hồi phục

Đó là ý kiến của TS Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học - khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 1-7.
Trả lời câu hỏi những chất thải chứa độc tố như phenol, xyanua kết hợp với hidroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) theo dòng hải lưu lan rộng mà Formosa thải ra môi trường liệu có tự phân hủy được không, TS Nguyễn Tác An cho rằng chất độc này từ sơ cấp đã chuyển thành thứ cấp. Chất độc sẽ kết tủa, lắng xuống đáy, tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển. Nó tồn tại ở đấy đến khi có dịp gì đó sẽ lại bùng lên. Những chất độc này tồn tại rất lâu, nguy hiểm, không đơn giản vài tháng vài năm là hết.
Về cách khử các chất độc, TS An cho rằng nếu khử độc này thì lại gây hậu quả, cá lại tiếp tục chết. Khu vực chịu ảnh hưởng là cả vùng biển kéo dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế trong khi công nghệ xả thải này (Formosa - PV) khá mới. Do đó, rất khó phục hồi hệ sinh thái như trước đây.
Riêng việc tái tạo các rạn san hôsinh vật biển có thể làm được nhưng thời gian kéo dài, vô cùng tốn kém và đòi hỏi các chuyên gia có trình độ cao.
Nhà máy của Formosa Hà Tĩnh tại Khu Kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) Ảnh: ĐỨC NGỌC
Nhà máy của Formosa Hà Tĩnh tại Khu Kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) Ảnh: ĐỨC NGỌC
Theo TS An, việc cá chết chỉ là phần nổi tảng băng, điều nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng. Điều này để lại di chứng từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Việc phục hồi lại hệ sinh thái sinh vật đáy như: cá biển, san hô, sinh vật nhỏ bé, vi sinh vật sẽ rất mất thời gian, kéo dài có thể vài chục năm. Trong khi đó, ngư dân miền Trung sinh kế chủ yếu vào tài nguyên biển mà cá đáy, sinh vật đáy, nền tảng sinh vật đáy đóng vai trò đến 90%. Kinh tế biển miền Trung bị một cú đấm rất mạnh khi người dân có nguy cơ mất sinh kế, du lịch bị ảnh hưởng…
Trên thế giới từng ghi nhận trường hợp cá chết với quy mô lớn thì đều gắn liền với tác động thải của con người, chủ yếu trong hoạt động công nghiệp. Năm 1965, tại Nhật Bản, nhà máy thép xả chất thải khiến cá chết. Hơn 30 năm nay, Nhật Bản khắc phục vẫn chưa xong. Bản thân thiên nhiên có cơ chế tự làm sạch, tự điều chỉnh để cân bằng song tốc độ công nghiệp hóa gây ra cho môi trường quá mạnh, vượt quá khả năng tự làm sạch của tự nhiên nên mới gây ra sự cố này.
Mục tiêu của nước ta là công nghiệp hóa, phát kiển kinh tế. Để mục tiêu này bền vững, kinh tế thịnh vượng thì phải tìm ra cách giảm thiểu tác hại của chất thải. Khoa học cần quan tâm giải quyết vấn đề này cho tương lai.
Theo TS An, nước ta đã có luật bảo vệ môi trường tốt nhưng vấn đề hiệu quả kiểm soát, thực thi luật này như thế nào là điều đáng bàn. Với cách quản lý như hiện nay, dường như việc kiểm soát hoạt động xả thải công nghiệp của cơ quan chức năng còn rất yếu.
“Ngay cả vấn đề tác động của KCN ven biển đối với môi trường, các nhà khoa học đã cảnh báo liên tục. Với cách quản lý này, không chỉ thủy sản chết hàng loạt lần này là chấm dứt mà còn lần sau. Lần sau còn nặng hơn, lớn hơn nữa” - ông An cảnh báo.
“Một đất nước nghèo nàn thì không có vị trí trên thế giới. Một dân tộc nghèo nàn thì nói không ai nghe. Muốn giàu có thì phải phát triển kinh tế. Kinh tế nông nghiệp chỉ đủ cho con người sống, do đó phải công nghiệp hóa. Mà công nghiệp hòa là phải xả thải, tác động đến môi trường. Chúng ta chấp nhận công nghiệp hóa đồng thời phải phát triển hệ thống quản lý tác động đấy, để hiệu quả của công nghiệp thực sự mang lại”- TS An nói.
KỲ NAM
( Người lao động )

Chủ tịch Chen Yuan-cheng của Formosa Hà Tĩnh xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam trong buổi họp báo công bố nguyên nhân gây cá chết hôm 30/6/2016.
Sau gần 3 tháng nỗ lực vào cuộc điều tra, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các bộ ngành liên quan, nghi án thảm họa môi trường Vũng Áng đã được kết luận chính thức: Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Formosa) chính là thủ phạm, đúng như phán đoán của ngư dân miền Trung và đội ngũ báo chí trong và ngoài nước.
Hẳn người ta chưa thể quên lời biện hộ của ông Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại Formosa khi trả lời báo chí, một câu lời chẳng khác gì lời “tự thú” : “Cũng như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này”. Câu nói của ông làm dư luận cả nước hết sức phẫn nộ. Lãnh đạo Formosa đứng ra xin lỗi và giải thích đó là ý kiến cá nhân của ông Chu Xuân Phàm, sau đó đã sa thải ông ta.
Phạm vi vùng biển cá chết ngày càng lan rộng đến 200 km, từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đến Lăng Cô (Huế). Mặc dù ngư dân Hà Tĩnh đã cung cấp thông tin đường ống xả thải ngầm chưa qua xử lý của Formosa ra biển, lãnh đạo công ty này vẫn một mực phủ nhận, đòi phải có “bằng chứng khoa học” về nguyên nhân cá chết.
Khi đoàn điều tra đưa ra bằng chứng, ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa chống chế quanh co rằng do “chập điện” nên có một số ngày không thể vận hành khu xử lý nước thải. Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà chia sẻ với báo Lao Động như sau : “Hơn 50% mẫu cá chết thu được có chứa phenol, xyanua. Thứ hai, trong vùng chỉ có nhà máy luyện cốc của Formosa Hà Tĩnh thải ra phenol, xyanua. Formosa Hà Tĩnh không thể chối cãi vì chúng tôi đã đưa ra 53 hành vi mà họ vi phạm, từ các sai sót trong thiết kế, thi công, xây dựng cho đến vận hành.”
Lãnh đạo Formosa đòi “bằng chứng khoa học”. Và đến nay khoa học đã lên tiếng! Hết đường chối cãi, chiều ngày 30/6/2016, lãnh đạo Formosa đã xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Họ “tha thiết mong muốn người dân Việt Nam rộng lượng tha thứ” vì đã “gây ra sự cố môi trường trong thời gian qua làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, việc làm của người dân và môi trường biển 4 tỉnh miền trung Việt Nam”.
Trong lời xin lỗi, ông Trần Nguyên Thành, có dùng cụm từ “sự chân thành từ trái tim” (“Chúng tôi mong rằng bằng sự chân thành từ trái tim, sự nỗ lực tối đa trong việc giải quyết sự cố này, chúng tôi sẽ nhận được sự cảm thông của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam”). Sự thành thật của ông chắc không ai nghi ngờ, nhưng có điều trong thư ông gửi toàn thể cán bộ, nhân viên công ty Formosa vào sáng ngày 30/6/2016 có sự “tiền hậu bất nhất” (Nội dung lá thư này đã được nhiều báo chính thống đăng tải liền sau đó). Cuối bức thư này có đoạn: “Tôi mong toàn thể cán bộ nhân viên sẽ đoàn kết nhất trí, hiệp lực cùng công ty vượt qua khó khăn này và tiếp tục cùng công ty hoàn thành sứ mệnh xây dựng nhà máy, đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu làm tốt công tác sản xuất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại Việt Nam, đóng góp to lớn cho ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến nhất tại Việt Nam”.
Thế nhưng trước đó một đoạn, ông Trần Nguyên Thành lại viết:“Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam”.
Không ai cố ý tìm cớ bắt bẻ, suy diễn lời ông Thành làm gì, nhưng rõ ràng hai đoạn văn trên hoàn toàn mâu thuẫn. Khi thì ông nói “đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu”, khi thì lại nói “đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu”, thật khó hiểu.
Và đây là một đoạn khác trong bức thư : “Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ”. Một từ “thử”, một từ “phụ”, đặc biệt là từ “tôn trọng” sao mà hững hờ! Lẽ ra phải nói là:“Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng đó là sự thật”, nói như vậy mới là thành tâm, hối cãi. Đằng này ông nói có vẻ như ám chỉ kết quả điều tra áp đặt từ một phía. Chẳng lẽ kết quả điều tra của các cơ quan liên ngành Việt Nam chưa thuyết phục ông? Vậy ông đừng nên ký vào biên bản kiểm tra, đừng xin lỗi nhân dân Việt Nam, mà nên mời các nhà khoa học nước ngoài điều tra độc lập.
Đành rằng bức thư của ông Thành chỉ ban hành trong nội bộ công ty Formosa, nhưng phải cần sự thành thật, rõ ràng khi nhận trách nhiệm. Nhân viên công ty Formosa cũng có nhiều người Việt Nam là con em của Hà Tĩnh và nhiều vùng trên cả nước, họ chọn tôm cá trước khi chọn thép.
Người đứng đầu Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam, chấp nhận bồi thường 500 triệu USD (tương đương 11.500 tỷ đồng). Số tiền đó không thể bù đắp được hết những tổn thất về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường của miền Trung. Hệ lụy “thảm họa môi trường” do Formosa gây ra sẽ rất lâu dài, không dễ chấm dứt trong 5, 7 năm. Hàng trăm tấn cá chết không thể sống lại, trong số đó biết đâu có loài đã tuyệt chủng ? Gần 300 tấn chất độc thải ra biển vẫn còn đó, tan loãng, phát tán ra biển đông, làm sao “phục hồi” như ông Thành nói được ? Không chỉ môi trường sinh thái mà môi trường du lịch, môi trường kinh doanh... cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đó là chưa kể những chấn động tâm lý, thương tổn niềm tin của nhân dân trước sự cố môi sinh, môi trường chưa từng thấy.
Trong buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết vừa qua, phóng viên hãng tin AP (Hoa Kỳ) đã đặt câu hỏi : “Với vụ việc này có khởi tố vụ án để điều tra hình sự không?”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời: “Việt Nam có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Chính phủ Việt Nam luôn có thái độ rõ ràng về xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng đồng thời có chính sách khoan hồng, độ lượng để các nhà đầu tư nước ngoài vi phạm mà nhận lỗi thì được xem xét”.
Có thể như thế, nhưng lẽ ra ông Dũng không nên vội vàng khẳng định, hãy để Quốc hội phán quyết hoặc nhân dân quyết định hình thức xử phạt đối với những người đứng đầu Formosa qua hình thức trưng cầu ý dân. Hoặc ít ra, chính phủ cần thăm dò ý kiến nhân dân có nên đình chỉ vĩnh viễn nhà máy thép Vũng Áng hay không, vì người ta hoàn toàn có lỗi. Đối ngoại là chuyện khác. Và không thể nói vì môi trường đầu tư hay cái gì khác, không thể đánh đổi môi trường đất nước vì bất cứ lý do gì. Thảm họa môi trường do Formosa gây ra là quá nghiêm trọng, không thể chấp nhận và không có cơ sở để tin rằng Formosa sẽ khắc phục môi trường và không để xảy ra sự cố tương tự trong tương lai.
Sau xử phạt Formosa, các cơ quan pháp luật cần phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, cá nhân rước nhà đầu tư vốn có “tiền án, tiền sự” về môi trường đến Hà Tĩnh, thẩm định dự án, kiểm tra môi trường, giám sát việc xả thải của nhà máy thép này.
Cái cần nhất của ngư dân miền Trung là nguồn lợi thủy sản, môi trường biển và thương hiệu thủy hải sản. Formosa bồi thường 500 triệu USD hay bao nhiêu thì phải ra tòa, pháp luật sẽ phân xử. Pháp luật sẽ phán xét tội danh và hình phạt đối với tập thể lãnh đạo Formosa. Đừng biện hộ lếu láo do quá trình “thử nghiệm” nhà máy, “nhà thầu phụ” hay sự cố “chập điện” gì cả. Đây là vụ án có tính chất hình sự, hãy xử lý theo pháp luật.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào: