Wednesday, June 29, 2016:
Quang cảnh một phiên xử của Tòa Trọng tài Thường trực The Hayes tại Hà Lan |
Các vị Quan Tòa của Tòa Trọng tài Thường trực PCA thụ lý vụ Trung Quốc lấn chiến Biển Đông |
Cờ của Tòa án Quốc tế CPA tại La Haye Hà Làn |
VietPress USA (29/6/2016): Hôm nay Thứ Tư 29/6/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực (CPA - Cour Permanante d'Arbitrage; tiếng Anh gọi là PCA - Permanent Court of Arbitration) tại La Haye đã vừa thông báo cho BBC và một số các cơ quan báo chí quốc tế biết rằng Phán Quyết chính thức về vụ Philippines kiện Trung Quốc đã vi phạm luật lệ quốc tế độc chiếm Biển Đông và chiếm các đảo của Philippines sẽ được công bố chính thức vào khoảng 11:00 giờ sáng theo giờ CEST (Central European Summer Time - giờ Mùa Hè ở Miền Trung Âu châu) tức khoảng 16:00 giờ chiều Hà Nội ngày Thứ Ba 12/7/2016 sắp tới.
Bãi cạn Scarborough c3a Phi bị Trung Quốc chiếm
|
Trung Quốc đã lập đường Lưỡi Bò 9 đoạn công bố toàn bộ trên 80% Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Biển Hoa Nam (South China Sea) bao gồm các đảo trong phạm vi đường Lưỡi Bò là của Trung Quốc. Công bố nầy bao gồm cả vùng Biển phía Tây của Philippines và vùng Bãi Cạn của Phillipines nằm trong vùng Biển phía Tây nầy thuộc Biển Đông.
Theo Wikipedia, Bãi cạn Scarborough (tiếng Anh:Scarborough Shoal hoặc Scarborough Reef; tiếng Filipino: Panatag Shoal, Bajo de Masinlóc, Karburo; tiếng Tàu lược giản: 黄岩岛; bính âm: Huángyán dǎo, Hán-Việt: Hoàng Nham đảo) thực chất là một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi, nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines ở biển Đông. Bãi này cách vịnh Subic 123 hải lý (198 km) và cách đảo Luzon 137 hải lý (220 km) về phía tây.
Bãi Scarborough mang tên một thương thuyền buôn trà bị đắm ở bãi đá này vào ngày 12/9/1784. Mọi người trên tàu đều thiệt mạng và chuyện truyền khẩu Philippines kể về sự xuất hiện của nhiều hồn ma trên vùng Bãi Cạn nầy khi mùa giông gió biển động.
Đường Lưỡi Bò và bãi cạn Scarborough |
Bãi cạn được tạo thành từ một chuỗi rạn san hô và đá có hình tam giác với chu vi 55 km và tổng diện tích (gồm cả vùng nước cạn) là 150 km2. Phá nước nông có diện tích 130 km2 và độ sâu 15 m. Bãi cạn nhô lên từ đáy biển thẳm sâu 3.500 m. Một vài hòn đá, trong đó có hòn mà Trung Quốc gọi là Nam nham, cao từ 0,5 đến 3 m; nhiều rạn đá ngầm chìm dưới nước khi thuỷ triều lên. Gần cửa vào của phá nước có một phế tích của tháp sắt cao 8,3 m do Hải quân Philippines dựng lên vào năm 1965 vẫn còn là một chứng tích lịch sử về chủ quyền của Philippines.
Trụ sở Tòa án Quốc tế tại La Haye Hà-Lan
|
Trung Quốc công bố Tòa Trọng tài Quốc tế PCA không có thẩm quyền phân xử; nhưng Liên Hiệp Quốc và các định chế pháp luật quốc tế khẳng định rằng Tòa Trọng tài Quốc tế PCA của Tòa án Quốc tế The Hayes hoàn toàn có thẩm quyền phân xử và ra phán quyết buộc Trung Quốc phải thi hành.
Hội nghị Khối G-7 tổ chức ngày 26/5/2016 tại Nhật Bản, các cường quốc gồm Mỷ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Nhật, Canada cùng với Chủ tịch Liên hiệp Âu châu đã cảnh cáo Trung Quốc mở rộng quân sự, gây rối Biển Đông nên chấm dứt và tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài PCA (http://www.vietpressusa.com/2016/05/hoi-nghi-thuong-inh-g-7-tai-nhat-canh.html ).
Tiếp đến Đại hội Siêu Quyền Lực Bilderberg lần thứ 64 họp từ ngày 09/6 đến 12/6/2016 tại Khách sạn tráng lệ Kempinski Taschenberg Palais hotel nằm giữa trung tâm thành phố Dresden của nước Đức đã quyết định nếu Trung Quốc không rút lui thì sẽ thi hành các biện pháp cần thiết trong sách lược "Trật tự Thế Giới Mới" (New World Order) (http://www.vietpressusa.com/2016/06/sieu-quyen-luc-bilderberg-khai-mac-hoi.html).
Ngày 13/6 đến 17/6/2016, Trung Quốc đã đưa Hạm đội Nam Hải ra tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông gần đảo Phú Lâm và khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế và Trung quốc sẽ rút tên khỏi Công ước Quốc tế về luật Biển. Một số tàu cá của Việt Nam mà thực chất là tàu Biên phòng của CsVN xuất hiện đã bị Trung Quốc rượt đuổi nên ngày 14/6/2016 Bộ Quốc phòng CsVN đã cho chiến đấu cơ Su-30MK2 bay ra vùng Đảo Mắt để xem xét thì bị Hỏa tiễn của Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc bắn hạ (http://www.vietpressusa.com/2016/06/chien-au-co-su-30mk2-cua-csvn-bi-hoa.html).
Trung Quốc tập trận 13/6 đến 17/6/2017 đã bắn hạ máy bay CASA 212 của CsVN ngày 16/6/2016 |
Ngày Thứ Hai 20/6/2016, tư lệnh Hải quân Mỹ tuyên bố việc triển khai các Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử là dấu hiệu cho thấy sự cam kết của Hoa Kỳ về an ninh khu vực, và hy vọng sẽ ngăn cản được mọi âm mưu gây bất ổn tại Biển Đông. Hai hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan bắt đầu các hoạt động chung với Philippines từ cuối tuần trước, trong bối cảnh Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA sắp ra phán quyết liên quan đến yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông đang tranh chấp.
Mỹ lập tức điều 2 HKMH USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan đến Biển Đông ngày 18/6/2016 |
Trước đó, khi Trung Quốc tập trận bắn đạn thật..., Hoa Kỳ đã gấp rút đưa 4 máy bay EA-18 Growler chuyên tác chiến điện tử đáp xuống Phi trường Clark của Philippines ngày 15/6/2016. Hoa Kỳ cũng đưa đến Phillippines 120 quân nhân thuộc Phi đội tấn công điện tử VAQ 138 đặc biệt chuyên về tác chiến điện tử, phá sóng, xâm nhập sóng điện tử và điều khiển các hệ thống có thể làm các máy móc điện tử bị ngưng hoạt động từ sóng điều khiển từ xa.
Và mới hôm qua, 28/6/2016, Hoa Kỳ đã cùng 25 quốc gia ven bờ Thái Bình Dương mở cuộc tập trận lớn gọi là Tập trận Hải Quân RIMPAC cứ hai năm tổ chức một lần. Năm nay cuộc tập trận tổ chức ngoài khơi đảo du lịch Hawaii của Mỹ từ ngày hôm qua và kéo dài đến ngày 04/8/2016 với 45 chiến hạm, 200 máy bay các loại, 5 tàu ngầm và 25.000 binh sĩ thuộc 26 quốc gia.
Hình ảnh thao dượt Các chiếm hạm RIMPAC 2014 |
Phát ngôn viên của Hải quân là Rochelle Rieger cho báo Huffington biết rằng cuộc tập trận RIMPAC 2016 lần đầu tiên có sự tham dự của Hải quân Đan-Mạch (Danmark), Hải quân Đức (Germany) và Ý (Italy). Brazil có dự tính tham dự RIMPAC nhưng phút chót vì tình hình trong nước nên đã hoãn.
Trực thăng Mexico thực tập bắn chìm tàu cũ USS Thach |
Hai chiến hạm cũ của Hoa Kỳ là USS Thach và chiếc USS Crommelin đã được kéo ra khơi để tập tấn công bằng hỏa tiễn không-hải bắn chìm xuống đáy biển. Lần đầu tiên cũng có thực tập về tàu ngầm cứu nạn và các kỹ thuật khác về chiến tranh trên Biển.
Cuộc tập trận hải quân quy mô nầy tại vùng ngoài khơi đảo Hawaii trong vùng Biển Đông cũng sẽ cùng một mục đích chung với cuộc tập trận của 2 Hàng Không Mẫu Hạm đang cùng 140.000 lính thiện chiến Hoa Kỳ phối hợp triễn khai chiến lược trên Biển Đông cùng với Philippines.
Ngày 22/6/2016, báo chí Trung Quốc lên tiếng cực lực phản đối Mỹ là đang sai lầm trên Biển Đông. Trung Quốc hiện nay đang âm mưu với Tổng thống Vladimir Putin lập riêng một "Trật tự Thế giới mới" theo kiểu tìm cách đánh bại Hoa kỳ để Nga-Trung chia đôi thế giới.
Hạnh Dương dịch và tổng hợp
www.Vietpressusa.com
Nhật mua 40 tỷ đô la chiến đấu cơ để giữ ưu thế với Trung Quốc
Chiến đấu cơ X-2 tối tân của lực lượng không quân Nhật Bản.AFP
Theo hãng thông tấn Reuters, chính phủ Nhật Bản vừa quyết định sẽ bỏ ra 40 tỷ đô la để trang bị máy bay tiêm kích nhằm duy trì ưu thế không quân với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tỏ rõ tham vọng bành trướng quân sự tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Một người phát ngôn của bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho hay Tokyo đã tiếp xúc đồng thời với các tập đoàn vũ khí Nhật Bản và nước ngoài về hợp đồng mua hơn 100 máy bay chiến đấu nói trên. Kế hoạch F3 (F3 Fighter Plan) có mục tiêu trang bị cho quân đội Nhật các chiến đấu cơ thuộc loại hiện đại nhất.
Kế hoạch F3, một trong những hợp đồng quân sự đắt giá nhất của Nhật Bản, được tung ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc gia tăng. Theo Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, tính riêng trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu năm nay, chiến đấu cơ Nhật đã phải 200 lần cất cánh, so với 114 lần cùng kỳ năm ngoái, để ngăn chặn phi cơ Trung Quốc tại khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vẫn theo quân đội Nhật, riêng trong tháng 6, hai lần Trung Quốc đưa tàu vào khu vực nói trên. Ngày 29/06, một cựu quan chức quốc phòng cao cấp Nhật Bản đưa ra thông tin một máy bay của Nhật suýt bị chiến đấu cơ Trung Quốc tấn công tại vùng biển Hoa Đông. Tin này sau đó bị chính phủ Nhật bác bỏ.
Do quan hệ đồng minh mật thiết với Hoa Kỳ, và chiến lược quốc phòng gắn chặt với Washington, khả năng các công ty Mỹ được nhận thầu là rất cao. Hai tập đoàn Mỹ, Boeing và Lockheed Martin, và tập đoàn Nhật Mitsubishi Heavy Industries (MHI) là ba trong số các công ty chủ yếu được mời tham gia dự án. Hai tập đoàn Boeing và Lockheed Martin đều gửi mail tới Reuters cho biết, rất quan tâm đến chương trình F3 của Nhật, và hy vọng được tham gia.
Theo kế hoạch F3, các phi cơ mới sẽ phải hoạt động phối hợp với F-35 do hãng Lockheed chế tạo, mà Tokyo đã đặt hàng, và F-15Js của Mỹ, nhưng được Nhật cải tiến. Hiện tại, loại máy bay duy nhất đáp ứng được yêu cầu của chương trình F3 là phi cơ chiến đấu F-22 của Lockheed Martin, tuy nhiên, hãng không còn sản xuất F-22 nữa, và Hoa Kỳ cũng không cho xuất khẩu loại chiến đấu này, bất chấp mong muốn của Nhật.
Theo các nguồn tin gần gũi với hồ sơ, trong bối cảnh này, chiến đấu cơ mà Tokyo sẽ đặt hàng phải được sản xuất ngay tại Nhật, giống như trường hợp F-15Js trước đây, và điều này sẽ khiến giá thành tăng lên rất cao.
Ngoài hai tập đoàn Mỹ, các nhà sản xuất châu Âu cũng là đối tác tiềm năng. Một phát ngôn viên của tổ hợp Eurofighter vừa cho biết, tập đoàn này thường xuyên có liên hệ với chính phủ Nhật, để thảo luận các cơ hội hợp tác. Eurofighter là tập đoàn hàng không quân sự châu Âu bao gồm một loạt các công ty lớn như Airbus Group, BAE Systems, Leonardo Finmeccanica – nhà sản xuất máy bay tiêm kích Typhoon, và Saab, tác giả của chiến đấu cơ Gripen.
Các đe dọa từ Trung Quốc và từ Bắc Triều Tiên là các nguyên nhân trực tiếp khiến Nhật Bản phải gia tăng các chi phí cho quốc phòng. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, với một ngân quỹ hạn chế, việc ưu tiên tăng mạnh ngân sách trong một lĩnh vực này sẽ đi kèm với việc giảm chi phí trong lĩnh vực khác. Ưu tiên không quân và hải quân có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư cho lĩnh vực hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát, vốn không kém phần quan trọng (xem bài “What Sort of Defense Build-Up Does Japan Really Need?/Nhật Bản thực sự cần các chi phí quân sự nào ?” của chuyên gia an ninh quốc tế Yuki Tatsuli, đăng tải trên trang mạng The Diplomat ngày 30/06/2016). Đây là vấn đề nan giải, mà các nhà hoạch định chính sách quốc phòng Nhật Bản sẽ phải giải quyết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét